Trong quá trình thực hiện chiến l-ợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở n-ớc ta, chúng ta cần phải đặc biệt tính đến nguồn nhân lực con ng-ời trong đó có vai trò qu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ NGA
VẤN ĐỀ NGUỒN NHÂN LỰC NỮ NÔNG THÔN
TRONG SỰ NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ,
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HÀ NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – 2009
Trang 2kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay
đại hoá nông nghiệp, nông thôn hà nam hiện nay
37
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nam ảnh h-ởng
đến việc nâng cao chất l-ợng nguồn nhân lực nữ nông thôn
Hà Nam hiện nay
37
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực nữ nông thôn trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Hà
Nam hiện nay
42
2.3 Những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực nữ nông thôn
Hà Nam hiện nay
66
Ch-ơng 3: QUAN ĐIểM ĐịNH HƯớNG và giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao chất l-ợng nguồn nhân lực nữ nông thôn TRONG
sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hà nam
79
Trang 3HIÖN NAY
3.2 Nh÷ng gi¶i ph¸p c¬ b¶n nh»m n©ng cao chÊt l-îng nguån
nh©n lùc n÷ n«ng th«n Hµ Nam hiÖn nay
83
Trang 4Trong quá trình thực hiện chiến l-ợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở n-ớc ta, chúng ta cần phải đặc biệt tính đến nguồn nhân lực con ng-ời trong đó có vai trò quan trọng của phụ nữ, những ng-ời đảm nhiệm vai trò "kép", vừa là lực l-ợng lao động cơ bản của xã hội, vừa có trách nhiệm trực tiếp tái sản xuất ra con ng-ời - lại chiếm tới 52,1% dân số nông thôn và 50,7% lao động nông thôn, phải đ-ợc xem là nguồn nhân lực cơ bản trong chiến l-ợc này Quan tâm nghiên cứu về phụ nữ và phong trào phụ nữ nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu nh-ng nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ nông thôn địa ph-ơng thì còn rất ít
Đảng và Nhà n-ớc ta luôn đánh giá cao vai trò quan trọng của ng-ời phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng
đất n-ớc, nhất trong trong thời kỳ đổi mới, vai trò của ng-ời phụ nữ ngày càng
đ-ợc khẳng định Nghị quyết 04 ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị ghi rõ: "Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn là động lực phát triển công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội Hà Nam vẫn còn là một tỉnh nghèo trong khu vực do nhiều nguyên nhân Một trong những nguyên nhân cơ bản là do ch-a phát huy hết sức mạnh của nguồn nhân lực nữ nông thôn
đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp và nông thôn
Trang 5Nh-ng trong những năm qua, Hà Nam đã có những b-ớc tiến vững chắc, trong
đó có sự đóng góp lớn lao của nguồn nhân lực nữ nông thôn tỉnh nhà
Hiện nay phụ nữ tỉnh Hà Nam đang ra sức thực hiện nghị quyết Đại hội
Đảng bộ của tỉnh lần thứ XVII với tinh thần: Đoàn kết vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát huy tiềm năng chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc
tế, nâng cao trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới, xây dựng ng-ời phụ nữ Việt Nam yêu n-ớc, sáng tạo, trung hậu, đảm đang, xây dựng phát triển tổ chức hội vững mạnh Nguồn nhân lực nữ nông thôn Hà Nam hiện nay đang tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở nông thôn Tuy nhiên họ cũng gặp nhiều khó khăn hạn chế trong quá trình lao động sản xuất từ chính bản thân họ nh-: Trình độ học vấn, tay nghề của một bộ phận phụ nữ còn thấp, những hạn chế về sức khoẻ và những khó khăn mang tính khách quan nh-: Vấn đề việc làm của phụ nữ nông thôn tỉnh Hà Nam ch-a đ-ợc giải quyết kịp thời; việc tiếp cận các nguồn vốn và các dịch vụ xã hội còn hạn chế
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác, bồi d-ỡng và phát huy tiềm năng của nguồn nhân lực nữ nông thôn với t- cách là chủ thể của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam là vấn đề
có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng, tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của họ, từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm bồi d-ỡng và phát huy hơn nữa nguồn nhân lực nữ nông thôn Hà Nam, đáp ứng các yêu cầu rất cao cử sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà, vì vậy có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận, cả về thực tiễn, vừa cấp bách tr-ớc mắt, vừa cơ bản
