Các bài viết như: Phải chăng đời là một vại dưa muối hỏng của Vũ Dương Quỹ, Nếu đám cưới không có giấy giá thú của Nguyễn Văn Lưu, Đám cưới không có giấy giá thú có tính chất luận đề v
Trang 1
DƯƠNG THỊ SÁU
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ,
Một mình một ngựa)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
HÀ NỘI, 2013
Trang 2
DƯƠNG THỊ SÁU
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ,
Một mình một ngựa)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lý Hoài Thu
HÀ NỘI, 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS TS Lý Hoài Thu, người đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn để em có thể hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Ngữ văn, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian học tập vừa qua
Do điều kiện và trình độ nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong thầy cô và bạn đọc lượng thứ và đóng góp thêm ý kiến
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn
Dương Thị Sáu
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới” do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Lý Hoài Thu Đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2013
NGƯỜI CAM ĐOAN
Dương Thị Sáu
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Dự kiến đóng góp mới 7
7 Cấu trúc của luận văn 7
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA MA VĂN KHÁNG……… …… 9
1.1 Khái lược về nhân vật 9
1.1.1 Nhân vật văn học 9
1.1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học 9
1.1.1.2 Đặc điểm nhân vật văn học 10
1.1.1.3 Vị trí, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm văn học 11
1.1.2 Nhân vật tiểu thuyết 12
1.1.2.1 Khái niệm nhân vật tiểu thuyết 12
1.1.2.2 Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết 13
1.1.2.3 Vị trí, ý nghĩa của nhân vật trong tiểu thuyết 14
1.1.2.4 Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới 14
1.2 Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng 16
1.2.1 Con đường từ nhà giáo trở thành nhà văn 16
1.2.2 Quan niệm về con người của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 19
1.2.3 Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong dòng chảy của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới 23
Trang 6CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI………28
2.1 Nhân vật người trí thức 28
2.1.1 Nhân vật người trí thức có tài, có tâm nhưng rơi vào bi kịch 28
2.1.2 Nhân vật người trí thức tha hóa 39
2.2 Nhân vật người phụ nữ 44
2.2.1 Nhân vật người phụ nữ mang nét đẹp truyền thống 44
2.2.2 Nhân vật người phụ nữ sống theo ham muốn vật chất, bản năng .49
2.3 Các loại nhân vật khác 52
2.3.1 Các nhân vật quan chức 52
2.3.2 Nhân vật mang hình hài khuyết tật 59
2.3.3 Nhân vật người lính trở về sau chiến tranh 64
CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT……… … 68
3.1 Nghệ thuật khắc họa chân dung ngoại hình 68
3.1.1 Cách đặt tên nhân vật 69
3.1.2 Cách miêu tả ngoại hình 71
3.2 Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật 76
3.2.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lí 76
3.2.2 Nghệ thuật biểu hiện thế giới tâm linh 82
3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu 86
3.3.1 Ngôn ngữ nhân vật 86
3.3.1.1 Ngôn ngữ đối thoại 86
3.3.1.2 Ngôn ngữ độc thoại 97
3.3.2 Giọng điệu 99
3.3.2.1 Giọng điệu triết lý, suy ngẫm 100
3.3.2.2 Giọng điệu mỉa mai, châm biếm 106
3.3.2.3 Giọng điệu trữ tình, sâu lắng 111
3.3.2.4 Giọng điệu thương cảm, xót xa 116
KẾT LUẬN 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu
điểm để bộc lộ chủ đề và tư tưởng nhà văn Và, đến lượt mình, nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa làm cho nổi bật hơn Nhân vật văn học là yếu tố có tính chất trung gian, vừa thuộc nội dung vừa thuộc hình thức của tác phẩm Nó đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sáng tác văn chương, bởi nhân vật là phương tiện cơ bản nhất để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng Như thế, việc chiếm lĩnh các giá trị của tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện được nếu không tìm hiểu các phương diện của nhân vật Ở thể loại tiểu thuyết, hệ thống nhân vật đóng một vai trò trọng yếu trong việc thể hiện tư tưởng, thẩm mĩ của nhà văn Mỗi nhà văn có quan niệm riêng, chọn những điểm nhìn riêng, do vậy cũng có
những cách thể hiện nhân vật mang những nét riêng
1.2 Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công mở đường cho
sự nghiệp đổi mới văn học Vào những năm đầu 80 của thế kỷ XX, nhiều sáng
tác của Ma Văn Kháng đã “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, từ đó tạo
nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học Hành trình sáng tác hơn 50 năm của nhà văn đã cho ra đời hơn 200 truyện ngắn, 15 tiểu thuyết, 1 hồi ký văn chương, 1 tiểu luận và bút kí về nghề văn Trong đó,
nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng trong nước, quốc tế như: truyện ngắn Xa phủ đoạt giải nhì trong cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ 1967 - 1968, Mùa
lá rụng trong vườn được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1984, tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1995 và giải
thưởng văn học Đông Nam Á 1998, giải cây bút vàng cho truyện San Cha
Chải trong cuộc thi truyện ngắn và ký 1996 -1998 do Bộ Công an và Hội Nhà
văn Việt Nam tổ chức Năm 2001, Ma Văn Kháng vinh dự được nhận giải
Trang 8thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với cụm tác phẩm: Đồng bạc trắng
hoa xòe, Mùa lá rụng trong vườn Với những thành tựu đạt được, Ma Văn
Kháng đã khẳng định tên tuổi và chỗ đứng của mình trong nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại
1.3 Một trong những đóng góp quan trọng, nổi bật của Ma Văn Kháng
là đã xây dựng được một thế giới nhân vật đông đảo, sống động, chân thực Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là tụ điểm phản ánh rõ lối đi riêng của nhà văn trên hành trình đổi mới thể loại tiểu thuyết và khám phá, tái hiện những “ẩn mật bản ngã” trong chiều sâu tâm hồn nhân vật Bằng việc xây dựng thế giới nhân vật ấy, nhà tiểu thuyết đã truyền tải những vấn đề nóng hổi của thời đại, những vấn đề không thể dửng dưng của xã hội hiện nay Có thể nói nhân vật là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành
công cho tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
1.4 Ma Văn Kháng có tiểu thuyết được đưa vào giảng dạy trong
chương trình môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở trường phổ thông, việc nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giúp cho chúng tôi có những hiểu biết sâu sắc hơn về những tác phẩm văn học được đưa vào chương trình Ngữ Văn ở bậc học này Đồng thời, nghiên cứu vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, người viết sẽ có cơ hội tốt để rèn luyện, nâng cao trình
độ tư duy và các thao tác phân tích tác phẩm văn học, nhất là thao tác phân
tích nhân vật
1.5 Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về sáng tác của Ma Văn
Kháng, chúng tôi nhận thấy vấn đề nhân vật đã được một số nhà nghiên cứu
quan tâm, nhưng vẫn còn những vấn đề cần được tiếp tục khai thác
Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Nhân vật trong tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới
Trang 92 Lịch sử vấn đề
Là một trong những gương mặt tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới đã thật sự thu hút được sự chú ý, quan tâm đặc biệt của đông đảo độc giả cũng như giới nghiên cứu, phê bình văn học Nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm của Ma Văn Kháng của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu như: giáo sư Phong Lê, Lã Nguyên,
Tô Hoài, Trần Đăng Suyền, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Bích Thu, đã được đăng tải trên nhiều sách báo và tạp chí Các đánh giá đa phần dừng lại ở dạng riêng lẻ nhưng đã khẳng định giá trị đích thực cũng như những mặt còn hạn chế về phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Dưới đây là một số nhận định tiêu biểu:
Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đồng bạc
trắng hoa xòe, Trần Đăng Suyền cho rằng: “Đồng bạc trắng hoa xòe có những nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng khá công phu bằng hình tượng nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã chứng minh rằng đồng bào dân tộc ít người chìm đắm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm mống cách mạng”
