Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 156 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
156
Dung lượng
1,03 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH CỦA BÙI ANH TẤN Chuyên nghành : Lí luận văn học Mã số: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2012 LỜI CAM ĐOAN Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan rằng: - Luận văn này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả. - Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất cứ công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích Hạnh LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã giảng dạy các chuyên đề trong thời gian học tập tại trường, ban chủ nhiệm khoa ngữ văn, phòng sau đại học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và gia đình. Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 6. Phương pháp nghiên cứu 6 7. Đóng góp của luận văn 7 8. Cấu trúc của luận văn 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA BÙI ANH TẤN VỚI ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH 8 1.1. Quan niệm chung về nhân vật văn học 8 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 8 1.1.1.1. Về phương diện thuật ngữ 8 1.1.1.2. Một số quan niệm trong nghiên cứu và phê bình về nhân vật văn học 9 1.1.2. Các chức năng của nhân vật văn học 11 1.1.3. Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học 13 1.1.3.1. Phân loại theo tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm (xét từ góc độ kết cấu) 13 1.1.3.2. Phân loại theo quan hệ thuận - nghịch giữa nhân vật và lí tưởng (xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật) 14 1.1.3.3. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật 15 1.1.3.4. Phân loại nhân vật theo thể loại 18 1.1.4. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trong thời kì đổi mới 19 1.1.4.1. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết 19 1.1.4.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trong thời kì đổi mới 21 1.2. Tác giả Bùi Anh Tấn và hành trình sáng tác với đề tài đồng tính 24 1.2.1. Giới thuyết về “đồng tính” 24 1.2.1.1. “Đồng tính” trong lịch sử - xã hội 24 1.2.1.2. “Đồng tính” trong văn học nghệ thuật 29 1.2.2. Bùi Anh Tấn với những sáng tác viết về đồng tính 37 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA BÙI ANH TẦN 42 2.1. Bảng thống kê, phân loại các nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn 42 2.1.1. Bảng thống kê, phân loại 42 2.1.1.1. Số lượng 42 2.1.1.2. Thống kê, phân loại theo tiêu chí dựa vào đặc điểm nổi bật trong cuộc đời, số phận, phẩm chất, tính cách của các nhân vật 42 2.1.2. Nhận xét chung 44 2.2.2. Nhân vật cô đơn 56 2.2.3. Nhân vật đi tìm bản thân (Truy tìm và hoài nghi bản thể) 64 2.2.4. Nhân vật bản năng, tha hoá 72 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH 76 TRONG TIỂU THUYẾT CỦA BÙI ANH TẤN 76 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật 76 3.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật 77 3.1.2. Miêu tả hành động nhân vật 83 3.2. Nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật 85 3.3. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại 100 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại 101 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 109 KẾT LUẬN 117 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đồng tính là một đề tài phong phú, đang là mối quan tâm của xã hội, điện ảnh, văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, do định kiến xã hội về “giới thứ ba” cho nên số lượng tác phẩm văn học viết về đề tài này còn khiêm tốn. Trên thế giới, dòng văn học đồng tính không còn mới mẻ, xa lạ nhưng cũng chỉ có một số tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu - những tác phẩm đồng tính làm say mê hàng triệu độc giả như: tiểu thuyết “Annie on my mind” (Annie trong trái tim tôi) của nữ văn sĩ người Mỹ Nacy Garden ra mắt bạn đọc vào tháng 7 năm 1982; tiểu thuyết “RainBow High” (cầu vồng ở trên cao) của Alex Sancher - nhà văn Mỹ gốc Mexicô; nhà văn Ronald L.Donaghe (người Mexico) với tiểu thuyết “Common Sons” (những chàng trai vùng thị trấn Common)… Ở Việt Nam, các sáng tác văn học về đề tài đồng tính xuất hiện còn lẻ tẻ, rải rác. Chỉ có vài đầu sách của một số tác giả được nhắc đi nhắc lại trong nhiều bài báo. Đó là: tiểu thuyết “Song song” (2007) của Vũ Đình Giang, tự truyện “Bóng” (2008) của Nguyễn văn Dũng do hai nhà báo Hoàng Nguyên và Đoan Trang chấp bút; tập truyện ngắn “Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử” (2007) của Trang Hạ; tự truyện “Thành phố không lạc loài” (2008) của Phạm Thành Trung được Lê Văn Hoài ghi, “Dị bản” (2008) của Keng, … Trong đó vấn đề được đề cập còn “dịu dàng”, kín đáo, trìu tượng hoặc có khi chỉ là câu chuyện mang tính cá nhân riêng biệt. Nhân vật trong các sáng tác đó chưa thể đại diện cho “giới thứ ba” nên không được những người đồng tính nồng nhiệt đón nhận và chưa thu hút được độc giả. Chỉ đến khi cuốn tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, “Les - vòng tay không đàn ông” và “Phương pháp của A.C.Kinsey” của tác giả Bùi Anh Tấn ra đời, thì những người đồng tính mới thực sự tìm thấy hình ảnh, con người, tâm tư, nỗi đau 2 của mình ở trong đó. Qua mỗi trang viết của Bùi Anh Tấn, những người đồng tính như sống cùng các nhân vật của anh bởi đó cũng chính là họ với “cả một thế giới nội tâm rất phong phú, có nhiều màu sắc cả bi lẫn hài…” [18]. 1.2. Bùi Anh Tấn là nhà văn công an. Anh bắt đầu sáng tác từ những năm đầu thập niên 90 nhưng chỉ thực sự nổi tiếng từ sau cuốn tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà” (1999). Hai năm sau đó, cuốn tiểu thuyết này đoạt liền hai giải: giải A cuộc thi tiểu thuyết và ký năm 1999-2002 và giải thưởng văn học 1995-2005 (Bộ công an và Hội nhà văn tổ chức). Bùi Anh Tấn trở thành người đầu tiên trong làng văn học Việt đi sâu vào đề tài đồng tính. Không chỉ dừng lại ở “Một thế giới không có đàn bà”, anh còn cho ra đời ngay tiếp sau đó hai cuốn tiểu thuyết cũng về đề tài này là: “Les - vòng tay không đàn ông”, “Phương pháp của A.C.Kinsey” và tập truyện ngắn “Cô đơn”. Tác giả tâm sự: “Thật ra lúc đầu tôi quan tâm đến những người đồng tính chỉ vì không thể tưởng tượng được trong cuộc đời này lại có những người đàn ông - đàn ông, đàn bà - đàn bà “yêu” nhau. Vậy họ yêu nhau như thế nào và tại sao lạ thế? Lúc đó tôi không có ý định sẽ viết hẳn một cuốn tiểu thuyết về đề tài những người đồng tính. Nhưng sau một thời gian tìm hiểu, từ những điều mình biết, đã nảy sinh trong tôi những hứng thú muốn tìm hiểu sâu hơn về những con người này với tư cách người cầm bút. Đấy là cả một thế giới nội tâm rất phong phú, có nhiều màu sắc cả bi lẫn hài… Hãy nhân ái hơn, tạo hoá đã quá nghiệt ngã với họ, thì chúng ta, những con người với con người, lẽ nào lại không hiểu nổi nhau…” [18]. Nhân vật trong các tiểu thuyết viết về đồng tính của Bùi Anh Tấn là những số phận bất hạnh. Mỗi nhân vật là một mảnh đời, một thân phận khác nhau nhưng đều có chung nỗi đau: bị đồng tính, phải đối mặt với những rắc rối của bản thân cũng như sức ép của dư luận. Qua những trang viết của anh, 3 có thể nhận ra một lối tư duy hết sức sắc sảo, văn phong chặt chẽ, hấp dẫn. Bùi Anh Tấn có sở trường nắm bắt cái mới, thời sự của cuộc sống đương đại. Các tiểu thuyết của anh về đề tài này đều thể hiện cái nhìn nhạy bén, có nhiều phát hiện đối với hiện thực và đặc biệt mang tính nhân văn sâu sắc. Tác phẩm của Bùi Anh Tấn chứa đựng nét độc đáo, mới lạ của một cây bút tiềm tàng khả năng sáng tạo. Đặc biệt, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đồng tính của Bùi Anh Tấn đã làm nên dấu ấn riêng cho sáng tác của anh trong việc khám phá thế giới hiện thực nghiệt ngã về những con người thuộc “giới thứ ba”. Việc nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn có ý nghĩa quan trọng vừa nhằm nhìn nhận, đánh giá những thành công về một trong những phương diện nghệ thuật viết tiểu thuyết của tác giả vừa thấy được những đóng góp của nhà văn ở mảng đề tài mới mẻ này của văn học Việt Nam đương đại. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Bùi Anh Tấn là một tác giả mới xuất hiện trên văn đàn. Bởi vậy, nguồn tài liệu về tác giả này còn ít ỏi. Hơn nữa, với tinh thần sáng tác có tính chất “mở” như hiện nay tất yếu sẽ có những ý kiến khen, chê khác nhau. Trên cơ sở những hiểu biết ban đầu, chúng tôi sẽ cố gắng chọn lọc và tiếp thu những ý kiến được xem là xác đáng, sát hợp với những đóng góp của tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn. 2.2. Sự độc đáo, mới lạ, mang tính thời sự trong những cuốn tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn trên thực tế đã được dư luận quan tâm. Đã có nhiều bài báo, bài phê bình, cuộc trao đổi trên các diễn đàn về những tiểu thuyết này của anh. Nhiều hơn cả vẫn là những bài viết trên các website văn học. 4 Tác giả Ngô thị Kim Cúc trong bài viết :“Khoảng trống khó gọi tên” đăng trên báo Thanh Niên ngày 17 tháng 10 năm 2000 khi bàn luận về cuốn tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn đã khẳng định: “Thế giới ấy đáng được biết đến, đáng được thông cảm hơn người ta tưởng. Trong tiểu thuyết đầu tay của mình, Bùi Anh Tấn đã phơi bày một thực tế đang có mặt bên cạnh cuộc sống của đa số công chúng: cuộc sống của những người sinh ra đã bị đồng tính luyến ái. Đề tài quá mới lạ trong văn học Việt Nam và hoàn toàn không dễ viết, chỉ cần non tay một chút có thể trở thành bất cập, còn lơi tay một chút sẽ dễ dẫn đến thái quá. Bùi Anh Tấn đã tránh được cả hai (…). Suốt gần 500 trang sách, người đọc được dẫn vào một thế giới thực sự lạ lùng. Những vũ trường, nhà hàng, quán xá đang là tụ điểm sinh hoạt của giới đồng tính. Những Hoa bóng chúa, Ngũ Long công chúa, Quang A, buông thả bản năng. Nhưng cũng có những Phạm Hồng Bàng, Lê Viễn đáng thương…” [11]. Trong bài viết: “Niềm đam mê của cây bút trẻ” của tác giả Nguyễn Tuấn đăng trên báo An Ninh thủ đô ra ngày 3 tháng 11 năm 2000 có đoạn : “Cuốn tiểu thuyết này (Một thế giới không có đàn bà) đề cập tới một vấn đề mà ngay cả trong văn học các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây cũng “ngại” nói tới. Đó là thế giới của những người đồng tính luyến ái tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tuyến nhân vật được dàn dựng hợp lí với sự tiết chế khôn khéo…” [36]. Nhà báo Nguyễn Vịnh trong bài : “Nhà văn trẻ Bùi Anh Tấn cầm bút đã là sự phiêu lưu” (Tạp chí Đẹp, số 6, 2003) có viết: “Bùi Anh Tấn đã bình thản đặt những bước đi của mình vào ngôi đền văn học, giành lại cho mình một chút dư vang. Ở người đàn ông này có một cái gì đó cứ âm trầm, da diết chảy, một cái gì đó - dù rất nhỏ nhoi nhưng sâu khuất các ý niệm - đang cọ cựa. Tác giả như muốn chống lại sự lãng quên, như muốn thổi tung lớp bụi cũ 5 kỹ của thời gian và bạc bẽo của nhân thế đang bao phủ lên từng mảng lớp của cuộc đời” [43]. Ngoài ra, tác giả luận văn còn tham khảo một số bài viết, phỏng vấn, giới thiệu về tác giả Bùi Anh Tấn và các tiểu thuyết đồng tính của anh được đăng tải trên các website như: Nhà văn Bùi Anh Tấn: Tôi đã chán chủ đề đồng tính, Bình Nguyên (thực hiện), [cand.com]. “Tôi muốn cất lên tiếng nói của đồng tính nữ”, Thu Hà (thực hiện), [chaobuoisang.net] Bùi Anh Tấn nói tiếp về “Les ”, Anh Vân (thực hiện), [tamsubantre.org] Nhìn chung, qua khảo sát những ý kiến, bài viết về tác giả Bùi Anh Tấn và các tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của anh, chúng tôi nhận thấy, mặc dù đã có những kiến giải thuyết phục về cái mới trong tiểu thuyết - đặc biệt ở đó vấn đề nhân vật cũng đã được tìm hiểu, đánh giá, song hầu hết các ý kiến nhận xét, lời phê bình mới chỉ tồn tại dưới dạng một bài viết, một cuộc trao đổi. Chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề nhân vật. Nhận ra khoảng trống đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn”. Chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc tìm hiểu, nghiên cứu thành công của Bùi Anh Tấn ở mảng đề tài này. Những bài viết, đánh giá kể trên sẽ là những gợi ý, tham khảo quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn . 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chúng tôi khi triển khai đề tài này là khám phá thế giới của những người đồng tính với cái nhìn nhân văn cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo của Bùi Anh Tấn. [...]