1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

393 CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, vấn đề nguồn nhân lực trong CNH-HĐH và HĐH giáo dục

35 271 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 248 KB

Nội dung

393 CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, vấn đề nguồn nhân lực trong CNH-HĐH và HĐH giáo dục

Trang 1

Môc lôc

Trang

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2

NỘI DUNG CHÍNH 3

I Cơ sở của việc nghiên cứu 3

1 Cơ sở lí luận 3

2.Cơ sở thực tế 6

II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 6

1 Thành công trong công cuộc CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn 6

2 Những hạn chế và nguyên nhân của công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 10

3 Vấn đề nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH 13

4 Hiện đại hoá giáo dục 15

III Giải pháp để tăng thắng lợi 18

1 Đối với CHN - HĐH nông nghiệp, nông thôn 18

2 Đối với vấn đề nguồn nhân lực 22

3 Đối với vấn đề giáo dục 25

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 2

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để làm tốt đượcđiều đó, đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải ngaỳ càng phát triển xứng tầm với khuvực và thế giới.muốn làm dược điều đó, không còn con đường nào khác là phảitiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Vậy CNH-HĐH là gì?

Công nghiệp hoá là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp dựa trênnền tảng kĩ thuật thủ công, mang tính hiện vật, tự cấp - tự túc thành nền kinh tếcông nghiệp - thị trường Đây cũng là quá trình xây dựng một xã hội dựa trênnền văn minh công nghiệp Cải biến kĩ thuật, tạo dựng nền công nghiệp theohướng hiện đại (khía cạnh vật chất - kĩ thuật) và phát triển kinh tế thị trường(khía cạnh cơ chế, thể chế) là 2 mặt của quá trình CNH duy nhất

Quá trình CNH - HĐH diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực, trong bài viết này,

em chỉ đề cập tới CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, vấn đề nguồn nhân lựctrong CNH - HĐH và HĐH giáo dục

Như đã biết, cuộc cải cách kinh tế ở nước ta dược bắt đầu từ nông nghiệpvới khoán 10 Công cuộc CNH - HĐH đất nước ta cũng bắt đầu từ nông thôn,lấy nông nghiệp làm trong điểm Đó là 2 đặc điểm lớn nhất của đường lối đổimới và xây dựng đất nước do Đảng ta vận dụng sáng tạo tư t ưởng Hồ Chí Minh

đề ra.Tình hình đời sống cơ bản của nông dân thế nào có ảnh hưởng quyết địnhđến tiến trình CNH - HĐH, đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.Nước ta muốn ổn định phải giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn.nước ta muốn HĐH, ph ải gi ải quyết trước hết vấn đề HĐH nông nghiệp

Trang 3

Tuy nhiên, cũng như mọi lí luận, triết học không chỉ làm nhiệm vụ lý giảinhững vấn đề của thế giới nói chung và của xã hội loài người nói riêng, mà còntrên cơ sở của sự lí giải ấy, nó trở thành cái định hướng cho con người tronghành động Vì vậy, một triết học khoa học sẽ giúp con người có sự định hướngđúng đắn trong hành động.

Trong thực tiễn xã hội, chúng ta khó có thể kể hết vai trò thế giới quan vàphương pháp luận to lớn của triết học đối với xã hội Thực tiễn lịch sử đã chứngminh rằng nhiều hệ thống triết học đã từng đóng vai trò thế giới quan và phươngpháp luận cho những cuộc cách mạng vĩ đại Từ kinh nghiệm lịch sử và thực tếcuộc sống hiện tại chúng ta có thể khẳng định rằng nếu có một hệ thống cácquan điểm triết học đúng đắn làm cơ sở thì bản thân sự nghiệp CNH - HĐH sẽđược tiến hành một cách vững chắc hơn và ổn định hơn

Trong công cuộc CNH - HĐH, vai trò của triết học được thể hiện ở chứcnăng thế giới quan và phương pháp luận của nó Nhưng bản thân chức năng thếgiới quan và phương pháp luận của triết học không được biểu hiện một cáchchung chung thông qua quần chúng nhân dân lao động mà được thể hiện mộtcách tập trung nhất thông qua những người làm nhiệm vụ hạch định chính sách