lâu dài Đó chính là lý do tôi chọn: "Vấn đề nguồn nhân lực nữ nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp và nông thôn
Trang 62 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn và vai trò của ng-ời phụ nữ nông thôn với t- cách là nguồn nhân lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn là đề tài phong phú thu hút đ-ợc sự quan tâm của không chỉ giới khoa học mà cả những nhà hoạt động thực tiễn, tiêu biểu nh- cuốn: "Vai trò của phụ nữ nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn" của Tiến sỹ Hoàng Bá Thịnh, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002 Trong đó tác giả đã phân tích những đánh giá quan trọng của phụ nữ nông thôn đối với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn, qua đó kiến nghị những giải phóng chủ yếu để phát triển chuyên môn tay nghề và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ nông thôn hiện nay
ở Việt Nam công trình nghiên cứu về phụ nữ lần đầu tiên đ-ợc xuất bản
và phát hành rộng rãi ra nhiều thứ tiếng Đó là cuốn sách của tác giả Lê Thị
Nhâm Tuyết (1975), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa học Xã
hội Cuốn sách này đã gây một tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu Đứng ở góc độ xã hội học, tác giả đã phân tích những nét cơ bản truyền thống của ng-ời phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là vai trò của ng-ời phụ nữ Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp, hai m-ơi hai năm sau tác giả này lại viết cuốn "Hình ảnh phụ nữ Việt Nam tr-ớc thềm thế kỷ 21" Phân tích đặc tr-ng của ng-ời phụ nữ Việt Nam trong lịch sử, trong gia đình, trong lao động, nghề nghiệp và trong quản lý xã hội
Từ Đại hội VIII (1996) trở lại đây có nhiều cuốn sách đề cập tới phụ nữ với việc phát triển nông nghiệp và nông thôn nh-:
+ Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội
+ Lê Thi (1999), Vấn đề ngành nghề của phụ nữ nông thôn với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội
Trang 7+ Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân, (1996), Phụ nữ nghèo nông thôn trong cơ
chế thị tr-ờng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
+ Đỗ Thị Bình (1997), Những vấn đề chính sách xã hội đối với phụ nữ
nông thôn hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
+ Lê Thi (1991), Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa vị
ng-ời phụ nữ hiện nay Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
+ Hà Thị Ph-ơng Tiến, Hà Ngọc Quang (2000), Lao động nữ di c- từ
nông thôn ra thành phố, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
Những công trình trên nghiên cứu khá sâu sắc từng khía cạnh của vấn
đề phụ nữ đối với phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, cụ thể nh-:
Thứ nhất: Những công trình trên đã hệ thống hóa những quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Thứ hai: Đề cập đến những chính sách xã hội tác động đến nông nghiệp
Thứ năm: Thực trạng của phụ nữ nông thôn Việt Nam
Thứ sáu: Vấn đề liên quan đến giới trong gia đình và nông thôn
Tuy vậy ch-a có một công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực nữ nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở một tỉnh nông nghiệp nh- Hà Nam d-ới góc độ triết học một cách hệ thống và đầy đủ Lựa chọn nghiên cứu đề tài trên, tác giả hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu một nguồn nhân lực -
Là chủ thể đối với quá trình phát triển kinh tế nông thôn - nguồn nhân lực nữ nông thôn tỉnh Hà Nam
Trang 83 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận chung về nguồn nhân lực nữ, phân tích thực trạng nguồn nhân lực nữ nông thôn Hà Nam, luận văn đề xuất những ph-ơng h-ớng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn nhân lực nữ nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn Hà Nam hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Làm rõ vai trò của nguồn nhân lực nữ nông thôn với t- cách là một trong những nguồn nhân lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh Hà Nam Chỉ ra những nhân tố tác
động đến nguồn nhân lực nữ nông thôn Hà Nam hiện nay
- Làm rõ thực trạng nguồn nhân lực nữ và việc phát huy nguồn nhân lực nữ nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Hà Nam hiện nay
