1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006

84 567 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Trong cơ chế thị trường hiện đại sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt.

Trang 1

PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU

Trong cơ chế thị trường hiện đại sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vôcùng gay gắt Các doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình phảitriệt để lợi dụng các yếu tố thuận lợi của môi trường khách quan và sử dụng tối ưucác nguồn lực hiện có của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhucầu thị trường hay nói một cách khác là phải không ngừng tìm tòi các biện pháp đểkhông ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình Đặcbiệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước đã trở thành một thành viên của tổchức thương mại thế giới WTO thì thách thức đối với công ty lai càng lớn

Trong những năm vừa qua, Công ty cổ phần Gas Petrolimex dù đã có đượctiến bộ trên nhiều mặt nhưng việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh vẫn là mộtvấn đề được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu Trước tình hình đó Tổng Công ty đã vàđang đặt ra những yêu cầu nghiêm túc để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Để tìm hiểu sâu hơn và có cái nhìn toàndiện hơn về vấn đề này, đồng thời trang bị thêm kiến thức cho mình về phân tíchhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, em đã quyết định chọn đề tài :

“Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan

2002 – 2006.”

Trong quá trình làm bài do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thực tế nênkhông thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củathầy để bài làm được hoàn thiện hơn, em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên Phạm Thị Kim Thu

Trang 2

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS

PETROLIMEX.

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm về kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những hoạt động chế tạo ra sảnphẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ để bán cho đối tượng tiêu dùng (là những ngườikhông tự làm ra sản phẩm hoặc không đủ điều kiện để tạo ra sản phẩm) nhằm thoảmãn nhu cầu của họ và với mục đích thu lợi nhuận Trong các doanh nghiệp thươngmại thì hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp để tạo ra lợinhuận và vì sự tồn tại của doanh nghiệp

Do đó mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác với hoạt động sản xuất tự túc

ở động cơ hoạt động Sản phẩm vật chất hay dịch vụ trong kinh doanh không phải

để tiêu dùng mà còn để làm cho người khác tiêu dùng là chính, và với một mục đíchquan trọng là để thu lợi nhuận Còn hoạt động tự túc kinh doanh là nhằm thoả mãnnhu cầu tiêu dùng của chính người kinh doanh và một phần của xã hội

- Hoạt động kinh doanh xác định được chi phí kinh doanh, doanh thu, giá trịkết quả thu được và xác định được lãi lỗ trong kinh doanh Còn hoạt động tự túc phikinh doanh tuy có bỏ vốn và lao động kinh doanh nhưng không nghiên cứu và xácđịnh chi phí kinh doanh, không tính được lãi lỗ

- Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn nắm được cácthông tin về sản phẩm trên thị trường trong đó có thông tin về số lượng, chất lượng,giá cả sản phẩm, thông tin về xu hướng biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường,

về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật nhà nước có quan hệ đến sản phẩm củadoanh nghiệp

Trang 3

- Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn thúc đẩy,mở rộng sản xuất và tiêudùng xã hội,tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh phải tính được chi phí nguyên vật liệu, chiphí lao động, chi phí về công tác quản lý và các chi phí khác cho một đơn vị sảnphẩm Từ đó xác định được giá thành toàn bộ của một đơn vị sản phẩm và hoạchtoán lãi lỗ trong kinh doanh

- Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn nắm bắt những thông tin đòi hỏi vềchất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả sản phẩm, chất lượng phục vụ của người tiêudùng trên thị trường Đồng thời, phải nắm bắt kịp thời những thông tin về nhu cầucủa thị trường về loại hàng hoá gì

Nhự vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự kết hợp hài

và không thể tách rời nhau của hai loại hoạt động của sản xuất và hoạt động kinhdoanh Hoặc ta có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh là nói sản phẩm theo haiquan điểm vật chất và quan điểm tài chính (H-H, T-T) Một doanh muốn tồn tại vàphát triển bền vững thì cần phải biết kết hợp tốt giữa hai loại hoạt động trên sao chophù hợp với thi trường hiện nay

1.1.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Có nhiều vấn đề được đặt ra cho những nhà khoa học, nhà quản lý và nhàđiều hành sản xuất quan tâm nghiên cứu đó là : Thế nào là quá trình sản xuất kinhdoanh có hiệu quả kinh tế? Những biểu hiện kinh tế là gì? Do đó, vấn đề về hiệuquả trong sản xuất kinh doanh được nhiều nhà kinh tế học trên thế giới đi sâunghiên cứu từ thập kỉ 30 của thế kỷ XX

Các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp:

- Coi hiệu quả sản xuất kinh doanh là biểu hiện của kết quả sản xuất trên mỗilao động hay mừc doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh Quan điểm này là chưahợp lý Kết quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí hoặc mở rộng việc sử dụngcác nguồn dự trữ

Trang 4

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức lợi ích của sản phẩm sản xuất ra, tức

là giá trị sử dụng của nó (hoặc doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quátrình kinh doanh ) chứ không phải giá trị Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả vớimục tiêu kinh doanh

- Hiệu quả sản xuất kinh chỉ đựơc xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quảtốt với chi phí sản xuất bỏ ra Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được mốiquan hệ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh trình độ sử dụng chíphí Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, ở đây họ chỉ đềcập đến chi phí thực tế đã bỏ ra qua nguồn lực của chi phí đó Quan điểm này chỉnói về cách xác lập các chỉ tiêu, chứ không toát lên ý niệm của vấn đề

- Hiệu quả sản xuất kinh đoành là thước đo sự tăng trưởng kinh tế, phản ánhquá trình sử dụng các loại chi phí sản xuất để tạo ra những sản phẩm vật chất nhằmđạt những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định Cách biểu hiện này là phiến diện, chỉđứng trên góc độ biến động theo thời gian

Như vậy, ta có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về hiệu quả sản xuất kinhdoanh:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Do đó, mà bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suấtlao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội Đây là 2 mặt có mối liên hệ mật thiếtcủa vấn đề hiệu quả kinh tế Việc khan hiếm nguồn đã làm cho việc sử dụng chúnglại mang tính cạnh tranh hơn, đặt ra yêu cầu phái khai thác và sử dụng một cáchtriệt để để tiệt kiệm nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Biểu hiện rõ ràng nhất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là “tiền” vì tiền lại

là biểu hiển của lợi ích

* Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh là một trong các nhân tố lớn có ảnh hưởng tới hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì môi trường bao gồm tất cả các yếu

Trang 5

tố từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp,tác động hầu hết lên mọi mắt của quátrình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy mà có 2 nhóm nhân tố cầnxem xét khi tìm hiểu tác động của các nhân tố tới hiệu quả sản xuất kinh doanh đólà: nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và các nhân tố của bản thân doanh nghiệp.Từ đóxem xét ảnh hưởng của chúng để biến các cơ hội của môi trường thành các lợi thếcủa bản thân và hạn chế những bất lợi mà môi trường mang lại để có thế đạt đượcnhững hiệu quả cao giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

- Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp :

Là những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Đối với những nhân tố này,doanh nghiệp chỉ có thể dự báo

để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo hướng có lợi cho mình giúp cho hoạtđộng kinh doanh trở nên có hiệu quả hơn

Và để có thể điều chỉnh được một cách đúng đắn để hoạt động kinh doanhđạt được những hiệu quả đích thực thì các nhà quản ly phải nắm bắt và lý giải đượccác nhân tố ảnh hưởng đó Các nhân tố đó có thể gồm:

- Yếu tố về pháp lí: Đòi hỏi các nhà quản lý nắm chắc để hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp không vi phạm pháp luật

- Yếu tố chính trị: Là cở sở cho một nền kinh tế ổn định, là cơ sở để các doanh

nghiệp yên tâm đầu tư phát triển tìm cách nâng cao sức cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường, và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Môi trường kinh tế: Là các nhân tố có tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất

kinh doanh,bao gồm lạm phát, biến động tài chính tiền tệ thông qua việc xác địnhcung cầu, quy mô sản xuất, tốc độ tiêu thụ sản phẩm…

- Nhân tố từ bản thân doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp đều có tiềm năng riêng phản ánh thế lực của doanhnghiệp Trong quá trình xây dựng chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh rất quantrọng Để thực hiện tốt quá trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, ta phảinắm được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Số lượng và chất lượng dự trữ hàng hoá.

