Nghề thủ công và buôn bán nhỏ

Một phần của tài liệu nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529) (Trang 46 - 93)

2.3.1. Các nghề thủ công

Thời Mạc, với tư tư tưởng “trọng nông” nhưng không “ức thương” của nhà nước phong kiến đã tạo điều kiện cho hoạt động thủ công nghiệp có dịp phát triển mạnh mẽ. Sự cởi mở của nhà nước đã kích thích thợ thủ công phát huy sức sáng tạo của mình, tạo nên những sản phẩm độc đáo mang nét riêng của thời Mạc.

"...Công nghệ mại thương chi phát triển. Bách tính âu ca. nhất thời Ngu Thuấn...".

Dịch nghĩa "... Các nghề công nghệ buôn bán đều phát triển. Trăm họ vui ca như thời Ngu Thuấn. [56]

Xuất hiện nhiều thợ thủ công và các làng nghề thủ công. Phần lớn các sản phẩm thủ công nhằm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, buôn bán và sinh hoạt tín ngưỡng

Gốm sứ: Là nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Trải qua thời kì phát triển mạnh dưới thời Lê, gốm thời Mạc được coi là giai đoạn phát triển đến đỉnh cao. Gốm sứ thời Mạc hiện thu thập được khá nhiều, bao gồm phần lớn là những chân đèn, lư hương và bình hoa lam và men lam mà trên đó hầu hết đều có minh văn với xuất xứ, niên đại cũng như chủ nhân mỗi sản phẩm đó.

Cách kinh thành Thăng Long không xa có hai làng nghề làm gốm truyền thống nổi tiếng, đó là làng gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, trấn Hải Dương) và làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Sản phẩm của hai làng này, ngoài phần tiêu thụ tại địa phương và phục vụ xuất khẩu, thì phần lớn được chuyển về bán tại Thăng Long và các trấn lân cận.

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

Xã Bát Tràng (社鉢場) là tên gọi cũ của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm,Hà Nội từ trước năm 1945. Cách đây khoảng 7 thế kỉ, người

dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) theo vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, lập phường làm nghề gốm (gạch xây dựng); lúc đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc.

Đặc điểm nổi bật nhất của gốm Bát Tràng là các sản phẩm được phủ một lớp men khác nhau nhưng nổi bật nhất là men hoa lam và men hoa nâu. Trên các sản phẩm gốm, bắt đầu từ thế kỉ XV, nhưng phổ biến nhất dưới thời Mạc, gốm Bát Tràng có khắc tên người đặt hàng và tên người sản xuất để khẳng định “ quyền tự chủ của người thợ trong sản xuất và quyền tự do của người thợ” [75]. Hiện nay, trong Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam và 30 viện bảo tàng khắp thế giới có lưu trữ và trưng bày nhiều các tác phẩm gốm gồm những bình, lọ, bát hương, lư hương, chân đèn.. được chế tác vào những năm 1558 – 1590 thời Mạc Mậu Hợp. Trên một số các sản phẩm gốm này có ghi rõ tên người chế tác, người đặt hàng: “Nam Sách phủ, Thanh Lâm huyện, Hùng Thắng xã, Đặng Huyền Thông Tạo”. Có hiện vật ghi rõ người sản xuất là Bùi Trác người xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm phủ Thuận An làm theo yêu cầu đặt hàng của Lê Thị Cận... Đặc biệt cho đến nay những sản phẩm được mang tên Đặng Huyền Thông tìm thấy đã lên tới 8 tiêu bản. Trong đó có 3 sản phẩm mới tìm thấy và được lưu giữ ở Hải Hưng, có một chiếc ghi chế tạo vào năm thứ ba niên hiệu Diên Thành (1580), còn lại 5 tiêu bản được trưng bày tại Viện Bảo Tàng lịch sử Quốc gia.

Việc ký họ và quê quán người thợ thủ công trên sản phẩm do chính tay họ sản xuất mới chỉ thấy xuất hiện sớm nhất trên chiếc lọ hoa lam chế tạo

năm thứ 8 niên hiệu Thái Hoà đời Lê Nhân Tông (1450). Sang thế kỷ XVI - XVII dưới thời Mạc thợ thủ công ký tên lên sản phẩm của mình thấy nhiều hơn, đặc biệt là trên đồ gốm và trên các tấm bia. Việc ký họ tên và quê quán trên sản phẩm của mình sản xuất chứng tỏ người nghệ nhân đã được quyền tự xác định vị trí của mình trong xã hội và mặt khác sự kiện đó đã phản ánh không khí dân chủ tự do trong giới thợ thủ công đương thời.