[53, tr 12 - 13]
Khắc phục những phiến diện trong quan niệm về con người trong văn học giai đoạn trước, Nguyễn Thị Huệ cũng đã nhận ra nhiều kiểu loại nhân vật
trong sáng tác của Ma Văn Kháng: “Phong phú hơn, đa dạng hơn, phức tạp
hơn, không chỉ có công nông binh mà còn có tầng lớp thị dân, đặc biệt là nhân vật trí thức đã như một ám ảnh không nguôi, một trăn trở day dứt, một
ma lực có sức hút lớn đối với ngòi bút Ma Văn Kháng” [20] Không chỉ đánh
giá cao những con người có đời sống nội tâm phong phú phức tạp, Ma Văn
Kháng còn thể hiện thành công loại người thô sơ đơn giản, “nhìn nhận cái tốt
cái xấu theo sơ đồ sẵn có, khuôn mẫu và giản đơn” [20]
Mùa lá rụng trong vườn được coi là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự
chuyển biến của nhà văn vì tác phẩm có nhiều đóng góp cả về nội dung và
Trang 10nghệ thuật, đã chứng tỏ sự thâm nhập của nhà văn vào xã hội thành thị đang biến động Trần Đăng Suyền khẳng định về cái làm nên sức hấp dẫn trong tác
phẩm: “không phải ở những trang chính luận thông minh sắc sảo mà chủ yếu
là ở những hình tượng nhân vật khá độc đáo, hấp dẫn của anh” [54] Đặc biệt
Ma Văn Kháng tỏ ra là người rất am hiểu phụ nữ, có khả năng “đi guốc” vào trong bụng họ Trong Mùa lá rụng trong vườn, “Lý là nhân vật độc đáo hấp
dẫn nhất Con người này hễ có mặt ở đâu là có khả năng làm cho nơi ấy có không khí sinh động hẳn lên” [54] Tác phẩm đã đánh dấu một bước tiến mới
trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ở chỗ: “Nhân vật của anh có cá tính, có
sự phát triển tính cách Ngôn ngữ nhân vật - tiểu biểu là Lý - sặc sỡ sắc mầu, lung linh góc cạnh rất gần với ngôn ngữ đời sống” [54]
Sự ra đời của tiểu thuyết luận đề Đám cưới không có giấy giá thú (1989) đã tạo ra một làn sóng dư luận Các bài viết như: Phải chăng đời là
một vại dưa muối hỏng của Vũ Dương Quỹ, Nếu đám cưới không có giấy giá thú của Nguyễn Văn Lưu, Đám cưới không có giấy giá thú có tính chất luận
đề về mối quan hệ giữa những giá trị văn hóa với đời sống con người của Mai
Thục và Cuộc thảo luận về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú do báo
Văn nghệ tổ chức ngày 11.01.1990 với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà
nghiên cứu, phê bình văn học có tiếng đều đã đưa ra những nhận xét khá lý thú, bổ ích và công bằng về giá trị đích thực của đời sống cũng như những mặt hạn chế về phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nhà nghiên
cứu Phan Cự Đệ đã từng nhận xét: “tác phẩm có nhiều trang sinh động hấp
dẫn trong đối thoại, tranh luận hoặc dựng người dựng cảnh nhưng cũng có nhiều trang chìm sâu một cách nặng nề vào những suy tư, những lời biện giải mang màu sắc duy lý của tiểu thuyết luận đề” [12, tr 5]
Đánh giá về nghệ thuật cách tân vượt bậc của tiểu thuyết Ngược dòng
nước lũ, Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: “Cái lý tưởng, cái cao cả đi bên cạnh cái đê hèn, cái thấp hèn, cái bi tráng, trữ tình, thăng hoa, ngẫu hứng
Trang 11đan xen với cái thô kệch, dung tục, sắp đặt lộ liễu Giọng điệu và mạch văn cũng được biến hóa linh hoạt Tác phẩm đã đạt tới trình độ điêu luyện trong ngôn ngữ kể và tả, đối thoại và độc thoại” [61, tr 56]
Một mình một ngựa tiếp nối nguồn mạch tự thuật được khơi dòng từ
các tiểu thuyết trước đó Đỗ Hải Ninh trong bài viết Khuynh hướng tự truyện
trong tiểu thuyết Một mình một ngựa (đăng trên www.phongdiep.net ngày
28/7/2009) nhận xét về nhân vật trong cuốn tiểu thuyết: “Sức nặng ở nhân vật
Quyết Định không chỉ ở hình tượng một mình một ngựa oai hùng, dũng mãnh
mà còn nằm ở những đoạn độc thoại, dòng ý thức với những tâm sự sâu kín của ông”,“Một mình một ngựa cũng có những tuyến nhân vật “kỳ hình dị tướng”, “trông mặt mà bắt hình dong”, người có tâm địa xấu thì lộ ra tướng hình như Văn Hiến, Quàn” Tác giả cũng chỉ ra hạn chế của tác phẩm: “Tuy nhiên, tác phẩm sẽ thành công hơn nếu khai thác hết chiều sâu ở nhân vật, chẳng hạn nhân vật Yên, từ sự xuất hiện khá ấn tượng ở đầu truyện, có thể khám phá thế giới tâm hồn của nhân vật đầy sức sống này nhiều hơn nữa Đôi chỗ còn sa đà vào dẫn giải dài dòng khiến cho tác phẩm nghiêng về tính luận
đề, lộ ý tưởng”
Trong bài giới thiệu về tác phẩm, nhà phê bình Hoài Nam chú ý nhiều đến yếu tố tự truyện của tác phẩm, trong đó người kể chuyện là hàm ẩn, kể theo điểm nhìn của nhân vật Toàn, đặc biệt nhà văn khéo léo di chuyển điểm
nhìn vào các nhân vật khác: “Di chuyển điểm nhìn vào từng nhân vật khiến sự
trần thuật trở nên phức hợp, đa tuyến, cuốn tiểu thuyết đã đi sâu vào thế giới bên trong con người, mở rộng nhận thức hiện thực đồng thời tạo nên sự đa nghĩa, nhiều tầng của tác phẩm” Tác giả nhấn mạnh: “Một mình một ngựa không có nhiều đột phá, cách tân trong nghệ thuật tự sự nhưng hấp dẫn ở cách kể chuyện hóm hỉnh, tạo được những điểm nhấn ấn tượng” [42]
Đánh giá về sự vững vàng và kỹ thuật tiểu thuyết của một cây bút văn
xuôi có quá trình và bản lĩnh, Bình Nguyên Trang đã từng nhận xét: “Một
Trang 12mình một ngựa có cấu trúc chặt chẽ, các tuyến nhân vật và các chi tiết được đan cài vào nhau một cách tài tình, xuyên suốt trong tác phẩm đã tái hiện cái đẹp và cái hạn chế của một thời đã đi vào quá vãng” [68]
Ngoài ra cũng có một số đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến những đóng góp của Ma Văn Kháng cho văn xuôi sau 1975 của các tác giả như:
Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sau 1980 - Phan Thị Kim (2002), Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới (Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái) - Đỗ Thị Ngọc Lan (2009), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay - Đào Thị Minh Hường
(2010), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới -
Nguyễn Thị Tố Tâm (2012) Trong những công trình này, các tác giả đã nghiên cứu và có những nhận xét, đánh giá sâu sắc, khách quan về một số kiểu loại nhân vật và một số khía cạnh về phương diện nghệ thuật trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
Trên đây là những đánh giá xác đáng và khách quan một số khía cạnh
về phương diện nghệ thuật cũng như về một số kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Các ý kiến đánh giá tinh tế, sắc sảo này là nguồn
tư liệu bổ ích và là những gợi ý quan trọng để chúng tôi triển khai vấn đề nghiên cứu của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi có giới hạn của một luận văn, chúng tôi không đặt ra mục đích giải quyết tất cả các vấn đề xung quanh tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới Ở đây chúng tôi chỉ nhằm khám phá và tìm hiểu thế giới nhân vật phong phú, đa dạng trong ba tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới
Khảo sát và phân tích ba tiểu thuyết tiêu biểu của Ma Văn Kháng thời
kỳ đổi mới và đặt chúng trong mối tương quan với một số hiện tượng văn học
Trang 13đuơng thời, trên cơ sở đó luận văn chỉ ra được quan niệm nghệ thuật về con người và các kiểu loại nhân vật trong sáng tác của ông
Phát hiện những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Ma Văn Kháng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu luận văn của mình, chúng tôi chỉ đi sâu vào vấn đề: Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát ba tiểu thuyết của Ma Văn Kháng: Đám cưới không
có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa
5 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ khoa học của đề tài, luận văn vận dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Về thực tiễn: Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các chuyên đề
về văn học Việt Nam đương đại nói chung và tác giả Ma Văn Kháng trong nhà trường
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Trang 14Chương 1: Khái lược chung về nhân vật tiểu thuyết và hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời
kỳ đổi mới
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Và cuối cùng là mục tài liệu tham khảo
Trang 15Chương 1 KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA MA VĂN KHÁNG
1.1 Khái lược về nhân vật
1.1.1 Nhân vật văn học
1.1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học
Đã có khá nhiều những quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong giới nghiên cứu, phê bình Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số quan niệm
về nhân vật có trong các từ điển và giáo trình lý luận văn học
Các tác giả Từ điển văn học (tập 2) cho rằng: “Nhân vật là yếu tố cơ
bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề
và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa Nhân vật, do đó, là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học” [45, tr 86]
Với cách xác định này, các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật
từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm và từ mối quan hệ của
nó với các yếu tố hình thức tác phẩm Có thể nói đây là một khái niệm tương đối toàn diện về nhân vật văn học
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đưa ra một cách
nhìn khác Nhân vật được ông xem xét trong mối tương quan với cá tính sáng
tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học: “Nhân vật văn học là một
trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người” [4, tr 241] Theo Lại
Trang 16Nguyên Ân, nhân vật văn học sẽ là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nhà văn và màu sắc riêng của một trường phái văn học
Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm về nhân vật có phần thu hẹp hơn: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong
tác phẩm văn học chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm”
[18, tr 235]
Trong giáo trình Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên), nhân vật văn học được xem là những “con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học” [41, tr 227] Đó có thể là những nhân vật có tên
hay không có tên, cũng có thể là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con người
Xác định trong giáo trình Lý luận văn học giống với Từ điển thuật ngữ văn
học do Trần Đình Sử chủ biên
Như vậy, giới nghiên cứu trong nước đã đưa ra những quan niệm cụ thể (tiêu chí có một số điểm khác nhau) về nhân vật văn học trên cơ sở tìm hiểu những nét nổi bật về nhân vật Song, xét một cách chung nhất, các ý kiến đều gặp nhau trong sự khẳng định: nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo Nghiên cứu về tác phẩm văn chương cần phải tiếp nhận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn
và đưa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn đó
1.1.1.2 Đặc điểm nhân vật văn học
Trong cuốn giáo trình Lí luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên, Nxb
Đại học Sư phạm, 1998), các tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của nhân vật văn học, phân biệt nó với nhân vật trong các loại hình nghệ thuật khác Tựu chung lại, nhân vật văn học mang những đặc điểm sau:
Trang 17Nhân vật văn học không phải là “bản sao” của con người ngoài đời Nó
là một hiện tượng, một đơn vị nghệ thuật, được sáng tạo theo những ước lệ của văn học, dù nhân vật trong văn học có dựa trên nguyên mẫu thì cũng không thể đồng nhất hai hiện tượng đó với nhau
Mỗi nhân vật văn học thường có một chùm dấu hiệu khu biệt để độc giả
có thể nhận biết rõ ràng Những dấu hiệu đó là cái tên, đặc điểm diện mạo, tiểu sử, tính cách, lời nói, hành động, số phận Nhờ chùm dấu hiệu này mà ta
có thể tính đếm được số lượng nhân vật có trong tác phẩm, đồng thời có thể tách riêng được từng nhân vật ra để phân tích Một điều đáng chú ý là những dấu hiệu để khu biệt các nhân vật này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, xoay chung quanh điểm trung tâm là tính cách
Thứ ba, nhân vật văn học có những điểm đặc thù, phân biệt nó với các nhân vật được thể hiện trong một số loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, hội họa Văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, nó lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng Do đó hình tượng nghệ thuật ngôn từ mang tính phi vật thể Xem một bức tranh có nhân vật hoặc bức tượng người, trong giây lát ta có thể lĩnh hội được tính toàn vẹn của nó, trong khi đó, “chân dung” các nhân vật trong tác phẩm văn học chỉ được hiện lên dần dần, lần lượt theo trình
tự thời gian đọc Vì thế, người ta nói rằng nhân vật văn học là loại nhân vật quá trình Thêm vào đó, sự hình dung về một nhân vật văn học cụ thể ở từng bạn đọc là không như nhau Điều này cho thấy nhân vật văn học có sức tải ý nghĩa, tư tưởng phong phú hơn các nhân vật trong tác phẩm thuộc nghệ thuật tạo hình
1.1.1.3 Vị trí, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật là hình thức hạt nhân của tác phẩm nghệ thuật Nó là yếu tố
không thể thiếu trong tác phẩm văn học Nhân vật không chỉ là “tiêu điểm để
bộc lộ chủ đề” mà còn là nơi “tập trung các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm”, tức nhân vật giữ vị trí trung tâm của sự thể hiện đời sống trong
tác phẩm
Trang 18Trước hết, nhân vật là phương tiện miêu tả và khái quát hiện thực Thông qua các nhân vật, nhà văn có thể khái quát các tính cách, số phận đa dạng của con người và các quan niệm về chúng Nhân vật được coi như một công cụ hữu hiệu giúp người nghệ sĩ nhận ra bản chất đời sống và giúp độc giả thấu hiểu những quy luật sâu xa đang chi phối mọi diễn biến của lịch sử
Thứ hai, nhân vật là phương tiện tất yếu để thể hiện những quan niệm nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, về thế giới Nhà văn xây dựng nhân vật không chỉ để phản ánh hiện thực mà để phản ánh tư tưởng, ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo của mình về đời sống, con người Vì thế,
ở một khía cạnh khác, nhân vật chính là cách nêu vấn đề và khêu gợi người đọc đồng sáng tạo
Thứ ba, nhân vật còn là yếu tố quyết định phần lớn đến hình thức của
tác phẩm văn học “Nhân vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức
tác phẩm Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [51]
Tóm lại, nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác phẩm Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự lí giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả Có thể nói, thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhân vật
1.1.2 Nhân vật tiểu thuyết
1.1.2.1 Khái niệm nhân vật tiểu thuyết
Nhân vật tiểu thuyết thuộc loại hình nhân vật tự sự Đó là những nhân vật được khắc họa đầy đặn, rõ nét, nhiều mặt, rất sinh động và đa dạng
Nhân vật tiểu thuyết là kết quả năng động của quá trình sáng tạo mang tính cá nhân của nhà văn Nhân vật tiểu thuyết có thể được hư cấu hoàn toàn,
có thể bắt nguồn từ một nguyên mẫu ngoài cuộc đời, nhưng nó đều là những
Trang 19“nhân vật sống” Ở nhân vật tiểu thuyết có thể chứa đựng cả một số yếu tố của nhân vật kịch hoặc nhân vật trữ tình
Thế giới nhân vật tiểu thuyết có thể rất đồ sộ Các nhân vật tiểu thuyết tạo nên một xã hội vô cùng phong phú, phức tạp với nhiều quan hệ, hành động, ý nghĩ, tư tưởng, giọng điệu… Nó phong phú như chính cuộc sống Trong một chỉnh thể thế giới nghệ thuật tác phẩm, tiểu thuyết có khả năng kể
về nhiều số phận, nhiều con người, đặt ra nhiều vấn đề nhân sinh
1.1.2.2 Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết
Thứ nhất, khác với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện ngắn, nhân vật tiểu thuyết là những con người nếm trải, tư duy, chịu nhiều đau khổ dằn vặt của đời Nhân vật tiểu thuyết được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể và được miêu tả như một con người đang trưởng thành, biến đổi
và do cuộc đời “dạy bảo”
Thứ hai, nhân vật tiểu thuyết là chủ yếu được khám phá từ chiều sâu tâm lí Và nhân vật tiểu thuyết trong tư cách là một quan điểm, một cách nhìn thế giới và bản thân được miêu tả thực sự, không hòa lẫn với tác giả, không trở thành cái loa phát ngôn cho những tư tưởng của tác giả
Thứ ba, do tiểu thuyết là thể loại nhìn đời sống từ góc độ đời tư, cho nên nhân vật tiểu thuyết thường là những con người cá nhân Đó là những con người tự do trong suy nghĩ, cử chỉ, hành động… (đối lập với con người sử thi:
là những con người được nhìn với thái độ kính cẩn, con người như những công cụ lịch sử, xã hội; thể hiện ý chí, tư tưởng tập thể, thời đại), thể hiện góc nhìn của người phản ánh và mang quan điểm sáng tạo cá nhân của chủ thể phản ánh Nhân vật gần gũi với tác giả, không có khoảng cách sử thi
Thứ tư, nhân vật tiểu thuyết thường được khai thác qua nhiều mối quan
hệ để làm bộc lộ tính cách Hay nói cách khác, tính cách có quan hệ với hoàn cảnh Tính cách nhân vật tiểu thuyết có sự phát triển tự thân như trong cuộc đời thật Tính cách là mấu chốt đối với nhân vật tiểu thuyết
Trang 20Những đặc điểm trên đây của nhân vật tiểu thuyết được đúc kết từ thực tiễn sáng tác tiểu thuyết từ trước đến nay, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về những sáng tác tiểu thuyết đương đại
