Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU 3 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK 31.1 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 31.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 41.2.1 Chức năng của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam Agribank 4 1.2.2 Nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 41.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 71.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 81.4.1 Hoạt động huy động vốn của Sở Giao dịch 12 1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn của Sở giao dịch NHNO&PTNT 9 1.4.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam 11 1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam 121.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 121.5.1 Thực trạng tín dụng tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam 12 1.5.2 Đánh giá hoạt động tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 14
Trang 2CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK 16
2.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 16
2.1.1 Phân tích quy mô tổng vốn huy động 16
2.1.2 Phân tích cơ cấu vốn huy động 21
2.2 HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN 29
2.2.2 Doanh số thu nợ 38
2.2.3 Dư nợ cho vay 40
2.3 LỢI NHUẬN 48
2.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 50
2.4.1 Chỉ tiêu dư nợ quá hạn và hệ số nợ xấu K3 50
2.4.2 Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động 53
2.4.3 Vòng quay vốn tín dụng 54
2.5 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP PONOMARJEWA ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNO&PTNT VIỆT NAM 55
2.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam 55
2.5.2 Phân tích biến động về lợi nhuận của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam 59
2.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNO&PTNT VIỆT NAM 62
2.6.1 Đối với hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam 62
2.6.2 Đối với công tác thống kê trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam 65
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DSCV Doanh số cho vay
δ i Lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn
Δ i Lượng tăng, giảm tuyệt đối định gốc
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam năm 2005-2008 9 Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam năm 2005-2008 10 Bảng 2.1: Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 16 Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 21 Bảng 2.2.1: Biến động vốn huy động theo loại tiền tệ của SGD 23 Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 24 Bảng 2.3.1 Biến động vốn huy động theo đối tượng huy động của SGD 24 Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008 26 Bảng 2.4.1: Biến động vốn huy động theo kỳ hạn của SGD 28 Bảng 2.5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 29 Bảng 2.6: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam 32 Bảng 2.6.1: Biến động doanh số cho vay theo thời hạn vay của SGD 34 Bảng 2.7: Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 35 Bảng 2.7.1: Biến động doanh số cho vay theo đối tượng vay của SGD 37 Bảng 2.8: Biến động doanh số thu nợ của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 38
Trang 5Bảng 2.9: Biến động tổng dư nợ của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 40 Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 42 Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 45 Bảng 2.11.1: Biến động dư nợ cho vay theo đối tượng vay của SGD thời kỳ Bảng 2.10.1: Biến động dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay của SGD thời kỳ 2003-2008 44 Bảng 2.12: Biến động lợi nhuận của Sở giao dịch Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 48 Bảng 2.13: Chỉ tiêu nợ quá hạn và hệ số nợ xấu của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 51 Bảng 2.14: Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 53 Bảng 2.15: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 54 Bảng 2.16: Các chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, tỷ trọng vốn tín dụng trong tổng vốn huy động, tổng vốn huy động 56 Bảng 2.17: Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hiệu năng vốn huy động, tổng vốn huy động trong kỳ 59
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 20 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 23 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008 25 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008 28 Biểu đồ 2.5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 31 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 33 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 37 Biểu đồ 2.8: Biến động doanh số thu nợ của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 39 Biểu đồ 2.9: Biến động tổng dư nợ của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 41 Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 44 Biểu đồ 2.11: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 47 Biểu đồ 2.12: Biến động lợi nhuận của Sở giao dịch Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 49
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, hệ thống Ngân hàng thươngmại cũng ngày càng phát triển và trở thành các trung gian tài chính đưa vốn từ nơithừa sang nơi thiếu, đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cũng nhưcủa cá nhân và hộ gia đình Đặc biệt là từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thịtrường, sản xuất hàng hóa phát triển, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp phục vụsản xuất cũng như của cá nhân, hộ gia đình là rất lớn Chính vì vậy người ta cần vốntín dụng để thực hiện mục đích của mình Có thể nói ở nước ta hiện nay chủ yếumới chỉ có hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại thực hiện nhiệm vụnày Một mặt khác, ở Việt Nam hiện nay, tín dụng là hoạt động chiểm tỷ trọngkhoảng 70% doanh thu của các Ngân hàng thương mại Chính vì thế có thể nói tíndụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất tại các Ngân hàng thương mại
và cũng là lĩnh vực mà các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt nhất Do đó, vấn đềđặt ra là cần quản lý tốt hoạt động tín dụng
Để quán lý tốt hoạt động tín dụng, vấn đề cần giải quyết là làm sao để có thểhuy động vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả Do đó, việc phân tích hoạtđộng tín dụng tại các ngân hàng để thấy được những mặt mạnh, mặt yếu từ đó đềxuất những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng làviệc rất cần thiết
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trong các Ngân hàngthương mại, trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch, ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam em đã chọn đề tài: “ Phân tích thống kê hoạt động
tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề đi sâu vào việc sử dụng các phương pháp phân tích thống kê đểphân tích, đánh giá hoạt động tín dụng của Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và
Trang 8Phát triển Nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008 và đưa ra một số giái pháp kiếnnghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và công tác thống kê trong hoạtđộng tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam
Ngoài lời nói đầu, kết luận và doanh mục bảng biểu, chữ viết tắt, kết cấu củachuyên đề thực tập gồm có hai chương:
Chương 1: Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam
Chương 2: Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS Bùi Đức Triệu đã
trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình viết chuyên đề Emcũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Thống kê, trường Đại học Kinh tếQuốc dân và các cô chú, anh chị trong phòng Tín dụng, Sở giao dịch Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoànthành chuyên đề tốt nghiệp này
Vì thời gian và kiến thức thực tế còn hạn chế nên chuyên đề không tránhkhỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 9CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM AGRIBANK
1.1 Quá trình xây dựng và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNO&PTNT) Việt Namđược thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ), đến nay NHNO&PTNT Việt Nam đã trở thành Ngânhàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chínhnông thôn Việt Nam, đồng thời là Ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàngđầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Sở giao dịch Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namđược thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoáiNHNO&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT-02 ngày 16/05/1999của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam Sở giao dịch là đơn vị hạch toàn phụthuộc, đại diện theo ủy quyền của NHNO&PTNT Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiệnmột số chức năng có liên quan đến các chi nhánh theo phân cấp ủy quyền củaNHNO&PTNT Việt Nam, thực hiện một phần các hoạt động của NHNO&PTNT ViệtNam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNO&PTNT Việt Namđồng thời kinh doanh trực tiếp trên địa bàn Hà Nội Trong nhiều năm liền, Sở giaodịch NHNO&PTNT Việt Nam luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, hoạt độngkinh doanh liên tục tăng trưởng ổn định, an toàn và hiệu quả
Cùng với sự phát triển các dịch vụ, sản phẩm gắn liến với nhiều tiện ích, Sởgiao dịch còn thường xuyên nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện về các quy trình quản
lý dịch vụ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, lấy khách hàng làm trung tâm phục vụgiữ vững danh hiệu và vị thế của một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu
Trang 10trên địa bàn Hà Nội.
