1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nông thôn và thành thị trong sáng tác của tản đà

13 623 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 316,51 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ THỊ TUYẾT NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ TRONG SÁNG TÁC CỦA TẢN ĐÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam... Đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ TUYẾT

NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ TRONG SÁNG TÁC CỦA TẢN ĐÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ TUYẾT

NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ

TRONG SÁNG TÁC CỦA TẢN ĐÀ

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60220121

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Hải Yến

Hà Nội – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Ngô Thị Tuyết

Trang 4

Lời cảm ơn Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới TS Trần Thị Hải Yến, người cô đã định hướng và luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn tôi

trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa văn học, các phòng, khoa của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, gia đình, bạn

bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ này

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Học viên

Ngô Thị Tuyết

Trang 5

Mục lục

MỞ ĐẦU……… 7

1 Lí do chọn đề tài………7

2 Lịch sử vấn đề………8

2.1 Lịch sử nghiên cứu, đánh giá Tản Đà……… 8

2.2 Lịch sử sưu tầm tác phẩm Tản Đà……… 10

3 Mục đích nghiên cứu……… 11

4 Phạm vi nghiên cứu……….11

5 Phương pháp nghiên cứu………11

6 Đóng góp của đề tài……….11

7 Cấu trúc của luận văn……….11

NỘI DUNG Chương 1: KHÔNG GIAN XÃ HỘI TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC TẢN ĐÀ……… 13

1 Nông thôn và thành thị trong cấu trúc xã hội Việt Nam thời trung đại……….13

1.1.1 Nông thôn trong cấu trúc xã hội Việt Nam thời trung đại… 13

1.1.2 Đô thị trong cấu trúc xã hội Việt Nam thời trung đại……… 17

1.2 Thực tại và thực tại trong quan niệm sáng tác văn học Việt Nam thời trung đại………19

1.3 Không gian xã hội trong tác phẩm văn học Việt Nam trước Tản Đà………30

1.3.1 Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV……….30

1.3.2 Giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVIII………… 34

1.3.3 Giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX…………43

Tiểu kết……….54

Trang 6

Chương 2: TẢN ĐÀ VÀ KHÔNG GIAN XÃ HỘI VIỆT NAM

NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX………56

2.1 Cuộc đời và sự nghiệp Tản Đà trong môi trường xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX………56

2.1.1 Cuộc đời Nguyễn Khắc Hiếu – Tản Đà………56

2.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Tản Đà……….58

2.2 Thành thị và nông thôn Việt Nam trong quá trình thực dân hóa đầu thế kỉ XX……… 59

2.2.1 Sự chuyển biến ở nông thôn……… 60

2.2.2 Thành thị phát triển và sự xuất hiện những sinh hoạt mới, tầng lớp mới………61

Tiểu kết……….……68

Chương 3: KHÔNG GIAN XÃ HỘI TRONG SÁNG TÁC CỦA TẢN ĐÀ……… 70

3.1 Không gian nông thôn trong sáng tác của Tản Đà………70

3.2 Không gian đô thị trong sáng tác của Tản Đà……… 82

3.3 Không gian sống qua nghê ̣ thuâ ̣t viết của Tản Đà………94

3.3.1 Không gian thực, tiên mộng và cõi lòng tác giả……… 94

3.3.2 Nghệ thuật dụng ngôn của Tản Đà……….100

Tiểu kết……… 103

KẾT LUẬN……… 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 107

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong tiến trình vận động và phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, Tản Đà giữ một vị trí đặc biệt quan trọng Ông vừa là người sống ở giai đoạn giao thời của hai thế kỉ, vừa là giao thời của hai thời đại văn học Mô ̣t số nhà nghiên cứu đã coi Tản Đà như một dấu nối giữa hai hệ hình văn học, giữa văn

học truyền thống và văn học hiện đại Ông được coi là “nhà nho tài tử lỗi lạc

cuối cùng trong lịch sử văn học Việt Nam, cùng với Phan Bội Châu khép lại

cả một thời đại văn học, đồng thời cũng tạo ra những tiền đề tối cần thiết cho một sự tiếp tục của một thời đại văn học mới”[34, tr 325] Có thể nói, Tản Đà