Trang 6

Kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhân tố : số lượng vàchất lượng dự trữ hàng hoá Doanh nghiệp muốn đạt đựơc khối lượng tiêu thụ caothì trước hết phải có đủ hàng hoá để cung cấp cho khách hàng Điều này được thểhiện qua công thức:

Khối lượng Số hàng Số hàng hoá Số xuất khác sản phẩm = hoá tồn kho + mua vào - và tồn kho

bán ra đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Qua mối liên hệ trên, ta thấy rõ nếu số hàng hoá tồn kho đầu kỳ và nhậptrong kỳ tăng lên thì sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá, từ đónâng cao kết quả Bởi vậy, cần đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân xem xét số tồn khođầu kỳ, số tồn kho cuối kỳ với lượng dự trữ cần thiết, thường xuyên, dự trữ và dựtrữ bảo hiểm Hệ số quay kho càng cao chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp càngmạnh và ngược lại Chất lượng hàng tăng dẫn đến tồn kho cuối kỳ giảm và lượnghàng hoá bán ra tăng

Lao động: Là toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề đã kí kết

hợp đồng lao động với doanh nghiệp, được ghi tên vào danh sách lao động củadoanh nghiệp, được quản lý, sử dụng sức lao động và được trả thù lao lao động theokết quả hoàn thành công việc được giao

Để đảm bảo nâng cao được chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động…doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch tuyển dụng hợp lý, có sự quan tâm đúng mứcđến người lao động, tạo cơ hội thăng tiến, tạo bầu không khí làm viêc thoải mái gópphần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh: Theo nghĩa rộng thì vốn là phần thu nhập quốc dân dưới dạng tài

sản vật chất và tài sản tài chính, được chính các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp

bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích

Về bản chất vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tư liệu sản xuấtđược sử dụng trong quá trình kinh doanh, đây là điều kiện đầu tiên quyết định đến

sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Trang 7

Yêu cầu của vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp là không ngừng nângcao hiệu quả sử dụng trong quá trình sản xuất, tức là làm thế nào để đồng vốn luânchuyển nhanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Công nghệ: Là việc áp dụng những khoa học vào công nghệ, bằng việc sử dụng các

kết quả đã nghiên cứu và xử lý có một cách có hệ thống và có phương pháp

Công nghệ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động của sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp có tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ hay không làphụ thuộc không nhỏ vào yếu tố công nghệ

Quản lý doanh nghiệp: Trình độ và kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh được

coi là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp Nguồn lực dù có dồidào đến đâu mà việc quản lý điều hành doanh nghiệp yếu kém thì các nguồn lực sẽkhông đựơc sử dụng một cách có hiệu quả

Thước đo hiệu quả quản lý chính là việc đưa ra những quyết định đúng đắn

cụ thể, là xác định quy mô sản xuất phù hợp với đường lối, mục tiêu của doanhnghiệp Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh không ngừng nâng cao hiệu quảcao, chất lượng các nhà quản lý để giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanhcao nhất

Chiến lược mặt hàng: Chiến lược mặt hàng là nhân tố quan trọng trong hệ thống

các nhân tố Mỗi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng phải tự lập ra chomình một chiến lược mặt hàng Căn cứ vào chiến lược đó doanh nghiệp có kế hoạchxuất nhập khẩu hàng hoá cho phù hợp

- Các nhân tố về thị trường:

Khách hàng: Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và

cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu

để xác định chiến lược kinh doanh Do vậy, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kháchhàng của mình Nhìn chung có năm dạng thị trường khách hàng

Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các doanh nghiệp tham gia

vào ngành trong tương lai Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mô lớntrong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt

Trang 8

Các nhà cung ứng: Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động kinh doanh

phải có mối quan hệ mật thiết với các nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào như: Vật

tư lao động, vốn, thông tin công nghệ… Số lượng và chất lượng các nguồn cungứng các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lựa chọn và xác định phương ánkinh doanh tối ưu

Trên thực tế không phải ai cũng hiểu biết và quan niệm giống nhau về hiệuquả sản xuất kinh doanh và chính điều này đã làm triệt tiêu những cố gắng, nỗ lựccủa họ mặc dù ai cũng muốn làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Như vậy, khi

đề cập đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chúng ta phải xem xét một cách toàn diện

về cả mặt thời gian và không gian trong mối liện hệ với hiệu quả chung của toàn bộnền kinh tế quốc dân, hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệuquả kinh tế xã hội Cụ thể khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cần chú ý cácđiểm sau:

- Bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh trong việcnâng cao hiêu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Phải xuất phát từ mục tiêu chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước thể hiện ở chỉ tiêu pháp lệnhhoặc đơn đặt hàng của Nhà nước giao cho doanh nghiệp, vì nó là nhu cầu, là điềukiện bảo đảm sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân

- Đảm bảo nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế: Cách thức và phươngpháp phân tích tính hiệu quả sản xuất kinh doanh phải dựa trên cơ sở các số liệuthông tin thực tế đơn giản dễ hiểu, không nên sử dụng các số liệu thộng tin cần thiếthoặc những nguồn thông tin không đảm bảo độ chính xác

- Kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi íchcủa người lao động Quan điểm này đòi hỏi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhmột cách trực tiếp

- Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Khi đánh giá và xác định mục tiêu, biện pháp và nâng cao hiệu quả kinh doanh,phải xuất phát từ đặc điểm kinh tế, điều kiện kinh tế xã hội của ngành, của địaphương và của các doanh nghiệp, trong từng thời kỳ hiệu quả kinh doanh của

Trang 9

doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện về thời gian và không giantrong mối quan hệ với hiệu quả chung trong nền kinh tế:

+ Về mặt thời gian: Trên thực tế không ít các trường hợp chỉ thấy được lợi

ích trước mắt mà thiếu xem xét đến hiệu quả lâu dài, do đó mà mối tương quan vềthu chi giảm đi, đó không thể được coi là hiệu quả toàn diện được

+ Về mặt không gian: Hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt đươc khi nó có

tác động tích cực ( không có tác đông tiêu cực) đến các ngành kinh tế, các bộ phậntrong một hệ thống

+ Về mặt định lượng: Hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đựơc thể hiện qua

mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu, giảm chi Tiết kiệm đến mứctối đa chi phí sản xuất kinh doanh mà thực chất là hao phí lao động ( lao động sống

và lao động vật hoá) để tạo ra một sản phẩm có ích nhất

+ Về mặt định tính: Hiệu quả doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu

quả của xã hội Trong một số trường hợp thì hiệu quả xã hội lại là mặt quyết địnhkhi lựa chọn một giải pháp kinh tế, dù xét về mặt kinh tế nó chưa được thoả mãn

1.1.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh

Với hoạt động sản xuất thì kết quả của nó được tính vào kết quả sản xuất,còn với hoạt động kinh doanh thì kết quả được tính vào kết quả kinh doanh Sự kếthợp hai hoạt động trên gọi là hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả của nó đượctính vào kết quả sản xuất kinh doanh

Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, phải là kết quả laođông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ.Do đó, các doanhnghiệp không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp những kết quảthuê bên ngoài làm như vận tải, đất thuê ngoài… nhưng kết quả này do người làmthuê tính Ngược lại doanh nghiệp đựơc tính vào kết quả sản xuất kinh doanh củamình các hoạt động làm thuê cho bên ngoài Chỉ tính các kết quả đã hoàn thànhtrong ký báo cáo, chênh lệch sản phẩm chưa hoàn thành (cuối kỳ- đầu kỳ)

- Được tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ sản phẩm làm ratrong kỳ báo cáo như sản phẩm tự sản tự tiêu (điện, than…) dùng trong doanhnghiệp sản xuât điện, than sản phẩm chính và sản phẩm phụ nếu doanh nghiệp thu

Trang 10

nhặt được ( thóc, rơm rạ trong nông nghiệp) sản phẩm kinh doanh tổng hợp của tất

cả các công đoạn kinh doanh ( từ kết quả sản xuất đến kết quả bán lẻ sản phẩm)

- Chỉ tính những sản phẩm có đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng hợptiêu chuẩn Việt Nam Do đó, chỉ tính những sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong

kỳ báo cáo đã qua kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định hoặc sảnphẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận trong tiêu dùng

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá kết quả hoạt động sản xuâtkinh doanh không chỉ đơn thuần là nêu ra những chỉ tiêu nào đó trong hệ thống màphải đảm bảo có thể thu thập được nguồn thông in để tính toán các chỉ tiêu một cáchđầy đủ Vì vậy, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê khoa học hợp lý, nội dungthông tin được phản ánh trong hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau

* Đảm bảo tính hướng đích

Đảm bảo tính hướng đích phản ánh được quy luật, xu thế phát triển và trình

độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt đông sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiên thời gian và địa điểm cụ thể

