1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nông thôn việt nam thời lê sơ (1428-1527)

119 742 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MA THỊ VUI NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên, 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MA THỊ VUI NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHI Thái Nguyên, 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn Thị Phương Chi đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh thần cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trường ĐHSP Thái Nguyên, Phòng tư liệu Viện sử học Việt Nam, Thư viện Quốc gia… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn. Thái Nguyên, tháng 8, năm 2013 Tác giả Ma Thị Vui Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Nông thôn Việt Nam thời Lê sơ (1428- 1527)” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và Nhà trường về sự cam đoan này. Thái Nguyên, tháng 8, năm 2013 Tác giả Ma Thị Vui Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CẤU TRÚC XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ Ở NÔNG THÔN THỜI LÊ SƠ 8 1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Lê sơ 8 1.2. Tổ chức chính quyền ở nông thôn. 14 1.3. Các tổ chức xã hội ở nông thôn 25 1.4. Các tầng lớp xã hội ở nông thôn 31 Chƣơng 2. KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI LÊ SƠ 35 2.1. Chế độ ruộng đất của làng xã ở nông thôn thời Lê sơ. 35 2.2. Sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân 46 2.3. Nghề thủ công và buôn bán nhỏ. 52 2.4. Giao thông và phương tiện đi lại. 63 Chƣơng 3. VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI LÊ SƠ 66 3.1. Phong tục, tập quán và tín ngưỡng, tôn giáo ở nông thôn 66 3.2. Văn học, nghệ thuật và giáo dục ở nông thôn 77 3.3. Nhà ở, ăn, mặc của người dân ở nông thôn 90 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề nông thôn Việt Nam trong lịch sử và hiện tại luôn là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học. Đi sâu tìm hiểu về tình hình nông thôn Việt Nam qua các thời kì lịch sử sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về bức tranh ở nông thôn trong quá khứ cũng như hiện tại. Từ đó có thể học tập kế thừa những kinh nghiệm quản lý vùng nông thôn cũng như hoạch định chính sách phát triển phù hợp cho khu vực này trong tương lai. Bởi cho đến nay phần đa dân số ở Việt Nam vẫn chủ yếu sinh sống trong các vùng nông thôn. Đặc biệt nông thôn Việt Nam trong quá khứ và hiện tại lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử, nông thôn Việt Nam luôn có vai trò hết sức to lớn đối với quá trình dựng nước và giữ nước. Nông thôn chính là khu vực dân cư sống tập trung chủ yếu bằng nghề nông. Về mặt tổ chức hành chính thì nông thôn Việt Nam được chia thành các đơn vị cơ bản là xã và thôn (hay làng). Trải qua biết bao thăng trầm làng xã chính là nơi khởi nguồn và lưu giữ nền văn hóa dân tộc từ thời kì Hùng Vương cho đến tận ngày nay. Đây cũng đồng thời là nơi phát sinh, phát triển của các phong trào đấu tranh giành độc lập sôi nổi quyết liệt từ thời Bắc thuộc cho đến thời kì phong kiến độc lập hay trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chính vì vai trò to lớn đó cho nên ngay từ thời phong kiến độc lập các triều đại phong kiến Việt Nam đã rất quan tâm tới các vùng nông thôn. Bộ mặt nông thôn Việt Nam qua các triều đại lịch sử do đó có nhiều biến đổi theo xu hướng kế thừa nên rất sinh động đa sắc màu. Sự đa dạng này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa xã hội Nhưng vấn đề nông thôn dưới mỗi triều đại bên cạnh những nét chung còn chứa đựng những nét đặc thù mà chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Hơn nữa việc tìm hiểu về nông thôn Việt Nam thời phong kiến dưới một triều đại lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết khá căn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 bản và toàn diện về tình hình kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân cũng như lý giải được nhiều vấn đề liên quan như tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt, các mối quan hệ xã hội cũng như sự phân hóa giai cấp trong xã hội, thịnh suy của triều đại phong kiến…Qua đó chúng ta có cái nhìn biện chứng mối liên hệ nhất định của nông thôn Việt Nam quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngày nay trong quá trình đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì vấn đề xây dựng thành công nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước đưa ra sẽ trở thành thước đo quan trọng. Vị trí chiến lược của khu vực nông thôn và vấn đề xây dựng nông thôn mới trong thời gian gần đây được Đảng và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Nhưng để phấn đấu xây dựng thành công mô hình nông thôn mới hiện tại và tương lai thì chúng ta phải xem xét vấn đề này trong tổng hòa các mối quan hệ. Trong đó những bài học lịch sử, nhất là vấn đề nông thôn Việt Nam dưới các triều đại phong kiến, ngày nay vẫn có mối quan hệ mật thiết và ý nghĩa nhất định. Việc nghiên cứu về tình hình nông thôn Việt Nam dưới một triều đại phong kiến nhất định có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tìm hiểu về các vấn đề chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa và xã hội. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Nông thôn Việt Nam thời Lê sơ (1428- 1527)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Triều Lê sơ được thành lập sau khi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh giành thành thắng lợi năm 1428. Trải qua 100 năm tồn tại triều Lê sơ đã có nhiều đóng góp lớn lao đối với lịch sử dân tộc đặc biệt trong thế kỉ XV. Đồng thời chính triều đại đó đã đưa chế độ phong kiến Đại Việt phát triển đến đỉnh cao, cường thịnh từ chính trị đến kinh tế, văn hóa giáo dục - khoa cử Thậm chí suốt mấy thế kỉ sau đó các triều đại phong kiến Việt Nam đã cố gắng mô phỏng cách tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế, văn hóa, pháp luật giống với thời Lê sơ vốn đã rất hoàn chỉnh. Chính vì vậy từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu quan tâm đến triều Lê sơ ở nhiều khía Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 cạnh khác nhau. Trước hết chúng tôi xin điểm qua một số cuốn sách, đề tài nghiên cứu về triều Lê sơ: Trước hết là các bộ sử cũ chính thống của các sử gia phong kiến: Tiêu biểu là tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên thế kỉ XVII, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn thế kỉ XVIII, Khâm định Việt sử thông giám cương mục- Quốc sử quán triều Nguyễn thế kỉ XIX Các tác phẩm này đã đề cập khá chi tiết về triều đại Lê sơ trên nhiều phương diện khác nhau từ vị vua đầu tiên đến vị vua cuối cùng của triều Lê. Đồng thời có nhiều đánh giá xác đáng đối với các việc làm, hành động nhân cách của từng vị vua. Mặc dù không có phần viết nào mô tả chi tiết về nông thôn dưới triều đại này nhưng qua tác phẩm chúng ta vẫn có thể hình dung được những chính sách của nhà nước phong kiến và tác động của nó đối với khu vực nông thôn - làng xã. Các cuốn sách đã xuất bản: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 2(NXB, Hà Nội 1960) của tác giả Phan Huy Lê; cuốn Lịch sử Việt Nam tập 1 (NXB Khoa học xã hội năm 1971); cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tác giả Trương Hữu Quýnh chủ biên, (NXB Giáo dục Hà Nội năm 1998); Cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858 tác giả Nguyễn Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999); cuốn “Tiến trình lịch sử Việt Nam” của Nguyễn Quang Ngọc chủ biên (NXB Giáo dục, Hà Nội 2000), cuốn “Lịch sử Việt Nam thế kỷ X đầu thế kỷ XV” tác giả Nguyễn Danh Phiệt chủ biên (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2002); cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX (NXB Văn hóa thông tin, 2006). Trong những tác phẩm đó các tác giả đã đi sâu vào các lĩnh vực như tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, giáo dục khoa cử các triều đại trong lịch sử trong đó có triều Lê sơ. Bên cạnh đó cần phải kể đến một số chuyên khảo mà nội dung có liên quan ít nhiều đến đề tài, tiêu biểu là cuốn“Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan Huy Lê (NXB Văn - Sử - Địa Hà Nội 1959). Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày những nét lớn về chính sách ruộng đất và tình hình kinh tế nông nghiệp của nhà nước Lê sơ thế kỷ XV - một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 khía cạnh của nông thôn. Nguồn tư liệu chủ yếu của tác phẩm là các bộ sử cũ của các sử gia phong kiến. Cuốn Kinh nghiệm quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994). Cuốn Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỉ XV đến thời Pháp thuộc, tác giả Vũ Văn Quân, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); Bài viết Vài nét về tình hình khẩn hoang ở Thanh Hoá thời Lê sơ, trong sách: Thanh Hoá thời Lê Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hoá xuất bản tác giả Nguyễn Thị Phương Chi (1998). Ngoài ra còn phải kể đến các công trình như: Chính sách về xã hội của nhà nước thời Lê sơ (1428- 1527), Luận án tiến sĩ, Hà Nội năm 2011 của tác giả Lê Ngọc Tạo. Cùng với các cuốn sách và luận án nói trên còn nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này được đăng tải trên các Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu kinh tế, Dân tộc học có thể kể đến: Nguyễn Khắc Đạm “Vấn đề ruộng đất trong lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 65/1965; Nguyễn Đổng Chi “Chế độ nô tỳ thời Lê sơ và tác dụng của phong trào quần chúng ở các thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (99), tr. 34- 40 (1967); Phan Huy Lê “Chế độ ban cấp ruộng đất thời Lê sơ và tính chất sở hữu của các loại ruộng đất thế nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 199 (1981); Phan Đại Doãn “Mấy ý kiến về hoạt động thương nghiệp nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVII- XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6/1985; “Nhìn lại làng Việt”, Tạp chí Khoa học số 1/ 1987; Nguyễn Danh Phiệt “Chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV và những di sản của nó”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1990; Đặng Kim Ngọc “Vấn đề tuyển dụng quan chức thời Lê sơ (1428- 1527), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1998; Phan Đại Doãn, Vũ Văn Quân “Quá trình khai hoang lập làng Côi Trì (Yên Mô - Ninh Bình) dưới thời Lê Thánh Tông” Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6/1999; Hoàng Văn Luân “Quan hệ giữa nhà nước quân chủ tập quyền với làng xã trong thế kỉ XV ở Việt Nam” Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1999; Lê Ngọc Tạo “Những chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 sách, biện pháp của nhà nước Lê sơ phòng chống tệ nạn xã hội” Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4/2000; YUINSU “Cấu trúc của làng xã Việt Nam ở Đồng Bằng Bắc Bộ và mối quan hệ của nó với nhà nước thời Lê” Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 3/2000; Nguyễn Danh Phiệt “Thời Lê sơ vào buổi suy tàn bi kịch và hệ quả” Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6/2003; YUINSU “Sự thành lập triều Lê và sự xác lập lý luận Nho giáo - từ ý niệm Phật giáo đến ý niệm Nho giáo” Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2/2006; Nguyễn Thị Phương Chi “Vì sao điền trang thời Lê sơ ít có điều kiện phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3, tr 30- 35 (2009). Như đã nêu ở trên, cho đến nay đã có khá nhiều công trình, bài viết liên quan đến nhiều lĩnh vực của thời Lê sơ (1428- 1527) song, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nông thôn Việt Nam thời Lê sơ. Vì vậy trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Nông thôn Việt Nam thời Lê sơ (1428- 1527) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về nông thôn Việt Nam dưới triều đại Lê sơ (1428- 1527). Trong đó chủ yếu đề cập đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn thời Lê sơ 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Trong phạm vi đề tài: Nông thôn Việt Nam thời Lê sơ luận văn sẽ đi tìm hiểu khai thác ở các khía cạnh chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa nông thôn thời Lê sơ Về thời gian: Từ khi triều Lê sơ xác lập - 1428 đến khi kết thúc năm 1527 Về không gian: - Phạm vi đất nước Việt Nam thời Lê sơ bao gồm khu vực Bắc bộ và toàn bộ khu vực từ Thanh Hóa cho đến Quảng Nam ngày nay. [...]