Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
821,56 KB
Nội dung
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 VŨ THỊ TOAN ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGÔ NGỌC BỘI Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Trọng Thưởng HÀ NỘI, 2012 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới quý thầy cô giáo trong Tổ Lí luận văn học - Khoa Ngữ văn và Phòng Sau đại học - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian tôi học tập tại đây để hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phan Trọng Thưởng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin tỏ lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái, Ban Giám hiệu Trường THPT Văn Chấn - Yên Bái đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn bên tôi, động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa học. Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2012 Tác giả luận văn Vũ Thị Toan 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phan Trọng Thưởng. Kết quả nghiên cứu này không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với nội dung công trình khoa học này. Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2012 Tác giả luận văn Vũ Thị Toan 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp và nông thôn luôn là mảnh đất màu mỡ phì nhiêu, nuôi dưỡng vun đắp cho bao thế hệ nhà văn trưởng thành và phát triển. Với các tên tuổi như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân trong văn học giai đoạn 1930-1945 thì đến những năm 1960 trở về sau chủ đề ấy lại đựợc khẳng định ở các tên tuổi như: Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, Hoàng Minh Tường, Nhật Tấn, Phan Tứ, Nguyễn Ngọc Tư… và nhà văn Ngô Ngọc Bội. Đề tài nông thôn luôn là cảm hứng vô tận của các nhà văn trong những thời điểm lịch sử khác nhau và mang những dấu ấn đặc biệt khác nhau. Nó có sức mạnh cổ vũ lớn lao cho người nghệ sĩ nung nấu, nuôi dưỡng đứa con tinh thần của mình ra đời. Nếu như đề tài nông thôn trong văn học giai đoạn trước (1930-1945) chủ yếu đề cập đến vấn đề giai cấp, địa chủ với nông dân và sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến làm cho đời sống của người nông dân vô cùng cực khổ, thì văn học từ những năm 1960 trở lại đây, đặc biệt là những năm 1960-1986 mảng đề tài này gắn với hợp tác hóa nông nghiệp, với cải cách ruộng đất. Diện mạo nông thôn có nhiều biến đổi và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người nông dân. Số phận của người nông dân được miêu tả một cách chân thực và sinh động trong mối quan hệ đa chiều, phức tạp. Bộ máy quản lí của Nhà nước từ cấp thôn, xã đến cấp huyện và cao hơn nữa ngoài những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, tiêu cực có tác động trực tiếp đến cuộc sống và tinh thần của người nông dân trong thời kì đổi mới. Trong số những nhà văn tiêu biểu viết về đề tài nông thôn, Ngô Ngọc Bội là một nhà văn thuộc thế hệ trưởng thành gắn bó với làng quê miền Trung 5 du Bắc Bộ. Với sự đa dạng về mặt thể loại như: kí, truyện ngắn, tiểu thuyết nhưng chỉ viết về một đề tài tam nông, nên sáng tác của nhà văn đạt được nhiều thành tựu. Gần đây nhất là giải thưởng: Tác phẩm văn học xuất sắc về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn do Bộ Nông Nghiệp và Nông thôn và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ngày 3/6/2011 với tiểu thuyết Lá Non được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Cũng viết về đề tài nông thôn nhưng phong cách sáng tác trong các tác phẩm của Ngô Ngọc Bội mang những sắc thái riêng, khác biệt với các nhà văn cùng thời. Tác phẩm của ông đã phản ánh mọi chính sách có liên quan đến nông nghiệp trong thời kì đổi mới. Nội dung bao trùm trong các sáng tác của ông là hướng về số phận người nông dân và đời sống nông thôn, những hoạt động đời sống tình cảm và sản xuất trong nông thôn, nông