đã thổi “một cơn gió lạ” vào văn đàn với những quan niệm và phong cách

sáng tác mới mẻ “Đem văn chương đi bán phố phường” hay “Nôm na phá

nghiệp kiếm ăn xoàng” Với vai trò là “gạch nối văn chương”, người đặt ra

những nền móng cơ bản, tạo tiền đề, bước đệm ban đầu cho quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại sau này, Tản Đà - con người của “thế giới cũ” - đã có những cách tân, phá rào độc đáo

Tản Đà là một nhà nho sinh ra vào buổi suy tàn của chế độ phong kiến

và Nho học, các giá trị truyền thống nằm trong trật tự lâu dài giờ đây bị đảo lộn Công cuộc khai thác thuộc địa và khai hóa văn minh của thực dân Pháp trên đất An Nam tạo ra nền kinh tế hàng hóa, làm cho giá trị của đồng tiền lấn

át mọi giá trị luân thường đạo lý Đó là thời đại “chữ nghĩa Tây” bắt đầu xuất hiện và nở rộ Vừa ra đời nó đã dần xác lập vị trí chủ đạo, làm cho chữ “Tàu” tồn tại hàng ngàn năm ở xã hội phong kiến nông nghiệp lạc hậu này bị dồn đẩy vào bước đường suy tàn Đây là thời buổi mà các nhà nho gọi là “Gió Á mưa Âu”, buổi giao thời giữa hai nền văn hóa Sống trong hoàn cảnh môi

Trang 8

trường xã hội phương Đông đang bị thực dân hóa theo xã hội phương Tây ấy, Tản Đà đã chịu ảnh hưởng không nhỏ và ông đã chủ trương:

Chữ nghĩa Tây Tàu chót dở dang Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng

Trong suốt nửa thế kỉ tận hưởng cuộc sống nơi trần thế thì có tới hơn nửa cuộc đời Tản Đà sống với nghiệp văn chương Vốn là người ưa thích chủ nghĩa xê dịch nên Tản Đà có “thú chơi” nay đây mai đó Ông hoạt động trong một không gian khá rộng, từ Bắc tới Nam, từ nông thôn đến thành thị Vì vậy trong di sản mà ông để lại , chúng ta thấy hiện lên hai môi trường thực của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là thành thị và nông thôn, trong đó thi ̣ thành đang bi ̣ thực dân hóa là mô ̣t thực ta ̣i lần đầu xuất hiê ̣n trong văn chương Viê ̣t Nam Và ngay cả nông thôn , vốn quen thuô ̣c với cả hai mảng văn ho ̣c viết và văn học dân gian trước đó , đến lúc này, cũng đã bắt đầu chi ̣u những luồng ảnh hưởng mới Thế nhưng đó la ̣i là những khu vực còn trống trong các công trình nghiên cứu đã có cho đến thời điểm hiê ̣n ta ̣i về Tản Đà Chọn hướng khảo sát sáng tác của Tản Đà từ góc nhìn mới là không gian thành thị và nông thôn, chúng tôi hy vọng góp thêm vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sự nghiệp Tản Đà

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu, đánh giá Tản Đà

Tản Đà bắt đầu xuất hiện trên văn đàn đã mang đến một tiếng nói riêng, cuốn hút ngay tức thì sự chú ý của độc giả Từ đó đến nay , đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu, phẩm bình, đánh giá về sự nghiệp văn chương của Tản Đà Dấu mốc đầu tiên là những bài viết của Pha ̣m Quỳnh trên Đông Dương tạp chí, năm 1917. Tuy nhiên, Tản Đà được tập trung chú ý , đánh giá

nhiều hơn là ở giai đoạn từ sau khi ông qua đời Nổi bâ ̣t là các bài viết của Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Hoài Chân, Nguyễn Tuân Tiếp đó, sau 1954 có những công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Trang 9

Năm 1964, tác giả Tầm Dương cho xuất bản cuốn chuyên luận Tản Đà

khối mâu thuẫn lớn Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện, đặt ra

nhiều vấn đề về thơ văn của Tản Đà Ở đó, tác giả đã nghiên cứu và khảo sát

tư tưởng, lí giải cơ sở xã hội và mâu thuẫn của nó trong thơ văn Tản Đà, trong

đó vấn đề đáng quan tâm nhất là những vấn đề thuộc về kỹ thuật văn chương của Tản Đà