Về không gian : là toàn bộ các hoạt động kinh doanh diễn ra liên quan tớidoanh nghiệp Về thời gian thường là tháng, quý, năm hoặc thời kỳ nhiều năm để cóthể phản ánh được tính quy luật , tính hệ thống của các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Đảm bảo tính hướng đích đáp ứng yêu cầu đúng với đối tượng cần cung cấpthông tin nhằm đảm bảo tác dụng thiết thực trong công tác quản lý

Do đó, trong hoạt động kinh tế nói chung cũng như trong hoạt động sản xuấtkinh doanh nói riêng các doanh nghiệp tìm mọi cách để đạt được hiệu quả cao nhấthay nói cách khác đó là tính hướng đích

* Đảm bảo tính hệ thống:

Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhphải được quy định một cách thống nhất, có hướng dẫn cho các doanh nghiệp vàphương pháp tính toán phải đảm bảo những yêu cầu sau: Nội dung tính toán phải

Trang 11

thống nhất từ chi tiết đến tổng hợp, phạm vi tính toán phải thống nhất Ngoài ra tính

hệ thống còn thể hiện ở các yêu cầu sau:

- Đầy đủ : Phải bao quát được mọi lĩnh vực quan trọng nhất của hiện tượng

kinh tễ xã hội Xét đến mối quan hệ xã hội với các hiện tượng kinh tế và ngược lại

- Hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận,các mặt giữa hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng có liên quan

- Hệ thống chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu mang tính chất chung , các chỉ tiêumang tính chất bộ phận và cả các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh tổng thể vấn đề tanghiên cứu

- Đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính toán của cácchỉ tiêu cùng loại mối quan hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ và sắp xếp một cáchkhoa học Điều này liên quan đến việc chuẩn hoá thông tin Hệ thống chỉ tiêu phảibao gồm các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu, các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu bộphận phản ánh từng mặt của bộ phận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉtiêu kết quả, các chỉ tiêu chi phí, các chỉ tiêu hiệu quả

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng khi muốn xấy dựng hệ thốngchỉ tiêu nói chung cũng như hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công

ty cố phần gas Petrolimex

* Đảm bảo tính khả thi

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpphải đảm bảo tính khả thi tức là dựa trên khả năng nhân tài vật lực có cho phép tiếnhành thu thập tổng hợp các chỉ tiêu với chi phí ít nhất do đó đòi hỏi phải cân nhắc

kỹ lưỡng, xác định những chỉ tiêu cơ bản nhất đáp ứng mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu cần gọn và từng chỉ tiêu cần có nội dung rõ ràng

để thu thập thông tin, đảm bảo tính khả thi phù hợp với nhân tài vật lực của doanhnghiệp

Thứ hai, phải có tính ổn định cao, được sử dụng trong thời gian dài, đồng

thời phải có tính linh hoạt Mặt khác, hệ thống chỉ tiêu cần thường xuyên được hoànthiện theo sự phát triển của yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiêp trọng từng thời kỳ

Trang 12

Thứ ba, phải quy định các hình thức thu thập thông tin (qua báo cáo thống

kê định kỳ hoặc qua điều tra thông kê ) phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp vớiđiều kiện và trình độ cán bộ làm công tác thống kê các doanh nghiệp để có thể tínhtoán các chỉ tiêu trong hệ thống với độ chính xác cao phục vụ tốt cho yêu cầu côngtác quản lý các doanh nghiệp

* Đảm bảo tính hiệu quả

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá kết quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp phải đảm bảo tính hiệu quả Nghĩa là hệ thống chỉ tiêu đó phảiphân tích được sát với tình hình thực tế hiện nay đang xảy ra tại doanh nghiệp Bất

cứ một doanh nghiệp nào thì mục đích hoạt động cũng quan tâm hiệu quả đạt được.Vậy làm thế nào để đạt được hiệu quả cao? Qua phân tích bằng hệ thống chỉ số đểrút ra được thức trạng, đề ra được giải pháp khắc phục khó khăn hay phát huy lợithế

1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX 1.2.1 Khái quát chung về ngành xăng dầu.

Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến lược đối với sựphát triển của đất nước, thuộc độc quyền Nhà nước Nhà nước Việt Nam thực hiệnđộc quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản lý quyền trựctiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạch nhập khẩu Trên cơ sởcân đối nhu cầu xăng dầu hàng năm của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước giao hạnngạch nhập khẩu cho 10 doanh nghiệp đầu mối; trong đó, Petrolimex được giao vớikhối lượng tương ứng với thị phần 55-60% Như vậy, Petrolimex giữ vị trí thốnglĩnh thị trường xăng dầu nội địa Vị trí quan trọng này do Nhà nước xác lập tươngứng với vai trò chủ đạo của Petrolimex trong việc bảo đảm xăng dầu cho sự pháttriển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả xăng dầu trên thịtrường nội địa và phục vụ đắc lực, có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước

Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

(Petrolimex) là xăng dầu- cụ thể là các sản phẩm lọc dầu ( xăng ô tô, diesel, nhiên

Trang 13

liệu đốt lò (mazút) và dầu hoả) Doanh thu xăng dầu chiếm tỷ trọng 92% tổng

doanh thu hàng hoá và dịch vụ của Petrolimex

Hoạt động kinh doanh xăng dầu của Petrolimex được thực hiện chủ yếu dướicác hình thức: Mua xăng dầu thông qua nhập khẩu trực tiếp; bán xăng dầu tại thịtrường nội địa gồm trực tiếp bán buôn, bán lẻ và bán qua hệ thống đại lý, tổng đạilý; bán xăng dầu ra nước ngoài gồm tái xuất và chuyển khẩu Ngoài ra, Petrolimex

còn cung ứng dịch vụ kho cảng; vận tải xăng dầu bằng đường bộ (ô tô si-téc), đường sông (xà lan, tàu sông), đường ven biển và đường biển viễn dương; v.v…

Thương hiệu Petrolimex ngày càng được củng cố vững chắc trên thị trườngViệt Nam và quốc tế Petrolimex luôn là bạn hàng tin cậy của đại đa số khách hàngcông nghiệp, các doanh nghiệp tiếp tục lưu thông và người tiêu dùng trên phạm vi

cả nước

1.2.1.1 Khái quát về công ty cổ phần

Luật doanh nghiệp quy định đối với công ty cố phần thì công ty cổ phần làmột doanh nghiệp trong đó:

- Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.Người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông

- Cổ đông có thể là một tổ chức, cá nhân, số lượng cố đông tối thiểu là 5 và tối đa

là không giới hạn

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy địnhcủa pháp luật về chứng khoán

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn,

cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa cụ tài sản của công tytrong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

1.2.1.2 Vai trò của sản xuất và kinh doanh gas

Trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu về tiêu dùng sảnphẩm Gas ngày càng tăng Với những ưu việt về tính năng sử dụng, Gas đã được

Trang 14

ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, nó là đầu vào của các ngành công nghiệpnhư xây dựng, gốm sứ thuỷ tinh… hàng năm lượng tiêu thụ Gas của các ngành nàychiếm khoảng ≈ 60 % tổng lượng tiêu thụ

Không những là đầu vào cho các ngành công nghiệp, cho đến khoảng hơn 10năm gần đây, gas đã dần đi vào sinh hoạt của người dân, tuy không phải là nguồnthu chiếm tỷ trọng lớn của hoạt động kinh doanh của Công ty, nhưng nó lai là cầunối của doanh nghiệp tới khách hàng và là cơ sở nghiên cứu thị trường và định giásản phẩm

Tuy nhiên, môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng các loại hình, các nhãnhiệu thì việc làm sao đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tiêu dùng để nângkhả năng cạnh tranh, phát triển thương hiệu lại là một việc không hề đơn giản Công

ty cổ phần Gas Petrolimex thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam có nền tảng từmột doanh nghiệp nhà nước, là 1 trong số ít các doanh nghiệp đi đầu trong việccung ứng sản phẩm Gas nói riêng trên thị trường nội địa và xuất khẩu, nhìn chung

đã có chỗ đứng trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Một mặt, giữ vững vị trí trênthị trường tiêu dùng Mặt khác, mở rộng thị trường, tăng năng suất lao động, tăngdoanh thu lại là một thách thức không nhỏ

Trong thời gian gần đây, khi sàn giao dich chứng khoán ở Việt Nam đượcbiết tới nhiều hơn, Cổ phiếu của Công ty cổ phần Gas Petrolimex hiện là sự lựachọn khá an toàn cho người chơi chứng khoán, nhưng làm thế nào để họ luôn có thểyên tâm lựa chọn chứng khoán của Công ty và để Công ty có thể huy động đượcnguồn vốn đầu tư lớn cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng lại làmột thách thức không đơn gian chút nào

Vậy fải làm thể nào để giải quyết những khó khăn và thách thức đó ?

Trang 15

1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex.

1.2.2.1 Nhân tố bên ngoài

Gas tuy có tính năng sử dụng ưu việt so với nhiều loại chất đốt khác, nhưngđối với một nước có nền kinh tế lạc hậu như nước ta (mặc dù nền kinh tế tăngtrưởng ở mức cao trong những năm qua , xấp xỉ 8,5 %) thì yếu tố giá cả lại trở nênhết sức nhạy cảm tới cung - cầu, đặc biệt là các ngành có sử dụng LPG làm nguyênliệu đầu vào Với mức giá còn khá cao, thực tế mỗi năm giá LPG tăng khoảng 20%(từ năm 2002-2006), giá bình quân là 243 USD/ tấn, với mức giá như thế, rất nhiềukhách hàng là các đơn vị sản xuất có xu hướng chuyển sang sử dụng các dạng nhiênliệu khác rẻ hơn thay thế

Giá bình quân qua các năm

vị còn có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như là bình gas tương tự bình

Trang 16

gas của các hãng lớn về kiểu dáng, màu sắc để đánh lừa người tiêu dung, lấy bìnhgas của hãng khác để sửa chữa bất hợp pháp thành bình của mình, sang nạp gas tráiphép, phát tờ rơi quảng cáo có dưới danh nghĩa các công ty có uy tín Thực trạngnày diễn ra không những làm thiệt hại đến các đơn vị kinh doanh gas lớn làm ănchân chính mà còn tạo ra nguy cơ rủi ro rất cao đối với người tiêu dung.

Đây cũng là một trong số nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng gas bìnhPetrolimex có phần chững lại ở một số năm gần đây, thị phần bị chia sẻ

1.2.2.2 Nhân tố từ bản thân doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Gas Petrolimex trực thuộc Tổng công ty Xăng Dầu ViệtNam, trước là một bộ phận của Tổng Công ty nên có thể nói hoạt động của bản thânCông ty đã phát triển ngay từ khi ngành dầu khí còn là ngành độc quyền và vì thếthương hiệu của Gas Petrolimex đã được biết đến và được khẳng định từ trước khitrở thành một doanh nghiệp Cổ phần như hiện nay

Với lượng vốn lớn và nguồn lao động có trình độ, dầy dặn kinh nghiệm tronglĩnh vực Gas và dầu khí đã hoạt động khá lâu năm trong Công ty cùng với lực lượnglao động trẻ năng động, mặc dù thị phần Gas bị chia sẻ, những lương Gas tiêu thụhàng năm của Công ty vẫn tăng đặc biệt là đối với Gas rời(sử dụng trong các ngànhCông nghiệp) Vì Công ty Cổ phần Gas Petrolimex vẫn được coi là lựa chọn an toànđối với những nhà sản xuất trong nước và người tiêu dùng không chỉ bởi chấtlượng, giá thành mà cũng bởi uy tín mà cán bộ nhân viên Công ty đã xây dựngtrong nhiều năm qua

Trang 17

CHƯƠNG II

HẾ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX.

2.1 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX- ĐẶC ĐIỂM VÀ

PHƯƠNG PHẢP TÍNH TOÁN.

Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp những chỉ tiêu có quan hệ với nhau, có thế phảnánh các mặt,các tính chất cơ bản,các mối quan hệ cơ bản giữa các mặt của hiệntượng và giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường là một hệ thống chỉ tiêu rộng lớn Do đó khi xâydựng một hệ thống chỉ tiêu phải coi trọng tính đặc thù của từng doanh nghiệp đồngthời phải tham khảo hệ thống chỉ tiêu của các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế

Muốn đề ra chiến lược hay đường lối kinh doanh mới phù hợp với điều kiệnkinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ nền kinh tế thị trường, thì chúng ta phảitổng hợp được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gianhoạt động sản xuất kinh doanh Một doanh nghiệp muốn đánh giá và đưa ra một sốgiải pháp và phương hướng cho doanh nghiệp trong thời gian tới thì doanh nghiệp

đó phải thống kê được kết quả sản xuất kinh doanh của mình Và muốn thống kêđược kết quả sản xuất kinh doanh thì phải xây dựng đựơc hệ thống chỉ tiêu thống kêbáo cáo phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, và phải đảm bảo:

- Phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiệu quảsản xuất kinh doanh

- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung và phạm vi tính toán của các chỉ tiêucùng loại

- Xác định mục đích nghiên cứu, có thế hệ thống chỉ tiêu được xây dựng mới

có ý nghĩa nghiên cứu và có tác dụng thiết thực trong công tác quản lý

Trang 18

- Hệ thống chỉ tiêu hình thành phải là hệ thống cho phép giải quyết tốt mâuthuẫn giữa nghiên cứu thông tin với khả năng về mọi mặt để thu thập và tính toáncác chỉ tiêu nêu ra Điều đó có nghĩa là cần có sự kết hợp giữa tính lý thuyết, kỳvọng với tính khả thi, thực tiễn của hệ thống.’

- Đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là các chỉ tiêu bao gồm trong hệ thống phải

có mối liên hệ hữu cơ với nhau

2.1.1 Hệ thống chỉ tiêu đang được sử dụng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex.

2.1.1.1 Các chỉ tiêu về yếu tố sản xuất

2.1.1.1.1 Chỉ tiêu về lao động

* Khái niệm

Số lượng lao động của doanh nghiệp là những người được ghi tên vào danhsách lao động của doanh nghiệp và do doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng sứclao động rồi trả lương

* Phân loại

Theo tính chất của lao động có thể chia lao động thành hai bộ phận là số laođộng không được trả công và số lao động làm công ăn lương

- Số lượng lao động không được trả công: bao gồm các chủ doanh nghiệp tư

nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân tham gia vào làm việc và sốcông nhân gia đình không được trả lương

- Số lao động làm công ăn lương: là những người lao động làm việc trong

doanh nghiệp và được doanh nghiệp trả lương theo mức độ hoàn thành công việcđược giao

Theo tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp mà lao động được phân thành hai ba bộ phận : là lao động trựctiếp sản xuất và lao động làm công khác

- Chỉ tiêu lao động là một chỉ tiêu được thống kê theo số thời điểm và sốbình quân

- Chỉ tiêu lao động giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Trang 19

Do đó, nhân tố lao động có vai trò rất lớn đến quá trình tăng trưởng và pháttriển của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Và để đạtđược tốc độ phát triển cao và hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra thì ngoài việc giảm chiphí sản xuất, doanh nghiệp còn phải tăng năng suất lao động, cải tổ bộ máy củacông ty…Tăng năng suất lao động cũng là một trong những biện pháp hạ giá thànhsản phẩm, tăng doanh thu cũng đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận Bên cạnh đóviệc nâng cao tay nghề cho người lao động là một trong những biện pháp để nângcao năng suất lao động Ngoài ra Công ty thường xuyên quan tâm đến đời sống vậtchất và tinh thần của cán bộ và công nhân viên Công ty để họ yên tâm với côngviệc và chính vì thế năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tăng, hiệu quảsản xuất của công ty từ đó mà cũng được nâng cao.

2.1.1.1.2 Các chỉ tiêu về vốn

Tổng vốn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là giá trị của các nguồn vốn

đã hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đó hay nói một cách khác, tổngvốn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ bao gồm vốn cố định và vốn lưu độngđược doanh nghiệp sử dụng vào quá trình tái sản xuất

và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu vốn cố định là một chỉ tiêu quan trọng vì nó phản ánh điều kiện sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ chỉ tiêu này có thể thấy được hiện trạngTSCĐ và công nghệ sản xuất của công ty đề qua đó công ty chủ động trong việc kýkết hợp đồng, nhận đơn đặt hàng sản xuất với khách hàng

* Vốn lưu động

Vốn lưu động là hình thái tiền tệ của giá trị các TSLĐ đầu tư ngắn hạn củadoanh nghiệp

Trang 20

Chỉ tiêu vốn lưu động là một chỉ tiêu quan trọng để tính được tổng vốn sảnxuất kinh doanh của công ty, hay nói cách khác chỉ tiêu VLĐ là một chỉ tiêu quantrọng phản ánh điều kiện sản xuất của công ty Chỉ tiêu cho quy mô sản xuất, khảnăng thanh khoản, thị trường khách hàng và mức độ thành công của những dự ánđầu tư.

2.1.1.2 Các chỉ tiêu hiệu quả

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phản ánh trình độ khaithác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất và thực hiện những mục tiêu kinh tế

đã đề ra, nó còn thể hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh vớichi phí sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề khá phứctạp nên việc nghiên cứu nó phải thông qua hệ thống chỉ tiêu

Hiệu quả sản xuất kinh doanh có liên quan đến toàn bộ các yếu tố của quátrình kinh doanh Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi sử dụng cácyếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả

Để đánh giá có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp

và các chỉ tiêu cụ thế Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, xuất hao phícũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn

2.1.1.3 Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh

Trang 21

2.1.1.3.2 Cơ cấu doanh thu

Là % doanh thu thuần trong tổng doanh thu của Công ty Cổ phần gasPetrolimex

2.1.1.3.3 Doanh thu thuần

Doanh thu thuần là phần doanh thu còn lại sau khi đã trừ khi các khoản trừ Các khoản giảm trừ bao gồm: Hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu nếu có

Doanh thu thuần là cơ sở để xác định lãi lỗ ròng của hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Công thức:

DTt = DT   ( các khoản giảm trừ doanh thu)

2.1.1.3.4 Lợi nhuận

Lợi nhuận hay lãi kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng giá trị thặng dư

do lao động Công ty tạo ra trong kỳ, phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt độngkinh doanh, phục vụ, đánh giá việc thực hiện mục tiêu tối hậu của Công ty

2.1.1.3.5 Lượng hàng hoá tiêu thụ

Là tổng lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ của doanh nghiệp đã tiêu thụtrong kỳ Đây cũng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanhtheo doanh số thực tế tiêu thụ được , là một trong những cơ sở để đánh giá mục tiêukinh doanh của doanh nghiệp

2.1.1.3.6 Sản lượng hàng hoá

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được biêu hiệnqua sơ đồ sau:

Trang 22

2.1.2 Đặc điểm tính toán của từng chỉ tiêu

2.1.2.1 Các chỉ tiêu về lao động, vốn

*Các chỉ tiêu về lao động.

Chỉ tiêu lao động là chỉ tiêu được thống kê theo số thời điểm và số bình quân do đó:+ Nếu khoảng cách không bằng nhau thì chỉ tiêu lao động bình quân được tính theocông thức:

n L

n n L L

Trong đó:

L: số lao động bình quân

Li : số lao động trong ngày i của kỳ nghiên cứu (i 1 ,n), những ngày lễ nghỉ thứ 7

và chủ nhật thì lấy số lao động có ở ngày liền trước đó

n: số ngày theo lịch kỳ nghiên cứu

ni : số ngày của thời kỳ i

n i : Tổng số ngày theo lịch trong kỳ

Nhóm chỉ tiêu

phản ánh hiệu quả

Nhóm chỉ tiêu về yếu tố sx (lao động, vốn)

Nhóm chỉ tiêu kết quả SXKD

Lượnghànghoá tiêuthụ

Lợinhuận

Sảnlượnghànghoá

Hệ thống chỉ tiêu phảnánh hoạt động SXKD

Doanhthu Doanhthu

thuầnHiệu

quả sửdụngTSCĐ

Trang 23

+ Nếu khoảng cách thời gian bằng nhau thì chỉ tiêu lao động bình quân được tínhtheo công thức:

1

2

L L

n n

Trong đó:

Li : Số lượng lao động có ở thời điểm i trong kỳ nghiên cứu (i  1 ,n)

n: tổng số thời điểm thống kê

* Các chỉ tiêu về vốn

+ Vốn cố định

Do mỗi lần tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị của vốn cốđịnh bị giảm dần nên khi tính chỉ tiêu này thường tính theo qui mô còn lại của nó,tức là sẽ tính theo công thức sau:

Quy mô VCĐ tại = Tổng giá trị của VCĐ và đầu tư

thời điểm thống kê dài hạn tại thời điểm đó

Hoặc

Nguyên giá (hay Giá trị hao mòn Tổng giá trị các

= Giá đánh giá lại) - luỹ kế + khoản đầu tư

của TSCĐ dài hạn

+ Vốn lưu động

VLĐ chỉ tham gia 1 lần vào quá trình sản xuất nên được tính theo công thức:

Quy mô VLĐ tại  Tổng giá trị của VLĐ và đầu tư thời điểm thống kê ngắn hạn tại thời điểm đó

2.1.2.3 Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh

2.1.2.3.1 Tổng giá trị sản xuất (GO)

Giá trị sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gas là một chỉtiêu tổng hợp được tính theo đơn vị tiền tệ bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật

Trang 24

chất và dịch vụ của Công ty tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là mộtnăm).

Nếu GO được tính theo giá hiện hành thì tổng giá trị sản xuất phản ánh đượcgiá trị thực tếm còn khi tính theo giá so sánh thì nó lại phản ánh được quy mô sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp GO còn phản ánh trình độ sử dụng các yểu tốsản xuất như năng suất lao động (sống), hiêu suất sử dụng vốn

GO là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ (đơn vị giá trị là triệu đồng ) được xác địnhtheo:

+ Nguyên tắc thường trú – tính theo lãnh thổ kinh tế

+Tính theo thời điểm sản xuất: sản phẩm được sản xuất trong thời kỳ nàođược tính vào kết quả sản xuất của thời kỳ đó.Theo nguyên tắc này, chỉ tínhvào giá trị sản xuất chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ nửa thành phẩm và sảnphẩm dở dang, tức là loại trừ tồn kho đầu kỳ hai loại kể trên vì nó là kết quảsản xuất của kỳ trước

+ Tính theo giá thị trường

+ Tính toàn bộ sản phẩm: theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất cảgiá trị nguyên vật liệu của khách hàng

+ Tính toàn bộ kết quả sản xuất: theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sảnxuất không chỉ thành phẩm mà cả sản phẩm dở dang

GO bao gồm:

+ Giá trị thành phẩm ( sản phẩm chính, sản phẩm phụ và nửa thành phẩm)sản xuất bằng nguyên vật liệu của Công ty

+ Giá trị chế biến thành phẩm bằng nguyên vật liêu của khách hàng

+ Giá trị sản phẩm hoạt động sản xuất phụ

+ Giá trị phế phẩm phế liệu thu hồi đã tiêu thụ

+ Chênh lệch sản phẩm trung gian ( nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang)công cụ, mô hình tự chế giữa cuối kỳ và đầu kỳ

+ Giá dịch vụ công nghiệp hoàn thành cho bên ngoài

+ Giá trị cho thuê máy móc, thiết bị nhà xưởng, trong dây truyền sản xuấtcủa Công ty

Trang 25

+ Sửa chữa lớn thiết bị cho bên ngoài và cho mình.

Công thức:

GO = ( C1 + C2 + V + M )

GO = ( C + V + M )

Trong đó:

C1 : Khấu hao tài sản cố định của tất cả các hoạt động có trong Công ty

C2 : Chi phí trung gian ( là toàn bộ chi phí sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụcho nhu cầu sản xuất thường xuyên của doanh nghiệp, không kể chi phí khấu hao)

V : là nhu cầu lần đầu của người lao động bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, cáckhoản thu nhập có tính chất lương khác, tiền trích vào các quỹ như: BHXH,BHYT… của chủ doanh nghiệp

Thu nhập lần đầu = Thù lao + BHXH + Thu nhập hỗn hợp của

của người lao động lao động thay lương hộ sản xuất cá thể

M : là thu nhập lần đầu ( tổng lãi gộp) của doanh nghiệp bao gồm : các khoản nộpngân sách nhà nước( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp), tổng lãi thuần trước thuế, lợinhuận, lãi trả tiền vay ngân hàng, mua bảo hiểm nhà nước

2.1.2.3.2 Giá trị tăng thêm (VA) và giá trị tăng thêm thuần.

* Giá trị tăng thêm (VA)

Là phần giá trị tăng thêm của kết quả sản xuất của Công ty trong một thời

lỳ, được tạo ra bởi hai yếu tố sản xuất ó vai trò tích cực là lao động sống và tư liệulao động

Chỉ tiêu được tính theo hai phương pháp: phương pháp sản xuất và phươngpháp phân phối

- Phương pháp sản xuất

Giá trị tăng thêm = giá trị sản xuất – chi phí trung gian

(VA) = (GO) - (IC)

pr =  pq -  pm

(C1 + V+M) = (C+ V+ M) - (C2)

Trang 26

- Phương pháp phân phối

Giá trị Thu nhập lần Thu nhập lần Khâu hao

Gia tăng = đầu của người lđ + đầu của DN + TSCĐ

* Giá trị gia tăng thuần

Là chỉ tiêu biểu hiên phần giá trị mới sáng tạo của lao động sống làm ratrong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu nói lên vai trò củalao động trong việc tao ra nguồn thu nhập cho các đối tượng khác nhau và sự đónggóp của lao động Công ty vào kết quả lao động chung của nền kinh tế

NVA nghiên cứu quan hệ thu nhập giữa người lao động, doanh nghiệp vànhà nước

NVA cũng được xác định theo 2 phương pháp:

+ Phương pháp sản xuất:

Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng - khấu hao (NVA) = (VA) - (C1) + Phương pháp phân phối:

Giá trị gia Thu nhập lần đầu Thu nhập lần đầu

Tăng thuần = của lao động + của doanh nghiệp

(NVA) (V) (M)

2.1.2.3.3 Tỷ trọng VA trong GO (VA/GO).

Là chỉ tiêu tương đối cho ta biết trong GO thì VA chiếm bao nhiêu phầntrăm, tỷ trọng VA trong GO là số tương đối kết cấu Đơn vị tính là %

Trang 27

2.1.2.3.4 Lượng hàng hoá tiêu thụ

Là lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ được tiêu thụ trong thời gian nhấtđịnh (thường là 1 năm)

Lượng hàng hoá tiêu thụ được tổng kết từ các hoá đơn bán hàng của các bộphận bán hàng của doanh nghiệp

2.1.2.3.5 Lợi nhuận

Khi tính toán chỉ tiêu lợi nhuận, người ta tính các chỉ tiêu lãi gộp, lãi thuần.Công thức:

Lãi kinh doanh = Doanh thu kinh doanh – chi phí kinh doanh

Lãi gộp = Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán

Lãi thuần = Doanh thu thuần – giá thành sản phẩm tiêu thụ

* Tỷ suât lợi nhuận

- Tỷ suât lợi nhuận theo tài sản cố định :

Trang 28

Sản lượng hàng hoá bao gồm thành phẩm, nửa thành phẩm và sản phẩm dởdang Là chỉ tiêu làm căn cứ để xác định giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và giá trịtăng thêm thuần.

Là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, đơn vị hiện vật

2.1.2.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả

Các chỉ tiêu về hiệu quả là các chỉ tiêu vừa phải phản ánh được sức sản xuất,xuất hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn, vừa phải phù hợp,thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung:

Công thức tổng quát tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

H ' (2) - chỉ tiêu hiệu quả nghịch

Công thức tính hiệu quả sản xuất kinh doanh riêng cho phần đầu tư tăng thêm

KQ : kết quả sản xuất kinh doanh

CP : Chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh đó

 : sự gia tăng chi phí sản xuất

* Chỉ tiêu năng xuất lao động:

Do chỉ tiêu năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả nên có thể xác định theohiệu quả thuận và hiệu quả nghịch

T KQ W

¦  hay ¦ W' KQ TChỉ tiêu này phản ánh mỗi lao động của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đơn

vị tiền tệ trong kỳ kinh doanh và ngược lại

Trang 29

Chỉ tiêu năng xuất lao động gồm:

+ Năng suất lao động sống : Là năng suất lao động tính theo GO

T GO W

¦ 

+ Năng suất lao động xã hội : Là năng suất lao động tinh theo VA

T

VA W

¦ 

+ Năng suất lao động vật hoá : Phản ánh tiết kiệm chi phí trung gian ( IC), biểu hiện

so sánh tỷ trọng IC/GO kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc

 Nếu chênh lệch dương, phản ánh sự lãng phí chi phí trong sản xuất kinhdoanh

 Nếu chênh lệch âm, phản ánh sự tiết kiệm chi phí trung gian trong quá trìnhsản xuất ( có hiệu quả)

IC GO W

¦ 

GO IC W

Trong đó:

c

V : vốn cố định bình quân trong kỳ( tình theo số còn lại sau khi đã trừ vốn khấuhao)

Hvc cho biết cứ mỗi đồng vốn CĐ đầu tư vào tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đơn

vị tiền kết quả sản xuất (hay doanh thu)

- Tỷ suất lợi nhuận ( Rvc)

Rvc=LN V cTrong đó:

LN : chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh của doanh nghiệp( thườngdung tổng lãi thuần trước thuế hoặc tổng lãi thwnf sau thuế)

Trang 30

Rvc : cứ mỗi một đơn vị tiền tệ vốn cố định đầu tư vào tài sản trong ky` tạo ra đượcmấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận

- Suất tiêu hao vốn cố định ( H’

vc)

H’

vc = H KQ V c vc

 1

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất kinh doanh( hay doanh thu) trong kỳ cần phải tiêu hao mấy đơn vị tiền tệ vốn cố định

Nếu kết quả so sánh số chênh lệch của Hvc và Rvc> 0, tốc độ phát triển của

Hvc và Rvc>1; còn số chênh lệch và tốc độ phát triển của Hvc tương ứng là <0 và < 1,phản ánh hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu cao hơn so với kỳgốc và ngược lại

Trong đó:

L

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ

KQ: thường tính kết quả tiêu thụ (tổng doanh thu bán hàng hay tổng doanh thuthuần)

HVL cho biết cứ mỗi đơn vị tiền tệ vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh trong

kỳ tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ doanh thu

- Mức doanh lợi ( hay tỷ suất lợi nhuận) vốn lưu động (RVL)

RVL=

L

V LN

chỉ tiêu này cho biết bất kỳ một đơn vị tiền tệ vốn lưu động đưa vào sản xuất kinhdoanh trong kỳ tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận RVL càng cao thì chứng tỏvốn lưu động hoạt động càng có hiệu quả Được dùng để so sánh giữa các thời kỳcủa doanh một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô

- Mức đảm nhiệm vốn lưu động (VL)

Trang 31

KQ V H

L VL

Nếu kết quả so sánh chênh lệch của HVL và RVL >0, tốc độ phát triển của HVL

và RVL>1; còn chênh lệch và tốc độ phát triển của VL tương ứng là <0 và <1, phảnánh hiệu quả chung của vốn lưu động của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu cao hơn sovới kỳ gốc và ngược lại

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định

+ Hiệu năng tài sản cố định tính theo GO, VA, NVA, DT :

Công thức:

K KQ

H K

Trong đó:

KQ: Kết quả sản xuất kinh doanh, tính bằng đơn vị tiền tệ bao gồm: GO, VA, NVA,DT

K : Nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Cứ mỗi triệu đồng tài sản cố định của Công ty đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng kết quả sản xuất kinh doanh

+ Hiệu năng chi phí khấu hao (H C1 )

Công thức:

1

1 C KQ

H C

C1 : Tổng mức khấu hao tài sản cố định trích trong kỳ

Trang 32

Ý nghĩa: Cứ mỗi triệu đồng chi phí khấu hao TSCĐ trích trong kỳ thì tạo ra đượcmấy triệu đồng kết quả sản xuất kinh doanh.

2.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔN TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX.

2.2.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty liên quan đến các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần Gas Petrolimex là 1 doanh nghiệp chuyên ngành thuộc hệthống Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam được giao nhiệm vụ sản xuất, kinh doanhngành hàng khi đốt hoá lỏng, hoạt động không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh Gas,hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư đa dạng hoá, bao gồm:

- Xuất khẩu kinh doanh Gas hoá lỏng

- Kinh doanh kho bãi vận tải, vật tư thiết bị, phụ kiện ngành Gas

- Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa lắp đặt cácdịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh Gas theo quy định của pháp luật

- Dịch vụ thương mại

- Kinh doanh địa ốc và bất động sản

Kinh doanh trên phạm vi toàn quốc với các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vựcGas bao gồm các Công ty TNHH Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, và khốitrực tiếp tại Hà Nội

Như vậy, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gas Petrolimex phảiđược phân tích cụ thể trên từng loai ngành hàng, từng lĩnh vực hoạt động, từng khuvực …các nhân tố tác động đến hiệu quả và kết quả sản xuất để có thể điều tiếtkinh doanh sao cho phù hợp với quy mô sản xuất của bản thân Công ty và để tăngnăng xuất, doanh thu

2.2.2 Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp thống kê phấn tich hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex.