1.1.2.3 Vị trí, ý nghĩa của nhân vật trong tiểu thuyết
“Nói đến tiểu thuyết là nói đến nhân vật Tài nghệ của nhà tiểu thuyết cũng chủ yếu khúc xạ qua nhân vật vì nó là con đẻ của tinh thần nhà văn”
[60, tr 110] Trong tiểu thuyết, nhân vật không phải là nơi duy nhất nhưng lại
là nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm về con người
của tác giả Nhân vật tiểu thuyết là “hạt nhân của sự sáng tạo, là trọng điểm
để nhà văn lý giải tất cả mọi vấn đề của đời sống xã hội” [15, tr.191] Với
một vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, nhân vật luôn được xem là sức nổ, là sự sống của tiểu thuyết từ xưa đến nay Nhân vật làm nên sức sống của mỗi cuốn tiểu thuyết Qua nhân vật, ta thấy được cả tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm và ý đồ sáng tạo của nhà văn
1.1.2.4 Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới
Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước bước vào thời kỳ hòa bình, con người cũng trở về với những quy luật đời thường của cuộc sống Bắt đầu từ đây có sự xáo trộn, đổi thay đối với toàn dân tộc về mọi mặt Văn học với chức năng phản ánh hiện thực đòi hỏi cần phải có sự thay đổi cả về nội dung
và hình thức Năm 1986, Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ
VI diễn ra, đánh dấu thời kỳ đổi mới và sự chuyển mình của văn học Việt Nam Tại Đại hội này, Đảng đã xác định đường lối đổi mới toàn diện trên tất
cả mọi lĩnh vực, trong đó có văn học nghệ thuật Đây thực sự là một luồng gió mát lành thổi vào đời sống văn học, tạo ra bầu không khí hứng khởi, dân chủ trong sáng tác Bắt đầu từ sự đổi mới quan niệm về nhà văn, quan niệm về hiện thực và quan niệm về con người kéo theo sự cách tân về phương diện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
Trang 21Nhân vật trong tiểu thuyết trước 1986, đặc biệt trong giai đoạn 1945 -
1975 mang chất sử thi và chất lãng mạn Mỗi nhân vật trong tác phẩm
“dường như được tách ra, đại diện cho tập thể, cho cộng đồng Con người xã hội, do vậy, không khỏi lấn át con người cá nhân” [3, tr 156] Con người
được thể hiện trước hết ở tư cách công dân, ở phương diện con người chính trị, được đặt giữa dòng chảy lịch sử và những biến cố của đời sống xã hội Đời sống sinh hoạt thế sự, đời tư không được chú ý Sang thời kỳ đổi mới, nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam được khai thác ở nhiều khía cạnh, đa diện, đa trị, lưỡng phân, trong con người đan cài, chen lẫn, giao tranh bóng tối
và ánh sáng, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ, cao cả và tầm thường Nhân vật được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con người xã hội, con người của gia đình, gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác và với chính mình Nhân vật cũng được khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát
Nhân vật có sự phân rã về tính cách như cách nhà văn quan niệm thế giới là bất định, phi thời gian, không gian, năng động và bất khả đoán Chân dung nhân vật chỉ được tìm thấy khi độc giả kết nối những dòng ý thức đứt đoạn, hỗn độn của nhân vật
Nhân vật không có tính cách hay số phận điển hình mà chỉ là những con người vô danh, bình thường trong cuộc sống, có khi không tên tuổi, nguồn gốc, lai lịch Nhân vật là đủ mọi thứ hạng trong xã hội
Nhân vật là những cá thể đời thường, những con người đang trong quá trình hình thành về nhân cách, được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ xã
hội, quan hệ ứng xử, thân phận, đời sống riêng của nó, với “đầy những vết
dập xóa trên thân thể và trong tâm hồn” [37, tr 231]
Trang 22Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết có nhiều cách tân với những thử nghiệm táo bạo bởi các nhà văn nhận thấy các thủ pháp truyền thống không còn đủ khả năng biểu hiện cái đa dạng, phức tạp của con người trong đời sống hiện đại Thủ pháp dòng ý thức, thủ pháp huyền ảo được sử dụng phổ biến và ngày càng phát huy tác dụng tối đa ở tiểu thuyết đương đại
1.2 Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng
1.2.1 Con đường từ nhà giáo trở thành nhà văn
Ma Văn Kháng có thể nói, đã là một gạch nối, tiếp sau Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao - những nhà văn khởi thủy là nhà giáo Ông là nhà giáo - nhà văn của thế hệ mới
Ma Văn Kháng sinh ngày 1 - 12 - 1936 tại phường Kim Liên, quận Đống Đa (nay là quận Ba Đình - Hà Nội) Năm 1954, tốt nghiệp trường sư phạm ở Khu Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, ông lên miền núi Lào Cai dạy học Từ tháng 01 - 1955 đến tháng 3 - 1967 (không kể thời gian từ giữa tháng 9 - 1961 đến tháng 6 - 1963, ông đi học đại học tập trung tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Ma Văn Kháng đã trải qua các cương vị trong ngành giáo dục: giáo viên dạy các môn khoa học xã hội ở cấp I, II; Hiệu trưởng trường cấp II, cấp III thị xã Lào Cai; rồi Trưởng phòng chuyên môn Ty Giáo dục Lào Cai
Nghề dạy học đã mở ra cho nhà văn Ma Văn Kháng một chân trời mới
về tự đào tạo, dấn thân rèn luyện cho nghề viết Chăm chỉ lặng lẽ tìm tòi, góp nhặt những tư liệu sống mà mình tận mắt chứng kiến, tìm hiểu cuộc sống con người miền núi như lịch sử, phong tục, tập quán, con người nơi đây trong quãng thời gian 11 năm dạy học ở vùng cao biên giới, nhà văn đã tích lũy
được một kho tư liệu quý giá, là chất liệu sáng tác cho ông sau này “Nhưng
trên hết, nghề dạy học đã giúp ông có một thế đứng“thượng phong” nếu có thể nói được như vậy Từ tầm cao điểm nhìn không cắt đứt với cội nguồn truyền thống dân tộc mà vẫn mở rộng giao lưu và hội nhập, các tác phẩm của
Trang 23ông là một sự phản tỉnh, trầm tư sâu sắc, cảnh báo thấm thía xung quanh việc giữ gìn bồi đắp đạo học, đạo làm người, nghĩa thày - trò, ngăn chặn sự suy vi, xuống cấp của nhân tâm, thế đạo” [62]
Số phận - tình cờ cũng có, chủ tâm cũng có - đã đưa ông đến vùng Lào Cai, miền đất vàng, quê hương thứ hai của ông, ở đó ông lập thân, lập nghiệp
và thành danh với bút hiệu Ma Văn Kháng Truyện ngắn đầu tay Phố cụt của ông trình làng bút danh Ma Văn Kháng được đăng trên báo Văn nghệ của Hội
Nhà văn Việt Nam, 3 - 3 - 1961 và được giới văn học, bạn đọc chú ý Thiên truyện báo hiệu sự xuất hiện của nhà giáo - nhà văn mới Tuy nhiên bạn đọc
chỉ thực sự biết đến văn tài của ông khi truyện ngắn Xa Phủ ra đời (1969)
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Ma Văn Kháng rời Lào Cai về
Hà Nội hoạt động với tư cách là nhà văn chuyên nghiệp Một giai đoạn sáng tác mới được mở ra cho nhà văn Sáng tác của ông nở rộ, bút lực ngày càng tỏ
ra sung sức, đề tài được mở rộng, nhiều chủ đề được khai thác sâu Ông cho
ra đời hàng loạt tiểu thuyết có giá trị, phản ánh đời sống của đồng bào dân tộc
miền núi: Gió rừng (1977), Đồng bạc trắng hoa xòe (1980), Vùng biên ải (1983) và sau này là Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001) Với những tiểu thuyết này,
Ma Văn Kháng trở thành “nhà văn của núi rừng”
Từ đầu những năm 80 và nhất là bước vào thời kỳ đổi mới, một loạt
tiểu thuyết như Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám
cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989) lần lượt ra
đời, làm sôi động đời sống văn học, tạo nên những cuộc tranh luận không dễ nhất trí trên báo chí
Năm 1999, Ma Văn Kháng xuất bản cuốn tiểu thuyết Ngược dòng
nước lũ Đó là cuộc lội “ngược dòng” vô cùng gian lao và đầy đau đớn của
con người để chống lại những cái xấu xa, bần tiện, bỉ ổi xuất hiện trong cơ chế thị trường và giữ lại được cho mình cái trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng nhất
Năm 2009, cuốn tiểu thuyết mang dáng dấp tự truyện Một mình một
ngựa ra đời Tiểu thuyết lấy cảm hứng tử niềm say mê trước vẻ đẹp kiêu hùng
Trang 24của con người giữa cuộc đời gian truân, còn nhiều khuyết tật, đầy mặc cảm cô đơn và dạt dào sức sống mãnh liệt
Đầu năm 2011, Ma Văn Kháng cho ra mắt tiểu thuyết Bóng đêm, tiếp sau đó ông đã hoàn thành tiểu thuyết Bến bờ, cả hai hợp thành bộ tiểu thuyết
về đề tài hình sự Ma Văn Kháng còn viết một tập hồi kí nhan đề Năm tháng
nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương Cuốn hồi kí là những kí ức của ông về
học trò vùng biên, đồng nghiệp ngành giáo dục và đồng nghiệp viết văn
Không chỉ nổi danh ở lĩnh vực tiểu thuyết, Ma Văn Kháng còn gặt hái
được những thành công ở mảng truyện ngắn Từ truyện ngắn đầu tay Phố