Ngân hàng đã, đang và tiếp tục xây dựng Sở giao dịch thành một Ngân hàng
đa năng, với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng” Sởgiao dịch cam kết đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng thông qua việccung ứng các dịch vụ đạt chất lượng cao, sản phẩm ngân hàng đa dạng, được xâydựng trên nền tảng công nghệ hiện đại với các tiện ích hoàn hảo, giá cả cạnh tranhcùng với sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo của đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, năngđộng, chuyên nghiệp
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
1.2.1 Chức năng của Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt Nam Agribank.
Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc, đại diệntheo ủy quyền của NHNO&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi vànghĩa vụ đối với NHNO&PTNT Việt Nam
Sở giao dịch có chức năng làm đầu mối thực hiện một số nhiệm vụ theo ủyquyền của NHNO&PTNT Việt Nam và theo lệnh của Tổng giám đốc NHNO&PTNTViệt Nam, trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Như vậy, Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam có hai chức năng chính, đó là:
* Thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNO&PTNT Việt Nam
* Hoạt động kinh doanh ngân hàng như các chi nhánh củaNHNO&PTNT Việt Nam
1.2.2 Nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNO&PTNT Việt Nam
Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án ủy thác đầu tư củaNHNO&PTNT Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản
Trang 11 Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn ủy thác đầu tư củaNHNO&PTNT Việt Nam.
Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửithanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tếtrong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Sở giao dịch có
4 điểm giao dịch chính là Phòng kế toán tại trung tâm và 3 Phònggiao dịch, ngoài ra còn có 15 điểm kinh doanh trên địa bàn Hà Nộicủa Công ty Mỹ nghệ Vàng bạc Đá quý NHNO&PTNT Việt Nam làcác đại lý huy động vốn của Sở giao dịch
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện cáchình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNO&PTNT ViệtNam
Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổnggiám đốc NHNO&PTNT Việt Nam cho phép
Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước
Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Gồm:
Cung ứng các phương tiện thanh toán
Thực hiện các nhiệm dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
Trang 12 Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ.
Thực hiện các dịch vụ thu và phát triển tiền mặt cho khách hàng
Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàngNhà nước và của NHNO&PTNT Việt Nam
Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ,thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụkhác về ngoại hối thao chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhànước và NHNO&PTNT Việt Nam
Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng: Kinh doanh các dịch vụ ngânhàng theo luật các TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rúttiền tự động; dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ
có giá, thẻ thanh toán; nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổchức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ Ngân hàng khác được Nhà nước,NHNO&PTNT Việt Nam cho phép
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quyđịnh của NHNO&PTNT Việt Nam
Đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần
và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi đượcNHNO&PTNT Việt Nam cho phép
Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt độngkinh doanh của NHNO&PTNT Việt Nam
Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định củaNHNO&PTNT Việt Nam
Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định vàtheo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNO&PTNT Việt Nam
Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụtại Trụ sở chính NHNO&PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan trongviệc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịchNHNO&PTNT Việt Nam
Trang 13 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốcNHNO&PTNT Việt Nam giao cho.
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
MÔ HÌNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO DỊCH
NHN O &PTNT VIỆT NAM
Hệ thống các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở giao dịch bao gồm:Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, PhòngTín dụng, Phòng Kiểm tra nội bộ, Phòng Tổ chức hành chính nhân sự, PhòngNguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, Tổ Tin học, Tổ Tiếp thị nguồn vốn- sản phẩm-
kế hoạch tổng hợp
Kế toán ngân quỹ
Hành chính nhân sự
Kiểm tra kiểm toán nội bộ
Tiếp thị nguồn vốn và sản phẩm dịch vụ mới
Điện toán
Trang 14dịch vụ mới và ba phòng giao dịch là Phòng giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịchHai Bà Trưng, Phòng giao dịch Kim Liên.