Tiếp theo phải kể đến công trình của giáo sư Trần Đình Hượu trong

cuốn Giáo trình văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 (1988) Tác

giả đã đặt Tản Đà vào giai đoạn chuyển giao Đông Tây, nhưng không phải với tư cách một cây bút chung chung mà là một tác giả thuộc loại hình nhà nho tài tử, tức là tìm hiểu cuộc sống của một kiểu tác giả cũ trong đời sống thực tế mới - đây là kiểu tiếp cận có ý nghĩa đột phá trong nghiên cứ u Tản Đà

Kế thừa và phát triển ý kiến của tác giả Trần Đình Hượu, năm 1976

trong khóa luận tốt nghiê ̣p Sự thống nhất giữa các mâu thuẫn trong tư tưởng

và trong sáng tác của Tản Đà, Trần Ngọc Vương đã tiếp tục lí giải và làm

sáng rõ căn nguyên, đặc điểm, nội dung, tính chất của sự thống nhất giữa các mâu thuẫn trong tư tưởng và sáng tác của nhà nho tài tử Tản Đà Những ý

tưởng đó được tác giả phát triển trong các công trình sau đó như Văn học Việt

Nam dòng riêng giữa nguồn chung, (1999), và chương viết về Tản Đà trong Giáo trình Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ, (2010) Ở chương viết

này, Trần Ngọc Vương từ góc độ loại hình tác giả, góc độ chủ đề, đề tài và hệ

thống thể loại để khẳng định “Nhiều sáng tác của Tản Đà đã đạt tới những

thành tựu vượt ra ngoài sự thử thách của thời gian, để trở thành những giá trị nghệ thuật lâu dài, mang sắc thái cổ điển, phi thời, bất tử”[36, tr 358]

Kể từ đó, Tản Đà còn trở thành đối tượng tìm hiểu của một số luâ ̣n văn, luâ ̣n án với những phương diện tiếp câ ̣n khác nhau như:

Trang 10

Năm 2007, Nguyễn Ái Học với luận án tiến sĩ Thi pháp thơ Tản Đà đã

chỉ ra cụ thể những nội dung cách tân thi pháp thơ của Tản Đà, và khẳng định, thơ Tản Đà mở ra một thế giới mới chưa từng có trong thơ ca Việt Nam trước đây, đồng thời mở ra một bước ngoặt quan trọng, xác lập, khơi dòng cho sự ra đời và phát triển của thơ ca hiện đại

Năm 2013, Nguyễn Thị Hồng với luận văn thạc sĩ Tản Đà và sự hình

thành đội ngũ kí giả - văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời đã khảo sát

phương thức hành xử mới của Tản Đà trước thời cuộc - dấn thân vào địa hạt báo chí với giấc mơ xác lập công danh bằng con đường mới, góp phần đẩy nhanh sự hình thành lớp người viết mới

Ngoài ra còn những bài viết lẻ tẻ của mô ̣t số tác giả khác, như: Nguyễn Bách Khoa, Lê Xuân Bột, Phạm Xuân Thạch

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về tác giả Tản Đà đã đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản Đặc biệt, các nhà nghiên cứu, phê bình đã tập trung tìm hiểu Tản Đà trên phương diện một tác giả văn học có tài năng độc đáo và có

vị trí dấu nối giữa hai thời kỳ lớn của văn học dân tộc Riêng việc nhìn nhận Tản Đà từ một không gian xã hội văn hóa tuy đã được một số nhà nghiên cứu

đề cập tới nhưng đó mới chỉ là những nhận xét mang tính đơn lẻ nằm trong những nghiên cứu với hướng nghiên cứu riêng Nói cách khác , cho tới nay chưa có một công trình riêng biệt nào nghiên cứu về vấn đề trên Do đó, công trình của chúng tôi là công trình đầu tiên tìm hiểu về thành thị và nông thôn trong sáng tác của Tản Đà Vì vậy đây là một hướng tiếp cận khá mới mẻ, hứa hẹn nhiều điều thú vị nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp

2.2 Lịch sử sưu tầm tác phẩm Tản Đà

Tính từ khi Tản Đà qua đời, đã có một số công trình tuyển chọn các tác phẩm của ông , nhưng dày dă ̣n nhất phải kể đến là công trình sưu tập của