cụt, cho đến nay Ma Văn Kháng đã có 25 tập truyện ngắn và 4 truyện viết
cho thiếu nhi Những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như Bài ca
trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ Hạng
(1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa (1975) đến các tập truyện lấy đề tài thành thị như Ngày đẹp trời (1986), Trái chín mùa thu (1988), Một
chiều giông gió (1988), Heo may gió lộng (1992), Trăng soi sân nhỏ (1994),
Cỏ dại (2003) đã từng bước khẳng định tài năng, tâm huyết của nhà văn và
góp phần làm cho bức tranh hiện thực cuộc sống được phản ánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng
Từ một nhà giáo, Ma Văn Kháng đến với nghề viết văn như một cái duyên Đi trọn hành trình sáng tạo văn học gần 50 năm, tích lũy những kinh nghiệm dạn dày, vốn sống phong phú, với tài năng và thực tế trải nghiệm, ông cho ra mắt bạn đọc một khối lượng tác phẩm đồ sộ và gặt hái nhiều thành công đáng kể Ở thể loại nào, Ma Văn Kháng cũng có thành tựu và đóng góp nhất định cho nền văn học Trong số những tác phẩm ấy, không ít tác phẩm đề cập đến nghề giáo và người thầy giáo Tất cả những nhân vật thầy giáo trong tác phẩm của ông đều có nguyên mẫu ở ngoài đời Với tư cách nhà giáo - nhà văn, Ma Văn Kháng là người kế tục xuất sắc các bậc đàn anh Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng
Trang 251.2.2 Quan niệm về con người của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới
“Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật
và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [55, tr 55]
Trong mỗi giai đoạn văn học, quan niệm nghệ thuật về con người không chỉ là điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể
mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hoá của văn học
Ma Văn Kháng là một trong những tác giả tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học Những sáng tác của Ma Văn Kháng trong thời kỳ đổi mới, vì thế, cũng thể hiện những cách tân sâu sắc của nhà văn trong quan niệm nghệ thuật
về con người Tựu chung lại, những quan niệm đó là: quan niệm con người cá nhân lưỡng diện, đa chiều và bí ẩn; quan niệm con người nạn nhân
Trước hết, chúng tôi đề cập đến quan niệm con người cá nhân lưỡng diện, đa chiều, luôn tồn tại cả hai mặt tốt và xấu; con người không trùng khít
với chính nó Ma Văn Kháng cho rằng: “Một con người là một cá thể hữu
hạn nhưng cũng là cái vô hạn, vô cùng” Trong các sáng tác của ông sau
1975, con người không còn đơn phiến mà lưỡng diện, phong phú và phức tạp,
có hạnh phúc lẫn khổ đau, có cao cả lẫn thấp hèn, bóng tối lẫn ánh sáng Một
mặt Ma Văn Kháng cho rằng “con người là không hoàn thiện và vốn dĩ nan
cải”, “con người thực chất là những sinh vật vô cùng yếu đuối”, là một sinh
thể luôn luôn lầm lạc, luôn sống trong ranh giới giữa xấu - tốt, đúng - sai, bởi
nó không thoát ra khỏi hoàn cảnh, mà bị chi phối bởi bản mệnh và tính trời
Mặt khác, ông khẳng định con người cũng lại là một “sinh linh không dễ
buồn nản” Do vậy, có thể hoàn cảnh làm biến đổi con người, nhưng cũng có
khi con người biết chấp nhận hoàn cảnh, cải tạo và vượt lên trên cảnh ngộ của mình Làm chủ hoàn cảnh để tạo cho mình một tâm thế tự chủ thật khó, dẫu
có muốn vùng vẫy thoát ra khỏi những ràng buộc hữu hình và vô hình để làm
Trang 26chủ cuộc đời thì con người khó thoát khỏi vòng quay của số phận Lựa chọn
cuộc sống của con người là vô cùng khó khăn Theo ông, “con người thích
ứng tài lắm với hoàn cảnh sống” và “con người luôn tự cải biến cuộc sống”,
“con người có bao giờ tự thúc thủ, con người giành giật từng cơ hội nhỏ để cải thiện đời sống luôn eo hẹp với khát vọng của mình” Ông luôn đặt niềm
tin yêu vào cuộc sống và con người, vào tình đời sâu nặng bởi ông biết “con
người chẳng vui đâu Nhiều khi nó phải gồng người lên, chế tạo ra một điều
gì đó lớn lao, nghĩ tới một điều gì đó thật cao thượng để vượt qua nỗi buồn đau”, “lòng yêu thương là một phẩm chất chung của con người”
Quan niệm nghệ thuật trên thể hiện rõ nét qua việc xây dựng thế giới nhân vật của nhà văn Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thường chia hai tuyến, hai hạng theo tiêu chuẩn đạo đức xã hội: nhân cách cao thượng
và thấp hèn, người thiện, người trí tuệ và kẻ hèn ngu, xấu xa, độc địa, tàn ác Tuy nhiên, trong mỗi nhân vật, sự lưỡng phân, lưỡng hóa tính cách được tô đậm Nhân vật tích cực trong tiểu thuyết của ông được xây dựng với khái niệm nhân cách chính xác: phạm trù của sự hài hòa giữa mặt cá nhân và xã hội, thậm chí cả mặt sinh vật và con người Bên cạnh đó, nhà văn luôn đặt nhân vật vào hoàn cảnh, môi trường sống cụ thể để soi xét họ ở nhiều góc độ,
bởi hoàn cảnh có thể “làm cho con người ta định thế này mà hóa ra thế
khác” Nhân vật của Ma Văn Kháng vì thế đời hơn, thật hơn với ưu điểm và
khuyết điểm, với mặt mạnh và yếu Tự, ông Thống trong Đám cưới không có
giấy giá thú, Khiêm, Hoan trong Ngược dòng nước lũ, ông Quyết Định, Yên
trong Một mình một ngựa là những nhân vật như vậy Thể hiện các nhân vật
thuộc tuyến phản diện, nhà văn cũng có cái nhìn đa chiều Chẳng hạn, năm
ông thường vụ tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn trong Một mình một ngựa là năm con
người cụ thể bằng xương bằng thịt Họ đều bảo thủ, cá nhân, cho mình là tài giỏi, phi thường Mỗi người có cách lãnh đạo riêng, xử lí riêng: đúng đắn, xuất sắc, sáng tạo đến mức anh hùng Song có những lúc sai lầm hiển nhiên,
Trang 27ấu trí, mông muội, hẹp hòi khó chấp nhận Nhà văn mượn lời nhân vật Toàn
để thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình về con người: “ cá tính, trình độ
của họ có lúc gây ra thất bại đáng tiếc trong công việc làm sai lệch, méo mó
sự phát triển thẳng thắn hơn có thể nói họ mới chỉ là những đứa trẻ vị thành niên chập chững, đang ở thời kì tập dượt còn non nớt, ấu trĩ? Nhưng những phẩm chất tốt đẹp cơ bản ở họ là lòng yêu nước, sự hăng say chân thành với
lý tưởng, tinh thần nhiệt tình, sự tận tụy, đức hy sinh làm sao có thể phủ nhận họ” [30, tr 358 - 359] Có thể thấy con người trong tiểu thuyết Ma Văn
Kháng là con người đời thường với tất cả sự đa dạng, phồn tạp của nó, dẫu có sai lầm thì con người cũng đáng thương, đáng được thể tất Vì vậy, nhà văn luôn tìm cách che chở và biện hộ cho họ bằng cách này hay cách khác và kêu gọi con người hãy biết yêu thương nhau
Bên cạnh việc khám phá, thể hiện con người bản thể, Ma Văn Kháng quan niệm, phải chú ý nhiều hơn vào sự bí ẩn của con người và thể hiện nó trong tính đa dạng, toàn vẹn như nó vốn có Ông cho rằng con người phải chăng là phép lạ cuộc đời, là một vùng sâu thẳm chưa khám phá hết Trong quan hệ tương giao với môi trường, hoàn cảnh sống, con người luôn tồn tại trong mình sự phức hợp của nhiều giá trị với những biến tấu phức điệu khác nhau Len vào từng ngóc ngách trong thế giới nội tâm phức tạp của con người, thể hiện đời sống tâm linh con người là một cố gắng lớn của Ma Văn Kháng trên hành trình khám phá, tìm hiểu sự bí ẩn trong tâm hồn con người
Thứ hai, Ma Văn Kháng cho rằng: “Cuộc sống đã chịu những cơn chấn
động quá nặng nề, và con người trong hoàn cảnh ấy đã trở thành nạn nhân khốn khổ rất đáng trách và đáng thương” [27, tr 505 - 506], tức là quan niệm
con người nạn nhân của những chấn động xã hội Thế giới bao quanh nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng là một thế giới đầy những chấn thương Chấn thương ở đây là tình trạng xuống cấp về mặt nhân cách do sự đảo lộn các giá trị chuẩn của cuộc sống trong buổi giao thời Đó là sự chao đảo, biến
Trang 28dạng những giá trị đạo đức của truyền thống gia đình, là lối sống thực dụng,
vô cảm trong quan hệ giữa người với người đang hoành hành xã hội Đó là sự chuyên quyền độc đoán, thói tư lợi của những phần tử xu thời đang nắm trong tay quyền lực nhà nước tạo ra biết bao sự bất công, vô lí
Sống trong một thế giới đầy chấn thương, nhân vật trong tiểu thuyết
Ma Văn Kháng trở thành nạn nhân của những chấn động xã hội Tính chất nạn nhân của con người trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thể hiện ở chân dung khái quát và những nguyên tắc xây dựng nhân vật Có thể tìm thấy hàng loạt những nhân vật là nạn nhân của xã hội trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng:
đó là Tự, Thuật, ông Thống trong Đám cưới không có giấy giá thú; Hoan, Khiêm, ông Tuệ, bác sĩ Thịnh trong Ngược dòng nước lũ; Toàn, ông Quyết Định, ông Đồng trong Một mình một ngựa Những nhân vật này là nạn nhân