Trang 4

và những người chỉ đạo hoạt động thực tiễn bản thân triết học lại là loại lí luậntổng quát nhất, cho nên vai trò của nó cũng chủ yếu được thể hiện ở tầm đườnglối, quan điểm khi hoạch định chính sách Do vậy, nếu có tư duy triết học đúngđắn thì những người làm nhiệm vụ hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt độngthực tiễn mới có thể đưa ra được những quan điểm, những bước đi và nhữngbiện pháp phù hợp trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá, đồng thờichỉ đạo việc thực hiện các chủ trương đó một cách có hiệu qủa.

Để có thể đưa ra được những chính sách hữu hiệu đòi hỏi những ngườilàm nhiệm vụ hoạch định chính sách phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụthể mà muốn cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể thì cần có tư duy triết họcđúng đắn

Tư duy triết học chỉ là điều kiện cần và để có những chính sách hữu hiệungoài việc nắm vững các quan điểm triết học, những người làm công tác hoạchđịnh chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn cần có sự tinh thông về nghềnghiệp, am hiểu thực tiễn, đồng thời phải biết vận dụng một cách nhuần nhuyễncác quan điểm triết học vào công việc cụ thể của mình

Như vậy, vai trò đầu tiên của triết học được thể hiện ở chức năng thế giớiquan và phương pháp luận của nó đối, với công cuộc CNH - HĐH đất nước.Nhưng bản thân chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học lạichủ yếu được thực hiện thông qua những người làm nhiệm vụ hoạch định chínhsách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn Do đó, vai trò của triết học được thể hiện ở

chức năng thế giới quan và phương pháp luận là vai trò gián tiếp Nhưng, bản thân triết học không chỉ có vai trò gián tiếp mà còn có vai trò trực tiếp đối với

công cuộc CNH -HĐH Vậy vai trò trực tiếp của triết học được thể hiện như thếnào?

Nước ta thuộc vào nhóm các nước đang phát triển Sự nghiệp CNH HĐHđược tiến hành sau một loạt nước trong khu vực và trên thế giới Đó là mộtkhó khăn và thiệt thòi lớn, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra cho chúng ta nhữngthuận lợi nhất định Cái thuận lợi được thể hiện trước hết ở chỗ thông qua những

Trang 5

-kinh nghiệm thành công và không thành công của các nước trong khu vực vàtrên thế giới chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho sự nghiệp CNH –HĐH của đất nước

Những bài học mà triết học rút ra sẽ là những bài học mang tính khái quátcao cái chung và tất yếu đối với tất cả các nước hoặc đối với một nhóm nướckhu vực trong quá trình CNH - HĐH Việc tìm ra được cái chung và cái tất yếutrong quá trình CNH - HĐH sẽ giúp cho chúng ta khỏi mò mẫm, tránh đượcnhưng vấp váp không cần thiết khi giải quyết những nhiệm vụ của bản thânchúng ta

V.I.Lê nin đã từng chỉ ra rằng: “ Người nào bắt tay vào những vấn đềriêng trước khi giải quyết các vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽkhông sao tránh khỏi "vấp phải" những vấn đề chung đó một cách không tựgiác Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong những trường hợp riêng, thì

có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất

và mất hẳn tính nguyên tắc"

Tuy nhiên, bản thân triết học không dừng lại ở việc nghiên cứu nhữngkinh nghiệm để rút ra những cái chung, và cái tất yếu trong quá trình CNH -HĐH mà đi xa hơn nữa, tức là nghiên cứu xem bản thân cái chung đó và tất yếu

đó được áp dụng vào điều kiện của Việt Nam như thế nào? Nói một cách khác,cần làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng cái phổ biến và cái đặc thù trong quátrình CNH - HĐH ở Việt Nam