nghiệp. Không gian và thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn có sự cách điệu từ không gian và thời gian thường nhật của chính miền Trung du Phú Thọ. Ông được mệnh danh là “người lấy nước ao làng làm mực viết” (Nguyễn Anh Đào). Đây là đề tài không mới nhưng nó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt của văn học Việt Nam từ xưa cho đến nay. Nếu chỉ nhìn ở bề ngoài, bề nổi thì Ngô Ngọc Bội không thuộc số nhà văn nổi cồn, danh tiếng. Nhưng có những điều nhà văn phát hiện, phản ánh, tiên đoán về con người và xã hội trong một thời kì lịch sử thì không phải nhà văn nào cũng hiểu hết và mạnh dạn bộc lộ. Vì lẽ đó mà những thành tựu về sáng tác của nhà văn được bạn đọc biết đến còn khiêm tốn và dè dặt. Hơn thế đây cũng là niềm yêu thích và đam mê tìm hiểu của người viết luận văn về đề tài nông thôn trong tiểu thuyết của nhà văn, muốn góp phần nhỏ bé của mình qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài này trong văn học nước nhà. Vì thế luận văn có tên là: “Đề tài nông thôn trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội”. 6 2. Lịch sử vấn đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là mảnh đất nuôi dưỡng những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Song song với đề tài viết về chiến tranh thì đề tài nông thôn cũng làm nên những thành tựu lớn của văn học Việt Nam. Cùng với nhiều nhà văn xuất sắc khác viết về đề tài này, nhà văn Ngô Ngọc Bội đã đóng góp phần nào tài năng của mình trong sự nghiệp phát triển văn học dân tộc thời kì đổi mới. Trong quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu, chúng tôi sưu tập được một số bài viết phê bình, bình luận, nghiên cứu về các sáng tác của nhà văn như sau: Trong buổi Lễ trao giải thưởng cho các tác phẩm văn học, ca khúc sáng tác về đề tài Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức vào ngày 3/6/2011 nhà văn Văn Chinh phát biểu về nhà văn Ngô Ngọc Bội: “Trong các lão nông văn học giờ chỉ có Ngô Ngọc Bội còn son sắt với nông thôn. Nhà văn hơn 80 tuổi này có niềm tự hào lạ lùng. Từ Phú Thọ về Hà Nội nhưng chỉ viết về một đề tài tam nông, chỉ in một báo Văn nghệ và chỉ đi một xe đạp”. Ngô Kim Đỉnh trong bài “Phong cách Ngô Ngọc Bội”[10] có đoạn nhận xét về nhà văn:“chỉ viết về nông thôn về người nông dân và cũng chỉ dành ngòi bút mình cho một vùng quê đồi Trung du”[10, tr.5]. Nói về “Tính Đảng trong các tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội”[40], tác giả bài viết đã chỉ ra giá trị trong các tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội là tính Đảng: “tính Đảng thể hiện ở nhà văn Ngô Ngọc Bội là ý thức hướng về phục vụ hàng triệu nông dân lao động sản xuất nông nghiệp với tinh thần khoa học sâu sắc nhất, tinh thần cách mạng triệt để nhẩt nên nó không thể hiện một động cơ cá nhân nào, không có tư lợi về tiền tài, địa vị. Tính chiến đấu ấy nhằm vào tất cả những cái lạc hậu, bảo thủ, lười biếng của nông dân cá thể, nhằm vào cái sai lầm do ấu trĩ, nôn nóng, bồng bột, tuỳ tiện, phe cánh, quan liêu, bảo thủ, tham ô, hủ hoá, lũng đoạn, vô trách nhiệm, thiếu tính khoa học, 7 xa rời nhân dân của cán bộ, đảng viên ở các cấp thôn, xã, huyện, tỉnh. Nó cũng không né tránh cả việc phản ánh phê phán những sai lầm do chính đường lối của Đảng trong chính sách cải cách ruộng đất, chính sách tập thể hoá sản xuất nông nghiệp trong quá trình xây dựng hợp tác xã cấp thấp và cấp cao”[40, tr.17]. Nói như tác giả bài viết thì tính Đảng trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội gắn liền với nhân dân, với quần chung lao động, và nhà văn đã chỉ ra phần nào cái gốc rễ sự thất bại của các chủ trương sản xuất lớn trong nông nghiệp. Dương Huy Thiện trên trang “Trang đời trang sách” đã nhận xét về tác phẩm Mênh mang cổng trời của Ngô Ngọc Bội như sau: “Mênh mang cổng trời mang tính tổng hợp với độ chín về bút pháp, thể