Nguyễn Khắc Xương gồm 5 tập (Tản Đà toàn tập, Nhà xuất bản Văn học, Hà

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Claude Bourrin (2007), Bắc Kì xưa, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội [2] G Condominas (1997), Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, Nxb Văn

hóa, Hà Nội

[3] Phạm Văn Diêu (1970), “Tản Đà cuộc đời và sự nghiệp văn chương”,

Tạp chí Văn học, số 107

[4] Xuân Diệu (giới thiệu và tuyển chọn) (1979), Thơ văn Nguyễn Khuyến,

Nxb Văn học, Hà Nội

[5] Xuân Diệu, Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ, Nguyễn Công Hoan (1970),

Thơ văn Trần Tế Xương, Nxb Văn học, Hà Nội

[6] Xuân Diệu, Lữ Huy Nguyên (giới thiệu, tuyển chọn) (1984), Thơ văn Á

Nam Trần Tuấn Khải, Nxb Văn học, Hà Nội

[7] Tầm Dương (1964), Tản Đà khối mâu thuẫn lớn, Nxb Văn học, Hà Nội

[8] Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê

Chí Dũng, Hà Văn Đức (1999), Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb

Giáo dục, Hà Nội

[9] Phạm Trọng Điểm, Bùi Văn Nguyên (giới thiệu) (1982), Hồng Đức quốc

âm thi tập, Nxb Văn học, Hà Nội

[10] Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Đức Mậu (biên soạn, 2003), Tản Đà về tác gia

và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[11] Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi , Phùng Văn Tửu , Trần Hữu Tá (chủ

biên) (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội

[12] Nguyễn Ái Học (2007), Thi pháp thơ Tản Đà, Luận án tiến sĩ ngữ văn,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

[13] Nguyễn Thị Hồng (2013), Tản Đà và sự hình thành đội ngũ ký giả - văn

nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời, Luận văn thạc sĩ ngữ văn,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội

[14] Trần Đình Hượu (1998), Nho giáo và văn học Việt Nam Trung cận đại,

Nxb Giáo dục, Hà Nội

[15] Trần Đình Hượu (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900

-1930, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội

Trang 12

[17] Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1998), Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa

đầu thế kỉ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[18] Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội

[19] William S Logan (2010), Hà Nội tiểu sử một đô thị, Nxb Hà Nội

[20] Nguyễn Lộc (2001), Giáo trình văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII

đến hết thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[21] Đặng Thai Mai (1964), Thơ văn Cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX,

Nxb Văn học, Hà Nội

[22] Audré Manssan (2009), Hà Nội giai đoạn 1873 – 1888, Nxb Hà Nội [23] Nguyễn Đăng Na (tuyển chọn) (1997), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời

trung đại (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội

[24] Nhiều tác giả (1978), Thơ văn Lý Trần ( 3 tập), Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội

[25] Viện Sử học, (giới thiệu) (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội

[26] Vũ Ngọc Phan (1951), Nhà văn hiện đại (quyển hai), Nxb Vĩnh Thịnh 63

phố Lò Sũ, Hà Nội

[27] Vương Hồng Sển (2003), Sài Gòn năm xưa, Nxb Tổng hợp Đồng Nai [28] Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội

[29] Phạm Xuân Thạch (2000), Thơ Tản Đà những lời bình, Nxb Văn hóa

thông tin, Hà Nội

[30] Hoài Thanh, Hoài Chân (1999), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học , Hà

Nô ̣i

[31] Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn

hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[32] Trần Nho Thìn (2010), “Văn học cung đình và thành thị ở Thăng Long”,

Nghiên cứu văn học, số 10, tr 55-70

[33] Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

[34] Lê Trí Viễn (1971), Lịch sử văn học Việt Nam (tập 4), Nxb Giáo dục Hà

Nội

Trang 13

[35] Trần Ngọc Vương (1999), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội

[36] Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn

chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

[37] Trần Ngọc Vương, Trần Hải Yến, Phạm Xuân Thạch (2010), Giáo trình

văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội

[38] Trần Ngọc Vương (giới thiệu và tuyển chọn) (2007), Trần Đình Hượu

tuyển tập (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội

[39] Trần Ngọc Vương (2005), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ

XIX – Những vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[40] Trần Ngọc Vương (2010), Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ, Nxb Tri

thức, Hà Nội

[41] Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo

dục, Hà Nội

[42] Nguyễn Khắc Xương (2002), Tản Đà toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà

Nô ̣i

[43] Nguyễn Khắc Xương (1995), Tản Đà thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội [44] Nguyễn Khắc Xương (1995), Tản Đà một đời văn, Nxb Văn hóa thông

tin, Hà Nội

Ngày đăng: 09/09/2016, 11:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w