1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK

58 820 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 192,13 KB

Nội dung

Sở giao dịch là đơn vị hạch toàn phụ thuộc, đại diện theo ủyquyền của NHNO&PTNT Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện một số chức năng có liên quanđến các chi nhánh theo phân cấp ủy quyền của

Trang 1

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK

3.1 Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.1.1 Quá trình xây dựng và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNO&PTNT) Việt Nam đượcthành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay làChính phủ), đến nay NHNO&PTNT Việt Nam đã trở thành Ngân hàng thương mại hàngđầu giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn Việt Nam, đồng thời

là Ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng thươngmại tại Việt Nam

Sở giao dịch Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đượcthành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNO&PTNT Việt Namtheo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT-02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQTNHNo&PTNT Việt Nam Sở giao dịch là đơn vị hạch toàn phụ thuộc, đại diện theo ủyquyền của NHNO&PTNT Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện một số chức năng có liên quanđến các chi nhánh theo phân cấp ủy quyền của NHNO&PTNT Việt Nam, thực hiện mộtphần các hoạt động của NHNO&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyềnlợi đối với NHNO&PTNT Việt Nam đồng thời kinh doanh trực tiếp trên địa bàn Hà Nội.Trong nhiều năm liền, Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam luôn hoàn thành tốt cácnhiệm vụ được giao, hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng ổn định, an toàn và hiệuquả

Cùng với sự phát triển các dịch vụ, sản phẩm gắn liến với nhiều tiện ích, Sở giaodịch còn thường xuyên nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện về các quy trình quản lý dịch vụ

Trang 2

theo hướng đơn giản hóa thủ tục, lấy khách hàng làm trung tâm phục vụ giữ vững danhhiệu và vị thế của một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn Hà Nội.

Ngân hàng đã, đang và tiếp tục xây dựng Sở giao dịch thành một Ngân hàng đanăng, với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng” Sở giao dịchcam kết đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung ứng các dịch

vụ đạt chất lượng cao, sản phẩm ngân hàng đa dạng, được xây dựng trên nền tảng côngnghệ hiện đại với các tiện ích hoàn hảo, giá cả cạnh tranh cùng với sự phục vụ nhiệt tình,chu đáo của đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc, đại diện theo

ủy quyền của NHNO&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đốivới NHNO&PTNT Việt Nam và thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNO&PTNT Việt Nam

Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án ủy thác đầu tư của NHNO&PTNTViệt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản

Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn ủy thác đầu tư của NHNO&PTNTViệt Nam

Huy động vốn

 Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanhtoán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoàinước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Sở giao dịch có 4 điểm giao dịchchính là Phòng kế toán tại trung tâm và 3 Phòng giao dịch, ngoài ra còn có

15 điểm kinh doanh trên địa bàn Hà Nội của Công ty Mỹ nghệ Vàng bạc

Đá quý NHNO&PTNT Việt Nam là các đại lý huy động vốn của Sở giaodịch

 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình

Trang 3

thức huy động vốn khác theo quy định của NHNO&PTNT Việt Nam.

 Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốcNHNO&PTNT Việt Nam cho phép

 Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cánhân trong và ngoài nước

 Phối hợp với các Ngân hàng Thương mại khác thực hiện cho vay đồng tàitrợ và thực hiện cho vay tài trợ xuất nhập khẩu

Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Gồm:

 Cung ứng các phương tiện thanh toán

 Thực hiện các nhiệm dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

 Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ

 Thực hiện các dịch vụ thu và phát triển tiền mặt cho khách hàng

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhànước và của NHNO&PTNT Việt Nam

Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc

tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối thaochính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNO&PTNT ViệtNam

Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luậtcác TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụthẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán;

Trang 4

nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước; các dịch vụ Ngân hàng khác được Nhà nước, NHNO&PTNT Việt Nam cho phép.

Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định củaNHNO&PTNT Việt Nam

Đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hìnhthức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNO&PTNT ViệtNam cho phép

Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh củaNHNO&PTNT Việt Nam

Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNO&PTNT ViệtNam

Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầuđột xuất của Tổng giám đốc NHNO&PTNT Việt Nam

Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sởchính NHNO&PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tậphuấn nghiệp vụ luận văn cho cán bộ thuộc Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốcNHNO&PTNT Việt Nam giao cho

3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Hệ thống các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở giao dịch bao gồm: Phòng Kếtoán ngân quỹ, Phòng Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, Phòng Tín dụng, PhòngKiểm tra nội bộ, Phòng Tổ chức hành chính nhân sự, Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổnghợp, Phòng điện toán, Phòng Tiếp thị nguồn vốn- sản phẩm- dịch vụ mới và ba phònggiao dịch là Phòng giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng giao dịchKim Liên

Trang 5

Nguồn vốn và

kế hoạch tổng hợp

Kế toán ngân quỹ

Hành chính nhân sự

Kiểm tra kiểm toán nội bộ

Tiếp thị nguồn vốn và sản phẩm dịch vụ mới

Điện toán

MÔ HÌNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO DỊCH

NHN O &PTNT VIỆT NAM

Mỗi phòng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng theo quy định số 367/SGD-HCSNngày 25/06/2004, quy định về các chức năng nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ và quy trình

Trang 6

điều hành hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam.

