Nghệ thuật và giáo dụ cở nông thôn

Một phần của tài liệu nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529) (Trang 67 - 93)

3.2.1. Nghệ thuật

Chúng ta biết rằng, nhà Mạc lên thay nhà Lê đã dẫn đến cuộc xung đột Nam – Bắc triều, tiếp theo là những năm phân tranh Trịnh – Nguyễn. Hai miền đất nước chịu cảnh tạm thời chia cắt. Dù đói khổ, người dân trong manh áo vá vai vẫn cần cù lao động, đoàn kết thương yêu nhau, ra sức giữ vững và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, trong khi giai cấp phong kiến thống trị ngày càng đi vào con đường xa hoa trụy lạc, bày vẽ các lối ăn chơi…. Trong thế kỉ XVI – XVII, sự suy yếu của chế độ tập quyền chuyên chế đã bộc lộ rõ. Đó là một trong những cơ sở tạo điều kiện cho dòng nghệ thuật dân gian phát triển mạnh mẽ.

Âm nhạc

Lê Đức Mao (1462 – 1529) sống vào cuối thời Lê sơ đầu thời Mạc, đã viết bài thơ nôm dài 128 câu theo thể song thất lục bát với nhan đề: Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào, được xem là lời của bài hát ca trù cổ điển nhất hiện còn. Tác phẩm này cho thấy điệu hát cửa đình – tiền thân của ca trù được các ả đào hát trong lễ hội mùa xuân tế thần cầu phúc ở làng quê đã có mặt trong âm nhạc dân gian vào khoảng từ thời Lê Sơ sang thời Mạc.

Nghệ thuật hội họa – trang trí

Hiện nay vẫn chưa khẳng định được thật chính xác thời gian ra đời của tranh dân gian truyền thống, nhưng Hoàng Sĩ Khải sinh vào những năm 1510 – 1520 và mất khoảng cuối thế kỉ XVI, một thượng thư kiêm tế tửu Quốc tử giám triều Mạc đã viết Tứ thời khúc vịnh – một bài thơ Nôm dài 336 câu diễn tả cảnh đổi theo 4 mùa. Từ đó có thể thấy rằng người đương thời đã treo tranh gà để trừ tà ma.

“Chung quỳ khéo vẽ nên hình Bùa đào cấm quỹ phòng linh ngăn tà

Tranh vẽ gà cửa đeo thiếp yểm Dưới thêm lầu hoa điểm thọ dương”

Đây là những loại tranh tết thuộc dòng chảy dân gian. Tranh Tố nữ là tranh cũng khá đặc sắc tiêu biểu như tranh Tố nữ cầm quạt, tranh có bố cục rất cân đối. Nét mặt bụ bẫm tươi vui đang cầm quạt, dáng đang như chuyển động, tranh loại này cũng rất phong phú và sinh động, về các hoạ tiết ở trên các viền áo rất đặc biệt, chân đi hài toàn bộ đó là một bức chân dung toàn thân rất đặc sắc. Đây là một tài năng về vẽ tranh rất độc đáo đã thể hiện được tâm hồn người phụ nữ mà cho các đời sau cần khám phá thêm. Tranh Tố nữ là một tranh dân gian thuộc loại đó.

Tranh gà, lợn, tranh lợn đang cắn củ ráy là loại tranh cũng rất được ưa chuộng cho cha ông ta xưa. Tranh thể hiện được chăn nuôi vốn rất phổ biến từ trước đến nay ở nông thôn Việt Nam. Đó là một con lợn to béo, hay ăn và bố cục con lợn cân đối là một tiêu biểu. Tuy nhiên tranh chưa thể hiện màu nhưng qua những đường nét, tranh thể hiện rất sinh động. Tranh gà, tranh ông tướng canh ở cửa để gia đình yên tâm ăn tết. Tranh dù có cái biên song cũng có thể tìm thấy, trong tranh tết Đông Hồ, Tranh hàng Trống, nhất là những loại tranh cùng tên. Như tranh ngồi nghỉ giữa buổi bừa là một tranh thuộc tranh Đông Hồ. Hình ảnh trung tâm của bức tranh là con người đang đi bừa và nghỉ lúc mệt, tranh thể hiện không khí làm việc tuy mệt nhọc song có phần thư thái của con người sau một buổi làm việc như con người và con trâu rất gần gũi với nhau và ở đây tất cả đều thể hiện một đề tài rất gần với những người nông dân Việt Nam cho một nền nông nghiệp lúa nước của nhân dân ta. Một loại tranh vừa thuộc tranh dân gian Đông Hồ là tranh đấu vật, đây là một loại hình văn hoá của dân tộc từ thời xa xưa.