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất l-ơng nguồn nhân lực nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Hà Nam hiện nay
4 Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối t-ợng nghiên cứu:
D-ới góc độ triết học, luận văn nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ nông thôn tỉnh Hà Nam với t- cách là một trong những nguồn nhân lực quan trọng
và chủ yếu của lực l-ợng sản xuất, góp phần quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh Hà Nam hiện nay Nh- vậy đối t-ợng nghiên cứu đ-ợc đề cập trong luận văn là những ng-ời phụ nữ đang sinh sống và làm việc trong nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn Hà Nam hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung khảo sát đối t-ợng là nguồn nhân lực nữ nông thôn tỉnh Hà
Trang 9Nam từ khi có đ-ờng lối đổi mới của Đảng đến nay (1986 - đến nay) Trong
đó tập trung nghiên cứu thực trạng và những khía cạnh chủ yếu nhằm nâng cao chất l-ợng nguồn nhân lực nữ, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Hà Nam hiện nay
5 Ph-ơng pháp nghiên cứu
Để đạt đ-ợc mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng ph-ơng pháp biện chứng duy vật, trong đó có ph-ơng pháp cụ thể sau đây đ-ợc sử dụng phổ biến: Lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, sử dụng các t- liệu tại tỉnh Hà Nam
6 ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần vào việc tạo đ-ợc nhận thức đúng đắn về vai trò của nguồn nhân lực nữ nông thôn tỉnh Hà Nam, từ đó giúp lãnh đạo địa ph-ơng đ-a ra những chủ tr-ơng, giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của nguồn nhân lực nữ nông thôn tỉnh Hà Nam
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giáo dục tại tr-ờng chính trị của tỉnh, làm tài liệu nghiên cứu tham khảo tại các cấp ủy
đảng, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, hội phụ nữ tỉnh Hà Nam
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 ch-ơng
Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực nữ nông thôn với sự phát
triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
Ch-ơng 2: Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực
nữ nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Hà Nam hiện nay
Ch-ơng 3: Quan điểm định h-ớng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
chất l-ợng nguồn nhân lực nữ nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Hà Nam hiện nay
Trang 10Ch-ơng 1 Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực nữ nông thôn với
sự phát triển nông nghiệp, nông thôn hà nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
1.1 Quan niệm chung về nguồn nhân lực nữ nông thôn
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực nữ nông thôn
Trong tất cả các nguồn lực cùng tác động tới quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì nguồn lực con ng-ời (nguồn nhân lực) có vai trò đặc biệt quan trọng
Khái niệm nguồn nhân lực: Kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khái
niệm nguồn nhân lực đã đ-ợc sử dụng rộng rãi ở n-ớc ta Tuy ch-a đ-a ra
định nghĩa về nguồn nhân lực nh-ng theo từ điển tiếng Việt: Nguồn là nơi phát sinh, nơi cung cấp Nhân lực là sức của con ng-ời bao gồm: sức lực cơ
bắp (thể lực), trình độ tri thức đ-ợc vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những ham muốn, hoài bão của bản thân ng-ời lao động h-ớng tới một mục đích xác định (tâm lực) Nhân lực với ý nghĩa đầy đủ bao gồm cả ba yếu tố: thể lực, trí lực và tâm lực trong mối quan hệ biện chứng với nhau Nguồn nhân lực với nghĩa nh- vậy đ-ợc hiểu là nơi phát sinh, nơi cung cấp sức của con ng-ời cho lao động sản xuất trên đầy đủ các ph-ơng diện trên
Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong n-ớc gần đây đã đề cập
đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con ng-ời hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng Ngân hàng thế giới lại cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ "vốn ng-ời" (bao gồm: thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp…) mà mỗi cá nhân sở hữu Nguồn lực con ng-ời theo họ nh- vậy đ-ợc
Trang 11xem nh- là một nguồn vốn bên cạnh các nguồn vốn khác nh- tài chính, tài nguyên, công nghệ…
Trong n-ớc cũng có khá nhiều ý kiến của các nhà khoa học về vấn đề này Giáo s- Phạm Minh Hạc quan niệm: "Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một n-ớc hay một địa ph-ơng, tức là nguồn lao động