Mỗi phòng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng theo quy định số HCSN ngày 25/06/2004, quy định về các chức năng nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ
367/SGD-và quy trình điều hành hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Với đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động cùng với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, bên cạnh đó là những danh mục sản phẩm dịch
vụ tiện ích, đa dạng, phong phú, Sở giao dịch đang từng bước khẳng định vị thế và vai trò to lớn của mình trên thị trường tài chính tiền tệ, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược: An toàn, lợi nhuận, tăng trưởng
1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịchNHNO&PTNT Việt Nam luôn có chất lượng và tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vữngqua các năm Thành tích đó được ghi nhận bằng danh hiệu đơn vị lá cờ đầu của hệthống NHNO&PTNT Việt Nam và được Chủ tịch nước trao tặng huân chương laođộng hạng Ba năm 2007
Tính từ năm 2002 đến nay, qua 6 năm, nguồn vốn huy động tại Sở giao dịchNHNO&PTNT Việt Nam tăng trưởng bình quân 38%/năm; dư nợ tăng trưởng bìnhquân 72%/năm
- Trong những năm qua, Sở giao dịch luôn thực hiện tốt chức năng đầu mốingoại tệ mặt, đảm bảo thu chi ngoại tệ mặt kịp thời, đầy đủ, an toàn, duy trìhạn
- Huy động vốn thông qua hình thức đi vay của các tổ chức tín dụng, tài chínhkhác
1.4.1 Hoạt động huy động vốn của Sở Giao dịch
Trang 15Bảng 1 1: Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch NHN O &PTNT
Việt Nam năm 2005-2008 Đơn vị: Tỷ đồng,%
52361252
64631758
90121978
104534582
Cơ cấu theo thời hạn
Không kì hạn
Có kì hạn
24794009
34914730
56065384
63908645
Cơ cấu theo TPKT
Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của TCKT
18234665
24825739
28598131
324411791
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHN O &PTNT)
Theo cơ cấu đồng tiền năm 2005, huy động vốn bằng đồng nội tệ là 5236 tỷđồng, đến năm 2006 là 6463 tỷ đồng, tăng 23,43% Huy động vốn bằng đồng nội tệnăm 2008 là 10453 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2007 Năm 2008 mặc dù tình hìnhkinh tế khó khăn chung do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, Sở giaodịch vẫn kết thúc thắng lợi năm tài chính 2008
1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn của Sở giao dịch NHN O &PTNT.
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại là đi vay để cho vay, với nhiệm vụ chủyếu là huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đối với kháchhàng có nhu cầu vay hợp pháp, có dự án hiệu quả, khả thi Xác định vai trò củacông tác huy động vốn và sử dụng vốn, Sở giao dịch luôn chú trọng và đề cao công
Trang 16tác bảo toàn vốn, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Sử dụng vốn là nghiệp vụ cơ bản được chú trọng và phát triển nhiều nhất Kếtquả cho vay thể hiện khá tốt cả về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và chất lượngtín dụng
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch NHN O &PTNT
Việt Nam năm 2005-2008
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Giá trị Giá trị +/- Giá trị +/- Giá trị
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt Nam)
Về tổng dư nợ, dư nợ tín dụng của Sở giao dịch có xu hướng tăng mạnh quacác năm, đến 31/12/2008, dư nợ là 5474 tỷ đồng, tăng 27.6% so với năm 2007 Tốc
độ tăng trưởng này tương đối cao so với các chi nhánh khác trên địa bàn thành phố
Hà Nội Nguyên nhân là do thực hiện đề án phát triển kinh doanh trên đô thị loại 1,được NHNo&PTNT Việt Nam giao nhiệm vụ làm đầu mối thu xếp đồng tài trợ chovay các dự án trọng điểm lớn như dự án Điện, Xi măng, Khai thác dầu khí, khoángsản… vì vậy về quy mô tín dụng tăng mạnh Đặc biệt, thực hiện định hướng đề ra,
Sở giao dịch đã và đang cơ cấu lại dư nợ theo thành phần kinh tế theo hướng giảmdần cho vay doanh nghiệp nhà nước, tăng cường cho vay doanh nghiệp tư nhân, chovay cá nhân nhằm tăng tỉ trọng dư nợ tài sản có đảm bảo, hạn chế khả năng mất vốnkhi có rủi ro xảy ra, đồng thời có điều kiện cho vay ra với lãi suất cao hơn
Từ khi thành lập đến nay, trải qua gần 10 năm phát triển, Sở giao dịch luônluôn coi trọng công tác tín dụng, mở rộng tăng trưởng tín dụng, nhưng phải gắn với
Trang 17tăng cường công tác thẩm định, công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khicho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn vay đồng thời tăng thêm hiệu quả hoạt động tíndụng Sở giao dịch không ngừng tìm kiếm những cơ hội đầu tư vào khách hàngmới, đối tượng đầu tư, lĩnh vực đầu tư mới Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là mộttrong những lĩnh vực được Sở giao dịch quan tâm và ưu tiên hàng đầu vì hiệu quả
mà nó mang lại, không những hiệu quả về mặt kinh tế đối với ngân hàng, đối vớidoanh nghiệp mà nó còn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế xã hội, mang lại hiệu quảcho nền kinh tế xã hội
Sở giao dịch rất quan tâm tới công tác tín dụng xuất nhập khẩu Điều này thểhiện ở doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước bình quân 72%/năm, đồng thời
Sở giao dịch cũng thực hiện cơ cấu tín dụng, nâng cao dần tỷ trọng cho vay ngắnhạn, từ 55% năm 2005 lên 83,4% năm 2007 Về đối tượng cho vay cũng thay đổi,giảm dần cho vay doanh nghiệp nhà nước (từ 67,6% năm 2005 xuống còn 29,4%năm 2007), tập trung cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh (từ 24,4% năm 2005lên 44,4% năm 2007) và cho vay cá nhân (từ 8% năm 2005 lên 26,2% năm 2007).Đặc biệt, Sở giao dịch cũng chú trọng cho vay xuất nhập khẩu, thể hiện qua doanh
số cho vay xuất nhập khẩu tăng từ 1,191 tỷ năm 2005 lên 1,545 tỷ năm 2006 và
2618 tỷ năm 2007 Tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân 18,2%/năm
Song song với việc doanh số cho vay tăng trưởng, doanh số thu nợ của Sởgiao dịch cũng tăng trưởng mạnh qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân nămsau cao hơn năm trước đến 77,6%/năm, điều đó thể hiện hiệu quả của công tác tíndụng khi dòng vốn cho vay được thu hồi về đầy đủ, nhanh chóng, gần như không córủi ro tồn đọng vốn xảy ra
1.4.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam.