... đề chung về nhân vật văn học và hành trình sáng tác của Bùi Anh Tấn với đề tài đồng tính Chương 2: Thế giới nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA BÙI ANH TẤN VỚI ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH 1.1 Quan niệm chung về nhân vật văn học... thống nhân vật đồng tính trong ba tiểu thuyết viết về đồng tính của Bùi Anh Tấn, từ đó tiến hành phân loại nhân vật theo những tiêu chí riêng - Phương pháp phân tích Tiến hành phân tích cụ thể các loại hình nhân vật chủ yếu được xây dựng trong ba tiểu thuyết viết về đồng tính của Bùi Anh Tấn - Phương pháp so sánh Tiến hành so sánh, đối chiếu giữa các nhân vật trong tiểu thuyết đồng tính của Bùi Anh Tấn. .. Anh Tấn với nhân vật trong một số truyện ngắn đồng tính của 7 chính tác giả và một số tác giả khác cùng thời cũng viết về đề tài này để thấy được những sáng tạo của Bùi Anh Tấn 7 Đóng góp của luận văn - Tìm ra những đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn - Đánh giá những đóng góp mới của Bùi Anh Tấn ở mảng đề tài được xem... nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là chỉ ra các laọi nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn: nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động, nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Nhân vật đồng tính trong các tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn - Phạm vi nghiên... niệm về nhân vật văn học như trên là những chỉ dẫn cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật nói chung và nhân vật đồng tính trong các tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn nói riêng 1.1.2 Các chức năng của nhân vật văn học Nhân vật đóng vai trò là tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác phẩm văn học Nó không chỉ là “tiêu điểm để bộc lộ chủ đề mà còn là nơi “tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của. .. vì trong loại này có thể bao hàm một số yếu tố của loại kia và ngược lại Không có gì khó hiểu khi ta thấy một nhân vật cụ thể nào đó có mặt trong nhiều “danh sách” khác nhau Thực tế ấy đòi hỏi việc nghiên cứu nhân vật phải tránh sự cứng nhắc, tuyệt đối hoá 1.1.4 Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trong thời kì đổi mới 1.1.4.1 Vài nét về nhân vật tiểu thuyết Tiểu thuyết. .. “Lí luận và thi pháp tiểu thuyết - đã dành nhiều công sức để tìm hiểu về đặc trưng của tiểu thuyết trên nhiều bình diện, trong đó có nhân vật Những nhận định của M Bakhtin về đặc trưng nhân vật tiểu thuyết rất xác đáng, có giá trị lí luận cao và còn nguyên tính thời sự Theo nhà nghiên cứu, nhân vật tiểu thuyết cần và 20 phải được phân biệt với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại... một, do chỗ các nhân vật đó đều có vai trò tương đương nhau trong việc thể hiện những xung đột cơ bản của tác phẩm Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Tôn Quyền đều là những nhân vật trung tâm của “Tam Quốc Diễn Nghĩa”,… * Nhân vật phụ Trong hệ thống nhân vật của một tác phẩm, ngoài nhân vật chính (bao hàm trong đó cả nhân vật trung tâm) còn lại là nhân vật phụ Nhân vật phụ giữ vai... thêm cơ sở thực tiễn để nghiên cứu nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn 1.2 Tác giả Bùi Anh Tấn và hành trình sáng tác với đề tài đồng tính 1.2.1 Giới thuyết về đồng tính 1.2.1.1 Đồng tính trong lịch sử - xã hội a Khái niệm đồng tính luyến ái” Trong “Kinh thi” có câu: “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, ta có thể suy ra ý của người xưa muốn nói khát vọng tình dục bao giờ cũng hướng... cấu trúc nhân vật Với tiêu chí phân loại này, theo gợi ý của E.M Forster trong cuốn: “Diện mạo tiểu thuyết (1927), có thể nói tới nhân vật dẹt, nhân vật tròn Ngoài ra còn có thể nhắc tới nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lý * Nhân vật dẹt 16 Là loại nhân vật không được khắc hoạ đầy đặn các mặt, “ít giống thực” nhất theo đánh giá của một kiểu tri giác đơn giản về nghệ thuật Trong loại nhân vật dẹt, có . tác của Bùi Anh Tấn với đề tài đồng tính Chương 2: Thế giới nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của B ùi Anh Tấn Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh. những đóng góp của tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn. 2.2. Sự độc đáo, mới lạ, mang tính thời sự trong những cuốn tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn trên thực. tác viết về đồng tính 37 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA BÙI ANH TẦN 42 2.1. Bảng thống kê, phân loại các nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn