Sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân

Một phần của tài liệu nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529) (Trang 39 - 46)

2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Cùng với ruộng đất, hoạt động sản xuất nông nghiệp ý nghĩa quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của nước ta gắn liền với đặc trưng của văn minh lúa nước. Sau khi ổn định triều chính, nhà Mạc đã

có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Một trong những vấn đề cốt yếu gắn liền với sản xuất nông nghiệ

tới việc đào kênh, khai hoang. Tại vùng Dương Kinh, nhà Mạc đã cho khai đào, nắn uốn một loạt các dòng kênh để thuận tiện đi lại, dẫn nước vào đồng. Đắp đê Chân Kim, đê này bắt nguồn từ chùa Đại Minh thôn Phú Xá xã Đoàn Xá huyện Kiến Thụy qua các xã Tân Phong, Minh Tân, Tú Sơn đến chợ Qúy Kim, phường Hợp Đức, quận Dương Kinh ngày nay. Dân trong vùng gọi là đê nhà Mạc vì nó án ngữ, che chắn cho ấp thang mộc Cổ Trai. Ngoài ra nhà Mạc còn cho đắp đê Kim Điền (Hải Phòng), đê Hà Nam (Quảng Ninh) .

Sự phát triển của vùng Dương Kinh kéo theo sự khởi sắc của các huyện xung quanh như Tân Minh, Vĩnh Lại, Thủy Đường (vùng Tiên Lãng, An Lão, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên thuộc Hải Phòng), Thanh Lâm thuộc Thanh Hà (Hải Dương) với nhiều công trình được xây dựng, mở mang. Ngày nay còn lại một đoạn dấu tích như kênh Cái Giếc – vùng Thượng huyện Vĩnh Bảo đào từ thời Mạc để tưới tiêu và vận tải; “Kênh nhà Mạc”- từ sông Văn Úc qua khu căn cứ núi Voi huyện An Lão thông với sông Đa Độ đổ ra cửa sông Cổ Trai – Đa Ngư vừa lấy nước tưới vừa làm đường giao thông thủy, đến chỗ đập Tắc Giang, thị trấn Đối, nhà Mạc lại đào thẳng bãi bồi làng Thù Du xã Minh Tân, để thông dòng nước. Thơ ca địa phương có câu “ ..Gập ghình đỉnh thấp đỉnh cao, bàn cờ hang đá, Kênh triều Mạc xưa”. Ngoài ra còn có bãi nhà Mạc: Ở chỗ giáp ranh huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng và huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Nam do Ninh Vương Mạc Phúc Tư khoanh vùng trồng cây ngập mặn, vừa bảo vệ đất đai, vừa làm nơi dấu quan. Vương còn dựng vườn hoa Thiên Long Uyển ở làng Yên Khánh tả nhạn sông Giá thuộc huyện Đông Triều, đối ngạn làng Qùy Khê huyện Thủy Nguyên. Vườn hoa Thiên Long nay vẫn còn. Không những vậy, các công trình lấn biển khai hoang, lập làng được nhà Mạc tiến hành thường xuyên như “ Bát Trang” - 8 trang trại do nhà Mạc khai khẩn

ở bãi bồi sông Lạch Tray thuộc địa phận An Lão. “ Trang” cùng giống như “ sở đồn điền” thời Lê, nhà Mạc giao cho binh lính bảo vệ căn cứ núi Voi trồng lúa, rau mầu.. cung cấp cho quan quân đóng ở vùng phụ cận…

Ngoài ra nhà Mạc còn cho đào kênh núi Voi (An Lão – Hải Phòng) . Cùng với việc đắp đê, đào kênh để bảo vệ mùa màng nhà Mạc còn đặt các chức quan Khuyến nông sứ và Hà đế sứ để trực tiếp lo sản xuất, phòng lũ lụt. Nhờ đó mà hoạt động sản suất nông nghiệp khá phát triển. Không những vậy nhà Mạc còn tiến hành cho khai khẩn đất hoang để tăng thêm diện tích sản xuất. Trong tâm thức của nhân dân còn ghi nhớ: “ sông đào nhà Mạc 99 khúc cho dân no ấm”.