Từ tháng 11/2003, Sở giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhưmột chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam, cho đến nay hoạt động này vẫn đượcduy trì và phát triển nhanh chóng, tạo nguồn thu đáng kể cho hoạt động của Sởgiao dịch
Trang 18Thực hiện nhiệm vụ đầu mối mua bán ngoại tệ toàn hệ thống, những năm quahoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế có sự tăng trưởng cao Đặc biệtsau khi thực hiện văn bản 901A của NHNo&PTNT Việt Nam, Sở giao dịch đã khaithác được ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu, đáp ứng cơ bản nhu cầu ngoại tệ củakhách hàng nhập khẩu với các hình thức mua bán linh hoạt như: mua bán kỳ hạn,giao ngay, hoán đổi và đa dạng hóa các loại ngoại tệ nhằm mở rộng thị trường giaodịch trong nước và quốc tế.
Sở giao dịch đã duy trì và mở rộng quan hệ với nhiều Ngân hàng đại lý tạinhiều nước trên thế giới Sở giao dịch cũng xây dựng, cài đặt và thực hiện thanhtoán quốc tế trực tiếp qua mạng Swift nội bộ với các chi nhánh NHNo&PTNT ViệtNam có hoạt động kinh doanh đối ngoại lớn, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán quốc tếcho khách hàng của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam.
Kể từ khi được thành lập, qua gần 10 năm hoạt động, Sở giao dịch luôn là mộttrong những đơn vị có tốc độ phát triển hoạt động kinh doanh cao nhất trong hệthống NHNO&PTNT Việt Nam, doanh số hoạt động lớn, lợi nhuận cao, bình quânvốn tăng trưởng 29,3%/năm, dư nợ tăng bình quân 39%/năm, lợi nhuận tăng bìnhquân 26,6%/năm So với các chi nhánh trong hệ thống thì Sở giao dịch có lợi thếcạnh tranh tốt, có khả năng tiếp cận, thích ứng sớm với các dịch vụ mới, với khoahọc công nghệ hiện đại Sở giao dịch cũng là chi nhánh đầu tiên thực hiện việc nốimạng thanh toán trực tiếp với các khách hàng lớn như Kho bạc Nhà nước, Ngânhàng Citibank Hà Nội, Ngân hàng HSBC, thực hiện dịch vụ chi trả lương qua tàikhoản cho cá nhân, dịch vụ ATM, làm đại lý thanh toán thẻ quốc tế và thực hiệngiao dịch IPCAS…Tuy vậy với thị phần còn thấp, phạm vi và quy mô tín dụng của
Sở giao dịch còn bị bó hẹp cả về hình thức, đối tượng, số lượng, chưa tương xứngvới tốc độ phát triển nguồn vốn và lợi thế so sánh của Sở giao dịch
1.5 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Trang 191.5.1 Thực trạng tín dụng tại Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt Nam.
Tình hình huy động vốn
Công tác huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng vàphát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng Xác định được vai trò đó, trongnhững năm qua, Sở giao dịch luôn chú trọng và làm tốt công tác này Thực hiệnphương châm “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu của chúng tôi”, Sởgiao dịch đã bằng nhiều biện pháp tích cực, tập trung huy động các nguồn vốn tạmthời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư để đáp ứng các nhu cầu về vốn phục vụ chophát triển kinh tế của thành phố Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng liên tục vớitốc độ cao qua các năm, đảm bảo đủ nhu cầu mở rộng và phát triển hoạt động kinhdoanh của Sở giao dịch đồng thời góp phần cung ứng vốn cho nông nghiệp nôngthôn thông qua các kênh điều chuyển vốn của NHNO&PTNT Việt Nam theo chủtrương, định hướng của Đảng, Chính phủ, Ngành trong từng thời kì
Để thu hút tiền gửi, ngoài các loại huy động vốn truyền thống như : huy độngtiết kiệm có kì hạn, tiết kiệm không kì hạn, tiền gửi các tổ chức kinh tế, dân cư, Sởgiao dịch còn đưa ra các công cụ, chính sách hợp lý như: lãi suất huy động cạnhtranh, các hình thức gửi tiền, kì hạn gửi tiền đa dạng, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệmbậc thang, phát hành kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi song song với việc cảitạo mặt bằng giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Tình hình sử dụng vốn
Trong kinh doanh tín dụng của Sở giao dịch, cùng với việc đẩy mạnh huyđộng vốn và tăng trưởng nguồn vốn, việc sử dụng vốn được Sở giao dịch xác định
là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu, hàng đầu Do đó, Sở giao dịch luôn chú trọng và
đề cao công tác bảo toàn vốn, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
Sở giao dịch có những chính sách đối với những khách hàng truyền thốngđược đánh giá có tín nhiệm, đối với các tổ chức kinh tế có dự án có tính khả thi cao
Tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốcdoanh ngày càng tăng cao Vốn tín dụng cũng đã góp phần đắc lực trong việc thựchiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành và toàn nền kinh tế, góp phần xóa đói
Trang 20giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động…
1.5.2 Đánh giá hoạt động tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Sở giao dịch đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng như: chỉ đạo
mở rộng hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo các điều kiện, quy trình nghiệp vụ,hiệu quả kinh tế của khách hàng và ngân hàng; tăng cường công tác tập huấn nângcao trình độ cho cán bộ Nhờ những biện pháp này, chất lượng tín dụng của Sở giaodịch ngày càng nâng cao Tổng nợ xấu ở thời điểm 31/12/2008, năm của khủnghoảng kinh tế toàn cầu và lạm phát cao trong nước là 52 tỷ đồng, chiếm 1% dư nợ,những năm trước tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 1%, hầu hết số nợ xấu trên đều cótài sản đảm bảo nên khả năng mất vốn khó có thể xảy ra
Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm qua thì công tác tíndụng tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam cũng còn có những khó khăn, hạnchế nhất định
Nguồn vốn tuy đạt mức tăng trưởng khá nhưng tiền gửi của các tổ chức kinh
tế, tài chính chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 70% trong tổng nguồn vốn và tập trungvào một số khách hàng lớn nên tính ổn định và bền vững của nguồn vốn huy độngchưa cao, nguồn vốn huy động từ dân cư và nguồn ngoại tệ còn thấp Cơ cấu dư
nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước còn ở mức cao, nợ quá hạn tăng về giá trịtuyệt đối
Hiệu quả về công tác tiếp thị khách hàng còn hạn chế Sở giao dịch chưa khai
Trang 21thác được nhiều khách hàng vừa có nguồn vốn, vừa có nhu cầu thanh toán, vừa cónguồn ngoại tệ, tỷ trọng dịch vụ thấp.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhưng về cơ cấu nợ chưa hợp lý dù đã địnhhướng và chú trọng tăng trưởng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng
tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu
Trang 22đó, những năm qua Sở giao dịch đã rất chú trọng và làm tốt công tác này
2.1.1 Phân tích quy mô tổng vốn huy động.
Bảng 2.1: Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHN O &PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Đơn vị: Tỷ đồng, %
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt Nam
thời kỳ 2003-2008))
Trang 23Kết quả tính toán cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008, tổngnguồn vốn huy động bình quân hàng năm của Sở giao dịch đạt 8487.33 tỷ dịch nóiriêng phát triển hoạt động kinh doanh Ngoài ra, NHNO&PTNT Việt Nam đã đề racác giải pháp điều hành hoạt động kinh doanh và chỉ đạo, tạo điều kiện cho Sở giaodịch thực hiện tốt Đề án phát triển kinh doanh Việc triển khai thực hiện Dự án hiệnđại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng do WB tài trợ đã tạo điều kiệncho Sở giao dịch phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng, nâng caonăng suất lao động chất lượng phục vụ khách hàng Tuy năm 2004 cũng xuất hiệnmột số khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như: hậu quả của dịch cúmgia cầm, giá vàng và giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao, sự cạnh tranh gay gắt giữacác ngân hàng khi liên tục nâng lãi suất huy động vốn để thu hút nguồn tiền gửi…nhưng Sở giao dịch vẫn đạt được tốc độ tăng nguồn vốn huy động ở mức cao.
Năm 2005 nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng GDPđạt 8.4%, trong đó tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 38.2% GDP Tuynhiên, nền kinh tế vĩ mô cũng chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm gà, sự tăng giá của cácmặt hàng chủ lực, thị trường bất động sản trầm lắng, bên cạnh đó là cạnh tranh gaygắt giữa các ngân hàng… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốncủa toàn ngân hàng cũng như của Sở giao dịch Tổng nguồn vốn huy động năm
2005 đạt 6488 tỷ đồng, tăng 1.7% so với năm 2004, tương ứng với 108 tỷ đồng
và tăng 70.3% so với năm 2003, bằng 85.4% chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn đề
ra Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng liên hoàn đạt 63.8 tỷ đồng Đây là năm
mà vốn huy động của Sở giao dịch đạt tốc độ tăng liên hoàn thấp nhất trong giaiđoạn 2003-2008
Trong các năm 2006-2007, nền kinh tế ổn định, GDP hàng năm ở mức caocộng với sự phát triển nhanh của thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng tích cực đếnhoạt động huy động vốn của ngân hàng Tổng vốn huy động liên tục tăng và đạt tốc
độ phát triển ổn định, năm 2006 đạt 8221 tỷ đồng, tăng 26.7% so với năm 2005,năm 2007 đạt 10990 tỷ đồng, tăng 2769 tỷ đồng so với năm 2006, tương ứng vớitốc độ tăng là 33.7%
Trang 24Năm 2008, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, khủnghoảng tài chính keo theo sự suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu GDP trong nước
là 6.23%, thấp hơn so với năm 2007 (8.5%) Áp lực về thâm hụt thương mại đẩy tỷgiá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ tăng cao gây ra rủi ro tỷ giá cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Trước nhữngnguy cơ và thách thức đó, Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chính sách tiền tệ thắtchặt, lãi suất ngân hàng biến động mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinhdoanh của các ngân hàng Tuy có nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ môi trường bênngoài nhưng trong năm 2008, Sở giao dịch đã hoàn thành xuất sắc công tác huyđộng vốn Tổng vốn huy động năm 2008 tại Sở giao dịch đạt 15035 tỷ đồng, tăng
4045 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ phát triển của năm 2008 so với năm 2007 là136.8%, tương ứng với tốc độ tăng là 36.8% Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăngliên hoàn 109.9 tỷ đồng
Nhìn chung, tổng vốn huy động của Sở giao dịch thời kì 2003-2008 liên tụctăng khá cao và duy trì được sự ổn định qua các năm Có được thành công đó là do
Sở giao dịch đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao vốn huy động như:
Điều hành tốt lãi suất huy động theo định hướng kinh doanh chung của Sởgiao dịch, gia tăng cơ cấu nguồn vốn rẻ bằng cách mở rộng khách hàng tiền gửi của
tổ chức, tăng cường nguồn tiền gửi dân cư bằng chính sách lãi suất, phí giao dịch,khuyến mại, nhiều lần điều chỉnh lãi suất cho vay cho phù hợp với thị trường Ngoài
ra Sở cũng tăng cường quảng bá thông tin trên các báo, đài truyền hình, in tờ rơiquảng cáo nhằm tuyên truyền tới các tổ chức và dân cư về các sản phẩm huy độngvốn và tiện ích của Sở giao dịch Hiện nay Sở có 15 loại tờ rơi giới thiệu sản phẩmdịch vụ đang triển khai
Sở giao dịch cũng triển khai thực hiện nối mạng thanh toán điện tử với các tổchức tín dụng, doanh nghiệp trên địa bàn như: Ngân hàng An Bình, NHCP Quốc tế,HSBC Sở cũng nâng cấp chương trình nối mạng thanh toán điện tử với Kho bạcNhà nước để tập trung các khoản thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhànrỗi Ngày 16/7/2008, Sở giao dịch Agribank đã chính thức phát hành thẻ tín dụng