hiện rõ style Ngô Ngọc Bội. Con người trong tác phẩm là con người có xương, có thịt hệt như người ngoài đời”. Nhà văn Văn Chinh đã dành khá nhiều bài viết của mình về nhà văn Ngô Ngọc Bội. Trong bài viết “Ngô Ngọc Bội - nhà văn của chiếc áo mới mặc buổi đêm” trên mục Chân dung nghệ sĩ văn học nghệ thuật Phú Thọ có đoạn: “Ngô Ngọc Bội, ngoài cái thiên bẩm mạnh mẽ, ông còn một phông văn hoá vững vàng học hỏi và tích tụ từ trí tuệ dân gian. Ông là người tiên khởi về vấn đề dòng họ, tinh thần bè phái phe giáp trong nội bộ ở tiểu thuyết Lá non, hơn mười năm trước cái Mảnh đất lắm người nhiều ma xuất hiện”. Để khẳng định tài năng, chất văn chương nông thôn của Ngô Ngọc Bội như một điểm sáng làm nên vệt sáng của sao chổi văn xuôi, Văn Chinh còn nhận xét: “Người sinh ra chỉ chuyên viết về nông dân, nông thôn, học hành không nhiều nhưng như một ông Phêrô gác cửa thiên đàng văn học, ông đã mở cửa để làm nên vệt sáng của sao chổi văn xuôi gần hai thập kỉ trên báo Văn nghệ. Ấy là thiên lương vậy ”. 8 Cũng viết về nhà văn Ngô Ngọc Bội, trên trang Vietbao.vn ngày 14/10/2007 nhà văn - nhà giáo Nguyễn Anh Đào có viết: “Thế mạnh của Ngô Ngọc Bội ham mê và kiên gan với văn chương nhiều hơn là bản năng văn chương. Đọc văn ông như thấy ông đang trèo cọ hom tàn, đang cuốc nương đồi sỏi, hoang dại, giản đơn nhưng không phải ai cũng có thể viết như ông. Một tấm gương nông dân viết văn thành nhà văn”. Trong Hội thảo khoa học nhà văn Ngô Ngọc Bội - Nguyễn Hữu Nhàn với đề tài Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ phối hợp tổ chức ngày 28/11/2009 tại thành phố Việt Trì - Phú Thọ. Cuộc hội thảo đã đánh giá cao vị trí của nhà văn qua những sáng tác viết về đề tài Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân. Các tác phẩm như Chị Cả Phây, Ao Làng, Ác mộng, Lá non… đã phác họa những bức tranh nông thôn và những người nông dân khi chưa có đường lối đổi mới của Đảng, quẩn quanh tù túng cùng với những “Nỗi riêng khép mở”. Trong cuốn Nhà văn hiện đại Vĩnh Phú do nhóm tác giả biên soạn của Viện văn học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội TW, gồm 30 nhà văn, nhà thơ quê ở Vĩnh Phú. Về nhà văn Ngô Ngọc Bội do PGS. TS. Mai Hương biên soạn. Chị Mai Hương đã tự đọc và tự ghi âm tặng riêng anh Bội bài chị viết tháng 7/1993. Trong bài viết của mình, PGS. TS. Mai Hương đã đánh rất cao về con người cũng như quá trình sáng tác của nhà văn: “Phải nói ít người có ưu điểm mọi bề như Ngô Ngọc Bội, sinh ra ở nông thôn, đã từng lặn lội trong cải cách ruộng đất, đã qua mười năm liên tục ở cơ sở, cùng vật lộn với người nông dân trong mọi việc: chống úng, chống lụt, chống hạn, chống đói, chống rét, tổ chức hợp tác xã vòng I, vòng II. Và dẫu cho rằng xa rời Trung du về sống giữa đô thành anh vẫn là người trong cuộc. Vẫn da diết, trăn trở, chia từng niềm vui, nỗi buồn cùng người nông dân, cùng xót xa với những thất bại, nổi 9 chìm của quê nghèo”[18, tr.183]. Về nghệ thuật, PGS. TS. Mai Hương cũng rất công bằng, phân minh khi đưa ra lời nhận xét đánh giá về nhà văn như sau: "Đọc anh có người nhận xét: Kết cấu tác phẩm cổ điển, chất phóng sự khá rõ, nhiều chỗ dàn trải, dài dòng. Những nhận xét có thể ít nhiều có lí, nhưng đọc anh, điều ai cũng phải khẳng định: anh đã lao động công phu biết bao trong từng trang sách. Không kể đến những ưu điểm nổi trội anh tiếp nhận được từ quần chúng"[18, tr.188]. Song song với tiểu thuyết thì truyện ngắn và bút kí của Ngô Ngọc Bội cũng đạt được những thành tựu với nhiều tác phẩm xuất sắc như: Đồng lực, Đồi vàng, Tình cát sỏi, Nỗi riêng khép mở, Bộ quần áo mới, Chị cả Phây… Trong bài viết của mình PGS. TS. Mai Hương nói về khả năng sáng tác cũng như tâm tư, tình cảm đầy nhiệt huyết của nhà văn thông qua tác phẩm:“Thực ra Ngô Ngọc Bội không viết nhiều truyện ngắn, nhưng truyện của anh cứ chất chứa một tâm sự, một trăn trở đầy trách nhiệm