Trang 33

Trong thống kê có rất nhiều phương pháp để phân tích hoạt động sản xuấtkinh doanh Mỗi phương pháp phân tích đều có ý nghĩa và tác dụng khác nhau Do

đó, khi lựa chọn phương pháp phân tích cần chú ý những điểm sau:

- Phải xuất phát từ nhiệm vụ phân tích cụ thể, đặc điểm, tính chất, xu thế biếnđộng và mối liên hệ kết quả sản xuất kinh doanh mà xác định dùng phương phápnào cho phù hợp

- Phải nắm bắt được ưu nhược điểm, bản chất, đặc điểm vận dụng của từngphương pháp

- Trong trường hợp cụ thể, phải biết kết hợp hài hoà nhiều phương pháp đểphân tích nhằm phát huy một cách tổng hợp tác dụng của chúng, giúp cho việc phântích đánh giá được đầy đủ

Công ty cổ phần gas Petrolimex là một doanh nghiệp có quy mô lớn, do đó

để không những tồn tại và phát triển (làm ăn có lãi hay không), sử dụng nguồn nhânlực như thề nào, thì việc thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh là không thể thiểucho mỗi một giai đoạn kinh doanh Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với việc phân tíchkết quả là làm thế nào để lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp với mô hình vàđiều kiện kinh doanh của Công ty để đạt được hiệu quả tốt nhất và để đảm bảo bốnnguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu đó là :

- Đảm bảo tính hướng đích

- Đảm bảo tính hệ thống

- Đảm bảo tính khả thi

- Đảm bảo tính hiệu quả

Dựa vào một số yêu cầu trên em đã lựa chọn được một số phương pháp để phântích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần gas Petrolimex

đó là:

- Phương pháp phân tổ

- Phương pháp dãy số thời gian

- Phương pháp chỉ số

Trang 34

2.2.3 Một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty, đặc điểm vận dụng.

2.23.1 Phương pháp phân tổ

2.2.3.1.1 Khái niệm

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chiacác đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khácnhau

2.2.3.1.2 Các loại phân tổ thống kê

Căn cứ vào tiêu thức phân tổ và số lần phân tổ, người ta chia phân tổ thống kêthành các loại sau: Phân tổ theo một tiêu thức, Phân tổ kết hợp, Phân tổ lại

a) Phân tổ theo một tiêu thức

Phân tổ theo một tiêu thức tức là xây dựng tấn số phân bố của một tập hợptheo một tiêu thức Đây là cách phân tổ đơn giản nhất và cũng thường được sử dụngnhất

b) Phân tổ theo nhiều tiêu thức

Phân tổ theo nhiều tiêu thức hay còn gọi là phân tổ kết hợp là sự phân tổ lầnlượt từng tiêu thức một và mỗi tiêu thức được thực hiện theo nguyên tắc phân tổgiản đơn

c) Phân tổ lại

Phân tổ lại là thành lập các tổ mới trên cơ sở các tổ cũ đã được phân lần đầunhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu nào đó

d) Phân tổ nhiều chiều

Phân tổ nhiều chiều là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức có vai tròngang nhau trong việc đánh giá hiện tượng

Trong phân tổ nhiều chiều, các tiêu thức nguyên nhân đồng thời làm tiêuthức phân tổ về dạng một tiêu thức tổng hợp rồi căn cứ vào tiêu thức này để tiếnhành như phân tổ giản đơn

2.2.3.1.3 Ý nghĩa của phương pháp phân tổ

Trang 35

Phân tổ thống kê là một phương pháp được vận dụng phổ biến, đơn giản, dễhiểu, có tác dụng phân tích và vận dụng trong tất cả các giả định của quá trìnhnghiên cứu thống kê Cụ thể:

- Phân tổ trong điều tra thống kê (nhất là điều tra chọn mẫu) là phương phápchủ yếu của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp của phân tíchthống kê

- Là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác

2.23.2 Phương pháp dãy số thời gian

2.2.3.1.1 Bản chất, tác dụng, đặc điểm của phương pháp

* Bản chất: Dãy số thời gian nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh gas làmột tập hợp các trị số được sắp xếp theo thứ tự nhất định Trị số đó có thể là sốtuyệt đối, tương đối hay số bình quân

* Tác dụng: Mọi sự vật và hiện tượng không ngừng biến đổi qua thời gian.Kết quả sản xuất kinh doanh cũng không dừng lai ở một mức độ nhất định nào màluôn tăng giảm nhờ tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan.Qua đó xácđịnh được quy luật xu thế và thời vụ, ảnh hưởng của các nhân tố, xác định mức độbiến động và dự báo kết quả cho tương lai

* Đặc điểm vận dụng: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần GasPetrolimex bao gồm các dãy số GO, VA, doanh thu, lợi nhuận, sản lượng hàng hoátiêu thu, đây là các dãy số biệu hiện kết quả sản xuất kinh doanh Công ty

2.23.1.2 Đặc điểm vận dụng để phân tích các chi tiêu tuyệt đối

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này gồm có lượng tăng (giảm) tuyệtđối liên hoàn, lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, lượng tăng (giảm) tuyệt đốibình quân Các chỉ tiêu này dùng để so sánh các mức độ giá trị gia tăng, lợi nhuậncủa năm sau so với năm trước hoặc nghiên cứu trong một thời gian dài để xem cácmức độ của dãy số đó có tăng hay giảm một lượng là bao nhiêu và ảnh hưởng của

nó đến hiệu quả chung như thế nào

Công thức

+Lượng tăng (giảm) tuyệt đội liên hoàn:

) , 2 ( ,

Trang 36

+Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc:

) , 2 ( ,

2 1

n n

n n

 : mức tăng (giảm) trung bình chỉ tiêu nghiên cứu trong thời gian qua

- Tốc độ phát triển: Gồm có tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển địnhgốc và tốc độ phát triển bình quân Các chỉ tiêu này dùng để so sánh tốc độ tăng(giảm) của lợi nhuận năm sau so với năm trước hay tốc độ trong cả một khoảngthời gian dài (đơn vị tính là lần hay %)

Công thức

+Tốc độ phát triển liên hoàn:

) , 2 ( , 0

y y

t i  

+Tốc độ phát triển định gốc:

) , 2 ( , 1

n i y y

T i

+Tốc độ phát triển bình quân:

) , 2 ( ,

i n

n i y y a

i i

+Tốc độ tăng (giảm) định gốc:

Trang 37

1 2

y A

n i i i

100 1

i i i

y a

g

2.23.1.3 Đặc điểm vận dụng để phấn tích các chỉ tiêu tương đối

Dãy số tương đối là dãy số mà trong đó các mức độ của dãy số tương đối.Dãy số này được xây dựng trên cơ sở của dãy số tuyệt đối thời kỳ Do đó, dãy sốtương đối cho phép xác định quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh và cơ cấu của dãy sốtương đối kết cấu, dãy số tương đối cường độ, dãy sô tốc độ

- Dãy số tương đối kết cấu: Dãy số tương đối kết cấu thời kỳ là các dãy sốkết cấu giá trị Các mức độ trong dãy số tương đối kết cấu được xác định trên cơ sở

so sánh giá trị của từng bộ phận với toàn bộ công ty.Với dãy số này của các bộ phậncấu thành trong tổng thể, nó cho phép:

+ Tìm ra quy luật về xu thế phát triển của dãy số tương đối kết cấu.Có thểvận dụng phương pháp mở rộng phương pháp thời gian, phương pháp trung bìnhtrượt và hàm xu thế

+ Xác định mức độ biến động của dãy tương đối kết cấu qua các hàm quatừng năm và bình quân của các năm thông qua các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm)tuyệt đối liên hoàn, định gốc, bình quân, tốc độ phát triển liên hoàn, định gốc, bìnhquân, tốc độ tăng và giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)

- Dãy số tương đối cường độ: Là dãy mà trong đó các mức độ của dãy số làkết quả so sánh chỉ tiêu thời kỳ (chỉ tiêu kết quả) với chỉ tiêu bình quân (chỉ tiêu chiphí sản xuất) Nó cho phép:

+ Tìm quy luật của xu thế phát triển của dãy số

Trang 38

+ Cho phép xác định mức độ biến động của dãy tương đối cường độ qua cácnăm, qua từng năm và bình quân các năm.

2.2.3.2 Phương pháp chỉ số

Là phương pháp không những có khả năng nêu lên biến động tổng hợp củahiện tượng phức tạp mà còn có thể phân tích sự biến động này như phân tích biếnđộng của năng suất lao động cá biệt và kết cấu lao động

Khi vận dụng phương pháp chỉ số vào phân tích hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty do nhiều nhân tố tham gia vào phân tích phái giả định chỉ có mộtnhân tố thay đối còn lại là không đối để tránh sự biến động của các nhân tố bênngoài nhân tố so sánh

Dùng chỉ số thống kê để phân tích các chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ và các chỉtiêu tương đối cương độ năng xuất lao động, hiệu quả sử dụng vốn…của hoạt độngsản xuất kinh doanh qua 2 kỳ nghiên cứu

Dùng chỉ số để nêu lên sự biến động qua không gian của các chỉ tiêu tuyệtđối thời kỳ và các chỉ tiêu tương đối cường độ năng xuất lao động, hiệu quả SXKD

Dùng chỉ sổ để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch hay tình hình thực hiện kế hoạchcủa các chỉ tiêu ảnh hưởng

Phân tích vai trò ảnh hưởng của từng nhân tố đền sự biến động của toàn bộchỉ tiêu kết quả và chi phí kết quả

Trang 39

CHƯƠNG III VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN GAS

PETROLIMEX.