Tranh với ý nghĩa là hình vẽ tay trực tiếp trên giấy có thể tìm thấy ở một số tờ sắc phong thần sớm. Sắc phong được viết trên giấy gió đặc biệt, khổ rộng, giai, mịn, nhẹ, xốp, bảo quản tốt thì khá bền. Hầu hết sắc phong có hình trang trí được in ván gỗ hàng loạt, cũng có một số tờ vẽ tay các hình nền,

trong tờ sắc tử Dương thần vốn ở làng Tử Dương (Hà Tây) hiện được bảo quản ở Cục Bảo tàng ở Bộ Văn hoá, sắc rộng có màu vàng đậm trên tờ sắc được vẽ tay hình rồng mây theo phong cách thời Mạc.

Gắn với hội hoạ nhiều nơi hơn cả ở thời Mạc vẫn là đồ gốm nổi trội là trung tâm gốm Bát Tràng (Hà Nội) và Chu Đậu (Hải Dương). Ngoài ra gốm Mạc có cả gốm xây dựng để mộc, gốm gia dụng và nhất là gốm thờ phần lớn tráng men trắng và vẽ hoa lam. hoặc cạo men bôi nâu cũng có men ngà màu vàng nền và men xanh rêu tô lên hoa văn. Các đề tài được vẽ trên gốm phổ biến là hoa lá và chim, cá cỏ hoa dây leo uốn sóng trổ ra các tay mướp leo (rất phổ biến trên bia đá) có nhiều loại hoa, cúc, mai, lan được ngắt ra từng cảnh, từng bầy được vẽ ra mặt ngoài của nhiều bát, bình, liễn hoặc trong lòng của đĩa, chim có nhiều kiểu bay hoặc đậu, cá tôm bơi lội tung tăng, thú 4 chân, thường là ngựa, long mã ... đề tài người còn ít song thật vui: Có cảnh đoàn người cưỡi ngựa phi như đang đua, có người chăn trâu, có người đội nón và người trùm khăn đều mặc áo dài như đại hội lại có hình một số cảnh được ghép lại, thành bức tranh sơn thuỷ. Do lối vẽ trên gốm mộc có xương đất vừa khô lại hút màu nên nghệ sĩ phải vẽ rất nhanh, đặt đâu được đấy, hình thuộc làu, tay bút mà hiện ra đậm nhạt rất hoạt.

Mĩ thuật thời Mạc thực sự là bước ngoặt của lịch sử mỹ thuật Việt Nam, tuy vẫn là xã hội phong kiến theo mô hình nho giáo, song do kinh tế hàng hoá rất phát triển, đồng tiền đã tỏ rõ sức mạnh công phá đạo đức trật tự cũ, đòi giải phóng con người, giải phóng nghệ thuật. Vì thế một loạt loại hình nghệ thuật mới ra đời và khẳng định theo hướng nhân văn chủ nghĩa: Đình làng, tượng phật Quan Âm, tranh dân gian, đồ gốm, thương mại ... ở đó nhiều người có công phục hưng diện mạo văn hoá dân tộc, văn hoá làng quê đã trở thành đối tượng để nghệ sĩ sáng tác và nhân dân ca ngợi, là các tượng hậu Phật mang tính chân dung người thật, việc thật còn ngự trị ở nhiều chùa làng

và chủ nhân của các công trình văn hoá ấy là những người lao động trong các làng quê cũng được hoá thân vào những hoạt cảnh trang trí đình làng. Con vật cao sang rồng phượng giờ đây cũng bình dị, thậm chí hài hước. Đặc biệt “