Với đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động cùng với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, bên cạnh đó là những danh mục sản phẩm dịch vụ tiện ích,

đa dạng, phong phú, Sở giao dịch đang từng bước khẳng định vị thế và vai trò to lớn của mình trên thị trường tài chính tiền tệ, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược: An toàn, lợi nhuận, tăng trưởng

3.2 Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng tại Sở

Trang 7

giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.2.1 Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng và pháttriển hoạt động kinh doanh của ngân hàng Xác định được vai trò quan trọng đó, nhữngnăm qua Sở giao dịch đã rất chú trọng và làm tốt công tác này

3.2.1.1 Phân tích quy mô tổng vốn huy động

Bảng 1: Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHN O &PTNT

Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm

VHĐ (Tỷ đồng)

Lượng tăng tuyệt đối (Tỷ đồng)

Tốc độ phát triển (%)

Tốc độ tăng (%)

g i

(Tỷ đồng)

Trang 8

vốn huy động bình quân hàng năm của Sở giao dịch đạt 8487.33 tỷ dịch nói riêng pháttriển hoạt động kinh doanh Ngoài ra, NHNO&PTNT Việt Nam đã đề ra các giải phápđiều hành hoạt động kinh doanh và chỉ đạo, tạo điều kiện cho Sở giao dịch thực hiện tốt

Đề án phát triển kinh doanh Việc triển khai thực hiện Dự án hiện đại hóa hệ thống thanhtoán và kế toán khách hàng do WB tài trợ đã tạo điều kiện cho Sở giao dịch phát triển cácsản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng, nâng cao năng suất lao động chất lượng phục vụkhách hàng Tuy năm 2004 cũng xuất hiện một số khó khăn ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh như: hậu quả của dịch cúm gia cầm, giá vàng và giá các mặt hàng thiết yếutăng cao, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng khi liên tục nâng lãi suất huy độngvốn để thu hút nguồn tiền gửi… nhưng Sở giao dịch vẫn đạt được tốc độ tăng nguồn vốnhuy động ở mức cao

Năm 2005 nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP đạt8.4%, trong đó tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 38.2% GDP Tuy nhiên, nềnkinh tế vĩ mô cũng chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm gà, sự tăng giá của các mặt hàng chủlực, thị trường bất động sản trầm lắng, bên cạnh đó là cạnh tranh gay gắt giữa các ngânhàng… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của toàn ngân hàngcũng như của Sở giao dịch Tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt 6488 tỷ đồng,tăng 1.7% so với năm 2004, tương ứng với 108 tỷ đồng và tăng 70.3% so với năm

2003, bằng 85.4% chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn đề ra Giá trị tuyệt đối của 1% tốc

độ tăng liên hoàn đạt 63.8 tỷ đồng Đây là năm mà vốn huy động của Sở giao dịch đạttốc độ tăng liên hoàn thấp nhất trong giai đoạn 2003-2008

Trong các năm 2006-2007, nền kinh tế ổn định, GDP hàng năm ở mức cao cộngvới sự phát triển nhanh của thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng Tổng vốn huy động liên tục tăng và đạt tốc độ phát triển ổnđịnh, năm 2006 đạt 8221 tỷ đồng, tăng 26.7% so với năm 2005, năm 2007 đạt 10990 tỷđồng, tăng 2769 tỷ đồng so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng là 33.7%

Năm 2008, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, khủng hoảng tàichính keo theo sự suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu GDP trong nước là 6.23%, thấp

Trang 9

hơn so với năm 2007 (8.5%) Áp lực về thâm hụt thương mại đẩy tỷ giá giữa đồng ViệtNam và ngoại tệ tăng cao gây ra rủi ro tỷ giá cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng vàcác doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Trước những nguy cơ và thách thức đó,Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ngân hàng biến độngmạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Tuy có nhiềukhó khăn do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài nhưng trong năm 2008, Sở giao dịch đãhoàn thành xuất sắc công tác huy động vốn Tổng vốn huy động năm 2008 tại Sở giaodịch đạt 15035 tỷ đồng, tăng 4045 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ phát triển của năm

2008 so với năm 2007 là 136.8%, tương ứng với tốc độ tăng là 36.8% Giá trị tuyệt đối1% của tốc độ tăng liên hoàn 109.9 tỷ đồng

Nhìn chung, tổng vốn huy động của Sở giao dịch thời kì 2003-2008 liên tục tăngkhá cao và duy trì được sự ổn định qua các năm Có được thành công đó là do Sở giaodịch đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao vốn huy động như:

 Điều hành tốt lãi suất huy động theo định hướng kinh doanh chung của Sở giaodịch, gia tăng cơ cấu nguồn vốn rẻ bằng cách mở rộng khách hàng tiền gửi của tổ chức,tăng cường nguồn tiền gửi dân cư bằng chính sách lãi suất, phí giao dịch, khuyến mại,nhiều lần điều chỉnh lãi suất cho vay cho phù hợp với thị trường Ngoài ra Sở cũng tăngcường quảng bá thông tin trên các báo, đài truyền hình, in tờ rơi quảng cáo nhằm tuyêntruyền tới các tổ chức và dân cư về các sản phẩm huy động vốn và tiện ích của Sở giaodịch Hiện nay Sở có 15 loại tờ rơi giới thiệu sản phẩm dịch vụ đang triển khai

 Sở giao dịch cũng triển khai thực hiện nối mạng thanh toán điện tử với các tổ chứctín dụng, doanh nghiệp trên địa bàn như: Ngân hàng An Bình, NHCP Quốc tế, HSBC Sởcũng nâng cấp chương trình nối mạng thanh toán điện tử với Kho bạc Nhà nước để tậptrung các khoản thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi Ngày 16/7/2008,

Sở giao dịch Agribank đã chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa Sở cũng là đơn

vị đầu tiên trong hệ thống Agribank được giao nhiệm vụ triển khai sản phẩm này Với ưuthế tiết kiệm chi phí, thời gian, tính an toàn, hiệu quả và phạm vi sử dụng trên diện rộng,thẻ tín dụng quốc tế Visa của Agribank là phương tiện đa năng, thanh toán hiện đại, văn

Trang 10

minh, phổ biến trên toàn cầu Trong hệ thống hơn 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch, sởgiao dịch Agribank là đơn vị luôn đi đầu về ứng dụng công nghệ và triển khai sản phẩm,tiện ích mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Trong những nămqua, Sở giao dịch không ngừng đầu tư hiện đại hóa công nghệ thông tin, thực hiện quảntrị tốt nguồn nhân lực và triển khai cá phương thức thanh toán hiện đại tiên tiến phù hợpvới thông lệ và chuẩn mực quốc tế như thanh toán điện tử, phát hành và thanh toán thẻ.

 Tăng cường tiếp cận và khai thác các khách hàng có tích lũy vốn lớn như VietSoPertro, các dự án ODA, quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, Công ty Quản lý quỹ đầu tưchứng khoán Bảo Việt, triển khai tốt dịch vụ trả lương qua tài khoản

 Sở giao dịch đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: thực hiện công tác quản lýgắn với sử dụng tốt các công cụ điều hành, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ứngdụng công nghệ hiện đại vào tất cả các mặt hoạt động, tăng cường mở rộng thị trường, thịphần Đặc biệt là công tác phát triển dịch vụ, sản phẩm mới Trong năm 2008, Sở giaodịch đã thực hiện tốt chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam về phát triển dịch vụ, sảnphẩm Các dịch vụ, sản phẩm được áp dụng triển khai kịp thời, có hiệu quả, rộng rãi tớicác thành phần dân cư và phù hợp với từng đối tượng khách hàng Thực hiện vai trò làđơn vị đầu mối thực hiện thí điểm các dịch vụ sản phẩm mới của Agribank, bên cạnh cácsản phẩm hiện có, Sở giao dịch đã thử nghiệm và triển khai áp dụng kịp thời, có hiệu quảcác dịch vụ sản phẩm mới như SMS Banking, Vn Topup, Thẻ tín dụng quốc tế, Thẻ ghi

nợ quốc tế, giao dịch Thẻ ghi nợ nội địa qua thiết bị POS, thành lập Đại lý nhận lệnhchứng khoán

Biểu đồ 1: Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ

2003-2008

Trang 11

Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNO&PTNT

Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Trang 12

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ

Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT

Việt Nam thời kỳ 2003-2008)

Kết quả tính toán cho ta thấy nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ có xu hướng tăng lên quacác năm Trong đó tỷ trọng vốn huy động bằng đồng nội tệ luôn chiếm ưu thế, năm 2003,

tỷ trọng vốn huy động bằng đồng nội tệ chiếm 74% trong tổng vốn huy động thì đến năm

2007, tỷ trọng này là 82% và sang năm 2008 là 80.47% trong tổng vốn Biểu đồ 2 chothấy rõ sự chênh lệch giữa tỷ trọng vốn huy động bằng đồng nội tệ và ngoại tệ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa vốn huy động từ đồng nội tệ

và ngoại tệ Trước hết là do lãi suất huy động tiền đồng cao hơn gần 3 lần số với huyđộng ngoại tệ, nếu như lãi suất trung bình tiền gửi VNĐ trên dưới 17%/năm thì lãi suấthuy động USD cao nhất cũng chỉ khoảng 6%/năm, chính điều đó đã không hấp dẫn các tổchức và cá nhân gửi tiền USD Hơn nữa, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường lên xuống thấtthường, lãi suất tiền gửi ngoại tệ trên thị trường quốc tế biến động cũng ảnh hưởng khôngnhỏ đến tâm lý của người gửi tiền