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX VÀ

KHỐI TRỰC TIÊP VĂN PHÒNG CÔNG TY

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triên của công ty cổ phần gas Petrolimex

Tiền thân là các xí nghiệp bao gồm : XN gas Hà Nội, XN gas Hải Phòng, XNgas Sài Gòn, XN gas Đà Nẵng trực thuộc các công ty xăng dầu KV I, KV II, KV III,

KV V Đến ngày 25/12/1998, Công ty Gas Petrolimex được thành lập trực thuộcTổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theo quyết định số 1653-1998/QĐ/BTM của BộThương mại

Sau 5 năm hoạt động với những bước phát triển vượt bậc, đến ngày03/12/2003 Công ty Gas Petrolimex chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổphần theo quyết định số 1669/2003/QĐ/BTM của Bộ Thương mại, tên gọi chínhthức là Công ty cổ phần Gas Petrolimex

Vốn điều lệ là 150 tỷ đồng Trong đó, Tổng Công ty Xăng dầu nắm giữ 87%,còn lại do các cổ đông cá nhân đóng góp

Trụ sở Công ty tại 775 Giải phóng, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Các đơn

vị trực thuộc bao gồm : Chi nhánh Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, KhoĐức Giang, và 14 cửa hàng tại Hà Nội

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ cuả Công ty

Trang 40

khách hàng Về hình thái sản phẩm chia thành 3 loại: Gas dân dụng bình 12kg,13kg; Gas thương mại bình 48kg, Gas công nghiệp Gas bồn (Gas rời) Đây là nhữngsản phẩm chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của công ty.

3.1.2.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của công ty là đảm bảo đáp ứng nguồn hàng theo yêu cầu đơn vịtheo yêu cầu đơn vị Chỉ đạo tổ chức mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhu cầuthị trường và định hướng phát triển kinh doanh của Công ty Xây dựng chiến lượccho ngành hàng, chỉ đạo thống nhất quản lý kinh doanh thông qua cơ chế định giá,điểm giao hàng, phân công thị trường và định mức kinh tế kỹ thuật Công ty chỉ đạophối hợp các đơn vị trong công tác đầu tư liên quan tới việc xây dựng cơ sở kỹthuật vật chất, kỹ thuật phục vụ ngành hàng tại các đơn vị, tiến tới đa dạng hoá kinhdoanh trên nhiều lĩnh vực, thực hiện đầy đủ các quyền lợi công nhân viên theo luậtlao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội

Với hệ thống phân phối gồm các Tổng đại lý và các Công ty Xăng dầuPetrolimex bao phủ trên toàn 64 tỉnh thành trong cả nước, sản phẩm Gas Petrolimex

đã xâm nhập đến mọi lĩnh vực từ sản xuất đến tiêu dùng khí hoả lỏng trên toànquốc

3.1.2.3 Mục đích hoạt động

Mục đích kinh doanh chủ yếu của Công ty là đáp ứng nhu cầu ngày càngtăng của thị trường gas trong mọi lĩnh vực của xã hội Ổn định thị trường, tận dụngnhững điều kiện sẵn có để mở rộng sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận, tăng năngsuất lao động, tạo việc làm cho lao động, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhânviên Công ty

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty cổ phần Gas Petrolimex hoạt động theo luật doanh nghiệp trênnguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ, bình đẳng và tuân thủ pháp luật Đạihội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất, bao gồm tất cả các cổ đông có quyềnbiểu quyết Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công

ty, đồng thời đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát để kiểm soát hoạt động kinhdoanh và quản lý điều hành Công ty Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng Giám đốc

Ngày đăng: 06/04/2013, 11:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty theo mô hình trực tuyến và chức năng. Hệ thống trực tuyến giám đốc đến các chi nhánh, các cửa hàng trực thuộc và kho tại Hà  Nội - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
c ấu bộ máy tổ chức của Công ty theo mô hình trực tuyến và chức năng. Hệ thống trực tuyến giám đốc đến các chi nhánh, các cửa hàng trực thuộc và kho tại Hà Nội (Trang 41)
Bảng số liệu về lao động của khối qua 5 năm (2002-2006)                            Năm  - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng s ố liệu về lao động của khối qua 5 năm (2002-2006) Năm (Trang 46)
Bảng phân tổ lao động theo giới tính    - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng ph ân tổ lao động theo giới tính (Trang 46)
Bảng  phân tổ lao động theo giới tính - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
ng phân tổ lao động theo giới tính (Trang 46)
Bảng số liệu về lao động của khối qua 5 năm (2002 - 2006)                            Năm - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng s ố liệu về lao động của khối qua 5 năm (2002 - 2006) Năm (Trang 46)
Từ bảng tính toán trên ta thấy tỷ lệ lao động có thu nhập từ 3–5 (trđ) của khối chiếm tỷ lệ cao nhất (40 %) và chiếm 44.26 % tổng lương chính vì thế mà lương bình  quân của lao động của toàn khối là 3.267(trđ) - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
b ảng tính toán trên ta thấy tỷ lệ lao động có thu nhập từ 3–5 (trđ) của khối chiếm tỷ lệ cao nhất (40 %) và chiếm 44.26 % tổng lương chính vì thế mà lương bình quân của lao động của toàn khối là 3.267(trđ) (Trang 47)
Bảng 1: Kết quả sản xuất của Khối qua từng năm (2002-2006) - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng 1 Kết quả sản xuất của Khối qua từng năm (2002-2006) (Trang 50)
Bảng 1: Kết quả sản xuất của Khối qua từng năm (2002-2006) - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng 1 Kết quả sản xuất của Khối qua từng năm (2002-2006) (Trang 50)
Bảng 4 Năm GO (triệu đồng) Biến độngLượng tăng(triệu đồng) - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng 4 Năm GO (triệu đồng) Biến độngLượng tăng(triệu đồng) (Trang 51)
Bảng 5 - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng 5 (Trang 52)
Ta có bảng số liệu: Bảng 6 - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
a có bảng số liệu: Bảng 6 (Trang 52)
Thay số vào mô hình phân tích chỉ số ta có: - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
hay số vào mô hình phân tích chỉ số ta có: (Trang 53)
Bảng 9: - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng 9 (Trang 58)
Mô hình phân tích: - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
h ình phân tích: (Trang 59)
Bảng 11 - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng 11 (Trang 59)
Ta có bảng số liệu sau: Bảng 12 - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
a có bảng số liệu sau: Bảng 12 (Trang 61)
Ta có bảng số liệu - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
a có bảng số liệu (Trang 65)
Bảng số liệu về doanh thu qua các năm: - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng s ố liệu về doanh thu qua các năm: (Trang 66)
Bảng số liệu về doanh thu qua các năm: - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng s ố liệu về doanh thu qua các năm: (Trang 66)
Ta có mô hình phân tích: - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
a có mô hình phân tích: (Trang 67)
Bảng số liệu và tính toán một số chỉ tiêu phân tích doanh thu thuần năm 2005- 2006. - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng s ố liệu và tính toán một số chỉ tiêu phân tích doanh thu thuần năm 2005- 2006 (Trang 67)
Bảng số liệu chỉ tiêu lợi nhuận qua 5 năm - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng s ố liệu chỉ tiêu lợi nhuận qua 5 năm (Trang 71)
Bảng số liệu tính toán các chỉ tiêu dạng thuận phản ánh tình hình sử dụng lao động của khối trong giai đoạn 2005 – 2006  - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng s ố liệu tính toán các chỉ tiêu dạng thuận phản ánh tình hình sử dụng lao động của khối trong giai đoạn 2005 – 2006 (Trang 75)
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
h óm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động (Trang 75)
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vốn - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
h óm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vốn (Trang 76)
Bảng tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hính sử dụng Vốn của khối trong giai đoạn 2005 – 2006: - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng t ính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hính sử dụng Vốn của khối trong giai đoạn 2005 – 2006: (Trang 76)
Bảng tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hính sử dụng Vốn của khối trong giai đoạn  2005 – 2006: - Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006
Bảng t ính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hính sử dụng Vốn của khối trong giai đoạn 2005 – 2006: (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w