Như vậy, vai trò trực tiếp của triết học được thể hiện ở nhiệm vụ nghiêncứu những kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới đã tiến hànhCNH – HĐH nhằm rút ra những cái chung và tất yếu, đồng thời xem xem nhữngcái chung và tất yếu đó được áp dụng vào những điều chỉnh cụ thể của Việt Namnhư thế nào Song mục đích của các nghiên cứu triết học không phải chỉ đểnghiên cứu mà nhằm phục vụ thực tiễn Vì vậy, vai trò trực tiếp của triết học cònđược thể hiện ở nhiệm vụ phản biện cho các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước Điều đó có nghĩa là từ các nghiên cứu của mình các nhà triết học có

Trang 6

nhiệm vụ góp tiếng nói phản biện cho các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước, để trên cơ sở đó Đảng và Nhà nước có điều kiện đưa ra các chủtrương và chính sách hợp lý nhất

2.Cơ sở thực tế.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng trên cơ sở đánh giá thế vàlực của nền kinh tế nước ta sau 10 năm đổi mới đã khẳng định nước ta đã rakhỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bịtiền đè cho CNH.Những thành tựu này đã cho phép nước ta chuyển sang giaiđoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước để đến năm

2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp

Trên cơ sở những thành tựu quan trọng đã đạt được trong 5 năm thực hiệnNghị quyết Đại hội Đảng VIII, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X

đã khẳng định: “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Đẩy mạnh

CNH –HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”

II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

1 Thành công trong công cuộc CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn.

 Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịchtích cực

theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường

và có giá trị kinh tế cao Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuydiện tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồngthủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thựcvẫn tăng từ 34,5 triệu tấn (năm 2000) lên 39,12 triệu tấn (năm 2004), trong đó,sản lượng lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 triệu tấn, bình quân mỗi năm lương thực tănghơn một triệu tấn, vượt mục tiêu do Ðại hội lần thứ IX của Ðảng đề ra trước banăm Hằng năm vẫn xuất khẩu khoảng 3,5-4 triệu tấn gạo

Trang 7

Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầuthị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sảnxuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến Diện tích, sảnlượng cây công nghiệp tăng nhanh so với năm 2000, cao-su diện tích tăng 9,5%,sản lượng tăng 37,6%; hồ tiêu diện tích tăng 83,2%, sản lượng tăng 87,8%; điềudiện tích tăng 44,3%, sản lượng tăng 205,3%; chè diện tích tăng 35,3%, sảnlượng tăng 54,9%; diện tích cây ăn quả tăng 1,4 lần; bông vải diện tích tăng42,5%, sản lượng tăng 57,4%; đậu tương diện tích tăng 47,1%, sản lượng tăng62,2% Các loại cây công nghiệp có lợi thế xuất khẩu hầu hết đều tăng về diệntích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Chăn nuôi phát triển với tốc độ khá cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vềtrứng, thịt trong nước đang tăng nhanh, giá trị chăn nuôi tăng bình quân10%/năm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,3% lên 21,6%.Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn con, sản lượng sữa tươi tănggấp 3 lần Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần, sản lượng khai thác tăng1,2 lần

Rừng tự nhiên được bảo vệ và khôi phục tốt hơn, trồng rừng kinh tế bướcđầu có chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả, độ che phủ của rừng tăng

từ 35% lên 36,7%

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn cóbước phát triển tích cực Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, thủysản tăng trưởng bình quân 12-14%/năm Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp vàngành nghề nông thôn có bước phát triển nhanh 15%/năm Hiện cả nước có2.971 làng nghề, khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn, với khoảng 1,4triệu hộ, thu hút hơn 10 triệu lao động (trong đó có khoảng 1,5 triệu người làmhàng mỹ nghệ)

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạtmức cao (5,4%/năm, chỉ tiêu Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là4,8%/năm) Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2004 đạt gần 7

Trang 8

tỷ USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000, trong đó nông, lâm sản tăng gần 1,5 lần,thủy sản tăng 1,6 lần Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đạt sản lượng và giátrị lớn như: gạo, cà-phê, cao-su, hạt điều Ðặc biệt, xuất khẩu đồ gỗ gia dụng vàlâm sản tăng mạnh, đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000.

Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Năm 2004 trong tổng GDP của cảnước, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%;lao động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 57,9%, lao động công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp chiếm khoảng 17%, dịch vụ chiếm 25,1% Năm 2003, hộ thuầnnông đã giảm còn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng lên, chiếm 12,7% và phi nôngnghiệp 18,4% Nguồn thu của hộ nông dân từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm77,5%; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nông thôn đã dần tăng lên, chiếm22,5% tổng thu

 Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sảntừng

bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học,phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủysản Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi bước đầu đã đạt kết quả quantrọng vào việc nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản Ðến nay, cóhơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tíchđiều trồng mới được sử dụng giống mới Công nghệ sử dụng mô hom đượcđưa nhanh vào sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cảithiện Ngành thủy sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản cógiá trị kinh tế cao Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa như:tưới nước, tuốt lúa, xay xát đạt hơn 80%, vận chuyển làm đất đạt hơn 60%.Trong ngành thủy sản, tổng công suất tàu thuyền đánh bắt đạt hơn 4 triệu sứcngựa, một số cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảođảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến

Trang 9

 Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp Năm năm quađã

xuất hiện ngày càng nhiều hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn và bước đầu khắcphục được một số yếu kém của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã Cả nước hiện

có 72 nghìn trang trại, tăng bình quân 10%/năm, kinh tế trang trại đã góp phầnđáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Thành lập mới được 524 hợptác xã nông nghiệp, chủ yếu hoạt động theo hướng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm,hiện có hơn 10 nghìn hợp tác xã ở nông thôn (9.255 HTX nông nghiệp, hơn 500HTX thủy sản, 800 quỹ tín dụng nhân dân ) và hàng trăm nghìn tổ kinh tế hợptác, so với năm 2000, số hợp tác xã hoạt động có lãi tăng từ 32% lên 35%, sốHTX yếu kém giảm từ 22% xuống còn khoảng 10%

Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được sắp xếp, đổi mới, thực hiện cổ phầnhóa và sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn; các nông, lâm trường quốc doanhđang được sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết số 28/NQ-T.Ư ngày 16-6-2003của Bộ Chính trị Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, năm 2004 có 15.600 doanhnghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn nông thôn, bình quân một doanhnghiệp thu hút khoảng 20 lao động, đang là nhân tố quan trọng trong phát triểnkinh tế nông thôn

 Nông thôn có bước phát triển khá nhanh, cơ sở hạ tầng tiếp tụcđược đầu

tư, đời sống nhân dân được cải thiện, xóa đói, giảm nghèo đạt thành tựu nổi bật,giáo dục, y tế, văn hóa có chuyển biến tích cực

Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư phát triển khá nhanh Nhiều côngtrình thủy lợi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần chuyển dịch cơ cấusản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây trồng đã bảo đảm tưới cho 90% diệntích lúa, hàng vạn ha hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả; hệ thống đê điềuđược củng cố Ðến nay đã có 98% số xã có đường ô-tô tới khu trung tâm, hơn90% số xã có điện, gần 88% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện Số thuêbao điện thoại ở khu vực nông thôn tăng nhanh, đạt 4 máy/100 người dân (cả

Trang 10

nước là 12,56 máy/100 người dân); 58% số dân nông thôn được sử dụng nướcsạch; xây mới 501 chợ, góp phần giảm bớt khó khăn về tiêu thụ nông sản chonông dân.

Thành tựu nổi bật là công tác xóa đói, giảm nghèo, bình quân mỗi nămgiảm 3% tỷ lệ hộ đói nghèo Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn giảm từ 19% năm

2000 xuống còn 11% năm 2004 Ðiều kiện về nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnhđược cải thiện tốt hơn Nhiều làng xã đã trở thành làng văn hóa, có kinh tế pháttriển, bảo đảm môi trường sinh thái, văn hóa truyền thống mang đậm đà bản sắcdân tộc được phục hồi và phát triển, trình độ dân trí được nâng lên

2 Những hạn chế và nguyên nhân của công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh những thành tựu đạt được rất quan trọng nêu trên, chúng ta cũngnghiêm túc nhìn nhận rằng, trước những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất

là việc tham gia Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nông nghiệp, nông thôn nước ta đangcòn một số tồn tại, khó khăn và nhiều vấn đề đang đặt ra rất bức xúc cần tậptrung sức giải quyết, đó là:

 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơichuyển

dịch chậm, chăn nuôi, công nghiệp, ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triểncòn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng Kinh tế nông thôn vẫn nặng vềnông nghiệp (chiếm 65%), trong nông nghiệp nặng về trồng trọt (chiếm 78%)cây lúa vẫn đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu cây trồng; tỷ trọng giá trị chănnuôi chỉ chiếm 23%; giá trị thu được trên 1 ha đất nông nghiệp còn thấp so vớitiềm năng và so với nhiều nước trong khu vực Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuấtnông nghiệp ở nhiều nơi còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, nên kém hiệuquả và chưa bền vững Chất lượng quy hoạch nhiều nơi còn thấp, chưa đồng bộ,chưa phù hợp với yêu cầu thị trường và tiến bộ khoa học, công nghệ; quản lý,thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch

Trang 11

chậm, cơ bản vẫn là thuần nông (năm 2004 lao động nông nghiệp: 58,7%, năm

2001 là: 63,5%) Mục tiêu giảm lao động nông nghiệp còn 50% vào năm 2010vẫn là một thách thức lớn

 Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nôngsản

phẩm còn thấp Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sảnxuất nông nghiệp còn chậm Trong một số cây trồng, vật nuôi chưa có đột phácông nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Năng suất, chất lượng một

số nông sản còn thấp, khả năng cạnh tranh kém như: chè, mía, đường, rau quả,sản phẩm chăn nuôi Hệ thống nghiên cứu khoa học nông nghiệp chậm được sắpxếp lại; chưa có cơ chế gắn kết nghiên cứu khoa học với chuyển giao, ứng dụngvào sản xuất, gắn kết giữa nhà khoa học với doanh nghiệp và nông dân Chậmhình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và vật tư nông nghiệp Tìnhtrạng dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong nông sản,thủy sản đang là vấn đề lớn phải có biện pháp khẩn trương khắc phục Cơ sởcông nghiệp chế biến còn nhỏ bé về quy mô, lạc hậu về công nghệ (vẫn còn52,8% số doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu), đơn điệu về sản phẩm, chủ yếu là

sơ chế, giá trị gia tăng thấp và chưa gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu

 Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và phát triển các thành phầnkinh

tế còn chậm Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước còn thấp Việc sắpxếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh còn chậm Kinh tế tập thể, màchủ yếu là các hợp tác xã chưa có chuyển biến rõ nét, chưa thoát khỏi tình trạngyếu kém Doanh nghiệp tư nhân là nhân tố quan trọng trong phát triển và chuyểndịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, nhưng quy mô nhỏ bé, chủ yếu

là dịch vụ (chỉ có 5% liên quan đến sản xuất) và chỉ phát triển mạnh ở ven đôthị, hoặc nơi có kết cấu hạ tầng tương đối phát triển

 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn vẫn chưa đáp ứng kịpyêu

Trang 12

cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhiều nơicòn nhiều yếu kém Hệ thống thủy lợi một số nơi còn nhiều bất cập, chưa đápứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất và dân sinh, nhất là trong điềukiện hạn hán, lũ lụt gay gắt Nhiều công trình đầu tư không đồng bộ, quản lýkém nên xuống cấp, mới phát huy được 70% công suất thiết kế Chất lượngđường giao thông nông thôn còn thấp, thiếu đường tới thôn bản, nhất là vùngnúi Việc giải quyết đủ điện cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp ởnhiều vùng còn khó khăn; giá bán điện ở nông thôn còn cao Vấn đề cấp nướcsạch vẫn chậm được giải quyết, nhất là đối với miền núi và đồng bằng sông CửuLong Hệ thống chợ đã được cải thiện đáng kể, nhưng phân bố không đều; vệsinh an toàn thực phẩm chưa bảo đảm, văn minh thương mại còn xa lạ đối vớihầu hết chợ nông thôn Hiện còn 293 xã của 18 tỉnh chưa có điện thoại đến trungtâm, hầu hết là những xã đặc biệt khó khăn.