Xét riêng về đồng nội tệ, nguồn vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốnhuy động và tăng liên tục qua các năm Nếu như trong năm 2003, vốn huy động nội tệ là

2819 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 74% trong tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2008, vốn

Trang 13

nội tệ đã đạt 15035 tỷ đồng, chiếm 80.47% trong tổng nguồn vốn huy động Tốc độ tăngliên hoàn của nguồn vốn huy động nội tệ luôn đạt ở mức cao Theo như bảng 2, ta thấy,tốc độ tăng liên hoàn của nguồn vốn huy động nội tệ năm 2004 là cao nhất (82.69%),tăng 2570 tỷ đồng so với năm 2003 Thực tế, năm 2004, nền kinh tế phát triển ổn địnhvới tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7.7%, tỷ giá ổn định, lãi suất huy động bằng đồng nội tệ

ở mức cao, cùng với đó là việc Sở giao dịch thực hiện mở hàng loạt các tài khoản mới,phát hành số lượng lớn thẻ ATM… khiến vốn huy động bằng nội tệ của Sở giao dịch tăngmạnh Năm 2005, tốc độ tăng liên hoàn của vốn nội tệ là thấp nhất (1.67%), trong nămnày, thị trường tiền tệ Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của việc biến động thị trườngngoại hối thế giới khi lãi suất USD trên thị trường có những diễn biến rất phức tạp Cục

Dự trữ Liên bang Mỹ đã 8 lần tăng lãi suất cơ bản từ 2.25% thời điểm đầu năm 2005 lênmức 4.25% vào thời điểm cuối năm làm cho lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế và thịtrường trong nước tăng liên tục Chính vì thế, Sở giao dịch đã gặp rất nhiều khó khăntrong việc huy động vốn, cả về đồng nội tệ và ngoại tệ, nguồn vốn huy động năm 2005chỉ đạt 85.4% kế hoạch đề ra Năm 2008 tuy nền kinh tế thế giới cũng như trong nướcgặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Sở giao dịch vẫnhoàn thành tốt công tác huy động vốn Nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ là 12089 tỷđồng, tăng 3077 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng liên hoàn là 34.14%, một con số ấntượng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế

Song song với sự biến động của việc huy động đồng nội tệ, đồng ngoại tệ cũng tăngliên tục qua các năm Năm 2003, vốn huy động ngoại tệ là 991 tỷ đồng, chiếm 26% tổngvốn huy động, đến năm 2008, con số này là 2946 tỷ đồng, chiếm 19.54% tổng vốn huyđộng, có tốc độ tăng liên hoàn cao nhất trong thời kỳ 2003-2008 (48.94%) Sở dĩ năm

2008 vốn ngoại tệ tăng cao là do lạm phát cao, dự trữ tiền đồng trở nên thiếu hấp dẫn,người dân chuyển sang dự trữ vàng và ngoại tệ, hơn nữa lãi suất huy động vốn ngoại tệtrong năm 2008 tăng trong khi lãi suất huy động nội tệ giảm, chênh lệch giữa lãi suất tiềngửi nội tệ với USD không lớn như trước nữa mà chỉ ở mức 4%-6%, trong khi tỷ giá lại có

xu hướng tăng Những nguyên nhân trên đã khiến người gửi tiền chuyển dần từ VNĐ

Trang 14

sang USD.

Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt

Nam thời kỳ 2003-2008

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch

NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Bảng 2.1: Biến động vốn huy động theo loại tiền tệ của SGD

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Năm

Chỉ tiêu

Lượng tăng tuyệt đối

liên hoàn của VHĐ

Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động

Bảng 3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch

NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Trang 15

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT

Việt Nam thời kỳ 2003-2008)

Bảng 3.1 Biến động vốn huy động theo đối tượng huy động của SGD

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Năm

Chỉ tiêu

Lượng tăng, giảm

tuyệt đối liên hoàn

từ các TCKT-TCTD chiếm tỷ trọng lớn, thấp nhất là trên 67% tổng vốn huy động, caonhất là trên 75% tổng vốn huy động