Trang 25quốc tế Visa Sở cũng là đơn vị đầu tiên trong hệ thống Agribank được giao nhiệm
vụ triển khai sản phẩm này Với ưu thế tiết kiệm chi phí, thời gian, tính an toàn,hiệu quả và phạm vi sử dụng trên diện rộng, thẻ tín dụng quốc tế Visa của Agribank
là phương tiện đa năng, thanh toán hiện đại, văn minh, phổ biến trên toàn cầu.Trong hệ thống hơn 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch, sở giao dịch Agribank làđơn vị luôn đi đầu về ứng dụng công nghệ và triển khai sản phẩm, tiện ích mớinhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Trong những năm qua,
Sở giao dịch không ngừng đầu tư hiện đại hóa công nghệ thông tin, thực hiện quảntrị tốt nguồn nhân lực và triển khai cá phương thức thanh toán hiện đại tiên tiến phùhợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế như thanh toán điện tử, phát hành và thanhtoán thẻ
Tăng cường tiếp cận và khai thác các khách hàng có tích lũy vốn lớn nhưVietSo Pertro, các dự án ODA, quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, Công ty Quản lý quỹđầu tư chứng khoán Bảo Việt, triển khai tốt dịch vụ trả lương qua tài khoản
Sở giao dịch đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: thực hiện công tácquản lý gắn với sử dụng tốt các công cụ điều hành, phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao, ứng dụng công nghệ hiện đại vào tất cả các mặt hoạt động, tăng cường
mở rộng thị trường, thị phần Đặc biệt là công tác phát triển dịch vụ, sản phẩm mới.Trong năm 2008, Sở giao dịch đã thực hiện tốt chỉ đạo của NHNo&PTNT ViệtNam về phát triển dịch vụ, sản phẩm Các dịch vụ, sản phẩm được áp dụng triểnkhai kịp thời, có hiệu quả, rộng rãi tới các thành phần dân cư và phù hợp với từngđối tượng khách hàng Thực hiện vai trò là đơn vị đầu mối thực hiện thí điểm cácdịch vụ sản phẩm mới của Agribank, bên cạnh các sản phẩm hiện có, Sở giao dịch
đã thử nghiệm và triển khai áp dụng kịp thời, có hiệu quả các dịch vụ sản phẩm mớinhư SMS Banking, Vn Topup, Thẻ tín dụng quốc tế, Thẻ ghi nợ quốc tế, giao dịchThẻ ghi nợ nội địa qua thiết bị POS, thành lập Đại lý nhận lệnh chứng khoán
Trang 26Biểu đồ 2.1: Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNO&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Trang 272.1.2 Phân tích cơ cấu vốn huy động.
Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch
NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm
Vốn huy động (Tỷ đồng) Tỷ trọng VHĐ (%) Tổng VHĐ Nội tệ Ngoại tệ Nội tệ Ngoại tệ
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008)
Kết quả tính toán cho ta thấy nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ có xu hướng tănglên qua các năm Trong đó tỷ trọng vốn huy động bằng đồng nội tệ luôn chiếm ưuthế, năm 2003, tỷ trọng vốn huy động bằng đồng nội tệ chiếm 74% trong tổng vốnhuy động thì đến năm 2007, tỷ trọng này là 82% và sang năm 2008 là 80.47% trongtổng vốn Biểu đồ 2.2 cho thấy rõ sự chênh lệch giữa tỷ trọng vốn huy động bằngđồng nội tệ và ngoại tệ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa vốn huy động từ đồngnội tệ và ngoại tệ Trước hết là do lãi suất huy động tiền đồng cao hơn gần 3 lần sốvới huy động ngoại tệ, nếu như lãi suất trung bình tiền gửi VNĐ trên dưới 17%/nămthì lãi suất huy động USD cao nhất cũng chỉ khoảng 6%/năm, chính điều đó đãkhông hấp dẫn các tổ chức và cá nhân gửi tiền USD Hơn nữa, tỷ giá ngoại tệ trênthị trường lên xuống thất thường, lãi suất tiền gửi ngoại tệ trên thị trường quốc tếbiến động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người gửi tiền
Trang 28Xét riêng về đồng nội tệ, nguồn vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổngvốn huy động và tăng liên tục qua các năm Nếu như trong năm 2003, vốn huy độngnội tệ là 2819 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 74% trong tổng nguồn vốn huy động thì đếnnăm 2008, vốn nội tệ đã đạt 15035 tỷ đồng, chiếm 80.47% trong tổng nguồn vốnhuy động Tốc độ tăng liên hoàn của nguồn vốn huy động nội tệ luôn đạt ở mức cao.Theo như bảng 2.2.1, ta thấy, tốc độ tăng liên hoàn của nguồn vốn huy động nội tệnăm 2004 là cao nhất (82.69%), tăng 2570 tỷ đồng so với năm 2003 Thực tế, năm
2004, nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7.7%, tỷ giá ổnđịnh, lãi suất huy động bằng đồng nội tệ ở mức cao, cùng với đó là việc Sở giaodịch thực hiện mở hàng loạt các tài khoản mới, phát hành số lượng lớn thẻ ATM…khiến vốn huy động bằng nội tệ của Sở giao dịch tăng mạnh Năm 2005, tốc độ tăngliên hoàn của vốn nội tệ là thấp nhất (1.67%), trong năm này, thị trường tiền tệ ViệtNam chịu tác động mạnh mẽ của việc biến động thị trường ngoại hối thế giới khi lãisuất USD trên thị trường có những diễn biến rất phức tạp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