Sự quan tâm đối với phát triển nông nghiệp của vương triều Mạc còn thể hiện ở ngay câu hỏi của vua Mạc Mậu Hợp đặt ra cho các sĩ tử trong kỳ thi Đình năm Quí Mùi 1583 như sau: “Dân du thử du thực có thể quay về nghề nông không? Đất đai trồng cấy lúa ngô có thể khai khẩn được hết không? Bảo quần thần chăm chút việc nông, quả thực ý chăm lo nền gốc chưa? Thế đạo thịnh suy, dân cư đông vắng là bởi vì lẽ gì? Dân không vâng mệnh, sống không yên, là cớ làm sao?”. [ 41].

Trong những năm niên hiệu Quảng Hòa (1540- 1546), nhà Mạc thu ruộng quan chia cho hiệu sĩ. Mỗi người được từ 1,5 đến 2 mẫu, còn lại bình quân chia cho nông dân. Trong thời gia này, nông nghiệp phát triển mạnh, luôn được mùa to: gia súc, gia cầm phát triển. Theo tộc phả họ Mạc ở Câu Tử, còn tấm bia Quang Hòa thứ tư ở chùa Bảo phúc có ghi.

Mạc triều hưng trị. Thiên hạ an bình

Phá điều trị thủy. Nông phu ổn định nhi hòa cốc phong đăng Văn ôn võ luyện, sĩ thứ hùng tài dĩ duy trì truyền thống Diêm ngư mục súc chi bội thu

Bách tích âu ca. Nhất thời Ngu Thuấn Hà ngôn ngụy Mạc hồ tai?

Dịch nghĩa:

Triều Mạc dấy lên cai quản đất nước, thiên hạ bình yên.

Trị thủy khẩn hoang, đời sống nhân dân ổn định, mùa màng bội thu Ôn văn luyện võ, quan quân giỏi gian, duy trì truyền thống

Các nghề đánh cá, làm muối, chăn nuôi gia súc bội thu Các nghề thủ công nghệ, buôn bán đều phát triển Trăm họ vui ca. Thực là một thời thái bình thịnh trị Cớ sao lại nói nhà Mạc là ngụy triều.

Trong ngư nghiệp, nhà Mạc đặc biệt quan tâm tới nghề nấu muối; nghề thủ công, khoảng 500 mẫu đất ở địa bàn Quảng Ninh, Hải Hưng. Nghề đánh cá biển, bắt tôm cá phát triển rộng rãi.

Ở Thủy Nguyên và Đông Triều còn có nhiều tên gọi: Đống dâu, bãi dâu, cánh đồng bông nhà Mạc…Điều đó chứng tỏ thời Mạc, nghề rừng, nghề trồng bông kéo sợi, trồng dâu tuôi tằm được chú ý. [39, tr. 357 – 358].

Sự quan tâm đến phát triển nông nghiệp ở thời Mạc còn được cụ thể hóa thành những điều luật. Điều 312 trong Hồng Đức thiện chính thư quy định: “ Nông phu phải siêng năng nghề nông của mình, mùa hè thì bừa cỏ, mùa thu đông thì gặt lúa. Nếu thấy tiết trời lụt hay hạn hán, chỗ nên tháo nước thì tháo, chỗ nên giữ nước thì giữ, phải nên tùy thế ruộng không nên ngăn cấm nước vào hay nước ra. Thảng hoặc tranh dành nhau, để hại người lợi mình, những việc khó đoán định phải trái, đều bởi đó mà ra vậy, trong lòng phải liệu xử, không nên về hùa hay ngăn cản, cùng là nhận bậy đơn kiện. Nếu việc đã tranh dành nhau, mà một bên biết hối, cung xin hòa hưu, nên cho đình việc ấy. Nếu có ý tranh tụng, lập tức xử là kẻ toa tụng; để bắt về làm ruộng” [42, tr. 143].

Nhìn chung, trong khoảng 2 thập niên đầu sau khi thành lập, khi chưa bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, nhà Mạc đã có những chính sách tích cực nhằm ổn định nền kinh tế đất nước, phục hồi sản xuất và ổn định trật tự an ninh xã hội. Trên thực tế những chính sách đó đã có kết quả tích cực.