Trang 16

Cụ thể, năm 2003, vốn huy động từ các TCKT-TCTD là 2580 tỷ đồng, chiếm tỷtrọng 67.72% tổng vốn huy động thì đến năm 2008, con số này đã là 11125 tỷ đồng,chiếm 74% tổng vốn huy động Duy chỉ có năm 2005 vốn huy động từ các TCKT-TCTDgiảm so với năm 2004, nếu như năm 2004 là 4807 tỷ đồng thì sang năm 2005, nguồn tiềngửi từ các TCKT-TCTD chỉ đạt 4666 tỷ đồng, giảm 2.93% Trong khi đó, cũng trongnăm này, vốn huy động từ dân cư vẫn có tốc độ tăng liên hoàn là 15.83% Nguyên nhân

là do trong năm 2005, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, diễn biến lãi suấttrên thị trường rất phức tạp, tiền gửi của các TCKT-TCTD lại tập trung ở một sốkhách hàng lớn, tính ổn định chưa cao

Qua các bảng và biểu đồ, ta cũng thấy rằng cơ cấu vốn huy động theo đối tượngchưa hợp lý khi vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng thấp, vốn huy động từ các tổ chứclại quá nhiều, tốc độ tăng, giảm liên hoàn của vốn huy động từ các đối tượng trên không

ổn định, khi tăng nhiều, khi tăng ít và có khi lại giảm Đây là một trong những thách thứcđối với Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam Sở giao dịch cần thực hiện nhiều biệnpháp để cơ cấu vốn huy động được hợp lý và ổn định

Trang 17

Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch

NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008

Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao

dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT

Việt Nam giai đoạn 2003-2008

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT

Việt Nam thời kỳ 2003-2008)

Trang 18

Kết quả tính toán trong bảng và quan sát biểu đồ cho thấy tỷ trọng vốn có kỳ hạn vàkhông có kỳ hạn trong thời kỳ 2003-2005 có sự chiếm ưu thế rõ rệt của vốn có kỳ hạn với

tỷ trọng luôn trên 60%, nhưng kể từ năm 2005 trở lại đây, tỷ trọng vốn có kỳ hạn có xuhướng giảm, chỉ chiếm khoảng trên 50% trong tổng vốn huy động Đặc biệt, trong năm

2007, tỷ trọng vốn có kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng 49%, ít hơn vốn huy động không kỳ hạn.Đây là một tín hiệu cho thấy sự phát triển trong hoạt động huy động vốn của Sở giao dịchbởi đối với một ngân hàng thương mại, tiền gửi không kỳ hạn càng cao thì ngân hàng đócàng có lợi thế về chi phí vốn Nguồn vốn huy động không kỳ hạn là nguồn vốn huy động

an toàn với lãi suất thấp hơn so với huy động có kỳ hạn, đem lại lợi nhuận cao, chính điềunày đã đem lại cho Sở giao dịch những lợi thế hơn hẳn các chi nhánh khác trong hệthống

Xét riêng về nguồn vốn có kỳ hạn, các số liệu trong bảng 4 và 4.1 cho thấy tiền gửi

có kỳ hạn tại Sở giao dịch tăng qua các năm Năm 2003, tiền gửi có kỳ hạn là 2628 tỷđồng thì đến năm 2008 con số này là 8559 tỷ đồng, tốc độ tăng của tiền gửi có kỳ hạn khácao, từ trên 13% đến gần 60% Duy chỉ có năm 2005, năm mà tình hình kinh tế trongnước cũng như thế giới có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi liên tục của lãi suấthuy động nên tiền gửi có kỳ hạn tại Sở giao dịch giảm 4.34% so với năm 2004, tươngứng với lượng giảm tuyệt đối là 140 tỷ đồng

Về tiền gửi không có kỳ hạn, đây là nguồn vốn huy động với lãi suất thấp, đem lạilợi nhuận cao, là công cụ cạnh tranh chính của Sở giao dịch Nguồn vốn không kỳ hạntăng cả về số lượng và tỷ trọng trong thời kỳ 2003-2008, biểu hiện qua các số liệu trongbảng 4 và 4.1 Năm 2004, vốn không kỳ hạn là 2231 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34.97%trong tổng vốn và có lượng tăng tuyệt đối là 1049 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng88.75% so với năm 2003 thì đến năm 2007, vốn không kỳ hạn của Sở giao dịch đạt 5606

tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51% và có tốc độ tăng 60.58% so với năm 2006 Sang năm 2008,vốn huy động không kỳ hạn đạt 6476 tỷ đồng, tăng 870 tỷ đồng so với năm 2007, và chiếm

tỷ trọng 43.07% trong tổng vốn huy động Đây là nguồn vốn ổn định giúp Sở giao dịch cóthể đảm bảo an toàn và cân đối nguồn vốn đầu tư cho các dự án, tăng khả năng cạnh tranh và

Trang 19

nâng cao lợi nhuận.