Trên nhiều sản phẩm gốm còn ghi cả tên và quê quán của người đặt hàng ở nhiều vùng quê khác nhau. Ví dụ chiếc chân đèn bằng gốm do Đặng Huyền Thông sản xuất năm 1580 có ghi việc đặt hàng của sãi vãi Nguyễn Thị Liên và Vũ Thị Dương ở xã Phú Thuận, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng nay thuộc Cẩm Bình, Hải Hưng), chứng tỏ hàng gốm của nghệ nhân có tên Đặng Huyền Thông đã được nhiều người ở vùng quê khác ưa chuộng và đặt làm. Ngoài ra còn thấy nhiều người khác đặt hàng của Đặng Huyền Thông mà quê họ ở các xã: Biện Hàn, Thượng Ốc, Lại Dụ, huyện Từ Liêm, xã Thượng Thụy, huyện Đan Phượng (Hà Tây)...

Như thế, đồ gốm của Đặng Huyền Thông nơi gần Dương Kinh nhà Mạc không chỉ có dân vùng Hải Dương mua mà còn được dân xung quanh vùng Thăng Long biết tiếng và đặt mua. Với dấu hiệu này sản phẩm đồ gốm của Đặng Huyền Thông nói riêng và gốm sứ thời Mạc nói chung đã xác định vị trí của đồ gốm là một bộ phận khá hấp dẫn trong nền kinh tế hàng hoá của đất nước ta ở thế kỷ XVI.

Một số tác phẩm do ông cùng vợ là Nguyễn Thị Đỉnh sản xuất và ký tên. Ông là nghệ nhân ghi tên trên nhiều tác phẩm nhất trong số các tác phẩm gốm thời Mạc còn lại đến ngày nay. Trong 12 hiện vật gốm ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và 7 hiện vật ở Bảo tàng Hải Dương, ghi rõ sản xuất vào thời Mạc Mậu Hợp (1578 - 1891) với các niên hiệu Diên Thành, Đoan Thái, Hưng Trị, đã có 10 tác phẩm ghi tên Đặng Huyền Thông, gồm 3 bát hương và 7 chân đèn. Bên cạnh các bảo tàng, tác phẩm của ông còn được có mặt trong

nhiều bộ sưu tập tư nhân trên thế giới. Tại Bảo tàng Topkapi Saray ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) có lưu giữ một lư hương gốm xanh xám được ông làm vào năm Hưng Trị thứ 2 (1589). Những đồ gốm của Đặng Huyền Thông đã đánh dấu bước phát triển mới của gốm men thế kỷ XVI.

Cùng thời gian này tại trung tâm gốm sứ Bát Tràng những tên của nghệ nhân còn được ghi lại tương đối nhiều trên gốm sứ như: Đỗ Xuân Vi, Đỗ Phủ, Hoàng Ngưu, Nguyễn Phong Lai, Bùi Nghĩa, Bùi Huệ, Bùi Thị Đỗ, Bùi Hạc, Bùi Đào, Phạm Lương...[41].

Gốm Chu Đậu: Thôn Chu Đậu thuộc tả ngạn sông Thái Bình (Nam Sách – Hải Dương), Chu Đậu theo tiếng Hán có nghĩa là bến thuyền đỗ, đây là trung tâm sản xuất gốm từ thế kỉ XIV. Nhắc tới gốm Chu Đậu là nhắc ngay tới các sản phẩm như chén, bát, chim, cá, côn trùng. Các sản phẩm của gốm Chu Đậu cũng thường được viết chữ (chủ yếu là chữ Hán), trong đó chủ yếu nhất là chữ Phúc, Chính, Hoa, Trung, Sĩ…Cũng như gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu cũng được phủ một lớp men, màu men phổ biến nhất là trắng trong, hoa lam, men ngọc, xanh lục, xanh rêu, vàng nhạt, vàng nhạt, vàng đậm. Hoa văn trang trí chủ đạo là hoa sen và hoa cúc.

Gốm Hợp Lễ: Hợp Lễ là thôn thuộc xã Long Xuyên, huyện Bình Giang (Hải Dương). Di chỉ gốm sứ Hợp Lễ chủ yếu ở bến đò Đáy (Làng Đáy), một nhánh của sông Kẻ Sặt. Sản phẩm chính của Hợp Lễ là đồ gia dụng như bát, đĩa, bình vôi, vò nhỏ, chân đèn, lư hương….với dòng gốm chủ yếu: Màu xanh ngọc, men trắng và hoa lam.

Nhìn chung, gốm sứ thời Mạc rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Điều đó thể hiện sự tài hoa, khéo léo nơi bàn tay, trí óc của thợ thủ công đương thời. Sự phát triển triển của thủ công nghiệp thời kì này nói lên chính sách cởi mở của nhà nước, không bị ràng buộc bởi tư tưởng “ trọng nông ức thương”.