của hoàn cảnh, tức là nạn nhân của thói ích kỉ, xu nịnh, trù dập; nạn nhân của bao mưu toan, thiên kiến hẹp hòi, những định kiến khắc nghiệt, duy ý chí
Còn Xuyến trong Đám cưới không có giấy giá thú, Thoa trong Ngược dòng
nước lũ, Yên trong Một mình một ngựa… là “nạn nhân của chính mình” tức là
nạn nhân của những dục vọng, những cám dỗ vật chất của đời sống hiện tại để rồi bản thân lại tự đánh mất chính mình Trong buổi giao thời, hệ thống chuẩn giá trị xã hội cũ đã bộc lộ những mặt không hợp thời trong khi đó hệ thống chuẩn giá trị đạo đức mới chưa được định hình rõ nét nên con người hoang mang, dao động, mất phương hướng cũng là đương nhiên Người nhận thức được điều đó sẽ quyết tâm “cố thủ” giữ gìn phẩm chất của mình thì phải chịu một kết cục thiệt thòi, còn lại những người không ý thức được thì bị rơi vào
sự băng hoại, tha hóa Để cắt nghĩa trạng huống nạn nhân của con người, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng được chia làm hai tuyến chính: tuyến con người nạn nhân và tuyến thủ phạm tạo ra những nạn nhân đó Con người nạn nhân hầu hết là những nhân vật trí thức chân chính, có phẩm chất,
có tài năng, trách nhiệm và những con người của tầng lớp thị dân ban đầu có
Trang 29bản tính lương thiện nhưng cuối cùng lại tha hóa, biến chất Ngược lại, thủ phạm tạo ra nạn nhân chính là loại trí thức lưu manh hóa, trí thức tha hóa, nắm quyền lực trong tay, mặc sức vùi dập con người Nhà văn xây dựng những nhân vật này với tính cách nhất quán, bất biến Đã là nhân vật tốt thì tốt từ ngoại hình đến lời ăn tiếng nói, suy nghĩ, hành động Đã là nhân vật tiêu cực, nhân vật tha hóa thì sự tha hóa không chỉ ở ngoại hình mà biểu hiện cả trong hành vi ứng xử với môi trường xung quanh
Tính chất nạn nhân của con người là yếu tố phổ biến cứ trở đi trở lại như những ám ảnh trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng Cắt nghĩa, lý giải trạng huống nạn nhân của con người như để bộc bạch, chia sẻ, đồng cảm, như để thức tỉnh, cảnh báo đã trở thành tôn chỉ và lòng nhiệt thành nghề nghiệp của nhà văn
Tóm lại, quan niệm nghệ thuật về con người của Ma Văn Kháng thời
kỳ đổi mới là sâu sắc, toàn diện Cùng với những cây bút tiên phong cho nền văn học đổi mới như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn… Ma Văn Kháng đã góp phần không nhỏ tạo nên nội dung mới giàu tính nhân văn trong quan niệm nghệ thuật về con người cho văn học nước ta
từ sau năm 1975 Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới giúp cho người nghiên cứu có những định hướng để tìm hiểu thế giới nhân vật trong các sáng tác của nhà văn
1.2.3 Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong dòng chảy của tiểu thuyết thời
kỳ đổi mới
Năm 1986 được coi là dấu mốc đổi mới của văn học Việt Nam Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã “cởi trói” cho văn nghệ sĩ, tạo tiền đề cho văn học Việt Nam bước hẳn sang một thời kỳ mới, đem lại sự khởi sắc cho các thể loại Trong không khí dân chủ của đời sống văn học, tiểu thuyết thực sự đổi mới về tư duy nghệ thuật với nỗ lực khước từ truyền thống trên nhiều phương diện và đã đạt được những thành tựu nhất định Hàng loạt tiểu
Trang 30thuyết viết theo khuynh hướng nhận thức lại ra đời, đưa người đọc ra khỏi
những lối mòn cũ của tư duy: Thời xa vắng (Lê Lựu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến
không chồng (Dương Hướng), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy
Anh) Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 đã dần trượt ra khỏi đường ray cũ mòn của một thời để cách tân, đem đến một tiếng nói riêng, một gương mặt riêng của mình trên văn đàn Cảm hứng nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con người có sự chuyển dịch khá rõ so với giai đoạn trước Chất sử thi nhạt dần, chất tiểu thuyết tăng lên Quan niệm con người lịch sử, con người cộng đồng trong giai đoạn văn học trước dần chuyển sang quan niệm con người cá nhân phức tạp và bí ẩn Những nỗ lực cách tân của các nhà tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới đã mang lại một “mùa quả” bội thu với nhiều màu sắc, hương
vị cho nền văn học nước nhà Tiểu thuyết sau 1986 thuộc “cái đương đại
chưa hoàn thành” Nó vẫn đang cố gắng tiến về phía trước bằng khát vọng
sáng tạo bền bỉ, chấp nhận sự thử thách nghiệt ngã của thời gian để rõ dần những giá trị đích thực
Tiểu thuyết Ma Văn Kháng tất yếu có những bước cách tân theo nhịp
vận động và phát triển của văn học Không phải là người “mở đường tinh anh
và tài năng” như Nguyễn Minh Châu, nhưng là nhà văn có cảm quan nghệ
thuật và ý thức trách nhiệm với đời, Ma Văn Kháng đã góp phần tạo ra một lực ban đầu để chuyển động đời sống văn học theo hướng mới Bút danh Ma Văn Kháng xuất hiện đầu tiên với truyện ngắn và những cuốn tiểu thuyết dày
dặn về đề tài miền núi như Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Trăng
non, Trong những trang viết này, nhà văn miêu tả bức tranh lịch sử khá toàn
diện về đời sống, tập tục sinh hoạt và cuộc đấu tranh nội tâm giằng xé của đồng bào dân tộc trong công cuộc tiễu phỉ, bại trừ thổ ty phong kiến để đi theo con đường chủ nghĩa xã hội Đề tài này được xem như một sở trường của
Ma Văn Kháng, đem đến thành công, đóng góp lớn cho tiểu thuyết Việt Nam
Trang 31Bước sang giai đoạn đổi mới, cùng với sự cách tân văn học, Ma Văn Kháng chuyển hướng sang đề tài thành thị, tiếp tục chứng tỏ bản lĩnh của một
ngòi bút đã định hình phong cách Tiểu thuyết Mưa mùa hạ (1982) được xem
là mốc lịch sử đánh dấu bước chuyển mình có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình sáng tác của nhà văn Cuốn tiểu thuyết ra đời vào những năm tiền đổi mới, nó được xem như hồi còi thông báo cho sự nghiệp đổi mới văn học của nước ta, những năm đầu của thập niên 80 Chia tay với cảm hứng sử thi, ngòi bút của Ma Văn Kháng hướng vào những vấn đề thế sự, đời tư Cuốn tiểu thuyết tái hiện cuộc đấu tranh giữa con người với thiên tai, thể hiện cuộc đụng
độ giữa cái tốt và cái xấu Trong cuộc đấu tranh ấy, dẫu cái cũ, cái xấu chưa hoàn toàn bị triệt tiêu song đã tạo tiền đề, mở đường cho cái tốt, cái đúng được khẳng định
Năm 1985, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ra đời gây chấn động
dư luận Tác phẩm đi vào khám phá cuộc sống gia đình thành thị những năm
80, giai đoạn xã hội giao thời đang có những biến động Một gia đình Hà Nội vốn coi trọng đạo lý, gia giáo nay bị tác động của xã hội đang biến đổi, có nguy cơ tan rã Với tiểu thuyết này, Ma Văn Kháng báo hiệu những bi kịch gia đình và xã hội trước nguy cơ sụp đổ của những giá trị đạo đức truyền thống trong sự tác động của mặt trái nền kinh tế hàng hóa
Năm 1989, tiểu thuyết luận đề Đám cưới không có giấy giá thú trình
làng, tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên báo chí và ở bàn hội nghị Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là Tự, một thầy giáo luôn khắc khoải, dằn vặt bởi sự sa sút của nhân cách con người; đầy lo lắng buồn tủi về thế cuộc nhưng luôn gắng giữ cho trọn tấm lòng một người thầy, dành hết tâm lực cho học trò Mặc dù là tiểu thuyết luận đề, tác phẩm này vẫn chứa đầy sự sống Ma Văn Kháng là nhà văn tài ba trong tạo dựng chi tiết sống, nên những trang viết của ông thật sinh động và nội dung tác phẩm vào lòng người đọc tự nhiên, thấm thía
Trang 32Năm 1999, tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ xuất hiện, lại một lần nữa
tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi của giới nghiên cứu và độc giả yêu văn chương Đây là tác phẩm xuất sắc, hội tụ sở trường, thế mạnh của Ma Văn Kháng, mở ra tiềm năng tự sự mới của thể loại tiểu thuyết Việt Nam Một trong những mạch chính của truyện là mối tình ghềnh thác, trắc trở của Khiêm và Hoan Xoay quanh cuộc đời của hai nhân vật là những vấn đề của đạo đức nhân sinh Cách viết sáng tạo, đan xen tài tình giữa ảo và thực, giấc
mơ và hiện tại, ý thức và tiềm thức, hiện thực và lãng mạn, ngợi ca và phê phán đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật của tiểu thuyết
Năm 2009, tiểu thuyết Một mình một ngựa đã ra đời Cuốn sách tái hiện quãng thời gian nhà văn làm thư lý cho Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai “Nó có dáng
dấp một tự truyện của tác giả” [33, tr 195] Một mình một ngựa, hình tượng
đầy cảm hứng kiêu hùng đó đồng thời hàm chứa trong nó mặc cảm cô đơn của mỗi đời người trong cuộc sống
Gần đây nhất (2011), Ma Văn Kháng cho in hai cuốn tiểu thuyết về đề tài hình sự, về người chiến sĩ công an nhân dân hiến dâng sinh mệnh mình
cho sự nghiệp cao cả diệt trừ cái ác: Bóng đêm và Bến bờ
Đóng góp của ông trong giai đoạn đổi mới là tái hiện cuộc sống đô thị
qua đề tài gia đình và trí thức Với đề tài gia đình, Ma Văn Kháng nghiễm
nhiên trở thành “chủ tướng” trong việc khơi lại nguồn mạch viết về đề tài gia đình vốn bị ngưng đọng gần nửa thế kỷ trong văn học Việt Nam hiện đại Nhà
văn không nói lại những gì Tự lực văn đoàn đã nói mà đặt ra vấn đề mới: các
mối quan hệ trong gia đình trước cơn bão của nền kinh tế thị trường, đạo đức, phẩm cách con người dưới những tác động của hoàn cảnh xã hội Ở đề tài trí thức, Ma Văn Kháng là người khơi nối dòng chảy và tiếp sức cho dòng chảy
về đề tài trí thức đã có trước đó trong những sáng tác của Nam Cao, phản ánh không khí mới Số lượng tác phẩm về đề tài người trí thức không ít lại được đặt trong một chuỗi nối tiếp tạo sự liên kết mạnh mẽ với độ xoáy lớn và hiệu quả nghệ thuật cao
Trang 33Về mặt nghệ thuật, Ma Văn Kháng được đánh giá thuộc lớp nhà văn
dũng cảm tiên phong mở đường cho sự đổi mới của văn học Việt Nam Sự đổi mới trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng nói riêng và sáng tác của ông nói chung đều bắt nguồn từ cái nhìn nghệ thuật, tư duy nghệ thuật Nếu như những trang viết của Ma Văn Kháng trước thập kỉ 80 thể hiện cái nhìn mang tính sử thi, thì
ở giai đoạn sau nhà văn chuyển sang cái nhìn thế sự đời tư Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông giờ đây không còn đơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều, cái xấu xen lẫn cái tốt, ma quỷ chen lẫn với thánh thần Ông quan tâm phản ánh số phận con người trong nhiều mối quan hệ, nhiều hoàn cảnh khác nhau và cố gắng nắm bắt mọi khía cạnh của cuộc sống để lột tả nó một cách đầy đủ nhất trong tính đa dạng, toàn vẹn của nó Sự thay đổi về tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người đã kéo theo sau đó sự đổi mới về phương tiện thể hiện nghệ thuật, các thủ pháp nghệ thuật (nghệ thuật trần thuật, tổ chức tác phẩm, xây dựng nhân vật )
Nhìn nhận Ma Văn Kháng trong dòng chảy văn chương tiểu thuyết cuối thế kỉ XX, có thể thấy Ma Văn Kháng là người có sự đổi mới khá sớm, nói
như tác giả Lưu Khánh Thơ, ông là “kẻ khuấy động văn đàn Việt Nam hiện
đại” Sự đổi mới ở Ma Văn Kháng thực sự có ý nghĩa bởi nhà văn với tài
năng và tâm huyết của mình có một cái nhìn mới về hiện thực cùng giao nhịp với dòng mạch văn học nhân loại, tạo nên một sinh thể mới cho tiểu thuyết và rộng ra cho văn học Việt Nam đương đại
Trang 34Chương 2 CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Có nhiều cách phân chia nhân vật như nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện Ở đây, chúng tôi phân chia nhân vật dựa trên tính chất, đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới Qua khảo sát ba tiểu thuyết đã nói ở trên, chúng tôi thấy có ba loại nhân vật chung cho cả ba tiểu thuyết này Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, giúp chúng tôi khảo sát nhân vật một cách có hệ thống hơn
2.1 Nhân vật người trí thức
Nhân vật trí thức là kiểu nhân vật xuyên suốt, có mặt trong tất cả các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới và có một vai trò nhất định trong sự phát triển của tiểu thuyết, dù ở mức độ thể hiện đậm hay nhạt Nhân vật trí thức hiện lên như một ám ảnh, một trăn trở có sức cuốn hút lớn đối với ngòi bút Ma Văn Kháng Nó như sự tri ân của nhà văn đối với những con người tài hoa mà bất hạnh, đồng thời thể hiện cái nhìn phê phán đầy nghiêm khắc với những kẻ mạo danh trí thức, đội lốt trí thức Ở kiểu nhân vật này, chúng tôi chia thành hai loại nhỏ: nhân vật trí thức có tài, có tâm nhưng rơi vào bi kịch và nhân vật trí thức tha hóa
2.1.1 Nhân vật người trí thức có tài, có tâm nhưng rơi vào bi kịch
Đây là hình tượng người trí thức tài năng, tâm huyết với nghề nghiệp nhưng luôn phải gánh chịu nhiều nỗi bất hạnh Họ bị ném vào một môi trường
mà các giá trị tinh thần đang bị đảo lộn: một môi trường bị ô nhiễm, bị băng hoại về đạo đức và nhân phẩm, ở đó hàng ngày diễn ra cái cảnh chen lấn, cướp đoạt một cách trâng tráo, vô sỉ; một xã hội thực dụng và cơ hội, một xã hội tiêu thụ đang lên cơn sốt với những đam mê và khoái lạc, với khát vọng làm giàu, khát vọng chiếm đoạt quyền lực bằng bất cứ giá nào Vì vậy, dù
Trang 35những trí thức chân chính này có nhận biết được sự tàn bạo của cái xấu, cái ác thì họ vẫn không tránh khỏi bi kịch
Trước tiên, ở kiểu nhân vật này, Ma Văn Kháng thường xây dựng những nhân vật trí thức có trí tuệ, tài năng, có nhân phẩm cao đẹp, sống có lí tưởng, hoài bão và đều say mê cái đẹp, nhạy cảm với cái xấu Họ là hiện thân
cho những giá trị tốt đẹp và cao quý Đó là Tự, ông Thống (Đám cưới không
có giấy giá thú), Khiêm, cha Khiêm, ông Diệp, bác sĩ Thịnh (Ngược dòng nước lũ), Toàn, ông Đồng (Một mình một ngựa)
Thầy giáoTự trong Đám cưới không có giấy giá thú để lại ấn tượng sâu
đậm trong lòng người đọc bởi một tấm lòng yêu thương sâu sắc, bởi tài năng, tâm huyết với nghề dạy học Anh say nghề, yêu nghề đến cháy bỏng Mỗi lần
anh đứng trên bục giảng “ngắm nhìn mình qua mấy chục tấm gương phản
chiếu, thấy mình thật đẹp đẽ, thật hùng mạnh, cao quý” [28, tr 381 - 382]
Anh hết lòng với học sinh, trách nhiệm với nghề nghiệp, ý thức sâu sắc về vị
trí làm thầy của mình: “Tập viết một hàng chữ phấn trên bảng đen dài rộng
cho thẳng hàng Sửa cái tật nói nhanh, nuốt chữ mỗi khi xúc động Học thuộc lòng một câu thơ cổ để viện dẫn Sưu tầm một danh ngôn Tra cứu một điển
cố Chữa một câu văn sai cú pháp Sửa một lỗi chính tả ” [28, tr 510]
Trong kì thi tốt nghiệp, anh lo nỗi lo chung của học sinh: “Trống gõ ba tiếng
Ngực Tự nhói giật ba lần” [28, tr 505] Có thể nói anh chính là hình ảnh của
một nhà giáo lí tưởng: “Mô phạm mà vẫn không mờ nhạt lòng nhiệt thành,
tinh thần triệt để, cùng chiều sâu tri thức, sự phong phú của tình cảm và sức lan tỏa của tư duy, đã tạo nên một anh giáo Tự mực thước mà vẫn sâu sắc, đôn hậu mà vẫn uyển chuyển, đa cảm mà vẫn rắn rỏi, không dễ uốn mình, cảm thông với mỗi sa sảy, yếu đuối của học trò” [28, tr 423]
Tự còn là người say mê cái đẹp Anh thích thú với vẻ đẹp trí tuệ của Thuật, trân trọng cái đẹp của tâm hồn thanh cao, nho nhã của ông Thống, say
mê cái đẹp cao cả của văn chương Với anh, cái đẹp là bản thể của sự sống
Trang 36Tha thiết yêu cái đẹp nên Tự cũng hết sức nhạy cảm với cái xấu Điều đó khiến anh luôn khắc khoải, lo âu về sự sa sút nhân cách của những người bạn đồng nghiệp bên cạnh mình; đau đớn, kinh tởm sự phản bội thô bỉ của Xuyến; buồn tủi nghĩ về thế cuộc khi tư cách, tình cảm trở thành thứ hàng có giá cả Trước một tập thể sa ngã, một xã hội chạy theo vật chất, Tự vẫn kiên cường với lí tưởng sống, kiên cường đấu tranh, dù có bị đe dọa, bị coi thường, bị lạc loài Có thể khẳng định Tự chính là chân dung cao đẹp về người trí thức hiện đại đầy tài năng, giàu lí tưởng, giàu nhiệt huyết
Bên cạnh Tự còn có ông Thống, người thủ trống và làm tạp vụ của
trường Ông xuất thân trong gia đình nhà nho, là “con dòng cháu giống một
dòng họ danh sĩ, toàn các bậc đại khoa” [28, tr 519] Ông là người uyên
thâm, nho nhã, thông thấu, tỏ tường: “ông đã học hết Thiên Tự văn, Hiếu
Kinh, Minh Đạo giáo huấn Học vấn trọn vẹn, ý chí hơn người” [28, tr 519 -
520] Thời trai trẻ, ông chính là người đã cầm mã tấu dẫn đầu đoàn quân nông dân xã lên cướp chính quyền, sau đó giữ cương vị chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời xã Trong công việc bình thường của một người đánh trống, ông vẫn
toát ra phong thái, cốt cách nho nhã: “Vung tay, ông Thống đánh tiếng trống
thứ hai Tiếng thứ ba, tiếng thứ tư tiếp theo sau cự ly cách đều cũng vẫn là cái cảm xúc vui vẻ trọng thể trước một cuộc khai mở thiêng liêng, qua tay ông khoan thai, nắn nót thể hiện Trống đang giúp ông diễn đạt bản thể ông Ông vừa đánh trống vừa lắng nghe trống âm vang, như ngẫm nghĩ, chăm chú vào bản thân mình” [28, tr 503]
Trong Ngược dòng nước lũ, người đọc cũng chú ý các nhân vật trí thức:
nhà văn Khiêm, cha của Khiêm, ông Diệp, bác sĩ Thịnh Khiêm là một nhà
văn uyên bác, tài hoa, say mê văn chương đến độ “Viết văn như ném hòn đá
ra khỏi tay Làm việc như một tất yếu Những tiểu thuyết và truyện ngắn của anh là những trang đời đằm thắm, gửi gắm sâu sắc tâm tư anh” [27, tr
