Phương pháp phân tổ

Một phần của tài liệu Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006 (Trang 34 - 35)

2.2.3.1.1. Khái niệm

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau.

2.2.3.1.2. Các loại phân tổ thống kê

Căn cứ vào tiêu thức phân tổ và số lần phân tổ, người ta chia phân tổ thống kê thành các loại sau: Phân tổ theo một tiêu thức, Phân tổ kết hợp, Phân tổ lại.

a) Phân tổ theo một tiêu thức

Phân tổ theo một tiêu thức tức là xây dựng tấn số phân bố của một tập hợp theo một tiêu thức. Đây là cách phân tổ đơn giản nhất và cũng thường được sử dụng nhất

b) Phân tổ theo nhiều tiêu thức

Phân tổ theo nhiều tiêu thức hay còn gọi là phân tổ kết hợp là sự phân tổ lần lượt từng tiêu thức một và mỗi tiêu thức được thực hiện theo nguyên tắc phân tổ giản đơn.

c) Phân tổ lại

Phân tổ lại là thành lập các tổ mới trên cơ sở các tổ cũ đã được phân lần đầu nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu nào đó.

d) Phân tổ nhiều chiều

Phân tổ nhiều chiều là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức có vai trò ngang nhau trong việc đánh giá hiện tượng.

Trong phân tổ nhiều chiều, các tiêu thức nguyên nhân đồng thời làm tiêu thức phân tổ về dạng một tiêu thức tổng hợp rồi căn cứ vào tiêu thức này để tiến hành như phân tổ giản đơn.

Phân tổ thống kê là một phương pháp được vận dụng phổ biến, đơn giản, dễ hiểu, có tác dụng phân tích và vận dụng trong tất cả các giả định của quá trình nghiên cứu thống kê. Cụ thể:

- Phân tổ trong điều tra thống kê (nhất là điều tra chọn mẫu) là phương pháp chủ yếu của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp của phân tích thống kê

- Là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác

Một phần của tài liệu Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng Công ty cổ phần Gas Petrolimex giai đoan 2002 – 2006 (Trang 34 - 35)