Nhân vật đi tìm bản thân (Truy tìm và hoài nghi bản thể)

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 69)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Nhân vật đi tìm bản thân (Truy tìm và hoài nghi bản thể)

“Cái tôi là gì? Bằng cách nào để nắm bắt được cái tôi? đấy là một

trong những câu hỏi cơ bản trên đó tiểu thuyết được hình thành với tư cách là tiểu thuyết (Kundera). Khi con người ngày càng ý thức và khao khát tìm kiếm

chính mình, những tiếng vọng về bản thể trong tiểu thuyết lại âm vang hơn bao giờ hết” [6]. Các tiểu thuyết đồng tính của Bùi Anh Tấn cũng hướng đến việc truy tìm bản thể, nhưng nghịch lý thay, đó là hành trình khám phá, nắm bắt cái tôi đầy trăn trở, giằng xé. Nếu thân xác là yếu tố đầu tiên để con người hiện hữu thì với nhân vật của Bùi Anh Tấn đó lại là căn nguyên của những đau đớn phận người không biết mình đứng ở đâu giữa ranh giới phân chia muôn đời đực - cái, nam - nữ. Về điều này, Bùi Anh Tấn đã để cho nhân vật

Hoài Hương Trang trong “Les - vòng tay không đàn ông” phát biểu về những “les”: “Nỗi khổ của một người đồng tính đó là không biết mình là ai, và phải

nữ “les” là cả một quá trình, nhanh hay chậm là tuỳ trường hợp, tuỳ người…” [3, tr.111]. Trường hợp của những gay cũng vậy. Vì lẽ đó, cho nên,

việc thừa nhận bản thân mình là ai, đôi lúc là một điều hết sức khó khăn và đau khổ với chính bản thân người đồng tính khi hiểu sự thật về mình, chưa kể đến phải nói thật với những người xung quanh như bạn bè, gia đình, người thân quả là điều không dễ chút nào. Cực khó. Chính vì vậy, các nhân vật của Bùi Anh Tấn vừa muốn khẳng định mình, vừa hoài nghi chính mình. Thành

Trung (Một thế giới không có đàn bà), Cường (Phương pháp của

A.C.Kinsey), Yên Thảo và Hoàng Châu (Les - vòng tay không đàn ông) là

những nhân vật như vậy. Ở đây, ta bắt gặp điểm tương đồng trong cách xây dựng kiểu nhân vật này giữa Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang. Trong “Song song”, Vũ Đình Giang đã xây dựng các nhân vật G.g.H hay Kan luôn nghi ngờ, chật vật, loay hoay với các câu hỏi về sự sinh tồn, về ý nghĩa của cuộc sống và đặc biệt là câu hỏi “Tôi là ai?”. Phải chăng, trong xã hội hiện đại ngày nay, khi sự thức tỉnh, trỗi dậy của ý thức cá nhân ngày càng mạnh mẽ thì con người càng muốn khám phá, khẳng định cái bản sắc chủ thể của mình, trả lời được một cách chân xác mình là ai giữa cuộc đời này để từ đó có cuộc sống cho đúng nghĩa.

Cường trong “Phương pháp của A.C.Kinsey” là một trong những

nhân vật tiêu biểu cho kiểu loại nhân vật đi tìm bản thân, truy tìm bản thể mà Bùi Anh Tấn dày công xây dựng trong tiểu thuyết của mình.

Là một kiến trúc sư thành đạt, có bề ngoài bảnh trai, có người vợ chưa cưới xinh đẹp, giỏi giang (Thương), Cường cứ ngỡ đó là tất cả cuộc sống của mình, là hạnh phúc,may mắn mà ông trời đã ưu ái cho anh, nhưng không phải… Bao năm qua, Cường vẫn luôn linh cảm thấy sâu sa trong tiềm thức của mình có điều gì đó rất khó định hình, khó diễn tả. Nó hiện hữu qua những giấc mơ của anh với hồ nước mênh mông lạnh giá và một cô hồn luôn vẫy gọi

anh. Cường băn khoăn đi tìm kiếm câu trả lời cho bản thân mình. Và khi gặp

Rích, nghe Rích tâm sự, “tự dưng Cường nghĩ về mình, cả cuộc đời anh cứ

mải mê lao vào hết cuộc tình này đến cuộc tình khác cũng chỉ là để tránh né những nỗi ám ảnh khôn nguôi nào đó về chính bản thân mình. Nó là gì, rất khó nói và khó định nghĩa nổi, nhưng từ đáy sâu trong tâm hồn mình nhiều lúc anh cũng cảm nhận được điều đó và thấy sợ hãi!” [5, tr.145]. Cường luôn