107] Anh coi văn chương như một thứ đạo để hướng thiện con người, một
Trang 37nhân tố tất yếu trong quá trình hoàn thiện bản thân con người: “Không đến
với văn học, con người không thể có sự phát triển hài hòa” [27, tr 369] Anh
còn say mê cái đẹp của tài năng và nhân cách ông Tuệ, ông Diệp Tôn thờ cái đẹp như một điều thiêng liêng, Khiêm cũng khá nhạy cảm với cái xấu Anh luôn trăn trở, day dứt về sự sa sút nhân cách và luôn bị ám ảnh bởi những sự phản bội mà anh đã chứng kiến hoặc trực tiếp là nạn nhân Trong công việc, anh vẫn có những chính kiến riêng, không bị tiền bạc, danh lợi cám dỗ trong khi nhiều nhà văn đã uốn cong cây bút vì trào lưu và lợi nhuận Anh không bị cuốn vào xu thế thực dụng của số đông những đồng nghiệp xung quanh như
Quanh, Liệu, Phô Anh “ghê tởm và lánh xa các cuộc tranh giành danh lợi
đầy mưu mẹo hiểm ác, dơ bẩn nơi chính trường: quyền lực đang chứng tỏ sự trùng khớp tuyệt đối của nó với tiền bạc, bổng lộc, danh dự, lạc thú tự do”
[27, tr 32] Trằn mình vào cuộc sống đa dạng, phức tạp, nhiều cạm bẫy nhưng anh không chịu tha hóa, không chịu nhuộm đen phẩm cách dù có phải một
mình “ngược dòng nước lũ”: “chưa bao giờ Khiêm mắc phải một lầm lỗi lớn
về thể xác và tâm hồn, chưa một lần Khiêm sống thấp hèn, xấu xa” [27, tr
106] Trong mối quan hệ với mọi người, Khiêm bao giờ cũng cư xử ở trên thế thượng phong, bao dung cho tất cả và giúp đỡ tất cả Anh bao biện cho Tý Hợi, giúp đỡ Liệu dù biết rõ bản chất con người Liệu, ứng xử cao thượng với Thoa - người vợ đã phản bội anh Những năm ở chiến trường, đã không ít lần anh nghe tin vợ mình có quan hệ mờ ám với người khác Trở về, Khiêm đã tha thứ với mong ước sẽ xây dựng lại tổ ấm gia đình
Bên cạnh Khiêm là cha Khiêm, ông Diệp, bác sĩ Thịnh - những người trí thức chân chính Cha Khiêm là một tri thức cách mạng, một cán bộ trung thực, liêm chính Ông đóng vai một Bao công mang lại công lí và ngăn chặn
cái xấu, cái ác “Ông nhận rõ ngay gian, ông chỉ một đinh ninh phò chính trừ
tà như Bao Thanh Thiên” [27, tr 284] Còn ông Diệp là một nhà văn nơi thôn
dã, mang trong mình lối sống của một anh hùng chọc trời khuấy nước, không
Trang 38chịu được sự bon chen, luồn cúi, ông Diệp xin từ nhiệm chức vụ, về đi đào đá ong, đào giếng thuê và làm ruộng Xa rời chốn quan trường thị phi, song ông Diệp không vô tâm với đời Ông vốn có năng khiếu văn chương thiên bẩm,
thuở nhỏ “tuy đường học hành lỗ mỗ, câu kẹo mẹo mực chẳng được tập rèn
đến nơi đến chốn, mà cũng vẫn phát tiết anh hoa theo con đường văn chương thơ phú, thành con người văn mạc nơi thôn dã” [27, tr 304] Ông luôn khát
khao cống hiến, khát khao xây dựng một xã hội trong sạch Bác sĩ Thịnh - bạn
thân của Khiêm, là một bác sĩ đa khoa giỏi, “nói được bốn ngoại ngữ, uyên
thông kim cổ, tâm hồn phong phú dạt dào” [27, tr 24] Thịnh còn là một
chàng trai say mê văn chương tới mức anh khăng khăng “nếu con người quên
thơ, họ sẽ quên chính mình” [27, tr 24] Thịnh am hiểu văn chương, đọc
Camus, Sartre từ nguyên bản Anh cũng là một độc giả kĩ tính, có óc tinh tế, sắc bén trong đánh giá các tác phẩm văn học Thịnh thường xuyên đọc văn
của người bạn thân (Khiêm) và có nhận xét tinh tường về cuốn Bến bờ của Khiêm: “Mày không tầm thường đâu Đã bước vào cái thềm của văn chương,
đạt tới cõi tâm truyền tức hình nhi thượng rồi đấy” [27, tr 261]
Và còn là hình ảnh thầy giáo Toàn trong tiểu thuyết Một mình một
ngựa Toàn cũng như Tự, say mê và yêu nghề giáo, “cái công việc dạy dỗ đào tạo con người Cái nghệ thuật lớn nhất của cuộc đời” [30, tr 251] Khi được
lệnh chuyển công tác từ một thầy giáo dạy văn sang làm thư kí cho Bí thư tỉnh
ủy, Toàn đã cố gắng nấn ná, và khi không thể nấn ná thêm được nữa, trong
anh nhói lên “một nỗi hẫng sụt và nao dậy trong lòng anh một niềm nhớ tiếc
thăm thẳm cùng một nỗi buồn man mác, một nỗi buồn thoáng chút ủy mị, nhưng vô cùng sâu xa Một nỗi buồn ứa lệ Nỗi buồn thân phận Nỗi buồn của một cuộc chia tay Anh phải chia tay với tất cả những gì đã gắn bó máu thịt ” [30, tr 10 - 11] Với nhiều người, sự thuyên chuyển này khác nào một
cơ hội để thay đổi cuộc sống Song Toàn không hề vui vẻ Trong suốt những tháng ngày làm thư kí cho ông Quyết Định, kí ức của Toàn vẫn không thôi
Trang 39nhắc nhở về nghề giáo, vẫn dự tính cho một ngày quay về dạy học, viết văn Toàn còn là người sống có nhân cách, có vốn kiến thức sâu sắc, chịu khó suy ngẫm và chiêm nghiệm Những gì anh trao đổi với ông Quyết Định trong những chuyến đi công tác thể hiện tư duy sắc bén, học vấn sâu rộng của một con người có tư chất và tấm lòng nhân ái Là một giáo viên văn có lối sống thanh cao, coi trọng nhân cách, Toàn xa lánh với thói bon chen danh lợi tầm
thường Do đó, Toàn thấy “mình bị người ta coi thường, chứ không phải được
coi trọng Toàn chỉ là một phương tiện, một công cụ, một quân bài, một thân kiếp bọt bèo, chứ Toàn không phải là một cá tính, một nhân cách riêng” [30,
tr 14] Toàn khát khao được cống hiến, được lao động, được sống một cuộc đời ý nghĩa, cho nên anh luôn day dứt, trăn trở về cuộc sống vô nghĩa của
những cá nhân trong văn phòng Tỉnh ủy O Tròn: “Những người đang chơi tổ
tôm, đang tiêu pha thời gian vào một việc vô bổ, hay đó là một phương thức tồn tại của họ? Và như vậy thì giữa Toàn và họ… ai là người sống cho đúng nghĩa là sống và sung sướng hơn?” [30, tr 227] Đề cao lối sống đẹp, lối
sống cống hiến nên Toàn vô cùng trân trọng và say mê những nhân cách như Quyết Định, ông Đồng Anh dành cho họ những tình cảm chân thành, chia sẻ với họ về lẽ đời, về thời cuộc, thấu hiểu những trăn trở âu lo của họ Tâm hồn Toàn còn luôn hướng về Hà Nội nơi có Phong và hai đứa con với mong ước
được đoàn tụ gia đình: “Bao giờ? Bao giờ nhỉ sẽ không còn xa cách, sẽ được
đoàn tụ với Phong và bé Ngân, bé Thủy? Bao giờ được chọn lựa một cuộc sống như ý mình” [30, tr 250]
Bên cạnh Toàn còn ông Đồng - một trí thức tài năng, hiểu biết sâu rộng
và có lí tưởng, khát vọng lớn lao Chân dung ông Đồng hiện lên thật đẹp qua
hồi tưởng và cảm nhận của ông Quyết Định: “Cậu Đồng hồi còn trẻ đẹp
phong trần lãng tử lắm! Quen thung thổ Thông hiểu cổ sử Chữ Hán giỏi Tiếng Mông, tiếng Quan, tiếng Dao, cả tiếng Phù Lá, U Ni cũng thạo” [30, tr
76 - 77] Ở thời điểm hiện tại, ông Đồng vẫn giữ được sự uyên thâm, nghĩa
Trang 40khí của một trí thức đích thực, đã một thời ngang tàng xông pha trận mạc
“Còn bây giờ thì đúng là ông Đồng có tầm kiến văn, có nghĩa khí, ăn nói bạo
tợn, và thâm thúy thật” [30, tr 77] Không chỉ là con người tài năng, ông còn
mang phẩm chất tốt đẹp, đáng khâm phục Ông sống bộc trực, thẳng thắn, có chính kiến rõ ràng Ông đã khảng khái bảo vệ ý kiến của mình trước ông Văn Hiến Ông còn dám ví Ban thường vụ tỉnh ủy Hoàng Liên như bầy ngựa kéo
cỗ xe năm ngựa Ông không ngần ngại vạch rõ khuyết điểm của từng người
Mang trong mình tài năng, trí tuệ, tâm huyết cộng với thái độ kiên quyết không chịu thỏa hiệp với cái xấu, cái ác, những người trí thức chân chính trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đều trở thành nạn nhân của những
âm mưu hiểm độc do những kẻ bất tài, vô học, bỉ ổi lập nên Thêm vào đó, họ còn phải chịu những đau đớn, uất hận do bị những người thân yêu nhất phản bội
Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) - một thầy giáo tài năng, tâm huyết, có nhân cách vậy mà cũng không nằm ngoài quy luật “phong vận kỳ
oan” của kẻ sĩ Tự gặp hết bi kịch này hết bi kịch khác Đồng thời với việc trở
thành hình mẫu lí tưởng trong lòng học trò thì anh cũng trở thành đối tượng bị nghi kị, thù hằn của giới lãnh đạo, trở thành kẻ cô đơn trong môi trường làm việc mà anh cả đời tâm huyết Khi mới ra trường, anh bị Bí thư Thị ủy Lại vu cho tội gây hỏa hoạn trường học, bị bôi nhọ thanh danh rồi bị đẩy ra chiến trường dù anh không đủ sức khỏe Sau khi xuất ngũ, về dạy học ở trường trung học số 5, anh phải chịu sự đố kị, thù hằn, vùi dập của Cẩm bởi anh xuất
sắc, giỏi giang hơn hắn: “Dạy cùng môn, có khi cùng khối lớp, muốn hay
không, hai thầy cứ phơi mặt cạnh nhau để học trò so sánh, đối chứng” [28, tr
459] Với Dương, anh bị xoi mói về tiểu sử, bị xâm phạm đời tư, bị ngáng trở không cho vào Đảng Những kẻ tiểu nhân và ngu dốt đã tìm mọi cách để hãm
hại đời anh “Tự bị tước đoạt dần Thôi là chủ nhiệm lớp Thôi hẳn việc dậy
mẫu cho sinh viên hàng năm đến kiến tập Giải tán lớp bồi dưỡng học trò giỏi Mất chức tổng biên tập báo tường của công đoàn Miễn nhiệm vai trò tổ