Tuy nhiên tình hình trên không kéo dài được bao lâu, sang thời Mạc Mậu Hợp, đó là thời kì “.. thời sự gian nguy, có nhiều điểm đáng lo: kỷ cương rối loạn, chính sự hững hờ, ngục hình oan uổng; pháp lệnh sai lầm; tướng chưa hòa hợp; binh chưa chỉnh tề….vua tôi trên dưới, cứ vui chơi ngạo nghễ, vẫn hơn hớn tự cho là thái bình vô sự..” [31]. Tiếp đó, Thiêm đô ngự sử Lại Mẫu dâng tờ sớ lên Mậu Hợp, nói về thời sự tệ hại: “ Sự thế hiện nay, chính là là thời kì cực bĩ ! Kỷ cương bỏ bê mà không chấn hưng, chính sự thối nát mà không tu sửa; trộm cướp hoành hành, giặc mạnh xâm lấn, lòng người nao núng, thế nước lung lay. Như muốn chuyển bĩ làm thái, thì phải trên dưới hợp chí đồng tâm, mới có thể được. Thế mà nay chỉ trang sức hư văn, mà không lo thực sự, trên dưới trong ngoài đều vẫn theo thói cũ, các sớ tấu của triều thần hoặc chỉ phê như mấy lần trước..” [31, tr. 410-411].

Trước thực trạng của tình hình xã hội lúc bấy giờ, nhiều vị đại thần đã dâng sơ tấu lên Mạc Mậu Hợp. Trong đó Thiếu bảo Giáp trưng tâu rằng “…

Hiện nay giặc giã chưa yên, quân địch nặng nề, cả đến việc thu thuế và cho dân vay thóc cũng rất phiền phức, sớm mới buông tha, chiều đã thôi thúc, suốt năm không ngày nào yên, cứ đếm đầu người mà thu, rồi lại tính lời từng phân ly”. Dường như lúc này, Mạc Mậu Hợp đã thấu hiểu được tình cảnh xã hội lúc bấy giờ, ông cho rằng “ Những lời này rất thiết đáng, đáng được thi hành” . [31, tr. 413) nhưng trên thực tế thì vẫn không làm theo.

Có thể nói rằng, nếu ở thời kì hai vị vua đầu triều Mạc, nông nghiệp phát triển do có sự quan tâm của nhà nước thì đến thời kì này nông nghiệp suy yếu. Nguyên nhân cơ bản là do nhà nước không chăm lo đến sản xuất nông nghiệp, công tác trị thủy bị bỏ bê. Bên cạnh đó thiên tai như hạn hán, lũ lụt

đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế nông nghiệp và đời sống nông dân. Ngoài ra do tác động của chiến tranh mà nhân tài, vật lực bị hao tổn, đồng ruộng bị bỏ hoang, lực lượng lao động trong nông nghiệp bị giảm sút.

2.2.2. Đời sống nông dân

Có thể thấy rằng, trong thời gian trị vì của 2 vị vua đầu triều Mạc là Mạc Đăng Dung và đặc biệt dưới thời Mạc Đăng Doanh. Một ông vua “Tính khoan hậu giản dị, ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa..”. Nhà Mạc đã tạo ra một khung cảnh thái bình thịnh trị, kinh tế ổn định, nhân dân “ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình”. [11] ở tất cả những vùng đất mà mình quản lý. Ngay cả những vùng đất xa xôi như Thuận Hóa và Quảng Nam, đây là những khu vực mà sức ảnh hưởng của nhà Mạc không nhiều thì: “Tháng 4, tháng 5, lúa chín đầy đồng, gặt hái không kịp; tháng 6, tháng 7 thả trâu ngoài đồng, cả tuần không cần chăn dắt”. Hay vùng rừng núi phía Bắc: “Nơi đó, 4 xứ: Tuyên Quang, Hưng Hóa, Ninh Sóc, Lạng Sơn, dân chúng giàu có, tiền thóc dư thừa..”[66].