đ-ợc chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao
Theo thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Bộ Lao động - Th-ơng binh xã hội thì "Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể đ-ợc xác định trên một địa ph-ơng, một ngành hay một vùng Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội" [8, tr 13] Theo đó, nguồn nhân lực đ-ợc xác định bằng số l-ợng và chất l-ợng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội
Nh- vậy, xem xét d-ới các góc độ khác nhau, các nhà khoa học đã đ-a
ra những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực Tuy nhiên, một cách chung nhất, các khái niệm này đều thống nhất ở nội dung: Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm cả số l-ợng, chất l-ợng của dân số
và ng-ời lao động đ-ợc chuẩn bị ở một mức độ nhất định sẵn sàng đ-ợc huy
động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Từ sự phân tích những khái niệm trên, theo chúng tôi nên sử dụng khái
niệm nguồn nhân lực của một quốc gia hay một vùng, một khu vực, một địa
Trang 12ph-ơng Theo nghĩa rộng là tổng hợp những tiềm năng về thể lực, trí lực và
tâm lực (đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống lịch sử, văn hóa của đối t-ợng) của những ng-ời trong độ tuổi lao động và cả những ng-ời ch-a đến tuổi lao động đã, đang, sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát
triển và tiến bộ xã hội Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực đ-ợc giới hạn trong số
ng-ời ở độ tuổi lao động
Nh- vậy, khi nói tới nguồn nhân lực là nói tới con ng-ời với t- cách chủ thể hoạt động sáng tạo, tham gia cải tạo tự nhiên làm biến đổi xã hội, nói tới nguồn nhân lực không thể chỉ xem xét đơn thuần ở góc độ số l-ợng hay chất l-ợng mà nó phải đ-ợc nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng của cả hai yếu tố này với tổng hòa các tiêu chí về thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức, nhân cách con ng-ời Trong các yếu tố trên thì phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn là quan trọng nhất vì nó nói lên mức độ tr-ởng thành của con ng-ời, quy định ph-ơng pháp t- duy nhân cách và lối sống của mỗi ng-ời
Số l-ợng và chất l-ợng nguồn nhân lực có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ Nếu số l-ợng nguồn lực con ng-ời quá ít sẽ gây khó khăn trong phân công lao động xã hội và do vậy chất l-ợng lao động cũng bị hạn chế Chất l-ợng nguồn nhân lực nâng cao sẽ góp phần làm giảm số ng-ời hoạt động trong một tổ chức xã hội, trong một đơn vị sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo
điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của một tập thể ng-ời trong lao động sản xuất và hoạt động xã hội Do đó muốn xã hội phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất l-ợng ngày càng cao vì mục tiêu phát triển
Tìm hiểu khái niệm nguồn nhân lực, không chỉ đơn giản là tìm hiểu nội hàm của một khái niệm, mà quan niệm đúng về nguồn lực con ng-ời nh- trên
sẽ là cơ sở quan trọng định h-ớng cho việc nuôi d-ỡng, khơi dậy và phát huy tốt tiềm năng con ng-ời, nhờ đó khai thác có hiệu quả các nguồn lực khác vì mục tiêu phát triển
Trang 13Vai trò nguồn nhân lực: Về mặt lý luận, vai trò quyết định của nguồn
nhân lực đã đ-ợc chủ nghĩa Mác đặc biệt chú ý và lý giải một cách khoa học Theo các nhà kinh điển, con ng-ời không chỉ là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, mà còn là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên và xã hội Tính quyết định của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở n-ớc ta ngày nay càng đ-ợc thể hiện rõ, bởi lẽ:
Thứ nhất, các nguồn lực khác (vốn, tài nguyên thiên nhiên…) đều rất
quan trọng, song tự nó tồn tại d-ới dạng tiềm năng, chúng chỉ có ý nghĩa và trở thành động lực của sự phát triển khi kết hợp với nguồn lực con ng-ời, trở thành khách thể chịu sự cải tạo, khai thác và sử dụng của con ng-ời
Thứ hai, các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ
có nguồn nhân lực với cốt lõi là trí tuệ mới là nguồn lực có tiềm năng vô tận Tính vô tận của tiềm năng trí tuệ thể hiện trên phạm vi cộng đồng, nhân loại