đã 8 lần tăng lãi suất cơ bản từ 2.25% thời điểm đầu năm 2005 lên mức 4.25% vàothời điểm cuối năm làm cho lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế và thị trườngtrong nước tăng liên tục Chính vì thế, Sở giao dịch đã gặp rất nhiều khó khăn trongviệc huy động vốn, cả về đồng nội tệ và ngoại tệ, nguồn vốn huy động năm 2005chỉ đạt 85.4% kế hoạch đề ra Năm 2008 tuy nền kinh tế thế giới cũng như trongnước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Sởgiao dịch vẫn hoàn thành tốt công tác huy động vốn Nguồn vốn huy động bằngđồng nội tệ là 12089 tỷ đồng, tăng 3077 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng liênhoàn là 34.14%, một con số ấn tượng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
Song song với sự biến động của việc huy động đồng nội tệ, đồng ngoại tệcũng tăng liên tục qua các năm Năm 2003, vốn huy động ngoại tệ là 991 tỷ đồng,chiếm 26% tổng vốn huy động, đến năm 2008, con số này là 2946 tỷ đồng, chiếm19.54% tổng vốn huy động, có tốc độ tăng liên hoàn cao nhất trong thời kỳ 2003-
2008 (48.94%) Sở dĩ năm 2008 vốn ngoại tệ tăng cao là do lạm phát cao, dự trữtiền đồng trở nên thiếu hấp dẫn, người dân chuyển sang dự trữ vàng và ngoại tệ, hơnnữa lãi suất huy động vốn ngoại tệ trong năm 2008 tăng trong khi lãi suất huy động
Trang 29nội tệ giảm, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi nội tệ với USD không lớn như trướcnữa mà chỉ ở mức 4%-6%, trong khi tỷ giá lại có xu hướng tăng Những nguyênnhân trên đã khiến người gửi tiền chuyển dần từ VNĐ sang USD.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch
NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 2.2.1: Biến động vốn huy động theo loại tiền tệ của SGD
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm
Lượng tăng tuyệt đối
liên hoàn của VHĐ
Trang 30Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch
NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008)
Bảng 2.3.1 Biến động vốn huy động theo đối tượng huy động của SGD
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm
Chỉ tiêu
Lượng tăng, giảm
tuyệt đối liên hoàn
Trang 31Qua số liệu và kết quả tính toán ở bảng 2.3, ta có thể thấy rằng nếu xét theođối tượng huy động vốn thì nguồn vốn huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNTViệt Nam tập trung chủ yếu ở tiền gửi của các TCKT-TCTD Trong thời kỳ 2003-
2008, vốn huy động từ các TCKT-TCTD chiếm tỷ trọng lớn, thấp nhất là trên 67%tổng vốn huy động, cao nhất là trên 75% tổng vốn huy động
Cụ thể, năm 2003, vốn huy động từ các TCKT-TCTD là 2580 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 67.72% tổng vốn huy động thì đến năm 2008, con số này đã là 11125 tỷđồng, chiếm 74% tổng vốn huy động Duy chỉ có năm 2005 vốn huy động từ cácTCKT-TCTD giảm so với năm 2004, nếu như năm 2004 là 4807 tỷ đồng thì sangnăm 2005, nguồn tiền gửi từ các TCKT-TCTD chỉ đạt 4666 tỷ đồng, giảm 2.93%.Trong khi đó, cũng trong năm này, vốn huy động từ dân cư vẫn có tốc độ tăng liênhoàn là 15.83% Nguyên nhân là do trong năm 2005, tình hình kinh tế thế giới cónhiều biến động, diễn biến lãi suất trên thị trường rất phức tạp, tiền gửi của cácTCKT-TCTD lại tập trung ở một số khách hàng lớn, tính ổn định chưa cao
Qua các bảng và biểu đồ, ta cũng thấy rằng cơ cấu vốn huy động theo đốitượng chưa hợp lý khi vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng thấp, vốn huy động từcác tổ chức lại quá nhiều, tốc độ tăng, giảm liên hoàn của vốn huy động từ các đốitượng trên không ổn định, khi tăng nhiều, khi tăng ít và có khi lại giảm Đây là mộttrong những thách thức đối với Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam Sở giao dịchcần thực hiện nhiều biện pháp để cơ cấu vốn huy động được hợp lý và ổn định
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008
Trang 32Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao
dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008)
Kết quả tính toán trong bảng và quan sát biểu đồ cho thấy tỷ trọng vốn có kỳhạn và không có kỳ hạn trong thời kỳ 2003-2005 có sự chiếm ưu thế rõ rệt của vốn
có kỳ hạn với tỷ trọng luôn trên 60%, nhưng kể từ năm 2005 trở lại đây, tỷ trọng
Trang 33vốn có kỳ hạn có xu hướng giảm, chỉ chiếm khoảng trên 50% trong tổng vốn huyđộng Đặc biệt, trong năm 2007, tỷ trọng vốn có kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng 49%, íthơn vốn huy động không kỳ hạn Đây là một tín hiệu cho thấy sự phát triển tronghoạt động huy động vốn của Sở giao dịch bởi đối với một ngân hàng thương mại,tiền gửi không kỳ hạn càng cao thì ngân hàng đó càng có lợi thế về chi phí vốn.Nguồn vốn huy động không kỳ hạn là nguồn vốn huy động an toàn với lãi suất thấphơn so với huy động có kỳ hạn, đem lại lợi nhuận cao, chính điều này đã đem lạicho Sở giao dịch những lợi thế hơn hẳn các chi nhánh khác trong hệ thống.