Bảng 4.1: Biến động vốn huy động theo kỳ hạn của SGD

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Năm

Chỉ tiêu

Lượng tăng, giảm

tuyệt đối liên hoàn

Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt

Nam giai đoạn 2003-2008

Trang 20

Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008

0 1000

3.2.2 Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động của các ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, với nhiệm vụ chủyếu là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đối với các kháchhàng có nhu cầu vay vốn hợp pháp, có dự án hiệu quả, khả thi Vốn tín dụng đã góp phầnđắc lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành và trong toàn nềnkinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động Trongkinh doanh tín dụng, Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam ngoài việc đẩy mạnh côngtác huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn cũng luôn chú trọng và đề cao hoạt động sửdụng vốn Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam xác định công tác đầu tư tín dụng làmột trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu vì nó đem lại nguồn thu lớn, phải gắnliền giữa hiệu quả cho vay và an toàn vốn Thực hiện chủ trương đó, Sở giao dịch đã cónhiều biện pháp và chính sách thích hợp, đem lại hiệu quả cao trong công tác sử dụngvốn

Phân tích quy mô doanh số cho vay

Bảng 5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNo&PTNT

Trang 21

Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Lượng tăng, giảm tuyệt đối (Tỷ đồng)

Tốc độ phát triển (%)

Tốc độ tăng,

i

(Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của SGD NHNo&PTNT VN 2003-2008)

Kết quả tính toán cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008, doanh sốcho vay bình quân hàng năm của Sở giao dịch đạt 3414.8 tỷ đồng, tốc độ phát triển bìnhquân hàng năm là 143.1% và tốc độ tăng trung bình hàng năm là 43.1%, tương ứng với1295.2 tỷ đồng Qua số liệu ở bảng 5 và biểu đồ 5, ta thấy doanh số cho vay của Sở giaodịch NHNO&PTNT Việt Nam liên tục tăng và duy trì được sự ổn định qua các năm, ngoạitrừ năm 2005 doanh số cho vay có giảm Cụ thể:

Doanh số cho vay của Sở giao dịch năm 2003 chỉ đạt 1297 tỷ đồng thì đến năm

2008, doanh số cho vay của Sở giao dịch là 7773 tỷ đồng, đạt mức cao nhất trong cả thời

kỳ, tăng 43.1 % so với năm 2007 Năm 2004, tốc độ phát triển doanh số cho vay của Sởgiao dịch là 145.8% so với năm 2003, tương ứng với tốc độ tăng là 45.8% thì đến năm

2006, tốc độ phát triển là 191.7% so với năm 2005, tương ứng với tốc độ tăng là 91.7%,

là năm có sự thay đổi mạnh nhất Tuy nhiên, trong năm 2005, doanh số cho vay tại Sởgiao dịch giảm 207 tỷ đồng so với năm 2004, nguyên nhân là do trong năm 2005, giá cảthị trường thế giới và trong nước có nhiều biến động, giá xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây

Trang 22

dựng tăng, giá hàng tiêu dùng cũng tăng cao dẫn đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp đềnghị vay cũng tăng trong khi nguồn vốn huy động lại không tăng, dẫn đến việc phải hạnchế đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng Trong các năm 2006-2008, doanh số chovay tăng cao và ổn định là do một số nguyên nhân cụ thể qua các năm như sau:

Năm 2006, doanh số cho vay tăng là do Sở giao dịch giải ngân cho vay doanhnghiệp nội ngành theo chỉ định của Trung ương, còn lại là cho vay doanh nghiệp mới vànâng hạn mức cho vay đối với một số khách hàng truyền thống được đánh giá là có tínnhiệm

Năm 2007-2008, Sở giao dịch tiếp tục giải ngân các dự án đồng tài trợ và ngoàiviệc ký kết các hợp đồng hợp tác và thiết lập cho vay đối với các công ty chứng khoán,

Sở giao dịch còn thiết lập quan hệ tín dụng với nhiều doanh ngiệp mới, nâng cao hạn mứctín dụng với một số doanh nghiệp có quan hệ lâu dài Chính những hoạt động này đã làmdoanh số cho vay của Sở giao dịch thời kỳ 2006-2008 tăng cao và ổn định

Nhìn chung trong cả thời kỳ 2003-2008, doanh số cho vay của Sở giao dịchNHNO&PTNT Việt Nam luôn ổn định và có xu hướng tăng, phản ánh hoạt động có hiệuquả trong công tác cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam

Biểu đồ 5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt Nam thời

kỳ 2003-2008.