và phản ánh qua đặc tr-ng nổi bật của nó là năng lực sáng tạo Chính nhờ năng lực sáng tạo này mà tri thức loài ng-ời phát triển nh- một quá trình vô tận Mặt khác mối quan hệ giữa trí tuệ con ng-ời và sự phát triển xã hội là mối quan hệ biện chứng Vì vậy, việc phát huy nguồn nhân lực đòi hỏi tr-ớc hết phải tìm cách nuôi d-ỡng, kích thích sức sáng tạo của con ng-ời, khai thác tốt nguồn tiềm năng trí tuệ to lớn của cả cộng đồng
Thứ ba, trí tuệ, năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con ng-ời
có sức mạnh to lớn, là yếu tố quyết định tới sự thành bại trong quá trình phát triển của nhiều n-ớc trên thế giới Nhận thức đúng vai trò quyết định của nguồn lực con ng-ời và đầu t- cho chiến l-ợc con ng-ời, đặt lên hàng đầu chất l-ợng nguồn lao động, coi giáo dục - đào tạo là chìa khóa của sự tăng tr-ởng
đã đ-a Hàn Quốc từ một trong những n-ớc nghèo nhất thế giới trở thành một trong những quốc gia công nghiệp mới hùng mạnh nhất về kinh tế của thế giới thứ ba Nhật đạt đ-ợc những b-ớc tiến v-ợt bậc, nhanh chóng bứt lên thành c-ờng quốc kinh tế thứ hai trên thế giới cũng do biết đặt vấn đề con ng-ời vào
Trang 14trung tâm của sự phát triển, biết sử dụng nguồn nhân lực thông qua các thành tựu của khoa học công nghệ…
Nh- vậy, nguồn nhân lực là nguồn lực nội tại, cơ bản, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các nguồn lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, là chủ thể trực tiếp, hiện thực, quyết định toàn bộ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đồng thời là
đối t-ợng đ-ợc thụ h-ởng những thành quả của công cuộc này Đó chính là lý
do để chúng ta phải tìm cách giải quyết hài hòa và thực hiện triệt để mối quan
hệ biện chứng giữa con ng-ời mục tiêu và con ng-ời ph-ơng tiện trong quá
trình phát triển
Quan niệm về nguồn nhân lực nữ
Hiểu theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực nữ là một bộ phận quan trọng
của lực l-ợng sản xuất, bao gồm tổng hòa các tiêu chí của bộ phận dân số nữ
đang có khả năng tham gia vào quá trình lao động xã hội và các thế hệ phụ nữ nối tiếp sẽ phục vụ xã hội Nói cách khác, nguồn nhân lực nữ đ-ợc hiểu không chỉ đơn thuần là lực l-ợng lao động nữ đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh trí tuệ, thể chất, tinh thần của các cá nhân nữ trong một cộng đồng, quốc gia đ-ợc đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực nữ với t- cách là lực l-ợng lao động của
xã hội, là một bộ phận quan trọng của lực l-ợng sản xuất góp phần quyết định quan hệ sản xuất Lực l-ợng này bao gồm nhóm phụ nữ đến tuổi lao động trở lên
có khả năng lao động Tuy nhiên, với t- cách là hơn nửa dân số và chiếm phần
đông trong lực l-ợng lao động thì phụ nữ luôn là vấn đề lớn đối với chiến l-ợc phát triển của đất n-ớc
Nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ cần chú ý một số vấn đề sau: Một là,
việc quan niệm về nguồn nhân lực nữ theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp chỉ có tính chất t-ơng đối, phụ thuộc vào phạm vi điều chỉnh của chiến l-ợc phát
Trang 15triển kinh tế - xã hội Hai là, nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ đòi hỏi phải có
ph-ơng pháp tiếp cận đúng đắn, quán triệt quan điểm giới và phát triển, điều này là do chính đặc điểm của đối t-ợng nghiên cứu quy định Quan điểm giới
và phát triển xem phụ nữ nh- là những tác nhân của sự biến đổi hơn là những ng-ời nhận sự giúp đỡ của xã hội một cách thụ động, với quan điểm này, vấn
đề phụ nữ không nghiên cứu một cách tách rời mà luôn chú trọng đến các mối quan hệ giới khi đề ra các biện pháp để giúp đỡ họ Phải đặt trong mối quan
hệ giữa cái chung (con ng-ời) với cái riêng (giới nam, giới nữ) để mà nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ Là con ng-ời, nam giới và phụ nữ giống nhau - đều
là những thực thể sinh học - xã hội, nh-ng khác nhau về mặt tự nhiên - sinh học của cơ thể, và những đặc điểm sinh học về giới tính là bẩm sinh không thể thay đổi Từ những đặc điểm sinh học, xét về mặt xã hội, phụ nữ đảm nhiệm chức năng xã hội khác nam giới, đó là chức năng trực tiếp tái sản xuất ra con ng-ời Từ đó nảy sinh những khó khăn, thuận lợi khác nhau giữa hai giới trong học tập, làm việc, sinh sống Sự phân biệt về giới tính giữa nam và nữ có tính tự nhiên, bẩm sinh không tất yếu dẫn tới sự phân biệt về giới có tính xã hội Tuy nhiên, lịch sử từ xa x-a kéo dài cho đến ngày nay đã tồn tại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong đời sống xã hội và gia đình Phụ nữ th-ờng