Nghề dệt: Nghề dệt cũng là một nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời và phát triển mạnh dưới thời Mạc. Bên cạnh các phường dệt, phường lụa ở kinh thành Thăng Long, ở nông thôn có làng La (Hà Đông), làng Bưởi. Các làng này tuy chưa tách hẳn khỏi nông nghiệp nhưng những đã là những địa phương lấy nghề dệt làm chức năng chủ yếu. Nguyên liệu nghề dệt chủ yếu lấy từ tự nhiên, do đó xung quanh các làng dệt đã hình thành nhiều làng tơ tằm.

Sản phẩm ngành dệt rất đa dạng. Ngoài các sản phẩm phục vụ các tầng lớp bình dân còn có đồ cao cấp như gấm, the, lụa vàng, đũi, sa, là, nhung, lĩnh... dành cho vua chúa, quan lại và bán ra nước ngoài.

Trình độ nghề dệt đã đạt tới kỹ thuật tinh xảo. Phương thức sản xuất chủ yếu là cá thể. Tuy đã hình thành các phường, hội nhưng chủ yếu là giúp đỡ nhau trong việc mua nguyên liệu và bán sản phẩm, chưa có thuê mướn nhân công và tổ chức cơ cấu thợ cả, thợ bạn... như sau này.

Trên vùng đất Dương Kinh quê hương nhà Mạc có nhiều nơi nuôi tằm dệt tơ như: Đoàn Lâm, Đào Lâm, Phạm Lâm (Gia Lộc); Phù Ủng, Bạch Sam (Đường Hào); Hội Am, Đồng Lại, Bất Bế, Đan Bối, Đan Cầu (Vĩnh Lại).

Nghề dệt chiếu: Nói đến nghề dệt chiếu ở đồng bằng Bắc Bộ chúng ta không thể không nói đến làng dệt chiếu Hới. Nghề dệt chiếu ở làng Hới có truyền thống từ lâu đời. Chiếu làng Hới có nhiều loại: chiếu cài hoa, chiếu đậu, chiếu trơn, chiếu cạp điều, chiếu sợi xe… với nhiều kích cỡ khác nhau nhưng có lẽ nổi tiếng hơn cả là chiếu gon bền đẹp được ưa chuộng ở vùng như Thái Bình, Bắc Ninh, Thăng Long… Đây là loại chiếu rất bền. Không chỉ nổi tiếng bằng sự truyền miệng của người dân mà nó còn xuất hiện cả trong giai thoại văn học. Đó là cuộc gặp gỡ tài tử, giai nhân giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ với những câu thơ đối đáp trữ tình giữa một nhà thơ lớn với một cô gái bán chiếu tài sắc:

- “Nàng ở nơi đâu bán chiếu gon Phải chăng chiếu bán hết hay còn Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi Đã có chồng chưa được mấy con?”

- “Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon Hỏi chi chiếu bán hết hay còn? Xuân xanh chừng độ trăng tròn lẻ Chồng còn chưa có nói chi con?” [72]

Làng Hới nằm ở vùng ngã ba sông Hồng và sông Luộc rất thuận lợi về giao thông đường thuỷ. Bởi vậy sản xuất buôn bán chiếu ở đây khá phát triển. Vào thế kỷ XVI, Thái Tông Mạc Đăng Doanh mở chợ Hới, xây dựng một cây cầu bằng đá thay cho cầu gỗ bắc qua sông Luộc. Chính vì vậy mà vào thời Mạc, chiếu Hới theo các thương nhân có mặt khắp vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.

Ngoài làng dệt chiếu Hới ở Thái Bình, chúng ta còn phải kể đến làng dệt chiếu Lật Dương (xã Quang Phục, Tiên Lãng, Hải Phòng). Làng chiếu Lật Dương được hình thành và phát triển vào thế kỷ XVI. Nếu như ở làng Hới cói phải mua từ nơi khác đến thì ở Lật Dương cói được trồng và thu mua ở quanh vùng. Chiếu Lật Dương chủ yếu trơn, giá thành thường rẻ hơn chiếu Hới được tiêu thụ rộng rãi trong tầng lớp bình dân.

