Bùi AnhTấn với những sáng tác viết về đồng tính

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Bùi AnhTấn với những sáng tác viết về đồng tính

Nếu nói về đề tài đồng tính trong văn học đương đại ở nước ta thì phải ghi công đầu cho nhà văn Bùi Anh Tấn. Chỉ riêng tác giả Bùi Anh Tấn đã có

“tuyển tập đồng tính” do nhà xuất bản Trẻ phát hành gồm: tiểu thuyết: “Một

thế giới không có đàn bà” (viết về đồng tính nam), tiểu thuyết “Les - vòng tay không đàn ông” (viết về đồng tính nữ), tiểu thuyết “Phương pháp của A.C.Kinsey” (viết về đồng tính nam), tiểu thuyết “Không và sắc” (đề cập đến

vấn đề dục lạc và những biểu hiện của sự khát dục trong hàng ngũ tăng sĩ trẻ)

và tuyển tập truyện ngắn “Cô đơn” (với các truyện như “Cô đơn”, “Tình

trai”, “Bướm đêm”, “Biển cạn”, “Bụi đường”, “Trái tim tội lỗi”, “Như một tiếng thở dài”, “Ánh đèn đêm”, “Bên đời hiu quạnh”, “Tình nhớ”…).

Có thể nói, Bùi Anh Tấn là nhà văn Việt Nam đầu tiên “soi thấu” đề tài đồng tính - một vấn đề khá nhạy cảm hiện nay. Với cái duyên của nghiệp viết về thực trạng đồng tính của xã hội, anh đã dẫn người đọc vào một cung đường mới. Qua ngòi bút của Bùi Anh Tấn, độc giả sẽ thấy rõ hơn, hiểu sâu hơn thế giới của những người đồng tính..

“Dùng hình thức tiểu thuyết viết về một đề tài gai góc, tế nhị với cốt truyện nhiều thắt nút, nhiều cao trào, vực xoáy, nhiều tình huống, chi tiết bất ngờ, các tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn là những câu chuyện mang đậm chất “thế sự đời tư”, thẫm đẫm tính nhân văn, thể hiện thành công của tác giả trong việc lôi cuốn người đọc và tạo được sự cảm thông đối với những người đồng tính” [32].

* Năm 1999, cuốn tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà” ra đời

đã đưa Bùi Anh Tấn trở thành cái tên “hot” trên văn đàn. Nhiều tác phẩm khác xoay quanh vấn đề đồng tính, thế nhưng với Bùi Anh Tấn, người đồng

trong văn học Việt Nam đương đại. Tiểu thuyết này đã trở thành một hiện tượng văn học ngay sau khi xuất bản lần đầu tiên.

“Một thế giới không có đàn bà” phơi bày một thực tế đang có mặt bên cạnh

của cuộc sống đa số công chúng: cuộc sống của những người bị đồng tính luyến ái. Tiểu thuyết là những ghi nhận có thật, những cảm nhận chiêm nghiệm của tác giả dưới góc độ “nhân học”. Anh không ngần ngại gửi thông điệp đến ai đó trong chúng ta, nếu là người đồng tính luyến ái, cần được sự cảm thông chia sẻ. Và bản thân người đó hãy dũng cảm sống và hướng tới hạnh phúc bằng chính nghị lực trái tim mình. Hãy ngẩng cao đầu để chờ đón những thử thách và cả những ngọt ngào mà mỗi con người trong chúng ta khi sinh ra đều có quyền được hưởng…

* Sau khi ra mắt “Một thế giới không có đàn bà”, có thể nói, đề tài

đồng tính đã có người “nổ phát súng đầu tiên”. Một mảng đề tài mới được mở ra, cần tiếp tục khai phá. Tuy nhiên, bốn năm năm sau đó, cuốn sách văn học thứ hai về đề tài đồng tính ra mắt ở Việt Nam, vẫn lại là của tác giả Bùi Anh

Tấn. Đó là tiểu thuyết “Les - vòng tay không đàn ông” viết về đồng tính nữ.

Tác giả tâm sự: “khi viết về đồng tính nữ, tôi hoàn toàn hiểu rằng mình đang mạo hiểm (…). Viết về đồng tính nam dù sao tôi cũng có một số lợi thế nhất định, trong khi viết về giới tính nữ tôi hoàn toàn là người “trắng tay”. Dù vậy, tôi hy vọng mọi người nhận ra cái tâm của người cầm bút và những bạn đọc đồng tính nữ sẽ hiểu và cảm thông bởi vì tôi rất muốn xã hội hiểu các bạn

hơn” [34].

Trong “Les - vòng tay không đàn ông”, vấn đề giới tính được đề cập

giản dị, trực diện, thẳng thắn. Nhân vật chính của truyện là những người phụ nữ thành đạt, cả về danh vọng lẫn vật chất. Họ có thể là giảng viên đại học (Yên Thảo), có thể là nghệ sĩ (Hương Trang), có thể là doanh nhân (Kiều Thu), hay cô sinh viên đang theo học ở một trường nào đó (Yến, Châu),… Họ

đã phải đối mặt với những rắc rối của bản thân cũng như sức ép của dư luận. Họ đã tìm đến nhau …

“Phụ nữ - bất kể họ là ai thì vần luôn giữ được sự mềm mại, dịu dàng, nữ tính. Và dĩ nhiên, những trang viết về họ cũng sẽ như vậy. Không có vụ án, không có đổ máu nhưng nhiều nước mắt …” [18].

“Bằng một văn phong tiểu thuyết chuyên nghiệp và không kém phần dạt dào tình cảm, nhà văn Bùi Anh Tấn đã đưa người đọc bước vào thế giới les một cách tự nhiên với thái độ tôn trọng và cảm thông với họ” [35].

* Sau hai cuốn tiểu thuyết trên, năm 2005, “Phương pháp của

A.C.Kinsey” được xuất bản là một thành công mới của Bùi Anh Tấn về chủ

đề giới. Tác phẩm là bước tiến, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc hơn của tác giả

về đồng tính. Với tiểu thuyết “Phương pháp của A.C.Kinsey”, cái gọi là mới

đó chính là “tôi tin rằng có tình yêu đồng tính và nó luôn tồn tại” [33].

“Phương pháp của A.C.Kinsey” đề cập đến đời sống tinh thần của

những “gay” khá thành đạt (Cường, Bằng, Rich Phạm, kỹ sư Trung, giám đốc Trần Anh). Cuộc sống vật chất của họ khá sung túc, đầy đủ, thế nhưng, những con người này đều bị giày vò, trăn trở với những cái tôi “khát vọng” thật trong bản thân mình, nhiều người cố gắng “giết” chết những khát vọng đó nhưng rất khổ sở, đau đớn.

Ngoài ba cuốn tiểu thuyết đỉnh cao trên thì tiểu thuyết “Không và sắc”,

“Và ta và em và cả bầu trời” và tập truyện ngắn “Cô đơn” cũng là những

sáng tác rất hay và có giá trị của Bùi Anh Tấn về chủ đề giới.

Tiểu thuyết “Và ta và em và cả bầu trời” viết về dân gay nhưng đề cập

đến những người ở độ tuổi 40, sau khi đã lấy vợ có con, họ sẽ ra sao nếu một ngày kia nhận ra mình yêu một người đồng giới. Cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện tình rất mượt mà, sướt mướt nhưng cũng không nằm ngoài kết cục là sự bế tắc và đau khổ.

“Không và sắc là cuốn tiểu thuyết có nét duyên rất riêng và khá hấp

dẫn. Sức lôi cuốn của nó chính là những cảm xúc tự nhiên rất người, rất đời, pha lẫn màu sắc huyền thoại về những con người đang nỗ lực đem ánh sáng hoà vào cát bụi làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, nhiều ý nghĩa hơn” [40].

Ấn tượng hiện đại mà tác phẩm đem lại chính là mạnh dạn đề cập đến những vấn đề khá nhạy cảm của tôn giáo. Đó là vấn đề nhục lạc và những biểu hiện của sự khát dục trong hàng ngũ tăng sĩ trẻ. Tác phẩm đem đến lời cảnh báo cho những người xa dời giới luật, không tôn trọng giới luật, lợi dụng phương tiện để biện minh cho hành động.

Với vốn sống phong phú, nhận thức, tư duy Phật học khá cơ bản cộng với bản lĩnh của một tâm hồn văn chương nhạy cảm và một niềm tin tha thiết vào con người, tác giả đã đi từ cái khó nắm bắt trở về với những điều gần gũi, thân quen. Để tránh khỏi lối viết theo kiểu hoà âm một cách đơn điệu về Phật giáo, tác giả xây dựng thành công nhiều nhân vật: một Thiện Tài mong được xuất gia cống hiến cả cuộc đời người cho Phật pháp nhưng vẫn không vượt ra ngoài những khát khao nhục cảm mãnh liệt; một Tiểu Vân Tử không rõ là nam hay nữ… Qua mỗi trang viết, mỗi nhân vật ấy, chúng ta thông cảm và đồng cảm với những cảm xúc rất bản năng, những dằn vặt khổ đau của kiếp người mà không rơi vào cách nhìn dung tục hoá tới mức tầm thường các giá trị cuộc sống.

Với tuyển tập truyện ngắn “Cô đơn”, Bùi Anh Tấn đưa người đọc đến

với thế giới của những người đồng tính luyến ái nhưng điều đặc biệt ở tập sách không chỉ đơn thuần là hai người đồng giới yêu nhau mà với nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau của tình yêu. Nhà văn đã dẫn người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác qua những câu chuyện thú vị. Với tập truyện ngắn này, một lần nữa, độc giả lại cùng nhà văn khám phá thế giới tâm hồn của những người đồng tính, những nguyên nhân dẫn đến đồng tính. Dù đôi khi có

thể chỉ là những giả định chủ quan nhưng với giọng văn chân thành, tự nhiên, giàu cảm xúc, Bùi Anh Tấn xứng đáng được xem là nhà văn Việt Nam “chuyên trị” về đề tài nhạy cảm này.

Như vậy, bằng việc trình làng một loạt các sáng tác viết về đề tài đồng tính, Bùi Anh Tấn thực sự đã trở thành nhà văn của “giới thứ ba” và là người có công đầu “khai thông” đề tài khá nhạy cảm này trong văn học đương đại

Việt Nam.

Qua từng tập truyện, từng cuốn tiểu thuyết trên, chúng ta bắt gặp những câu chuyện rất mượt mà, tinh tế của những con người không may bị “tật nguyền sinh lý”. Đặc biệt, tác giả luôn đề cao tính nhân văn, hướng thiện, khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ nhất trong con người dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu thế

giới của những người đồng tính ở ba tiểu thuyết: “Một thế giới không có đàn

CHƯƠNG 2

THẾ GIỚI NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA BÙI ANH TẦN

2.1. Bảng thống kê, phân loại các nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)