đ-ợc coi là hiển nhiên phải chịu trách nhiệm và thích hợp với việc chăm sóc con cái và gia đình, trong khi đó những công việc này hầu nh- không đ-ợc xã hội nhìn nhận ở góc độ kinh tế, lao động của họ vì vậy cũng chỉ đ-ợc xem là lao động gia đình, không đ-ợc xem là lao động xã hội Sự đánh giá thấp của xã hội về khả năng, giá trị lao động nữ trong lao động sản xuất đã giam hãm ng-ời phụ nữ ở địa vị thấp kém trong gia đình và ngoài xã hội với tất cả những bất công và thiệt thòi Tiếp cận nguồn nhân lực nữ với quan điểm giới và phát triển sẽ khắc phục đ-ợc những hạn chế này để có đ-ợc cách nhìn nhận đúng với vai trò, vị trí, khả năng và triển vọng của nó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n-ớc
Trang 16Trên cơ sở quan niệm chung về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực nữ nh- trên, theo chúng tôi nguồn nhân lực nữ nông thôn đ-ợc hiểu ở những dấu hiệu cơ bản sau:
Hiểu theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực nữ nông thôn là một bộ phận
quan trọng của lực l-ợng sản xuất, là một trong những lực l-ợng quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn Nguồn nhân lực nữ nông thôn là lực l-ợng lao động
nữ đang có và sẽ có, với tất cả sức mạnh về trí tuệ, thể chất và tinh thần của các cá nhân nữ ở nông thôn đ-ợc đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội
Hiểu theo nghĩa hẹp, trong phạm vi luận văn này, đối t-ợng tác giả đề
cập đến là nguồn nhân lực nữ nông thôn với t- cách là một bộ phận quan trọng của lực l-ợng sản xuất góp phần quyết định quan hệ sản xuất ở nông thôn Là chủ thể trực tiếp lao động sản xuất và tham gia hoạt động xã hội ở nông thôn,
đồng thời họ cũng là đối t-ợng đ-ợc thụ h-ởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Đó là những ng-ời phụ nữ ở nông thôn đang lao động, sản xuất thực tế ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp nh-ng không phải là công nhân, viên chức Chúng tôi nói đến vấn đề "thực tế " bởi lẽ ở nông thôn, không thể lấy độ tuổi quy định cho lao động nữ trong Bộ luật lao động để tính cho lực l-ợng tham gia lao động đ-ợc, họ có thể bắt đầu tham gia lao động sớm hơn tuổi 15 và đa phần kết thúc muộn hơn rất nhiều so với tuổi 55 nh- trong quy
định Tuy nhiên, tìm hiểu nguồn nhân lực nữ nông thôn phải nhằm h-ớng tới
sự phát triển, khai thác, sử dụng một cách tốt nhất khả năng lao động của các thế hệ phụ nữ nông thôn Vì vậy nguồn nhân lực nữ nông thôn phải đ-ợc hiểu không chỉ bó hẹp trong số những ng-ời đang tham gia lao động mà phải tính
đến cả những ng-ời sẽ tham gia vào quá trình lao động xã hội với tất cả những phẩm chất về trí tuệ, đạo đức, khả năng và năng lực của họ
Trang 171.1.2 Vai trò và những nhân tố tác động đến việc nâng cao chất l-ợng nguồn nhân lực nữ nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn Hà Nam hiện nay
Thứ nhất, vai trò của nguồn nhân lực nữ nông thôn trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Hà Nam hiện nay
Nh- chúng ta đã biết, bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố thuộc về ng-ời lao động (Nh- năng lực, kỹ năng, tri thức của ng-ời lao động) cùng với các t- liệu sản xuất nhất định, toàn bộ các nhân tố đó tạo thành lực l-ợng sản xuất của các quá trình sản xuất Trình độ phát triển của lực l-ợng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con ng-ời Nh-ng chỉ có lực l-ợng sản xuất thì vẫn ch-a thể diễn ra quá trình sản xuất hiện thực đ-ợc mà cần phải có quan hệ sản xuất, trong đó bao gồm: Quan hệ sở hữu đối với t- liệu sản xuất; quan hệ trong tổ chức - quản lý của quá trình sản xuất; quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất
đó Tất nhiên trong các yếu tố tạo thành của lực l-ợng sản xuất thì nhân tố ng-ời lao động giữ vai trò quyết định Bởi vì, suy đến cùng thì các t- liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con ng-ời, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các t- liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế, sử dụng và sáng tạo của ng-ời lao động; mặt khác, trong t- liệu sản xuất thì nhân tố công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực l-ợng sản xuất, là sự thể hiện tiêu biểu trình độ của con ng-ời trong quá trình chinh phục giới tự nhiên Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Hà Nam đang đặt ra những yêu cầu đối với nguồn nhân lực nữ nông thôn