tự hỏi: mình thực sự là ai, đang đi tìm cái gì, đi về đâu. Hạnh phúc, tình yêu

hay tình dục? Thế rồi gặp và quen Rích Phạm, anh thấy “bối rối, mất tự chủ” [5, tr.146]. Cường tự hỏi “Phải chăng giấc mơ ám ảnh hôm nào trên Đà Lạt

cũng là vì vậy” [5, tr.146]. Rồi như một định mệnh, sự trớ trêu của tạo hoá đã

để cho Cường gặp Rích để từ đó anh nhìn thấy và nhận thấy rõ bản chất thật của mình. Sự việc xảy ra giữa Cường và Rích đã khiến Cường bàng hoàng tự

hỏi, “liệu có phải rằng những sự cảm thông mà lâu nay anh vẫn giành cho

những người đồng tính như Bằng, Trung,…không hẳn chỉ là sự cảm thông mang tính nhân bản mà anh thường tự hào rằng chỉ mình mới có. Thật ra, ẩn chứa sâu trong ấy, dường như còn là sự chia sẻ nào đó hoàn toàn của trái tim những người cùng hoàn cảnh” [5, tr.173]. Theo nhịp sống hối hả của cuộc

đời, Cường sống yên ổn làm việc và yêu thương như bao gã đàn ông khác

nhưng anh tự hiểu rằng mình tự lừa dối mình mà thôi, “đã có một con người

khác tên Cường trong một người đàn ông cũng tên Cường” [5, tr.177].

Chuyện xảy ra qua đêm với Rích đã giúp Cường trả lời được câu hỏi cho mình “tôi là ai?”. Sự thật quá phũ phàng. Cường là một gay. Anh không muốn

tin và không muốn đón nhận bởi “anh không thể bước qua những chuẩn mực

về giá trị đạo đức mà anh được răn dạy bao nhiêu năm nay đó là bổn phận và trách nhiệm của một con người, của một thằng đàn ông…” [5, tr.178]. Sự bất

an và những băn khoăn mơ hồ đó của Cường về bản thân mình đã được vị linh mục già - người bạn vong niên mà Cường hay tìm đến trò chuyện nhìn

thấu và cảm nhận một cách tinh tế. Trong cuộc trò chuyện, tâm sự với linh mục, Cường rất bối rối vì cha đã cảm nhận được về con người thật của anh.

Những lúc mệt mỏi, cô đơn, hoang mang, Cường muốn được “dàn trải với

ông những điều không thể nói được bởi rất có thể đấy sẽ là sự thật quá tàn nhẫn đối với bản thân mình mà chính anh còn hoài nghi từ lâu chăng” [5,

tr.223]. Sự việc xảy ra với Rích là sự thật, nó làm anh bàng hoàng khiếp sợ

mất hẳn phương hướng và đau khổ tự hỏi nhiều lần “không lẽ anh thật sự là

người đàn ông đồng tính? Có phải là một người đồng tính không?” [5,

tr.288]. Và anh cẩn thận đánh giá lại chính bản thân mình từ trước đến giờ, để rồi càng bối rối, sợ hãi đến đau đớn bởi sự thật tàn nhẫn. Anh đau khổ trong câm lặng. Cường hiểu không thể chạy trốn chính mình được. Cảm giác ngọt ngào yêu thương mà Rích đem lại cho anh, ánh mắt trìu mến của Rích đã làm trái tim anh run rẩy, thổn thức. Những cảm xúc mà bao năm ở bên Thương anh không tìm thấy, không có được dù rất yêu thương. Quyết định trở về Mỹ của Rich để giữ trọn hạnh phúc cho Cường và Thương đã làm trái tim Cường rỉ máu bởi phải xa người mình yêu nhưng cũng đành chấp nhận. Không ai

sung sướng gì khi biết mình là một gay.“Phải chăng cuộc sống cứ là vậy mãi

mãi là một sự không hoàn chỉnh để cả đời ta cứ mải mê theo đuổi nó…” [5,

tr.354]. Rich ra đi, Cường trở về với cuộc sống đời thường bên Thương nhưng liệu anh có thực sự hạnh phúc không khi đã biết rõ mình là ai. Kết thúc bỏ ngỏ của cuốn tiểu thuyết làm ta trăn trở mãi về số phận nhân vật.