Trang 23

Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt

Doanh số cho vay

Phân tích cơ cấu doanh số cho vay

Bảng 6: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch NHN O &PTNT

Việt Nam

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Doanh số cho vay (Tỷ đồng) Tỷ trọng DSCV (%)

Trang 24

Năm Tổng số Ngắn hạn Trung và

dài hạn Ngắn hạn

Trung và dài hạn

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của SGD NHNo&PTNT VN 2003-2008)

Kết quả tính toán trong bảng 6, và biểu đồ 6 cho thấy doanh số cho vay ngắn hạncủa Sở giao dịch thời kỳ 2003-2008 chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số cho vay trung và dàihạn và tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng dần qua các năm Nếu như năm

2003, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 58.83% thì đến năm 2008, tỷ trọngdoanh số cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam đã là 84.37%

Về cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam có

xu hướng tăng qua các năm Năm 2003, doanh số cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch là

763 tỷ đồng thì năm 2008, con số này là 6558 tỷ đồng Ở thời kỳ này, qua bảng 6.1 tathấy, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 là có tốc độ tăng lớn nhất, tăng 152.3% so vớinăm 2005, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối liên hoàn là 1424 tỷ đồng

Trong khi đó, doanh số cho vay trung và dài hạn xét về mặt giá trị thì có tăng cụ thểtốc độ tăng của doanh số cho vay trung và dài hạn luôn ổn định nhưng tỷ trọng thì lại có

xu hướng giảm dần theo thời gian Theo bảng 2.6 và biểu đồ 2.6 ta có thể thấy rõ xuhướng thay đổi của cơ cấu doanh số cho vay trung và dài hạn so với doanh số cho vayngắn hạn Năm 2003, doanh số cho vay trung và dài hạn là 534 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng41.17% thì đến năm 2008, con số này là 1215 tỷ đồng, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 15.36%trong tổng doanh số cho vay và có tốc độ tăng 47.45% so với năm 2007, tương ứng vớilượng tăng tuyệt đối liên hoàn 391 tỷ đồng Đây là tốc độ tăng cao nhất của doanh số chovay trung và dài hạn trong thời kỳ 2003-2008

Như vậy ta thấy rằng trong những năm 2003-2005, doanh số cho vay trung và dài

Trang 25

hạn của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam có tỷ trọng cao, chiếm trên 40% tổngdoanh số cho vay, đây là một yếu tố gây rủi ro rất lớn và có nguy cơ gây thiếu an toàn tớitoàn bộ hệ thống ngân hàng Từ năm 2006-2008, Sở giao dịch đã có những biện pháphiệu quả thay đổi cơ cấu cho vay, do đó tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn đãgiảm và cơ cấu doanh số cho vay được cân đối Năm 2006, doanh số cho vay trung và dàihạn chỉ chiếm 22.91% và đến năm 2008 con số này là 15.63% So với tỷ trọng doanh sốcho vay trung và dài hạn trung bình của các ngân hàng thương mại là 50% thì từ năm

2006 trở lại đây, Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việccân đối doanh số cho vay ngắn hạn với trung hạn và dài hạn

Trang 26

Biểu đồ 6: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch NHN O &PTNT

Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của

Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Bảng 6.1: Biến động doanh số cho vay theo thời hạn vay của SGD

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Năm

Chỉ tiêu

Lượng tăng, giảm

tuyệt đối liên hoàn

Trang 27

 Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay

Bảng 7: Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch NHN O &PTNT

Việt Nam thời kỳ 2003-2008

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT

Việt Nam thời kỳ 2003-2008)

Qua kết quả tính toán ở bảng 7 và qua biểu đồ 7 ta có thể thấy rằng doanh số chovay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam đối với các doanh nghiệp nhà nước (baogồm cả các công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty cổ phần nhà nước chiếm cổphần chi phối) và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chiếm tỷ trọng chủ yếu, doanh sốcho vay hộ gia đình, cá nhân chỉ chiếm một số lượng nhỏ Trong các năm 2003-2006,doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm trên90% tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay hộ gia đình cá nhân có tỷ trọng chưa đến10%, trong những năm 2007-2008, doanh số cho vay cá nhân hộ gia đình có xu hướngtăng lên, chiếm tỷ trọng trên 20% Xu hướng trên là do Sở giao dịch thực hiện theo địnhhướng chung của cả hệ thống ngân hàng mở rộng cho hộ gia đình, cá nhân vay tiêu dùng

Ta thấy trong các năm 2003-2005, cơ cấu doanh số cho vay không hợp lý khidoanh số cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn trong khi chovay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình, cá nhân còn hạn chế Cụthể trong năm 2003, doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước là 847 tỷ đồng, chiếm tỷ

Trang 28

trọng 63.5%, năm 2005 con số này là 1015 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 63.6% Điều này cónghĩa là trong giai đoạn này, cơ cấu cho vay của Sở giao dịch còn nhiều bất cập, khônghợp lý và ẩn chứa nhiều rủi ro khi Sở giao dịch chỉ tập trung cho vay đối với các doanhnghiệp nhà nước mà không chú trọng đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cánhân, hộ gia đình khiến cho tỷ trọng doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước quá cao.