... văn hóa ở nông thôn thời Lê sơ Đồng thời thông qua đó đề tài cố gắng tái hiện bức tranh toàn cảnh về nông thôn Việt Nam thời phong kiến dưới triều Lê sơ Tìm hiểu những nét đặc thù của nông thôn Việt Nam thời Lê sơ, và thông qua các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đề tài sẽ có câu trả lời khách quan đúng đắn về những ưu điểm và hạn chế của nông thôn Việt Nam thời kì này Đồng thời thấy... xã hội - chính trị ở nông thôn thời Lê sơ Chƣơng 2: Kinh tế ở nông thôn thời Lê sơ Chƣơng 3: Văn hóa ở nông thôn thời Lê sơ Trong luận văn còn có các phần: Mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 1 CẤU TRÚC XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ Ở NÔNG THÔN THỜI LÊ SƠ 1.1 Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Lê sơ Xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV lâm vào... tài Nông thôn Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527) tác giả mong muốn trình bày một cách đầy đủ, hệ thống về bộ mặt nông thôn nước ta thời Lê sơ (1428 - 1527) Ngoài ra, đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy về triều Lê sơ nói riêng 6 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn gồm có ba chương Chƣơng 1: Cấu trúc xã hội - chính trị ở nông thôn. .. http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Quốc Oai/Sơn Tây: Vốn là lộ Quốc Oai thượng, trung và hạ thời Lê Thái Tổ, năm 1466 đổi là thừa tuyên Quốc Oai, năm 1469 đổi là thừa tuyên Sơn Tây, năm 1490 đổi là xứ Sơn Tây, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Sơn Tây3 Nam Sách/Hải Dƣơng: Vốn là lộ Nam Sách thượng và Nam Sách hạ, năm 1466 gộp vào là thừa tuyên Nam Sách, năm 1469 đổi là thừa tuyên Hải Dương4 An Bang: Thời Lê Thái Tổ là An Bang... http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Lạng Sơn: Thời Lê Thái Tổ thuộc Bắc Đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Lạng Sơn, năm 1490 đổi là xứ Lạng Sơn, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Lạng Sơn6 Thái Nguyên/Ninh Sóc: Thời Lê Thái Tổ thuộc Bắc đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Thái Nguyên, năm 1469 đổi là thừa tuyên Ninh Sóc7 Tuyên Quang: Thời Lê Thái Tổ thuộc Tây đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Tuyên Quang, năm 1490 đổi là xứ Tuyên Quang, thời Lê Tương... Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ chỉ huy nghĩa quân đã cùng với nhân dân cả nước đánh bại quân Minh xâm lược Đất nước thanh bình, vương triều Lê sơ độc lập tự chủ được thiết lập Nhà Lê sơ thực hiện các chính sách nhằm khôi phục, ổn định và phát triển đất nước Thời Lê sơ được tính từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái... trường với các cơ quan hành chính thống nhất 13 đạo thừa tuyên thời kì này cụ thể như sau: 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thiên Trƣờng/Sơn Nam Vốn có tên là thừa tuyên Thiên Trường, năm 1469 đổi thành thừa tuyên Sơn Nam Năm 1490 đổi làm xứ Sơn Nam, sang đời Lê Uy Mục lại gọi là trấn Sơn Nam1 Bắc Giang/Kinh Bắc: Thời Lê Thái Tông vốn là 2 đạo Bắc Giang thượng và Bắc Giang hạ,... tuyển cử , chủ yếu là khoa cử Dưới thời vua Lê Thánh Tông đã tuyển chọn đội ngũ quan lại có năng lực làm việc trong bộ máy nhà nước Để tạo điều kiện cho quan lại trung thành với nhà vua, Lê Thánh Tông đặt quy chế lương bổng, ruộng lộc, phẩm tước rõ ràng thống nhất Nếu so sánh với những triều vua thời Lý- Trần, hệ thống hành chính quốc gia thời Lê sơ, đặc biệt ở thời Lê Thánh Tông đã thể hiện một bước... trò to lớn của nông thôn đối với quá trình xây dựng vương triều phát triển thịnh vượng bậc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam 4 Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu 4 1 Nguồn tư liệu: - Nguồn tư liệu trong chính sử: Một số sử sách và địa chí cổ: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Phủ... thủ chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động chính của thừa tuyên Dẫu vậy thì hệ thống hành chính địa phương thời Lê sơ vẫn là một di sản chính trị quý giá, có ý nghĩa bài học cho đời sau Tóm lại nếu so sánh với những triều đại thời Lý- Trần, hệ thống hành chính quốc gia thời Lê sơ, đặc biệt ở thời Lê Thánh Tông đã thể hiện một bước tiến cơ bản Có thể nói nó đã đạt đến đỉnh cao của mô hình nhà nước quân . ở nông thôn thời Lê sơ Đồng thời thông qua đó đề tài cố gắng tái hiện bức tranh toàn cảnh về nông thôn Việt Nam thời phong kiến dưới triều Lê sơ. Tìm hiểu những nét đặc thù của nông thôn Việt. vi đề tài: Nông thôn Việt Nam thời Lê sơ luận văn sẽ đi tìm hiểu khai thác ở các khía cạnh chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa nông thôn thời Lê sơ Về thời gian: Từ khi triều Lê sơ xác lập. Ở NÔNG THÔN THỜI LÊ SƠ 8 1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Lê sơ 8 1.2. Tổ chức chính quyền ở nông thôn. 14 1.3. Các tổ chức xã hội ở nông thôn 25 1.4. Các tầng lớp xã hội ở nông