Con rồng thời Mạc thể hiện phong thái dân gian. Trong các bức chạm rồng quen với người, bác nông dân đang cùng trâu cày dưới bóng con rồng lởn vởn trên đầu; chàng trai minh trần, đóng khố, tay nắm sừng rồng,tay cậy răng rồng; cô gái áo xiêm tha thướt cưỡi trên mình rồng, tay mềm mại múa cùng đàn nhạc thủy tộc; con rồng đánh đàn cùng với con cua đánh trống, con ếch gõ mõ, com tôm, con ba ba giơ chân như múa theo nhịp đàn của rồng…Điều đóchứng tỏ tính chất tương đối tự do, cởi mở trong sản xuất và ý thức vai trò cá nhân thời Mạc được tôn trọng và có bước phát triển mới”

[39]. Tất cả biểu hiện thẩm mỹ của dân quê gắn với tinh thần nhân bản, tính chất này của mỹ thuật Mạc sẽ được đẩy lên đỉnh cao ở thời gian cuối của thế kỷ sau.

Bên cạnh hội họa, các loại hình nghệ thuật như tuồng, chèo xuất hiện từ thời Lý – Trần, qua thời Lê và đến thời Mạc tiếp tục được phát triển. Các thể loại và làn điệu dân ca như ca trù, ngâm thơ, hát ru, ca múa với các loại nhạc cụ như đàn đáy, trống….vẫn được phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Điều đó thể hiện đời sống tinh thần phong phú bên cạnh đời sống vật chất đạm bạc, giản dị của người dân nông thôn thời kì này.

Thành tựu chủ yếu trong lĩnh vực nghệ thuật ở nông thôn thời Mạc là kiến trúc và điêu khắc. Dưới thời Mạc, do chính sách cởi mở của nhà nước nên các tôn giáo cùng có điều kiện phát triển. Ở nông thôn nhiều đền, chùa, đình quán được xây dựng hay trùng tu mang đậm sắc thái dân gian.

Kiến trúc chùa: Nhìn chung các tài liệu ghi chép về việc xây dựng chùa thời Mạc rất hiếm. Phần lớn các ngôi chùa thời Mạc đều là chùa được trùng tu trên cơ sở các ngôi chùa thời kì trước .

Bảng 3. 1 KIẾN TRÚC CHÙA MẠC QUA XÂY DỰNG, TU BỔ [70] Hạng mục xây

dựng Tu sửa Làm lại Làm mới Cộng

Phật điện 15 11 6 32 Tiền đường 8 5 11 24 Thiêu hương 4 1 9 14 Bái đường 2 2 Hậu đường 6 3 7 16 Tam quan 2 6 8 Hành lang, giải vũ 3 2 12 17 Tăng phòng 4 4 Nhà oản 2 2 Gác chuông 1 7 8 Gác trống 2 2 Cộng 39 22 68 129

Việc trùng tu chùa có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân (như đã dẫn văn bia). Hiện nay không tìm thấy một ngôi chùa nào ở thời Mạc còn nguyên vẹn. Qua tài liệu văn bia, có thể tạm hình dung một mặt bằng kiến trúc ngôi chùa thời Mạc như sau:

Tam quan, tiền đường, thiêu hương, thượng điện. Đó là thành phần kiến trúc cơ bản, chùa nào cũng phải có. Ngoài ra mỗi chùa có thể có một số các kiến trúc khác như: hậu đường, gác chuông, nhà sân, hành lang, cầu cống… Chùa Mạc có nhiều thành phần kiến trúc phức tạp. Về quy mô tòa thượng điện gần giống chùa thời Trần và bố cục chung theo kiểu “nội công ngoại quốc” [70] mà ta còn gặp khá nhiều dưới thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn sau này.