 Ðời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn ở nhiềuvùng còn

khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động dư thừa nhiều Thu nhậpbình quân của dân cư nông thôn tăng chậm, hơn 90% hộ nghèo của cả nước tậptrung ở khu vực nông thôn, chất lượng ăn, ở, khám, chữa bệnh của nông dânvùng sâu, vùng xa vẫn còn thấp, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, số nhà tạmcần được cải thiện còn nhiều, tỷ lệ học sinh các bậc học cao còn thấp Tỷ lệ laođộng nông thôn qua đào tạo mới chiếm khoảng 12% (bằng 1/2 của cả nước), sốlao động được đào tạo ít trở về nông thôn

Việc phát triển nhanh các khu công nghiệp, khu đô thị nhưng chưa kết hợp chặt với giải quyết việc làm, đào tạo và chuyển đổi nghề cho người dân có đất bị thu hồi cho mục đích này, đã làm tăng thêm tình trạng bức xúc về việc làm, thu nhập và đời sống ở nhiều vùng nông thôn Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng Nếu áp dụng chuẩn nghèo mới dự kiến tỷ lệ nghèo cả nước là 26-27%, riêng ở nông thôn lên 31%, miền núi lên hơn 50%, có nơi lên hơn 60% (vùng Tây Bắc)

Trang 13

Ðời sống văn hóa chậm được cải thiện, tệ nạn xã hội và tình trạng ô

nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn có chiều hướng gia tăng Ðặc biệt là tội phạm lừa gạt, buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và tệ nạn ma túy ngày càng diễn biến phức tạp Do đời sống khó khăn và kém hiểu biết, việc lấy chồng nước ngoài của một bộ phận không nhỏ chị em phụ nữ ở Nam Bộ đang nảy sinh nhiềuvấn đề xã hội rất phức tạp

3 Vấn đề nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH.

Trong thời đại hiện nay,những quan niệm về vai trò,vị trí của nguồn nhânlực trong phát triển liên tục thay đổi Nếu như trước kia, người ta nhìn nhận vaitrò của nguồn nhân lực chỉ đơn thuần là phương tiện, là một nguốn lực cho pháttriển giống như những nguồn lực vật chất khác, thì ngày nay, sự nhận thức trênhoàn toàn khác Con người, nguồn nhân lực đã thực sự trở thành mục tiêu của sựphát triển, với phương châm hành động “phát triển vì con người”

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng của phát triển, có vị trí, vai trò đặcđối với sự phát triển của mỗi quốc gia.Nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao là tiền

đề vững chắc và nhân tố quyết định đén tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tăngnăng suất lao động Nguồn nhân lực tốt, nhất là nguồn nhân lực trìng độ caođảm bảo chắc chắn trong việc đưa ra những quyết đinhj sáng suốt, đúng đắn đốivới những đường lối, chủ trương, chính sách và phương thức thực hiện cácquyết sách về phát triển hưng thịnh quốc gia Đồng thời, góp phần quyết định sựhoàn thiện của hệ thống luật pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành côngcủa việc xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nguồnnhân lực có trình độ cao là nền tảng vững chắc đảm bảo cho việc chuẩn bị tốt vàthực hiện thành công quá trình hội nhập linh tế quốc tế và hợp tác quốc tế Đồngthời, là cơ sở quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ giữ vững trật tự - an ninh xãhội, củng cố sức mạnh quốc phòng và bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn lãnh thổcủa đất nước

Trang 14

Cho đến nay hầu như chưa có một quan niệm thống nhất về nguồn nhânlực và phát triển nguồn nhân lực Tuỳ theo mục tiêu cụ thể mà người ta cónhững nhận thức khác nhau:

+ Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc(UNESCO):

phát triển nguồn nhân lực được đặc trưng bởi toàn bộ sự lành nghề của dân cưtrong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước

+ Tổ chức lao động quốc tế (ILO): khái niệm phát triển nguồn nhânlực

bao hàm một phạm vi rộng hơn chứ không chỉ trong phạm vi ngành nghề hoặcbao gồm cả việc đào tạo nối chung

+ Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO): phát triểncon người một cách hệ thống vừa là mục tiêu vừa là đối tượng của sự phá triểncuă một quốc gia Nó bao gồm mọi khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội nhưnâng cao khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo, bồidưỡng chức năng chỉ đạo thông qua giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chức năng chỉđạo thông qua giáo dục, đào tạo nghiên cứu và hoạt động thực tiễn

Khái quát lại, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của mộtnước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó

Bứớc vào CNH – HĐH, sự phát triển nguồn nhân lực nước ta đứng trướcnhiều thách thức mới và nghiêm trọng

Thứ nhất, quy mô nguồn nhân lực lớn và tiếp tục tăng nhanh, đồng thời

với yêu cầu chuyển hướng mạnh sang đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng của

sự phát triển đang tạo áp lực lớn về đầu tư cả về chiều rộng và theo chiều sâucho phát triển nguồn nhân lực

Thứ hai, yêu cầu tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, bền vững và chuyển

dich mạnh cơ cấu theo hướng tiến bộ, năng suất, hiệu quả và nâng cao sức cạnhtranh của nền kinh tế đòi hổi nguồn nhân lực phải có sự phát triển mạnh mẽ,thay đổi toàn diện về chất lượng

Trang 15

Thứ ba, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với sự hình thành

nền kinh tế tri thức với hàm lượng chất xám chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trongmỗi sản phẩm, nhiều nguồn tin đa dạng, phong phú và dễ dàng tiếp cận đến tất

cả mọi người, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống KT – XH, con người đòihỏi nguồn nhân lực phải năng động, nhanh chóng nắm bắt những tri thức và tiến

bộ khoa học – công nghệ mới,thích nghi với hoàn cảnh mới

Thứ tư, quá trình hội nhập,hợp tác và toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh

chóng dồi hỏi nguồn nhân lực nước ta phải phát triển đến trình độ ngang tầmquốc tế nhằm vừa đáp ứng những yêu cầu mới thường xuyên thay đổi, đồng thờiphải giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp củadân tộc

Thứ năm, sự phát triển nền kinh tế thị trường XHCN vừa đòi hỏi có sự đổi

mới không chỉ về một số nội dung của phát triển nguồn nhân lực, mà còn vềphương thức phát triển nguồn nhân lực

Thứ sáu, công cuộc cải cách hành chính nhà nước, đỏi mới quản lý kinh tế

và xã hội diễn ra một cách sâu, rộng và toàn diện dặt ra những yêu cầu mới đốivới sự phát triển nguồn nhân lực không chỉ riêng đối với những người làm côngtác quản lý, mà cả trong nhận thức về hành vi, trách nhiệm và cách ứng xử củamọi người dân

4 Hiện đại hoá giáo dục.

Năm học mới đã bắt đầu, năm học đầu tiên của thế kỷ 21 Giữa lúc suythoái kinh tế và thất nghiệp đang đe doạ lan tràn khắp nơi, hầu hết các nhàtrường trên thế giới văn minh vẫn tích cực bứơc vào hiện đại hoá giáo dục Cònchúng ta thì sao ? có cần hiện đại hoá không và hiện đại hoá như thế nào, tươnglai đất nước phụ thuộc một phần khá lớn vào lời giải đáp cho câu hỏi này

Vì sao cần hiện đại hoá giáo dục?

Ai cũng biết dân ta tha thiết với việc học như thế nào Vậy mà từ nhiềunăm nay giáo dục của ta vẫn ì ạch, chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu, với nhữngkhó khăn bế tắc tự gây ra và nhiều chứng bệnh tiêu cực kéo dài quá lâu, không

Trang 16

biết đến bao giờ mới chấm dứt được Tâm trạng của người dân, như đã đượcphản ảnh qua các báo chí (Tuổi trẻ, Lao dộng, v.v.) nhân ngày khai giảng nămhọc mới, nói chung vẫn lo lắng nhiều hơn phấn khởi

Mà không lo lắng sao được: trong một thế giới toàn cầu hoá, cạnh tranhgay gắt hơn bao giờ hết, nước nào cũng xem giáo dục là vũ khí chiến đấu chính

Có chăng chỉ chúng ta còn mơ hồ về sức mạnh của vũ khí này, mặc dù Hiếnpháp đã ghi rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu

Theo dự báo của một số học giả (tạp chí The Economist, 1993), nếu cứnhư xu thế hiện nay thì đến khoảng 2020, sẽ có 9 trong 15 nước giàu có nhấthiện nay tụt xuống hàng những nước mà bây giờ ta gọi là đang phát triển.Ngược lại, một số quốc gia hiện chưa giàu có gì đặc biệt có thể vượt lên hàngnhững nước phát triển nhất Trong cả hai trường hợp, yếu tố quyết định hàngđầu là giáo dục

Có người nghĩ đơn giản rằng người VN chúng ta thông minh, hiếu học,cần cù thì chẳng có gì đáng lo khi thế giới chuyển sang lấy tri thức làm nguồnlực phát triển chủ yếu Nhưng kinh nghiệm hai mươi năm qua là một bài học đắtgiá: chúng ta càng tự nhận thông minh không kém bất kỳ ai thì càng tụt hậu dàidài trong nhiều lĩnh vực khoa học, giáo dục, ngay cả so với những nước chẳngphải xuất sắc gì trên thế giới Nói ra đáng tủi hổ nhưng là sự thật, chỉ có các học

vị, học hàm rởm, những TS,VS giấy, những chức vị hư danh thì không nước nàotrên thế giới sản xuất nhanh, nhiều, rẻ bằng ta Mà khi những thứ này tràn ngập

xã hội thì còn chỗ đâu cho trí tuệ chân chính phát triển.Với một nền giáo dụcyếu kém, chắc chắn kinh tế sẽ mất sức cạnh tranh Các nước ASEAN vừa qua đãnhận định đúng đắn rằng vấn đề trung tâm hiện nay là nâng cao chất lượng vàtrình độ nhân lực Dĩ nhiên muốn thực hiện điều này không có cách nào khác lànâng cấp, hiện đại hoá giáo dục, để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạnkinh tế tri thức

Trang 17

Giáo dục trong thế kỷ 21

Như vậy, hiện đại hoá giáo dục là nhiệm vụ cấp bách nếu chúng ta khôngmuốn bị thua thiệt khi hội nhập và cạnh tranh quốc tế Vấn đề là hiện đại hoánhư thế nào và bằng cách nào ?

Để trả lời câu hỏi này trước hết cần hình dung những nét chính, nhữngyêu cầu của đời sống trong xã hội văn minh ở kế kỷ 21

Như đã rõ, xu hướng chung của thế giới ngày nay là tiến tới toàn cầu hoá

và kinh tế tri thức, dựa trên nền tảng sáng tạo khoa học và công nghệ Đó là mộtthế giới đang trong quá trình thay đổi cực nhanh, cả về cuộc sống vật chất vàvăn hoá, theo từng đợt sóng cách mạng công nghệ liên tiếp, dồn dập như trướcđây chưa hề thấy, dễ dàng bỏ lại hay nhận chìm các quốc gia không vượt quađược, không thích ứng nổi, hoặc thích ứng chậm với những đợt sóng ấy Vềphương diện liên quan trực tiếp đến giáo dục, đợt sóng mới về công nghệ thôngtin, đặc biệt là số hoá và đa truyền thông không dây, sẽ có ảnh hưởng lớn laođến quá trình phổ biến, tiếp thu, xử lý, vận dụng và sáng tạo tri thức Cho nênnói đến giáo dục thế kỷ 21 là nói đến một nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứngvới những điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển đó của xã hội mới

Đối với dân tộc ta, muốn thực hiện các mục tiêu cơ bản: dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, cũng không thể tách rời các xu thếchung của thời đại

Trong bối cảnh đó, nhiều người khi nói tới hiện đại hoá giáo dục thường chỉ nghĩ đến việc vận dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, trong giảng dạy và học tập Điều này đương nhiên

quan trọng, song cái chính chưa phải ở đó Cái chính là thay đổi tư duy giáo

dục, xác định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, từ đó thay đổi cung cách dạy, học, và phưong pháp, nội dung, tổ chức và quản lý giáo

Ngày đăng: 06/04/2013, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w