Cuộc sống của những người đồng tính với những ẩn ức tinh thần là những ẩn số muôn đời không giải mã được. Họ luôn phải sống trong đau khổ, dằn vặt, đặc biệt là những “gay kín”, những “fem”. Luôn thường trực cảm giác đấu tranh, kìm nén bản thân, họ thực sự mệt mỏi và rơi vào bế tắc. Nếu như ở Cường, sau khi đã xác định rõ mình là ai, anh đau khổ nhưng không

giới không có đàn bà) khi “khám phá ra bản chất thật của mình, Trung thấy khinh bỉ bản thân và cương quyết rời bỏ nó” [2, tr.90]. Anh không muốn chấp

nhận cái sự thật “bẩn thỉu” đó về bản thân mình. Cho rằng đồng tính ở mình không phải là bẩm sinh, là bản chất của mình mà chỉ là do sự dụ dẫm của gã

thầy dạy thể hình, Trung phủ nhận nó. “Anh lao vào học tập và chơi thể thao,

cố quên đi nhưng những lúc đối diện với chính mình thì anh luôn có một cảm giác bất an trong lòng” [2, tr.90]. Vào công an, Trung cố quên đi tất cả và

sống trở lại như một người bình thường. Trong anh lúc này chỉ còn một sự căm ghét với tất cả những gã pêđê bệnh hoạn. Căm ghét để tránh né một nỗi

sợ mơ hồ, “sợ chính mình cũng là một kẻ đồng tính luyến ái” [2, tr.91]. Thế

nhưng, thật kỳ lạ, khi nhìn người đàn ông đẹp trai như pho tượng cổ Hy Lạp với biệt danh Hoàng “hoàng tử” thì Thành Trung chấy chấn động tâm hồn,

toàn thân run rẩy, “cái run rẩy mà anh không có được khi tiếp xúc với những

người đàn bà trong đời” [2, tr.90]. Nó là một cái gì mà chính Trung cũng

không hiểu nổi chính bản thân mình. Trong sâu thẳm tiềm thức của Trung

“như đang có một cái gì đó thức dậy như muốn gào thật to (…) tôi là một chiến sĩ công an, tôi là đàn ông” [2, tr.91]. Rõ ràng, Thành Trung đang chạy

trốn mình nhưng không được. Sau lần gặp gỡ định mệnh với Hoàng, Thành Trung rơi vào khủng hoảng tinh thần, sống vật vờ như kẻ bị bệnh nặng, trong anh là cả một cuộc đấu tranh nội tâm phức tạp để khẳng định mình là ai. Cuối cùng, qua cuộc gặp gỡ tình cờ ở hồ bơi Đồng Kỳ và sau những trăn trở dằn vặt thì điều gì đến phải đến, Thành Trung quyết định tìm gặp Nguyễn Hoàng trong sự chờ đợi bằng linh cảm của Hoàng. Trung buộc phải thừa nhận bản

chất thật của mình: là một người đồng tính. “Sự xấu hổ, mặc cảm, tội lỗi và

sự thật luôn dày vò, đay nghiến trong lòng Trung” [2, tr.110]. Mỗi lần nghĩ

đến Hoàng, Trung thấy “sự êm ả trong lòng”, “phải chăng đó là một thứ tình

rẩy, đau đớn với ý nghĩ tàn nhẫn ấy. “Ta là ai, trong một thế gian hoang vu

nhưng đầy tiếng khóc, cười này ta là ai, là ai, là ai, ta đi về đâu, sẽ về đâu?... Lời một bài hát nước ngoài mà Trung không rõ tên đột nhiên vang lên trong đầu anh. Ngoài sân vẫn còn cánh quỳnh muộn, vẫn nở và toả hương. Đời quỳnh sao mà ngắn ngùi quá, lẻ loi phô sắc hương với đời và toả hương với đời và cũng lẻ loi tàn lụi trước bình minh của ngày hôm sau” [2, tr.113]. Câu

văn kết đoạn với âm hưởng nhẹ nhàng man mác gợi lên trong lòng người đọc một cảm giác đau nhói, xót xa cho những con người đáng thương, “không may” bị đồng tính luyến ái.

Không vật vã, dữ dội như Thành Trung và Cường trong quá trình đi tìm bản thân nhưng cũng không kém phần chua xót, hành trình khám phá về bản

chất thật của Yên Thảo trong “Les - vòng tay không đàn ông” đã để lại dư

vọng sâu sắc trong lòng người đọc về cuộc đời, số phận của những “les”.

“Ba mươi tuổi, thông minh, sắc sảo, có một nhan sắc khá quyến rũ, nàng được rất nhiều người đàn ông ngưỡng mộ. Thế nhưng không hiểu sao đến nay cô giáo Yên Thảo vẫn sống độc thân một mình” [3, tr.34]. Đoạn văn

ngắn gọn nhưng đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc sống đời tư của giảng viên Yên Thảo. Hơn mười năm sống bên Pháp, với sự nỗ lực học tập của bản thân, về nước, Thảo trở thành một giảng viên giỏi, rất thu hút được sinh viên. Xung quanh cô luôn có những chàng trai theo đuổi, những sinh viên yêu mến, khâm phục nhưng sao lúc nào Yên Thảo cũng thấy trống trải, cô đơn đặc biệt là từ khi cha mẹ cô đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Yên Thảo cũng từng đã có người yêu, yêu say đắm (một chàng trai cùng trường nhưng trước mấy khoá trong quá trình du học ở bên Pháp) nhưng kết cục là sự hắt hủi, phản bội của anh ta. Vết xước của mối tình đầu đã để lại sẹo trong trái tim cô để sau này cô mất niềm tin ở tình yêu của người đàn ông. Điều cô cần bây giờ là một người hiểu cô, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với cô,

nhưng cô không tìm được điều đó ở đàn ông. Và rồi khi gặp Kiều Thu, Hương Trang và những chị em trong nhóm “les” ở quán Quỳnh Hương, Yên Thảo như tìm được sự sẻ chia ở họ. Trong quá trình tiếp xúc với Yên Thảo, Hương

