“Đồng tính” trong lịch sử xã hội

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.1. “Đồng tính” trong lịch sử xã hội

a. Khái niệm “đồng tính luyến ái”

Trong “Kinh thi” có câu: “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, ta có thể suy ra ý của người xưa muốn nói khát vọng tình dục bao giờ cũng hướng tới người khác giới. Theo đuổi, mộng mơ người khác giới hẳn là bản chất của loài người thế mà lại có một số người không muốn theo quy luật bất biến, vĩnh hằng ấy, nghĩa là họ chỉ yêu và khát khao người cùng giới. Người ta đặt cho hạng người này là “đồng tính luyến ái”.

“Đồng tính luyến ái” (homosexuality) hay “Đồng tính” là một từ

dùng phổ biến ở phương Tây trong thế kỷ XX nhằm gọi hiện tượng tình dục đồng giới.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Đồng tính luyến ái” hay “đồng tính” chỉ việc hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục cùng giới

tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc lâu dài. Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thức của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này (…). Đồng tính luyến ái được coi là một dạng trong thang liên tục của thiên hướng tình dục. Thực tế, “đồng tính” khá phức tạp, có nhiều kiểu, dạng, loại và cách gọi khác nhau.

* “Lesbian” (đọc ngắn là “Les”): chỉ người đồng tính nữ. “Les” lại chia làm nhiều kiểu: “Fem” chỉ những người đồng tính nữ có nữ tính, khó phát hiện là les; “Butch” là những người đồng tính nữ có nam tính, cử chỉ điệu bộ giống đàn ông; “Soft butch”(SB) là từ chỉ một dạng khác của đồng

tính nữ, có bề ngoài và cá tính mạnh mẽ nhưng ở mức độ chừng mực, không cố gắng hết sức nhằm loại bỏ những đặc điểm nữ tính của mình.

* “Gay” (từ tiếng Anh) là chỉ những người đồng tính nam. “Gay” lại chia làm “gay kín”, “gay mở” (bóng lộ). “Gay kín” là những đồng tính

nam có nam tính, rất khó và không thể nhận biết được họ đồng tính nếu họ

không công khai. “Gay mở” là những người đồng tính nam ăn mặc, cử chỉ

như phụ nữ, họ tự coi mình là nữ giới và nhiều người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Một cách bình dân, “pêđê” có thể chỉ người đồng tính nam, “ô môi” có thể chỉ người đồng tính nữ. Các từ “đồng tính luyến ái”, “gay”, “les” là từ khoa học mang tính chất trung lập song các từ “pêđê”, “bóng lộ”, “hifi”… mang tính xúc phạm ít hoặc nhiều.

Cụm từ “giới thứ ba” mặc dù không mang tính chất xúc phạm và được dùng phổ biến bởi người dân và báo chí nhưng nó không có định nghĩa rõ ràng và thường để chỉ cộng đồng người đồng tính và người chuyển giới tính một cách không phân biệt.

Theo bác sĩ Trần Bồng Sơn, nhà giới tính học nổi tiếng nhất Việt Nam, có hai loại người đồng tính: thật và giả. Những người đồng tính thật là những người đồng tính bẩm sinh và số người này rất hiếm. Theo ông, hầu hết những người đồng tính là giả, bị bạn bè rủ rê để thử nghiệm lối sống mới nhưng cuối cùng cũng trở về với lối sống trước đó.

Có nhiều giả thiết về về nguyên nhân tạo nên “đồng tính luyến ái”, trong đó, có hai nguyên nhân được xem là chủ yếu: di truyền học và quá trình phát triển tâm lí.