Do đó sở giao dịch đã làm tập trung mức rủi ro do đối tượng cho vay bị bó hẹp, khôngđược mở rộng

Từ năm 2006 đến nay, Nhà nước đã ban hành một số nghị định và cơ chế tín dụngnhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế cho vay trước đây, trong đó có việc mở rộngtối đa quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng tự quyết định đầu tư đối với sự phát triểnkinh tế Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam đã có nhiều biện pháp bám sát chỉ tiêu kếhoạch tăng trưởng tín dụng mà Trung ương giao nhằm tìm kiếm khách hàng mới có nănglực tài chính, mở rộng tín dụng, giảm dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước, dầnchuyển đổi cơ cấu cho vay theo hướng mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh,cho vay hộ gia đình, cá nhân nhằm nâng đa dạng hóa loại hình khách hàng, phân tán rủi

ro, cân đối cơ cấu doanh số cho vay, doanh số dư nợ Nhờ những đổi mới và những biệnpháp tích cực đó, từ năm 2006 đến nay, doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước có tăng

về mặt giá trị qua các năm Cụ thể, qua kết quả tính toán ở bảng 7 và bảng 7.1 ta thấynăm 2006 doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước là 1446 tỷ đồng, có tốc độ tăng42.46% so với năm 2005 Năm 2008, con số này là 1994 tỷ đồng, có tốc độ tăng 36.95%

so với năm 2007 nhưng về tỷ trọng đã giảm từ trên 60% xuống chỉ còn 47.25% vào năm

2006, 25.65% vào năm 2008 Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cả

về giá trị và tỷ trọng Năm 2006, doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt

1392 tỷ đồng, tăng 210.5% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 45.49% Năm 2008, doanh

số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã là 4183 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53.81% vàtăng 89.79% so với năm 2007 Doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân cũng có xu hướngtăng qua các năm, đặc biệt vào năm 2007, doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân có tốc

độ tăng 485.6% so với năm 2006, từ 222 tỷ đồng năm 2006 lên 1300 tỷ đồng trong năm

Trang 29

2007

Qua việc phân tích cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịchNHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008, ta thấy Sở giao dịch càng ngày càng nângcao chất lượng hoạt động cho vay, điều chỉnh hợp lý cơ cấu tín dụng… Nâng cao vị thếcủa Sở trong toàn hệ thống

Biểu đồ 7: Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch

NHN O &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay của

Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Ngày đăng: 30/10/2013, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt  Nam thời kỳ 2003-2008 - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 2 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 11)
Bảng 2.1: Biến động vốn huy động theo loại tiền tệ của SGD - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 2.1 Biến động vốn huy động theo loại tiền tệ của SGD (Trang 14)
Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT  Việt Nam giai đoạn 2003-2008 - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 4 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008 (Trang 16)
Bảng 5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNo&PTNT  Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 5 Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 19)
Bảng 6: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch NHN O &PTNT  Việt Nam - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 6 Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt Nam (Trang 22)
Bảng 6.1: Biến động doanh số cho vay theo thời hạn vay của SGD - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 6.1 Biến động doanh số cho vay theo thời hạn vay của SGD (Trang 24)
Bảng 8: Biến động doanh số thu nợ của Sở giao dịch NHN O &PTNT  Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 8 Biến động doanh số thu nợ của Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 27)
Bảng 7.1: Biến động doanh số cho vay theo đối tượng vay của SGD - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 7.1 Biến động doanh số cho vay theo đối tượng vay của SGD (Trang 27)
Bảng 10: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHN O &PTNT  Việt Nam  thời kỳ 2003-2008 - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 10 Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 31)
Bảng 10.1: Biến động dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay của SGD thời kỳ 2003-2008 - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 10.1 Biến động dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay của SGD thời kỳ 2003-2008 (Trang 34)
Bảng 11 và biểu đồ 11 cho ta thấy cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay của Sở  giao dịch chủ yếu là dư nợ doanh nghiệp nhà nước, dư nợ doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ  trọng lớn trong khi đó dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình có tỷ trọng - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 11 và biểu đồ 11 cho ta thấy cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch chủ yếu là dư nợ doanh nghiệp nhà nước, dư nợ doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong khi đó dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình có tỷ trọng (Trang 35)
Bảng 11.1: Biến động dư nợ cho vay theo đối tượng vay của SGD  thời kỳ 2003-2008 - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 11.1 Biến động dư nợ cho vay theo đối tượng vay của SGD thời kỳ 2003-2008 (Trang 35)
Bảng 11.1 cho ta thấy biến động dư nợ cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch  không đều - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 11.1 cho ta thấy biến động dư nợ cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch không đều (Trang 36)
Bảng 12: Biến động lợi nhuận của Sở giao dịch Sở giao dịch NHN O &PTNT  Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 12 Biến động lợi nhuận của Sở giao dịch Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 37)
Bảng 13: Chỉ tiêu  nợ quá hạn và hệ số nợ xấu của Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt  Nam thời kỳ 2003-2008 - VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
Bảng 13 Chỉ tiêu nợ quá hạn và hệ số nợ xấu của Sở giao dịch NHN O &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w