Kiến trúc đình: Những ngôi đình cổ nhất còn lại cho tới ngày nay đều mang niên đại thời Mạc: đình Lỗ Hạnh (1576), đìnhTây Đằng (1853) và đình Phù Lưu ( thế kỉ XVI). Đình là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần chung, là trụ sở hành chính của cả làng, gắn kết các thành viên trong một cộng đồng với nhau.

So với một ngôi chùa, mặt bằng kiến trúc ngôi đình đơn giản hơn, đặc biệt là đình dưới thời Mạc, chỉ là một nếp nhà có mặt bằng hình chữ nhật mà vẫn quen gọi là nhà Đại Đình. Các nếp nhà khác đều được làm thêm vào các thời sau. Quy mô một ngôi đình ở thời Mạc không lớn bằng các đình ở thời sau. Mỗi đình làng gồm nhiều gian như đình Tây Đằng có ba gian hai chái, đình Lỗ Hạnh có năm gian hai chái. Các gian đình được tạo bởi các vì nhà. Mỗi vì nhà gồm có một số thành phần như cột, câu, đầu, giá chiêng…liên kết với nhau bằng nhiều loại mộng. Đình Tây Đằng, các vì nhà đều là theo kiểu “chồng giường giá chiêng”, đình Lỗ Hạnh có kết cấu các vì giữa giống đình Tây Đằng, còn các vì khác làm theo kiểu “ kẻ chuyền – giá chiêng” [75].

Kết cấu của mái đình gồm 4 mái, đều có góc đao uốn cong. Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian nên hướng để dựng đình làng thời Mạc thường được giao cho các thầy địa lý.

Nếu các kiến trúc thờ cúng như đền chùa thời Mạc thường được chọn làm nơi tĩnh mịch cao, xa lánh chốn đô hội. Thì ngược lại đình làng thời Mạc và các thời sau thường chọn những địa điểm có tính chất trung tâm của làng xã. Hướng của đình thường là hướng Nam hoặc Đông Nam là hướng của gió mùa mát mẻ.

Kiến trúc Đạo quán: Đạo quán là nơi sinh hoạt và thực hành tín ngưỡng của tín đồ Đạo giáo. Qua tư liệu văn bia, chúng ta biết được một số đạo quán dưới thời Mạc; quán Linh Tiên (Hà Tây) năm 1586, quán Chân Thánh (Hưng Yên) năm 1567 và 1591, quán Thụy Ứng (Hưng Yên) năm 1561, quán Tiên Phúc (Hải Hưng) năm 1589, quán Viên Dương (Hà Tây)

năm 1589, quán Viên Quang (Hải Hưng) năm 1586. [68]. Về cơ bản kiến trúc đạo quán cũng như kiến trúc của chùa.

Cùng với nghệ thuật kiến trúc dân gian là nghệ thuật điêu khắc dân gian. Trong các ngôi đình đều được chạm khắc và trang trí, đặc biệt là các đề tài mang tính dân gian xuất hiện ngày một nhiều phản ánh đời sống sinh hoạt của nhân dân .

Đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) có nhiều tác phẩm điêu khắc dân gian trên gỗ về các đề tài mây, hoa cúc, rồng, phượng, nai, cọp, cô tiên đánh đàn… Thêm vào đó là hai bức tranh cổ vẽ 4 nữ nhạc công đang chơi những nhạc khí quen thuộc như đàn nhì, tì bà.

Đình Tây Đằng (Hà Tây) có các hình chạm khắc rất phong phú: Hoa lá, vòi hươu, tiên nữ bên cạnh những hình người đẽo cày, đá cầu, gánh con, chèo thuyền với phong cách nghệ thuật Mạc khỏe khoắn, mộc mạc, hồn nhiên. Cảnh sinh hoạt gặp nhiều nhất là ở đình Tây Đằng. Trên bức cốn ở gian giữa, cũng là cảnh người đánh nhau với hổ, nhưng được thể hiện rất khác nhau: người đàn ông to khỏe, tay cầm con dao lớn hướng về phía hổ. Con hổ dữ tợn lao về phía trước, nhưng đầu ngoảnh nhìn về phái sau. Nét chạm giản đơn, mảng khối mập khỏe.