tâm huyết mà anh đã phát hiện được”[18, tr.186]. Còn bút kí của nhà văn có lẽ không chỉ đạt về chất mà còn cả về khối, hàng loạt các bài bút kí của tác giả như lời nhận xét, đánh giá của PGS. TS. Mai Hương thì đã: “phát hiện, đề cập đến những vấn đề cấp thiết có ý nghĩa tác động trực tiếp đến đời sống… ai đã từng đọc khó có thể bàng quan, không nghĩ, không băn khoăn trăn trở và không thấy một nhu cầu: Phải góp phần giải quyết, tháo gỡ”[18, tr.186]. Trên báo Văn nghệ số 50 (11-12-2010), Nguyễn Văn Chương ở thành phố Vinh - Nghệ An cũng có bài viết “Đọc Hoa Ngọc Bút” của Ngô Ngọc Bội. Bài viết ngoài việc ca ngợi nội dung tác phẩm, khẳng định tài năng viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn thì theo Nguyễn Viết Chương, thành công của tác phẩm Hoa Ngọc Bút của nhà văn là: “Đằng sau những câu chữ bình dị, ngôn ngữ mộc mạc, câu văn ngắn gọn đại chúng còn có những lớp ngữ nghĩa tiềm ẩn (vô ngôn) như những lớp quặng trầm tích nằm sâu trong lòng đất có giá trị thông điệp được nhiều điều dành cho người đọc suy ngẫm”[25, tr.22]. 10 Trên đây là một số trong nhiều bài viết chúng tôi sưu tầm được làm minh chứng cho sự quan tâm, yêu thích và cả sự ngưỡng mộ, trân trọng tài năng nhà văn Ngô Ngọc Bội của độc giả với nhiều ý kiến khen, chê khác nhau. Có thể nhận thấy, các bài viết trên mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, cảm nhận, phê bình, phân tích, lí giải một cách khái quát về đề tài nông nghiệp, nông thôn trong các sáng tác của nhà văn, chứ chưa đi sâu nghiên cứu, lí giải nó một cách cụ thể, có hệ thống vào nhân vật, tác phẩm để thấy được vị trí cũng như giá trị văn chương của Ngô Ngọc Bội trong văn học nước nhà. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng các bài viết ngợi ca, phân tích, khái quát giá trị nội dung cũng như nghệ thuật tác phẩm có giá trị tham khảo, là tư liệu cần thiết và bổ ích đối với các thế hệ quan tâm đến chuyên đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng tới những mục đích nghiên cứu sau: Thứ nhất, khi nghiên cứu vấn đề nông thôn trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội, chúng tôi cố gắng tái hiện toàn cảnh bức tranh đời sống nông thôn miền Trung du Bắc Bộ thời kì đổi mới trong mối quan hệ phức tạp, đa chiều. Thứ hai, chúng tôi quan tâm đến vấn đề số phận người nông dân trước sự đổi thay của xã hội. Thứ ba, chúng tôi tìm ra những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật, thấy được những sáng tạo và đóng góp của nhà văn viết về đề tài nông thôn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: Trước hết, luận văn cố gắng tìm hiểu, tái hiện diện mạo nông thôn trong lịch sử văn học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại và sự hình thành đội ngũ nhà văn viết về nông thôn. Đó là cơ sở xác lập cảm hứng sáng tác về đề tài nông thôn của nhà văn. [...]... 1: Đề tài nông thôn trong lịch sử văn học Chương 2: Những vấn đề của nông thôn Việt Nam trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội Chương 3: Nghệ thuật thể hiện bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội 13 NỘI DUNG Chương 1 ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC 1.1 Khái quát chung về đề tài nông thôn trong văn học 1.1.1 Đề tài nông thôn trong văn học dân gian Điểm xuất phát và truyền thống của. .. về phương diện nghệ thuật thể hiện bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết của nhà văn 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung khảo sát bức tranh nông thôn ở vùng Trung du miền Bắc Việt Nam qua tiểu thuyết của nhà văn Ngô Ngọc Bội Những vấn đề đó tập trung trong một số tiểu thuyết của nhà văn như: Ao Làng (1975), Lá non (1987),... phản ánh những vấn đề xã hội như: vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề chiến tranh, hậu chiến tranh, vấn đề con người và quan niệm về giá trị con người trong môi trường xã hội