Xét riêng về nguồn vốn có kỳ hạn, các số liệu trong bảng 2.4 và 2.4.1 chothấy tiền gửi có kỳ hạn tại Sở giao dịch tăng qua các năm Năm 2003, tiền gửi có kỳhạn là 2628 tỷ đồng thì đến năm 2008 con số này là 8559 tỷ đồng, tốc độ tăng củatiền gửi có kỳ hạn khá cao, từ trên 13% đến gần 60% Duy chỉ có năm 2005, năm
mà tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều diễn biến phức tạp với
sự thay đổi liên tục của lãi suất huy động nên tiền gửi có kỳ hạn tại Sở giao dịchgiảm 4.34% so với năm 2004, tương ứng với lượng giảm tuyệt đối là 140 tỷ đồng
Về tiền gửi không có kỳ hạn, đây là nguồn vốn huy động với lãi suất thấp,đem lại lợi nhuận cao, là công cụ cạnh tranh chính của Sở giao dịch Nguồn vốnkhông kỳ hạn tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong thời kỳ 2003-2008, biểu hiệnqua các số liệu trong bảng 2.4 và 2.4.1 Năm 2004, vốn không kỳ hạn là 2231 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 34.97% trong tổng vốn và có lượng tăng tuyệt đối là 1049 tỷđồng, tương ứng với tốc độ tăng 88.75% so với năm 2003 thì đến năm 2007, vốnkhông kỳ hạn của Sở giao dịch đạt 5606 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51% và có tốc độtăng 60.58% so với năm 2006 Sang năm 2008, vốn huy động không kỳ hạn đạt
6476 tỷ đồng, tăng 870 tỷ đồng so với năm 2007, và chiếm tỷ trọng 43.07% trongtổng vốn huy động Đây là nguồn vốn ổn định giúp Sở giao dịch có thể đảm bảo antoàn và cân đối nguồn vốn đầu tư cho các dự án, tăng khả năng cạnh tranh và nângcao lợi nhuận
Trang 34Bảng 2.4.1: Biến động vốn huy động theo kỳ hạn của SGD
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm
Chỉ tiêu
Lượng tăng, giảm
tuyệt đối liên hoàn
Trang 352.2 Hoạt động sử dụng vốn.
Hoạt động của các ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, với nhiệm vụchủ yếu là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đối vớicác khách hàng có nhu cầu vay vốn hợp pháp, có dự án hiệu quả, khả thi Vốn tíndụng đã góp phần đắc lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trongngành và trong toàn nền kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làmcho người lao động Trong kinh doanh tín dụng, Sở giao dịch NHNo&PTNT ViệtNam ngoài việc đẩy mạnh công tác huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn cũngluôn chú trọng và đề cao hoạt động sử dụng vốn Sở giao dịch NHNo&PTNT ViệtNam xác định công tác đầu tư tín dụng là một trong những nghiệp vụ kinh doanhchủ yếu vì nó đem lại nguồn thu lớn, phải gắn liền giữa hiệu quả cho vay và an toànvốn Thực hiện chủ trương đó, Sở giao dịch đã có nhiều biện pháp và chính sáchthích hợp, đem lại hiệu quả cao trong công tác sử dụng vốn
Phân tích quy mô doanh số cho vay
Bảng 2.5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNo&PTNT
Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Lượng tăng, giảm tuyệt đối (Tỷ đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng,
i
(Tỷ đồng)
Trang 36Kết quả tính toán cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008, doanh
số cho vay bình quân hàng năm của Sở giao dịch đạt 3414.8 tỷ đồng, tốc độ pháttriển bình quân hàng năm là 143.1% và tốc độ tăng trung bình hàng năm là 43.1%,tương ứng với 1295.2 tỷ đồng Qua số liệu ở bảng 2.5 và biểu đồ 2.5, ta thấy doanh
số cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam liên tục tăng và duy trì được
sự ổn định qua các năm, ngoại trừ năm 2005 doanh số cho vay có giảm Cụ thể:
Doanh số cho vay của Sở giao dịch năm 2003 chỉ đạt 1297 tỷ đồng thì đếnnăm 2008, doanh số cho vay của Sở giao dịch là 7773 tỷ đồng, đạt mức cao nhấttrong cả thời kỳ, tăng 43.1 % so với năm 2007 Năm 2004, tốc độ phát triển doanh
số cho vay của Sở giao dịch là 145.8% so với năm 2003, tương ứng với tốc độ tăng
là 45.8% thì đến năm 2006, tốc độ phát triển là 191.7% so với năm 2005, tươngứng với tốc độ tăng là 91.7%, là năm có sự thay đổi mạnh nhất Tuy nhiên, trongnăm 2005, doanh số cho vay tại Sở giao dịch giảm 207 tỷ đồng so với năm 2004,nguyên nhân là do trong năm 2005, giá cả thị trường thế giới và trong nước cónhiều biến động, giá xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng tăng, giá hàng tiêu dùngcũng tăng cao dẫn đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp đề nghị vay cũng tăng trongkhi nguồn vốn huy động lại không tăng, dẫn đến việc phải hạn chế đáp ứng nhu cầuvay vốn của khách hàng Trong các năm 2006-2008, doanh số cho vay tăng cao và
ổn định là do một số nguyên nhân cụ thể qua các năm như sau:
Năm 2006, doanh số cho vay tăng là do Sở giao dịch giải ngân cho vay doanhnghiệp nội ngành theo chỉ định của Trung ương, còn lại là cho vay doanh nghiệpmới và nâng hạn mức cho vay đối với một số khách hàng truyền thống được đánhgiá là có tín nhiệm
Năm 2007-2008, Sở giao dịch tiếp tục giải ngân các dự án đồng tài trợ vàngoài việc ký kết các hợp đồng hợp tác và thiết lập cho vay đối với các công tychứng khoán, Sở giao dịch còn thiết lập quan hệ tín dụng với nhiều doanh ngiệpmới, nâng cao hạn mức tín dụng với một số doanh nghiệp có quan hệ lâu dài Chínhnhững hoạt động này đã làm doanh số cho vay của Sở giao dịch thời kỳ 2006-2008tăng cao và ổn định
Trang 37Nhìn chung trong cả thời kỳ 2003-2008, doanh số cho vay của Sở giao dịchNHNO&PTNT Việt Nam luôn ổn định và có xu hướng tăng, phản ánh hoạt động cóhiệu quả trong công tác cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam.
Biểu đồ 2.5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008.
Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt