Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại

Bakhtin viết: “Bản chất của đời sống là đối thoại. Sống có nghĩa là

tham gia vào đối thoại: đặt câu hỏi, lắng nghe, trả lời, đồng ý,…” [9, tr.293].

Đối thoại là sự “tương tác bằng lời” giữa người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp cụ thể. Đối thoại là lời đối đáp của các nhân vật với nhau trong cuộc giao tiếp, nó xuất hiện như là phản ứng đáp lại lời nói trước.

Trong các tác phẩm nghệ thuật, nhà văn để các nhân vật trò chuyện, trao đổi, thậm chí tranh luận gay gắt với nhau về một vấn đề nào đó. Các sự kiện thực tế đó là đề tài của đối thoại, thúc đẩy quá trình tự ý thức. Qua đối thoại, các nhân vật làm cho bạn đọc thấy được nội dung và lời nói, cách nói, giọng nói của các nhân vật tham gia đối thoại. Người đọc thấy rõ đặc điểm,

tính cách của từng nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là thứ “ngôn ngữ phản ánh

tính cách” [12, tr.190].

Trong ba tiểu thuyết: “Một thế giới không có đàn bà”, “Les - Vòng

tay không đàn ông”, “Phương pháp của A.C.Kinsey”, biện pháp đối thoại

được Bùi Anh Tấn sự dụng khá thành công. Nhà văn để các nhân vật trong tác phẩm của mình đối đáp, trò chuyện với nhau một cách tự nhiên. Qua đó làm

nổi bật cá tính, quan niệm sống, tâm tư thầm kín và các đặc điểm khác của nhân vật như nghề nhiệp, lứa tuổi giới tính,…

Khắc hoạ nhân vật bằng biện pháp đối thoại, Bùi Anh Tấn đã để cho các nhân vật của mình trực tiếp phát ngôn ra những suy nghĩ, con người thật nhất của mình mà không hề che giấu dưới bất kì hình thức ngôn ngữ hoa mĩ nào. Thông thường, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong văn học giàu xung đột, giàu kịch tính và mang chất triết lí trải nghiệm, thể hiện chiều sâu nội tâm nhân vật. Sáng tác của Bùi Anh Tấn cũng không nằm ngoài lẽ thường ấy.

Nhân vật kỹ sư Trung trong tiểu thuyết “Phương pháp của A.

C.Kinsey” qua đối thoại với Cường đã cho thấy một chuỗi dài những bi kịch

về cuộc đời của một người đồng tính mà anh đã và đang phải trải qua. Trung đau khổ, trong men say, anh đã dốc bầu tâm sự giãi bày nỗi lòng của mình với Cường:

“Em là một người đồng tính, đó là sự thật, và em chẳng cần ai quan tâm hay thương hại em hết. Thà rằng cứ chửi thẳng vào mặt em đi, mày là một thằng đồng tính, là chó còn hơn là một sự an ủi quan tâm giả hiệu, em cóc cần cái đó.

(…)

- Em xin lỗi…chỉ vì em mệt mỏi quá khi cứ phải sống hai mặt, luôn luôn phải sống trong giả hiệu (…) khủng khiếp lắm anh ạ. Tất cả làm cho bản thân mình lúc nào cũng căng ra như một giây đàn. Cười, nói, làm việc, cẩn thận chi ly đến từng cử chỉ bởi nơm nớp nỗi sợ, giả như ai đó biết sự thật về mình thì sao (…) Đôi lúc em muốn được sống thật với chính bản thân mình…” [5, tr.267-268].

Những lời tâm sự của Trung với Cường thể hiện sự đau khổ, vật vã mà bao lâu nay anh giữ kín trong lòng, Trung không biết tâm sự cùng ai. Chàng kỹ sư trẻ có đôi mắt ướt buồn mênh mông ấy đã trải lòng mình với nỗi đau

của một người đồng tính không dám sống thật là mình trong cuộc trò chuyện với Cường để mong vơi bớt nỗi lòng. Tâm sự của Trung cũng là tâm sự của bao người đồng tính khác, họ không dám nói vì sợ không có ai chia sẻ, không tìm được sự cảm thông.

Luôn cảm thấy trống trải, mơ hồ về một điều gì đó vẫn luôn hiện hữu trong mình mà không lí giải nổi, Cường thi thoảng lại tìm đến vị linh mục già (cha sở nhà thờ Thánh Tâm) để tâm sự mỗi khi anh gặp những phiền muộn trong cuộc sống từ chuyện con cái, những uẩn ức riêng tư cho đến công việc xã hội. Gặp được cha (linh mục), Cường thấy được giải toả ít nhiều trong lòng. Chia sẻ bằng lời nói giảng giải, bằng sự hiểu biết từng trải của mình và đôi lúc chỉ là sự thông cảm bao dung không thể hiện bằng lời nói cụ thể.

“- Cô đơn, con thật sự cô đơn và đôi lúc còn là sự trống rỗng tuyệt vọng của những khắc khoải trong tâm hồn yếu đuối nữa, nó càng ngày càng lớn dần trong tim con. Con đã cố tình chạy trốn chính mình trong nhiều năm rồi nhưng không thể” [5, tr.222].

Sự tự nhận thức về thân phận cuộc đời mình, nỗi băn khoăn, day dứt trước cuộc sống thực tại, những ẩn ức bao năm nay trong tiềm thức của Cường được thể hiện sâu sắc qua cuộc đối thoại này. Người đọc nhận thấy trong lời nói của Cường sự nhận thức đau xót về tình trạng hiện thời của bản thân mà anh đã cố gắng khắc phục, chôn sâu, “chạy trốn” nhưng không làm được. Như vậy, ở đây, đối thoại giữ một vai trò đặc biệt trong việc thể hiện

tâm lý nhân vật. Đúng như Phan Cự Đệ khẳng định: “Nhà tiểu thuyết phải

phát hiện ra phong cách, ngôn ngữ riêng của từng nhân vật, trong lời ăn tiếng nói của con người có dấu ấn kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hoá, tư tưởng và tâm lý của họ. Đằng sau những câu nói điển hình có ít nhiều phản ánh một hoàn cảnh xã hội và một tiểu sử cá nhân. Ngôn ngữ nhân vật là thứ ngôn ngữ phản ánh tính cách, tâm lí” [12, tr.90]. Có thể mượn nhận xét

của P.Gromốp về L.Tônxtôi để nói về Bùi Anh Tấn: không thể có đối thoại ở Bùi Anh Tấn nếu thiếu những giải thích về tâm lí. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn nói chung và qua đoạn đối thoại trên đây nói riêng là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp nhà văn khám phá và phản ánh đời sống nội tâm của nhân vật. Đối thoại trở thành chìa khoá mở cánh của dẫn vào cõi tâm linh bí ẩn, chiều sâu tiềm thức nhân vật. Đoạn đối thoại giữa Cường và vị linh mục già cho thấy tình trạng bất an, hoảng loạn trong tâm lí của Cường. Dường như có một nỗi sợ hãi vô hình nào đó đang bủa vây, giày vò và bóp nghẹt tinh thần Cường mà anh không thoát ra được. Bên cạnh nỗi sợ hãi, hoảng loạn ấy, người đọc còn cảm nhận thấm thía nỗi tuyệt vọng, sự bất lực, bế tắc của nhân vật trong việc tự điều khiển cuộc sống của mình.

Trong các tiểu thuyết của mình, khi xây dựng các ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, Bùi Anh Tấn còn sử dụng thứ ngôn ngữ đối thoại có tính chất

của những xung đột bên trong chính nội tâm nhân vật. Đối thoại được độc

thoại hoá. Ngôn từ như được phát ra từ cõi vô thức sâu thẳm, mịt mù. Nó phi

lí tính, lạc lõng, bơ vơ như chính sự lạc lõng của kiếp người. Hình thức đối thoại này thường xuất hiện khi một trong hai nhân vật tham gia cuộc trò chuyện chỉ theo ý nghĩ riêng tư của mình. Bề ngoài, nhân vật đang nói với người khác nhưng kì thực là đang nói với chính mình do những băn khoăn, xung đột nội tâm bên trong gây nên. Qua hình thức đối thoại này, nhân vật của Bùi Anh Tấn thường hiện lên trong hình ảnh của con người cô đơn, có cảm giác xa lạ với thế giới xung quanh mình, với gia đình, bạn bè, người yêu… Ở ba tiểu thuyết mà chúng tôi tiến hành tìm hiểu trong luận văn này, loại ngôn ngữ đối thoại được độc thoại hoá được nhà văn được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh. Chẳng hạn, lời tâm sự của “chị” với thằng bé Khảo trong

“Phương pháp của A.C.Kinsey” [tr.122-127], cuộc trò chuyện giữa Kiều Thu

Hoàng Châu [tr.308] trong “Les - vòng tay không đàn ông”, hay lời thủ thỉ

tâm tình của Bằng với Cường về “thiên thần” của mình [tr.78-82], cuộc đối

thoại giữa Hoàng và Quang Việt ở Sài Gòn Boys [tr.79-82] trong “Một thế

giới không có đàn bà”… Tất cả đều thể hiện hết sức sinh động và ấn tượng,

đọng lại trong suy nghĩ người đọc những xót xa thương cảm vô bờ cho cuộc đời bất hạnh của những les, gay.

Hoàng trong “Một thế giới không có đàn bà” là một nhân vật cô đơn,

tự đau nỗi đau của riêng mình. Khi bị gia đình lên án, trách móc vì anh thú thật mình là người đồng tính, Hoàng đã ra đi, mở Sài Gòn Boys, sống trong cô đơn, giày vò. Cuộc gặp gỡ giữa Quang Việt (bạn của Nguyễn Lân, anh trai Hoàng) và Hoàng tại Sài Gòn Boys đã khiến Hoàng rất vui vì rất lâu anh không có ai là người thân để trò chuyện. Qua cuộc đối thoại giữa Hoàng và Quang Việt, người đọc hiểu được nỗi đau khổ của người đồng tính nói chung

và của Hoàng nói riêng “Em sống lẩn tránh tất cả những người quen biết. Em

sống những ngày tháng như một loài chim ăn đêm trong tủi hổ, đau khổ ăn năn…” [2, tr.79]. “Những người như em cũng là con người, cũng khao khát được yêu thương (…)” [2, tr.83]. Đặc biệt, khi Quang Việt hỏi Hoàng tại sao

lại trở lên như thế này, Hoàng đã kể cho Quang Việt nghe về cuộc đời anh mà

như đang tự nói với chính mình. “Hoàng im lặng suy nghĩ và nhớ lại…” [2,

tr.80]. Cả quãng đời đau đớn, tủi hổ khi biết mình bị đồng tính của Hoàng đã được kể lại trong nước mắt. Hoàng kể cho Quang Việt nghe mà như đang chìm trong cõi vô thức.

Với hình thức đối thoại được độc thoại hoá này, nhân vật từ chỗ được

coi là đối tượng đã trở thành chủ thể nhận thức và ý thức: “cái gì trước kia

tác giả làm thì bây giờ để cho nhân vật làm, nó tự soi rọi mọi nhân vật nữa và soi sáng cái tự ý thức của nhân vật như một hiện thực cấp hai” [17, tr.172].

ông) nhằm khuyên giải, định hướng cho cô bé hướng đi đúng trong cuộc đời,

trong tình cảm mà như là đang nói với chính mình.

“- Đừng vội kết luận điều gì về bản thân mình em ạ - kéo cô học trò nhỏ lại gần, nhìn vào mắt Châu, nàng (Yên Thảo) thì thầm như nói với chính mình - Đừng bao giờ kết luận vội vã chuyện gì cả. Tình cảm thật giả không quan trọng, bởi nếu là sự thật thì trước sau gì một ngày nào đó nó cũng sẽ đến dù cho ta cố chối bỏ nó (…) Điều quá giá nhất trong cuộc đời này là sống thật, hãy sống thật cho chính bản thân mình” [3]. Ở đây, dạng ngôn ngữ đối

thoại mang tính chất độc thoại nhưng hàm chứa sự đối thoại ngầm khiến cho các biện pháp miêu tả tâm lý trực tiếp được chuyển hoá thành sự tự nhận thức tâm lý nhân vật.

Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật còn được sử dụng dưới nhiều

hình thức khác: Ngôn ngữ đối thoại mang tính ám chỉ. Các nhân vật dùng đối

thoại để tìm hiểu, thăm dò lẫn nhau. Có khi nhân vật đối thoại với người này nhưng mục đích đối thoại lại nhằm vào đối tượng khác. Chẳng hạn, trong đoạn sau:

“Nhưng những lời nói này của Hoàng đâu phải dành cho Việt, bởi có hai người hiểu. Trung thấy mồ hôi rịn từ từ theo sống lưng (…). Đột nhiên, không biết vô tình hay cố ý, nhìn Trung nhưng Hoàng lại hỏi Việt:

- Anh có nghĩ rằng đồng tính luyến ái có tình yêu với nhau hay không?

[2, tr.85].

“- Em yêu và em sẽ chờ tình yêu của em, bởi em tin rằng em sẽ có được một tình yêu ấy - Hoàng như nói với chính mình, giọt nước mắt long lanh chầm chậm lăn trên gò má. Đấy là tình yêu của những kẻ cô đơn, lạc loài. Em chờ” [2, tr.86].

Rõ ràng, Hoàng nói với Quang Việt nhưng mục đích lại hướng đến Thành Trung bởi anh cảm nhân được ở Thành Trung một tâm hồn đồng diệu,

một tình yêu mà anh đã đợi chờ từ rất lâu. Kiểu đối thoại này hàm chứa bên trong tư thế đối thoại ngầm. Với kiểu đối thoại này, Bùi Anh Tấn đã cho thấy thái độ của nhân vật đối với chính nó, gắn liền thái độ của nó đối với người khác và thái độ của người khác với nó. Những giọng đối thoại trong cùng một nhân vật va chạm, xung đột với nhau cho thấy sự phức tạp trong nội tâm nhân vật. Hoàng đối thoại với Quang Việt nhưng thực chất là đối thoại ngầm với Thành Trung, muốn thăm dò tình cảm, thái độ của Trung. Và điều Hoàng linh cảm đã đúng. Sau này, trải qua ngày tháng vật vã, đau khổ, Trung tìm đến Hoàng và hai người đã có những giây phút hạnh phúc - thứ hạnh phúc mong manh của tình yêu đồng giới.

Trong ba tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn mà chúng tôi tiến hành xem xét, nghiên cứu trong luận văn này, chúng tôi nhận thấy, các nhân vật, nhất là những “đôi lứa yêu nhau” còn thường đối thoại với nhau bằng một thứ ngôn ngữ đặt biệt khác: ngôn ngữ của cử chỉ, hay bằng hành vi phi ngôn ngữ. Kiểu đối thoại không lời này không chỉ bổ sung cho ngôn từ bên ngoài mà là những tín hiệu ngầm gợi ra một cuộc đối thoại ngầm khác, nó tạo nên dư vị và chất thơ cho câu chuyện. Đồng thời cũng phù hợp với quan điểm của một nhà văn luôn đề cao tư tưởng nhân văn trong sáng tác như Bùi Anh Tấn: “yêu trong tâm hồn”, “yêu trong tâm tưởng”. Định kiến xã hội, bổn phận, trách nhiệm với gia đình không cho phép họ hoặc không thể và không dám vượt qua để đến với tình yêu đồng giới của mình nên họ đành “yêu” trong đau khổ, câm lặng.

Những yếu tố giàu tính biểu hiện nhất được Bùi Anh Tấn sử dụng như hành vi đối thoại là đôi mắt, ánh mắt và có khi là giọng nói, những cử chỉ

vuốt ve nhẹ nhàng. Đó là “ánh mắt ngây thơ trong sáng” [2] của “thiên thần”

(một cậu học trò lớp 10) đang mê mải say sưa nhìn Bằng khiến anh thấy

đã chết, trải qua bao năm mà Bằng vẫn không thể quên được. “Ánh mắt đăm

đăm” [5], chan chứa yêu thương của Rích Phạm mỗi khi nhìn Cường, đôi mắt “buồn như trời thu xứ Huế” [3] của Diệu Hiền dành cho Yên Thảo. Và đặc

biệt trong cuộc gặp gỡ tại Sài Gòn Boys, để lột tả “tình yêu sét đánh” giữa Hoàng và Trung, Bùi Anh Tấn đã rất chú trọng đến giọng nói, ánh mắt của

Hoàng dành cho Trung. “chợt Hoàng ngẩng mặt nhìn Trung đăm đăm, ánh

mắt anh ta thật lạ, ẩn chứa một cái gì đó thật dịu dàng…” [2, tr.82]. “Giọng nói của Hoàng du dương trầm bổng như hát và không hiểu sao ánh mắt anh như có lửa nhìn thẳng vào Trung. Có một cái gì đó như luồng điện chạy qua người Trung” [2, tr.94]. “Những lời nói nhẹ nhàng và ánh mắt của Hoàng làm trung sợ…” [2, tr.85]. Hình thức đối thoại không lời này đã thể hiện rõ xung

đột nội tâm ở các nhân vật đồng tính của Bùi Anh Tấn. Tinh tế, nhạy cảm, họ nhận ra tình yêu ở nhau. Đó cũng là sự thông minh riêng của con tim khi người ta yêu. Hầu hết những mối tình đồng tính ấy đều là tình yêu sét đánh, bất ngờ để rồi họ nhớ mãi và tiếc nuối suốt đời. Một tình yêu không cần và không nên nói bằng lời, chỉ cần sự giao cảm của 2 tâm hồn qua sự căng mở của tất cả các giác quan thì tình yêu ấy tự nó đã làm nên sự quyến rũ riêng của nó.

Đọc tiểu thuyết Bùi Anh Tấn, ta thấy nhà văn sử dụng ngôn ngữ đối

thoại không quá cầu kỳ, gọt giũa mà thô mộc, dân dã tự nhiên, thậm chí có

chỗ còn thông tục như chính đời sống. Ở đây, ranh giới giữ tính đặc tuyển và tính thô tục bị cố ý làm mờ. Không còn gò con người vào cái khuôn của những đòi hỏi chuẩn mực, nhà văn thả nhân vật vào giữa bể ngôn từ đa dạng để nó tự lựa chọn ngôn ngữ cho đúng bản chất, cá tính của mình. Đó là những

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)