Bằng những biện pháp tích cực và có hiệu quả nhà Mạc đã đem lại đời sống ấm no, an lạc cho nhân dân mà ngay chính sử nhà Lê cũng phải thừa nhận “ Mạc có lệnh cấm các xứ trong ngoài người ta không được cầm giáo mác và binh khí hoành hành ở đường xa, ai trái thì cho pháp ty bắt. Từ đấy người buôn bán và người đi đường đều tay không, ban đêm ngủ không có trộm cướp, trâu bò thả không phải đem về, chỉ mỗi tháng kiểm soát một lần, hoặc có sinh đẻ cũng không biết là vật của nhà mình. Trong khoảng vài năm, đường sá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường được mùa to, trong cõi tạm yên”. [25]. Tuy nhiên, như đã nói ở trên đó là thời kì khi mà Mạc khi bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, khi mà các vị vua nhà Mạc còn có sự quan tâm nhất định đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp và đời sống nhân dân. Và tất nhiên khi nhà nước không chăm lo

đến sản xuất nông nghiệp, mặt khác do ảnh hưởng của thiên tai thì đời sống nông dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sử sách đã ghi lại tác động của chiến tranh đối với đời sống của nông dân.

Năm 1561 khi quân Mạc tấn công vào Thanh Hóa, dân chúng phần nhiều phải lưu tán.

Năm 1570, họ Mạc ra quân lớn, các đạo cùng tiến, dọc sông Mã từ Úng quan trở xuống khói lửa mù trời, cờ cắm rạp đất. Nhân dân ở Thanh Hoa dắt già cõng trẻ, nhốn nháo ngoài đường, không biết nương nhờ vao đâu, tiếng vang kêu trời, bao nhiêu tiền của, súc vật, phụ nữ đều bị quân Mạc lấy cả.

Năm 1572, họ Mạc sai Kính Điển đốc suất quân lính xâm lấn các xứ Thanh Hóa, Nghệ An, thì năm ấy, các huyện ở Nghệ An đồng điền bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, dân đói to, lại bị bệnh dịch, chết đến quá nửa; nhân dân nhiều người xiêu giạt, hoặc tản đi miền Nam, hoặc giạt về Đông Bắc, trong hạt tiêu điều.[25, tr. 644 – 664].

Ngoài chịu hậu quả do chiến tranh gây nên, người nông dân còn chịu hậu quả của thiên tai.

Sử sách đã ghi lại những năm bị thiên tai

Năm 1530: Tháng 3, đại hạn, có sâu lúa, lúa má chết khô, đến hạ tuần tháng 6 mới mưa.

Năm 1537: Mùa hạ tháng 4, gió to, gãy cây, tốc nhà, nước biển dâng lớn, người và súc vật chết đuối.

Năm 1539: Đại hạn. Mùa đông tháng 10, động đất

Năm 1559: Tháng 8, ở Thanh Hoa, Nghệ An nước lụt, đê đường vỡ lở, trôi mất vài trăm nhà, trong thành Tây Đô bị ngập, kho tàng phần nhiều ngập nước, nhân dân đói kém.

Năm 1577: Ở Thanh Hoa mưa dầm nhiều, nước lụt đến bẩy lần, lúa má phầnnhiều bị hại, dân đói to. [25, tr. 609 – 674].

Ngoài ra, nông dân còn phải chịu cảnh thuế khóa nặng nề để phục vụ cho chiến tranh và bộ máy quan lại: “Từ niên hiệu Sùng Khang thứ 6 tới nay, trong khoảng 9 năm đó, các xứ thu vét sưu thuế để chi dùng chỉ đòi hỏi ở dân nghèo; đến chi dùng trong điện cũng đòi hỏi đám dân ấy….Ngoài ra, còn có khi tăng gấp đôi số thuế đã định, làm cho dân phải khánh kiệt phá sản. dân tình ngao ngán, không còn muốn sống!”. [31, tr. 413-414]. Gánh nặng của thuế khóa thời kì này đã khiến “Người ta cùng kiệt không nộp nổi, khốn đốn đến phải bỏ nghề. Có người vì thuế sơn mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế vải lụa mà phải hủy khung cửi, thu thuế gỗ mà người ta bỏ rìu búa, thu thuế cá mà người ta xé lưới chài, thu thuế mật mà người ta bẻ mía, thu thuế bông chè, thì vườn tược bỏ hoang”[75]. Ở nông thôn, địa chủ cường hào ra sức hoành hành, cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ruộng đất tư có điều kiện phát triển mạnh. Những người nông dân mất ruộng phải phiêu tán, kèm theo đó là tác động của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều cùng thiên tai, mất mùa đã ảnh hưởng lớn tới đời sống của nông dân thời kì này.

Một phần của tài liệu nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529) (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)