Ở đây đáng chú ý còn có hai bức chạm cảnh chèo thuyền. Một bức diễn cảnh đi thuyền du ngoạn trên sông với hình 3 người ngồi uống rượu. Bức kia cũng cảnh đi thuyền với 3 người ngồi chơi, một người cầm quạt phe phẩy, nét chạm tạo nên được dáng vẻ nhàn hạ của một cuộc đi chơi.

Bức chạm khác thể hiện một người đàn bà gánh 2 con nhỏ đang bước đi trên con đường gập ghềnh, nét chạm sâu, gân guốc như muốn diễn tả nỗi vất vả của nhân vật.

Đình Tây Đằng còn có khá nhiều bức chạm khắc miêu tả các cảnh khác như cày voi, đẽo cày, làm xiếc, đá ẩu… chứng tỏ sự phát triển khá mạnh của các hình ảnh, các cảnh sinh hoạt của con người.

Đình Phù Lưu (Bắc Ninh) lại thấy những tác phẩm điêu khắc dân gian như tiên nữ ngồi trên đầu sư tử hay ngồi trên mình rồng chầu mặt trăng, những nhóm người đánh đàn, đấu vật, bơi chải.

Nhìn chung, các đề tài điêu khắc ở các ngôi đình thời Mạc khá phong phú và đa dạng về loại và kiểu dáng: Ví dụ như cùng một hình phượng nhưng hình phượng trên đình Lỗ Hạnh có dáng dấp như một con gà trống mỏ to, thân đậm chắc, lông cánh rất hiện thực, đuôi gồm nhiều dải dài bay về phía sau. Hình phượng ở đình Tây Đằng lại có dáng thon nhỏ, bộ lông vũ được tỉa công phu, cầu kỳ. Nội dung điêu khắc phản ánh khá toàn diện về đời sống con người, cảnh vật thiên nhiên, thể hiện sự hài hòa, gần gũi

Chùa : Nội thất các chùa thời Mạc cũng được các nghệ nhân hết sức chú ý. Họ tận dụng các thành phần kiến trúc, các chỗ trống để trang trí chạm khắc các đề tài rồng, phượng, mây, lửa, sông nước, các cảnh sinh hoạt dân gian của con người. Ví như bức chạm ở chùa Cói miêu tả cảnh săn bắn. Đó là cảnh một người dáng khỏe mạnh, quần áo gọn gàng, mắt nhìn về phía trước đang cưỡi trên lưng một con mãnh thú (con hổ) đang giãy giụa, lưng oằn xuống, mông hất cao, hình dáng dữ tợn [75].

3.2.2. Giáo dục ở nông thôn

Để nhanh chóng đào tạo một đội ngũ quan lại làm cơ sở xã hội của vương triều, sau khi lên ngôi nhà Mạc đã đặc biệt đề cao giáo dục khoa cử, coi đó là Quốc sách hàng đầu. Cùng với việc coi trọng giáo dục thì vai trò của người thầy trong xã hội cũng được coi trọng. Luật Hồng Đức Thiện Chính quy định bổn phận của trò đối với thầy như sau: “khi gặp phải kính cẩn, lễ phép, không được khinh nhờn ngạo mạn; ai trái lệnh, sẽ khép vào tội bất kính” [42]. Người thầy và những người thân trong gia đình được xã hội coi trọng, địa vị của người thầy được nâng cao . Điều 120 trong Hồng Đức thiện chính quy định “ Những vợ con của các trò đánh chửi thày học, sẽ bị tội

Một phần của tài liệu nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529) (Trang 67 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)