- Di truyền học:

Bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài người đều có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ở phái nữ, nhiễm sắc thể quy định giới tính là x và x, còn ở nam là x và y. Đôi nhiễm sắc thể giới tính này quyết định những khác biệt giữa hai phái, trong đó có bộ phận sinh dục ngoài. Bên cạnh đó, bộ não nam và nữ cũng khác nhau. Não có một vùng đặc biệt gọi là hạ đồi, tiết ra nội tiết tố có tác dụng kích thích tinh hoàn hay buồng trứng sản xuất ra nội tiết tố giới tính. Trung tâm não còn có trung tâm xác định đối tượng tình dục mà nếu bị trục trặc thì có thể sinh ra chuyện… yêu người cùng phái.

Zwang (1985) cho rằng có “rối loạn trong cấu trúc của bản năng cố định đối tượng”. Cấu trúc này được cho là nằm rất sâu bên trong “hệ não rìa” (limbic system), là một trong những khu vực khó nghiên cứu và ít được hiểu biết nhất của não bộ, nó có nhiệm vụ tạo ra, rồi sau đó cố định “hình ảnh đối tượng”.

Có người lại cho rằng mấu chốt của vấn đề lại nằm trong Gen. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng 33% những người anh trai có em đồng tính luyến ái cũng sẽ trở thành đồng tính luyến ái, kể cả khi họ lớn lên trong hai môi trường khác nhau.

Có trường phái giải thích cho rằng do Hormone: Những người đàn ông có ostrogen hoặc phụ nữ có androgen quá mức sẽ có thể bị ảnh hưởng về cả thể chất và tâm lí. Đồng tính luyến ái là do các hormone này. Ví dụ, nhiều trường hợp nam (bóng lộ) thích ăn mặc như phụ nữ, dáng đi ẻo lả, giọng

“dẻo”; nữ (butch) thích ăn mặc như con trai, giọng ồ ồ, tính tình mạnh bạo như đàn ông...

Năm 1993, một nhóm nghiên cứu y học do Dean Harner đứng đầu đã tìm mối liên hệ giữa gen và chứng đồng tính luyến ái. Họ tìm thấy một điểm đặc biệt trên nhánh dài của nhiễm sắc thể được truyền từ mẹ sang con và thường gặp ở những người đồng tính luyến ái.

- Quá trình phát triển tâm lý:

Bên cạnh chứng minh đồng tính luyến ái là do di truyền học, không số ít các nhà tâm lí học chứng minh là do quá trình phát triển tâm lý.

Sigmund Freud (nhà phân tâm học nổi tiếng) và rất nhiều nhà tâm lí học khác cho rằng: quá trình hình thành các kinh nghiệm thời thơ ấu của trẻ góp phần định hướng giới tính của trẻ sau này. Ông tin rằng những người đồng tính luyến ái vẫn là đồng tính luyến ái khi đã lớn. Nhưng ông cũng tin rằng tất cả người lớn kể cả người có quá trình phát triển giới tính bình thường vẫn có một “khả năng đồng tính” tiềm tàng ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để tổng kết lại, người ta xem lại tất cả các nghiên cứu về vấn đề này và kết luận lại: các hành vi về giới tính rất khác nhau đối với mỗi người. Cũng như trí thông minh, thiên hướng tình dục cũng là một phần hết sức phức tạp mà khoa học hiện đại đang cố gắng giải thích bằng di truyền học… không thể khẳng định đồng tính hoàn toàn là do các quá trình sinh học, mà là từ từ phát triển qua một quá trình bao gồm các yếu tố sinh lí và tâm lí.

c. Nguồn gốc của “đồng tính luyến ái”

Đồng tính luyến ái đã thực sự trở thành một trong những hiện tượng quan trọng ở cả phương Đông và phương Tây.

Khi nghiên cứu lịch sử của nhân loại, các nhà khoa học rất bất ngờ rằng đồng tính đã xuất hiện từ rất sớm (thế kỉ VI -> thế kỉ IV TCN), khi những nền văn minh của loài người bắt đầu nhen nhúm, từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu

đồng tính không còn là chuyện lạ. Nhiều truyền thuyết, nhiều cổ vật miêu tả cảnh quan hệ đồng tính. Nổi bật nhất có thể thấy đồng tính hiện diện ở nền văn minh Hi Lạp, La Mã, Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí trong Kinh thánh được xem là một trong những tài liệu cổ xưa nhất cũng nói về đồng tính.