Ngày đăng: 21/11/2014, 02:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1956), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến đầu thế kỷ XIX, Quyển thượng, Tập san Đại học Sư phạm xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến đầu thế kỷ XIX
Tác giả: Đào Duy Anh
Năm: 1956
2. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam qua các đời
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 1994
3. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2000
4. Phan Kế Bính (2003), Việt Nam phong tục, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2003
5. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Bộ giáo dục đào tạo Hà Nội – Đại học ngoại ngữ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà
Năm: 2005
6. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1992
7. Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ (2009), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ
Tác giả: Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
8. Nguyễn Đổng Chi (1967), “Chế độ nô tỳ thời Lê sơ và tác dụng của phong trào quần chúng ở các thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (số 99), tr. 34- 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ nô tỳ thời Lê sơ và tác dụng của phong trào quần chúng ở các thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV”, "Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1967
9. Nguyễn Đổng Chi (1960), “Ý nghĩa chính sách quân điền trong thời kỳ phong kiến Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (số 12), tr 23-25; (số 13), tr 41-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa chính sách quân điền trong thời kỳ phong kiến Việt Nam”, "Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1960
10. Nguyễn Thị Phương Chi (1998), Vài nét về tình hình khẩn hoang ở Thanh Hoá thời Lê sơ", trong sách: Thanh Hoá thời Lê" Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hoá xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: trong sách: Thanh Hoá thời Lê
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Chi
Năm: 1998
11. Nguyễn Thị Phương Chi (2009), “Vì sao điền trang thời Lê sơ ít có điều kiện phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (số 3), tr 30- 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao điền trang thời Lê sơ ít có điều kiện phát triển”," Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Chi
Năm: 2009
12. Ngô Thị Kim Doan (2004), Văn hóa làng xã Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, công ty văn hóa Bảo Thắng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa làng xã Việt Nam
Tác giả: Ngô Thị Kim Doan
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2004
13. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
14. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1996), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - Một số vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - Một số vấn đề và giải pháp
Tác giả: Phan Đại Doãn (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
15. Phan Đại Doãn - Nguyễn Quang Ngọc (1996), Mối quan hệ làng, họ và gia đình truyền thống, trong: Tương Lai (Chủ biên), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam (quyển II), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ làng, họ và gia đình truyền thống", trong: Tương Lai (Chủ biên), "Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam
Tác giả: Phan Đại Doãn - Nguyễn Quang Ngọc
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1996
16. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
17. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
18. Đại Việt sử ký toàn thư (2004), tập II, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Tác giả: Đại Việt sử ký toàn thư
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2004
20. Nguyễn Khắc Đạm (1995), “Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng tư trong lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (số 74), tr 35- 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng tư trong lịch sử Việt Nam”, "Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Nguyễn Khắc Đạm
Năm: 1995
21. Nguyễn Đình Đầu (1988), “Thử tìm hiểu đất nước qua 10.004 tập địa bạ”, Tạp chí Khoa học (số 4), tr 15-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử tìm hiểu đất nước qua 10.004 tập địa bạ”, Tạp chí" Khoa học
Tác giả: Nguyễn Đình Đầu
Năm: 1988

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w