Hà Nam đã cho thấy Muốn nâng cao chất l-ợng nguồn nhân lực này để đáp ứng yêu cầu mới thì cần phải có những cơ chế, chính sách và các giải pháp
đồng bộ, trong đó đặc biệt chú ý đến việc thiết lập một quan hệ sản xuất phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra mà nguồn nhân lực nữ nông thôn Hà Nam có thể đáp ứng đ-ợc yêu cầu của thực tế đó, mới có thể tạo điều kiện để nguồn
Trang 18nhân lực này phát triển Nguồn nhân lực nữ nông thôn Hà Nam với t- cách là một trong những yếu tố của lực l-ợng sản xuất của tỉnh Hà Nam, là một bộ phận quan trọng trong nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần không nhỏ vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn Hà Nam Vai trò của nguồn nhân lực này đ-ợc thể hiện ở những điểm sau:
Một là, phụ nữ có chức năng tái sản xuất ra con ng-ời, tạo ra và nâng
cao chất l-ợng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Khái niệm tái sản xuất ra con ng-ời bao gồm hai nội dung cơ bản đó là tái sản xuất về mặt thể chất và tái sản xuất về mặt tinh thần Cho dù khoa học
kỹ thuật phát triển đang mở ra khả năng có thể tiến hành việc sinh sản ra con ng-ời một cách nhân tạo thì sự tái sản xuất ra con ng-ời vẫn phải thực hiện thông qua ng-ời phụ nữ Xét cả trên ph-ơng diện sinh học và ph-ơng diện xã hội, ng-ời phụ nữ vẫn giữ vai trò không thể thay thế đ-ợc Tái sản xuất ra con ng-ời không chỉ đơn thuần là chỉ tạo ra một con ng-ời sinh học mà điều quan trọng và chủ yếu hơn là sự nuôi d-ỡng, giáo dục để hình thành và phát triển một con ng-ời xã hội Đối với mỗi con ng-ời điều đó đều bắt đầu chủ yếu và tr-ớc hết bởi ng-ời mẹ Nhờ vai trò chăm sóc của phụ nữ đối với các thành viên của hộ gia đình trong độ tuổi lao động làm cho lực l-ợng sản xuất của nông thôn Hà Nam hiện nay làm việc có hiệu quả hơn Sau đó nhờ có sự giáo dục, dạy dỗ, chỉ bảo của ng-ời mẹ đối với những đứa con trong gia đình làm cho lực l-ợng sản xuất trong t-ơng lai trở nên tốt hơn Sự sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra con ng-ời, theo nghĩa
đó lao động chăm sóc thực chất cũng là một bộ phận trong sản xuất xã hội Vai trò của lao động nữ vì thế càng trở nên quan trọng hơn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, họ đã góp phần quan trọng tạo ra, nuôi d-ỡng nguồn nhân lực cho sự nghiệp này, phát huy vai trò của nguồn nhân lực nữ nông thôn cũng chính là tạo động lực trực tiếp, lâu dài và bền
Trang 19vững cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn hiện nay theo h-ớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hai là, phụ nữ ở nông thôn là một trong những chủ thể quan trọng của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Phụ nữ không chỉ chiếm số đông trong lực l-ợng lao động (51,2%) mà
họ là những ng-ời đảm nhận chính trong các hoạt động của sản xuất nông
nghiệp kể cả trồng trọt và chăn nuôi Điều này một mặt khẳng định năng lực của lao động nữ nông thôn và mặt khác, nó cho thấy gánh nặng công việc sản
xuất nông nghiệp ngày càng dồn lên vai ng-ời phụ nữ nông thôn
Trong tất cả các khâu của trồng trọt, từ gieo mạ, cấy, làm cỏ cho đến chăm sóc, thu hoạch, lao động nữ đều là ng-ời đảm nhận chính Nhất là cấy thì lại càng nh- là việc "riêng" của phụ nữ Có lẽ không riêng gì Hà Nam, mà
ở nhiều vùng nông thôn trong cả n-ớc từ x-a cấy đã là việc độc quyền của lao
động nữ, đặc điểm giới này có lẽ vẫn còn bền vững dài lâu, nó chỉ mất đi khi trong sản xuất nông nghiệp đ-ợc cơ giới hóa đồng bộ
Với việc trồng trọt là nh- vậy, còn với chăn nuôi, xu thế chung là sự
đảm nhận của lao động nữ ngày càng nhiều hơn Trong thời kỳ công nghiệp hóa, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi trong n-ớc ngày càng tăng, ngoài ra còn
có nhu cầu xuất khẩu Đối với Hà Nam hiện nay, chăn nuôi ch-a trở thành một ngành kinh tế độc lập Năm 2008, ngành chăn nuôi ở Hà Nam đã chiếm 25,7% trong cơ cấu nông nghiệp Tỉ lệ lao động nữ nông thôn tham gia vào công việc chăn nuôi là 80 - 87% và công việc này th-ờng đ-ợc xem là công việc gia đình, không đ-ợc tính công Khi phụ nữ là ng-ời đảm nhận chính trong chăn nuôi, thì điều này cũng đồng nghĩa với việc họ thêm vất vả, bận rộn và ít thời gian nghỉ ngơi hơn nh-ng lại càng trở nên năng động, sáng tạo hơn Với bản tính chịu khó, ham học hỏi, họ đã có ý thức tiếp thu những tiến