Tại cộng hoà Séc, các nhà khoa học đã khai quật được một ngôi mộ cổ của một người đồng tính có niên đại từ 4500 năm đến 5000 năm tại ngay thủ đô Praha. Nhiều nhân vật lịch sử trong đó có Socrates, Lord Byron, Leônardo da Vinci,…có thể được xem là người đồng tính. Vị vua lừng danh Friedrich II đại đế tức “Friedrich độc đáo” trị vì nước Phổ từ 1740 đến 1786 cũng bị nghi vấn đồng tính luyến ái.

Ở Đông Á, tình yêu đồng tính có trong những tài liệu lịch sử xa xưa nhất.

Đồng tính luyến ái ở Trung Quốc được biết đến với “mối tình cắt tay áo” (vua Lưu Hân thời nhà Tây Hán vào năm thứ VII. TCN yêu mê mệt chàng trai trẻ Đồng Hiền…).

Đồng tính luyến ái ở Nhật Bản được biết đến dưới dạng chúng đạo shudo hay nam sắc nanshoku (những từ bị ảnh hưởng từ văn chương Trung Quốc) được ghi nhận từ hơn một nghìn năm và từng là một phần trong đời sống phật giáo và truyền thống Samurai. Văn hoá tình yêu cùng giới làm truyền thống hội hoạ và văn chương cũng được tôn vinh. “Truyện kể Genji” là một trường thiên tiểu thuyết của Murasaki Shikibu cũng đề cập đến mối quan hệ này.

Trong lịch sử Việt Nam rất hiếm có trường hợp đựơc ghi nhận mặc dù trong thế kỷ XVI, XVII có một vài vua chúa có thê thiếp là đàn ông… Ngoài ra, sách sử có chép rằng vua Khải Định tuy có 12 bà vợ nhưng bất lực hoặc không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông.

Như vậy, không phải bây giờ mới có đồng tính mà đồng tính đã xuất hiện từ rất lâu. Nói bây giờ đồng tính nhiều hơn do lây lan là “oan” cho đồng tính vì các nhà khoa học nghiên cứu được rằng luôn có một tỉ lệ đồng tính nhất định trên tổng dân số (trung bình khoảng 5%). Chính vì thế dân số tăng thì tỉ lệ đồng tính cũng phải tăng theo. Mặt khác, thời đại ngày nay, công nghệ phát triển, nhận thức thoáng hơn thì nhiều người đồng tính “công khai” hơn trước kia.

d. Quan điểm xã hội đối với hiện tượng đồng tính luyến ái

Do những thành kiến và phân biệt đối xử, thậm chí ngay cả phỉ báng, khinh rẻ, kết tội trong nhiều xã hội, nhiều cộng đồng mà nhiều người đồng tính luyến ái phải chịu áp lực, tủi hổ và đau khổ.

Trong thế kỷ XX, Đức quốc xã đã cho hành quyết những người đồng tính luyến ái vì cho rằng họ đe doạ sự nam tính và làm dơ bẩn “giống nòi Aryan”. Năm 1950, hàng trăm người bị sa thải vì là đồng tính trong một chiến dịch có tên là “Nỗi sợ hoa oải hương” của M.Carthyism.

Hiện nay, khi xã hội đã cởi mở hơn, quyền cá nhân càng được tôn trọng hơn thì thái độ của xã hội đối với những người đồng tính luyến ái không còn quá nghiệt ngã.

Ở Việt Nam, nhìn chung thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là kì thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không quan tâm. Những định kiến về đồng tính luyến ái vẫn còn khá phổ biến trong xã hội Việt Nam. Mặc dù pháp luật không cấm cản nhưng đề tài đồng tính luyến ái được xem là không bình thường, tránh né.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 29)