Nghề chạm khắc đá: Nghề chạm khắc đá hình thành từ lâu trong dân gian. Nhà Mạc dù không có nhiều công trình xây cất lớn bằng đá nhưng nghề chạm khắc đá vẫn phát triển mạnh. Trong dân gian, các làng nghề chạm khắc đá hình thành và phát triển rất nhiều như Hồng Lục, Đông Hồng Lục ở Gia Lộc (Hải Dương), xã Tứ Kỳ huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), xã Kính Chủ huyện

Chí Linh (Hải Dương), xã Tây Am huyện Vĩnh Bảo, xã Gia Đức huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), xã An Hoạch huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), xã Thượng Trưng, xã Nhật Chiêu (Vĩnh Phúc), xã Anh Nhuệ (Hưng Yên)… Dù chiến tranh Lê - Mạc kéo dài, các thợ chạm khắc đá vẫn di chuyển đến nhiều địa bàn hành nghề trên các vùng đất do nhà Mạc quản lý .

Sản phẩm của chạm khắc đá thời Mạc khá phong phú và đa dạng. Ngoài bia chùa, bia đình, bia quán, bia chợ, bia cầu, sản phẩm chạm khắc đá thời Mạc còn có rồng đá, sấu đá, tượng chân dung, phù điêu, cảnh sinh hoạt trên các ngôi đình, chùa… với những đường nét chạm trổ khá điêu liệu. … Tư liệu văn bia đã ghi lại khá nhiều những thợ khắc đá giỏi dưới thời Mạc như Lực sĩ Nguyễn Ích Diệu, Phạm Đồ, Hoàng Chất, Phạm Kiệm, Nguyễn Tiến Chu, Tô Văn Tường, Nguyễn Thị Huỳnh.

Một số tượng đá thời Mạc cũng ghi rõ tên của người tạc tượng cũng như năm tạc tượng. Chính dưới chân pho tượng Tuyên Tông Anh Nghị hoàng đế Mạc Phúc Nguyên ở chùa Hưng Khánh (Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng) có dòng chữ Hán ghi: “Quý Mùi niên Trung Hành xã Phù Đông hầu tạo. Kính Chủ xã tượng nhân tạo”, tạm dịch: Phù Đông hầu xã Trung Hành làm năm Quý Mùi (1574). Thợ đá Kính Chủ tạc.

Nghề làm muối: Nghề làm muối vốn là một nghề thủ công mang nặng tính thời vụ. Hầu hết những người làm nghề này phải lao động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khó khăn và hết sức vất vả. Sự đơn điệu và lam lũ của nghề sản xuất muối đã đi vào câu ca:

Đời ông cho chí đời cha

Có một đống cát xe ra, xe vào…[72]

Hàng ngày những người diêm dân làm muối phải xúc ẻ (cát chuyên dùng để sản xuất muối) lên xe cút-kít chở ra đổ thành từng đống trên sân phơi, sau đó dùng xẻng xúc văng cát rải đều khắp mặt sân. Nước biển thông

qua các công trình thuỷ lợi, ngấm vào lòng sân cát và mao dẫn lên cát phơi. Nắng trời làm cho nước ngọt bay hơi, còn muối ăn kết tinh xung quanh các hạt cát. Diêm dân thu cát đó đưa vào chạt để lọc lấy nước chạt (còn gọi là nước cái). Chạt là một bể nhỏ, đáy có rãnh ra bể chứa; dưới đáy được gác những thang tre, trên để phên đan bằng nứa rồi đổ cát đã phơi lọc lấy nước chạt. Nước chạt được bảo quản và lắng gạn để hôm sau đưa lên ô phơi cho muối kết tinh. Sau khi thu nước chạt, phần cát trong chạt được xúc ra gọn thành đống để chuẩn bị cho chu kỳ sản xuất tiếp theo… Cứ như vậy, hầu như diêm dân gắn bó trọn đời mình với cát suốt ngày này qua tháng khác dưới trời nắng chang chang như thiêu như đốt.

Do chiến tranh, thời Mạc chủ yếu tập trung quản lý các vùng sản xuất muối ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Nơi đây thời Mạc có nhiều vùng sản xuất muối nổi tiếng như: Bàng La (Đồ Sơn), Văn Phong, Đôn Lương, Hoàng Châu, Gia Lộc, Đại Đồng, Phù Long (Cát Hải), Nội Hoàng, Vũ Yên... Ở Nam Định có các xã Hạ Lan, Cẩm Hà, Thương Điền thuộc huyện Giao Thuỷ và các xã ven biển huyện Thụy Anh. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi đã nhận xét: “Giao Thuỷ, Thụy Anh hải diêm duy cam” nghĩa là miền biển thuộc huyện Giao Thuỷ, Thụy Anh có muối tốt.

Ngoài những nghề thủ công nói trên, thời Mạc còn có một số nghề như: nghề đánh bắt thuỷ sản, chế biến… cùng các nghề phục vụ đánh bắt thuỷ hải

Một phần của tài liệu nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529) (Trang 46 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)