bộ mới trong hoạt động trong sản xuất nông nghiệp và thực tế luôn là những ng-ời quyết định về chất l-ợng trong các khâu, các ngành của sản xuất nông
Trang 20nghiệp hiện nay ở Hà Nam Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động và quy trình công nghệ Trong đó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ nhằm tạo ra năng suất, sản l-ợng cao trong nông nghiệp là một nội dung quan trọng Từ xa x-a, phụ nữ
đã là ng-ời thành thạo việc gieo trồng, cấy hái, gắn bó với ruộng đồng vì vậy
họ là những ng-ời tỏ ra am hiểu trong việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp, hiệu quả Kiến thức, kinh nghiệm về mùa màng của phụ nữ khá phong phú, hơn nữa phụ nữ Hà Nam vốn rất năng động, tháo vát và nhanh nhạy Những ng-ời phụ nữ Hà Nam hôm nay, đã hòa nhập nhanh vào cơ chế mới Những giống lúa mới năng suất cao nh-: Tạp giao I, Tạp giao 4, Bắc -u
903, Q5, thay thế giống lúa cũ, năng suất thấp Hàng loạt các giống vật nuôi mới đ-ợc nhiều hộ gia đình chị em đ-a vào sản xuất: Lợn siêu nạc, Ngan pháp, Gà tam hoàng, cùng với việc lựa chọn nhiều loại cây trồng vụ đông nh- d-a bao tử, bí xanh, lạc, đỗ t-ơng, đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình, trong đó có các gia đình chủ hộ là những phụ nữ nông thôn
Xu h-ớng chung trong sự biến đổi cơ cấu ngành nghề ở nông thôn Hà Nam cũng nh- cả n-ớc hiện nay là tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông, lâm nghiệp Nông thôn Hà Nam ngày càng xuất hiện nhiều những ngành nghề, đa dạng hóa sản xuất, từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến th-ơng nghiệp dịch vụ cùng với nhiều thành phần và tổ chức kinh
tế khác nhau Trong xu h-ớng này, lao động nữ là một tác nhân quan trọng bởi
họ không chỉ là một lực l-ợng chính trong sản xuất mà còn là những ng-ời
đảm nhận chủ yếu công việc tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề đó
Nh- vậy, phụ nữ nông thôn Hà Nam đang ngày càng chứng tỏ vai trò
chủ thể của họ trong sự phát triển, thay đổi bộ mặt nông thôn Họ trực tiếp tham gia lao động sản xuất mang lại thu nhập và nguồn sống cho gia đình Họ tham gia lao động ở hầu khắp vào các ngành nghề trong tỉnh nh-ng tập trung
Trang 21là sản xuất l-ơng thực và chăn nuôi Họ còn là lực l-ợng quan trọng thực hiện các ch-ơng trình phát triển nông thôn (làm thủy lợi, xây dựng các công trình
vệ sinh môi tr-ờng, ch-ơng trình cung cấp n-ớc sạch, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, việc làng xã và các hoạt động văn hóa cộng đồng) Chính vì thế phát huy nguồn nhân lực nữ nông thôn là một trong những nhân tố tạo
sự thúc đẩy nhanh chóng nhất đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nam hiện nay
Ba là, phụ nữ vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, vừa là ng-ời truyền
giữ các giá trị văn hóa
Văn hóa là mặt cơ bản của chất l-ợng đời sống con ng-ời và là biểu hiện trình độ phát triển của xã hội Nhấn mạnh văn hóa trong quá trình phát triển chính là nhấn mạnh yếu tố con ng-ời với t- cách vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đất n-ớc Phụ nữ chính là những ng-ời góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy tinh hoa nền văn hóa dân tộc Các nghiên cứu đều cho thấy phụ nữ vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, vừa là ng-ời truyền giữ các giá trị văn hóa Văn hóa ở đây còn đ-ợc hiểu là lối sống,
là nếp sống của cộng đồng của dân tộc Ng-ời phụ nữ với nết ăn, nết ở của mình đã làm nên bản sắc văn hóa phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Hà Nam nói riêng "trung hậu, đảm đang" Chính họ, những ng-ời phụ nữ với bổn phận ng-ời vợ, ng-ời mẹ, ng-ời bà lại cũng là những ng-ời dạy dỗ các thế hệ con, cháu lối sống nhân hậu, giản dị Những giá trị văn hóa truyền thống đó
đ-ợc chuyển tải cho các thế hệ sau nhờ vai trò làm mẹ của nữ giới qua lời ru, những câu chuyện cổ dân gian, đến những tục lệ tốt đẹp Đồng chí Lê Duẩn đã
có nhận định rất sâu sắc rằng: Phụ nữ có tính dân tộc hơn ai hết Có thể ví, việc l-u truyền giá trị văn hóa của phụ nữ Việt Nam nh- việc tiếp thêm nguồn nguyên liệu để ngọn đèn văn hóa Việt Nam sáng mãi không bao giờ tắt
Đối với nông thôn, quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội cùng với những nhu cầu về văn hóa tinh thần của các tầng lớp dân c- ngày càng tăng là