mới… Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi tìm hiểu, khai thác vấn đề nông thôn trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội 6 Phương pháp nghiên cứu Với yêu cầu và mục đích hướng tới của đề tài, chúng tôi đã... về nông thôn thời kì đổi mới những chuyển biến tích cực, những tác phẩm có giá trị, những thành tựu lớn cho văn học nước nhà Và thấy được cả cái nhìn đầy nhân đạo, nhân ái, thấm nhuần chất nông dân của lớp văn nghệ sĩ Đó là những mặt đáng ghi nhận của văn học viết về nông thôn trong thời kì đổi mới 34 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGÔ NGỌC BỘI 2.1 Nhà văn Ngô Ngọc. .. trong tiểu thuyết giai đoạn này là sự phối hợp đề tài lịch sử dân tộc với đề tài thế sự đời tư Ngoài thể tài lịch sử có vị trí chủ đạo, thì đề tài viết về nông thôn trong cuộc cải cách ruộng đất, trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp cũng chiếm một vị trí quan trọng, như tiểu thuyết Xung đột, các truyện ngắn Tầm nhìn xa, Người trở về, Chủ tịch huyện của Nguyễn Khải, Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm của. .. xuất sắc về đề tài Nông nghiệp - Nông thôn Nông dân trong thời kì đổi mới 1.2 Sự hình thành đội ngũ nhà văn viết về nông thôn Nông thôn Việt Nam từ lâu vốn là đề tài lớn trong văn học Năm 1964, trong bài nói chuyện với văn nghệ sĩ tại Hội nghị Ban chấp hành Hội liên hiệp văn học nghệ thuật, đồng chí Tố Hữu nói: “Miếng đất sống chính của chúng ta hiện nay và lâu nữa vẫn còn là hiện thực nông thôn đang... hồn của người con sinh ra từ vùng châu thổ sông Hồng này luôn một lòng, một dạ gắn bó với làng quê và con người nông thôn 36 2.1.2 Sự nghiệp sáng tác Theo như lời đánh giá, nhận xét của Nguyễn Trọng Hoàn thì Ngô Ngọc Bội là nhà văn có sở trường viết về nông thôn Nhiều người gọi anh là nhà văn của nông thôn Ngô Ngọc Bội đã công tác ở Hà Nội từ năm 20 năm nay, nhưng những trang viết về nông thôn của. .. ấm của nhân dân và họ cũng bất tử trong lòng nhân dân Đây là thời kì mà những thể loại như tiểu thuyết, thơ mới… chưa xuất hiện thì các thể loại của văn học dân gian chiếm vị trí độc tôn và đề tài nông thôn vẫn chiếm một vị trí quan trọng, chi phối nhiều trong các sáng tác văn học làm nên diện mạo của văn học dân gian 1.1.2 Đề tài nông thôn trong văn học trung đại Tiếp nối quá trình phát triển của. .. có cả bàn tay của kẻ địch phá hoại: “Cái mới và con người mới trong tác phẩm của Chu Văn chỉ được bộc lộ qua những cuộc đấu tranh đầy gian khổ, do đó phẩm chất con người mới nổi lên khá rõ nét”[31, tr.4] Trong Tập tiểu luận: Công việc của người viết tiểu thuyết, Nguyễn Đình Thi cho rằng “Nhân vật là vấn đề trung tâm của mọi cuốn tiểu thuyết Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua nhân... tích tổng 12 7 Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên khảo sát một cách cụ thể về đề tài nông thôn trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội Với một nhà văn suốt đời lặng lẽ góp nhặt những chữ của đời để viết nên trang, phải chăng sự lặng lẽ, âm thầm ấy khiến cho bạn đọc chưa thực sự hiểu hết được giá trị văn chương của tác giả có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển của văn học dân tộc Vì . vấn đề của nông thôn Việt Nam trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội Chương 3: Nghệ thuật thể hiện bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội 13 NỘI DUNG Chương 1 ĐỀ TÀI NÔNG. “Tính Đảng trong các tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội [40], tác giả bài viết đã chỉ ra giá trị trong các tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội là tính Đảng: “tính Đảng thể hiện ở nhà văn Ngô Ngọc Bội là ý. học nước nhà. Vì thế luận văn có tên là: Đề tài nông thôn trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội . 6 2. Lịch sử vấn đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là mảnh đất nuôi dưỡng những