Trang đã “tin chắc rằng Yên Thảo cũng là một les, chỉ có điều cô ta đang ở

ngã ba đường chưa biết đi về đâu” [3, tr.110]. Yên Thảo đang hoang mang,

chơi vơi chưa xác định được mình thực sự là ai. “Mình là một phụ nữ với

đúng nghĩa của nó trong tình yêu dị giới hay mình là một les?”[3, tr.110].

Trong cuộc nói chuyện với Kiều Thu, nghe Kiều Thu giảng giải về les với những đặc trưng riêng mang tính tâm lý về giới, Yên Thảo rất muốn hỏi Kiều

Thu rằng, “vậy thì chị đã nhận ra điều gì ở em, và đây phải chăng là lí do mà

Kiều Mộng Thu dẫn nàng đến đây, chốn này. Song nàng lại không dám hỏi bởi vì tự nhiên Dạ Yên Thảo thấy sợ nếu nghe câu trả lời” [3, tr.144]. Yên

Thảo luôn trăn trở với câu hỏi về bản chất thật của mình dù còn mơ hồ. Và rồi Diệu Hiền xuất hiện là đáp số cho những ẩn ức trong Yên Thảo bấy lâu nay. Nữ hoạ sĩ Diệu Hiền xuất hiện trong buổi sinh hoạt của các chị em les ở quán Quỳnh Hương với một vẻ đẹp mong manh, dịu dàng như đúng cái tên của

nàng đã làm cho Yên Thảo “như có điện giật”, “ngẩn người nhìn Dịu Hiền”.

Rất khó giải thích và cũng rất khó có thể nói một điều gì lúc này. Nó là điều gì nhỉ…” [3, tr.247]. Trước Diệu Hiền, lòng Yên Thảo bỗng xuất hiện những

cảm giác xốn xang, nôn nao khó nói bằng lời. Nàng “quên cả thói lịch sự

thông thường” [3, tr.248], đăm đăm nhìn nữ hoạ sĩ này như bị mất hồn. Lúc

này trong lòng Yên Thảo như có bao điều muốn vỡ oà. “Thốt nhiên nàng nhớ

đến phân tích của Kiều Mộng Thu với nàng về sự quyến rũ tìm đến nhau của những người đồng tính nữ mà xem nó chẳng khác bao nhiêu so với chuyện nam nữ bình thường” [3, tr.250].

Diệu Hiền xuất hiện với vẻ đẹp dịu dàng như một dòng suối mát tưới lên mảnh đất tâm hồn khô cằn, chai sạn bấy lâu nay trong Yên Thảo, khơi

thông những ẩn ức mơ hồ mà nàng đang đi tìm kiếm câu trả lời. “ Có vẻ như

đến bây giờ thì Dạ Yên Thảo bắt đầu tìm về được với bản chất thật của con người nàng” [3, tr.251] để rồi đau đớn tự hỏi “không lẽ mình là một... không thể....” [3, tr.271]. Cũng giống như Thành Trung trong “Một thế giới không có đàn bà”, Yên Thảo đã nhìn thấy bản chất thật của mình, hoảng sợ và muốn

phủ nhận nó nhưng không thể được.

Ngoài Yên Thảo, trong “Les - vòng tay không đàn ông”, Hoàng Châu

cũng là một biểu tượng cho dạng thức nhân vật đi tìm bản thân, hoang mang, hoảng loạn giữa ngã ba đường khi chưa rõ mình thực sự là ai. Cô sinh viên nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu ấy bắt gặp trong tâm trạng mình cảm giác buồn

khi thấy Hoàng Yến - cô bạn thân của mình đứng với một cậu bạn trai. “Thật

ra Châu cũng không biết trong lòng Châu đang xảy ra chuyện gì nữa, ngổn ngang với những ý nghĩ mà chính cô bé cũng không hiểu” [3, tr.176]. “Rõ ràng giờ đây Châu muốn Yến là của riêng mình và mãi mãi là vậy, không ai có quyền chen vào chia sẻ, không ai. Thứ tình cảm bạn bè khác lạ này làm

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 69)