Miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật

Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm trang phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo,… Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật . Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ, tượng trưng (Nguyễn Du tả Thúy Vân, Thúy Kiều) thì văn học hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động. Ngoại hình là yếu tố bên ngoài tác động một cách trực tiếp và đầu tiên tới đối phương trong giao tiếp. Có những người sẽ làm cho đối phương yêu quý hoặc khiếp sợ cũng chính từ ngoại hình của mình. Thấy được vai trò đó, người nghệ sĩ khi sáng tác những tác phẩm văn học cũng luôn chú trọng tới việc khắc họa ngoại hình. Việc miêu tả ngoại hình của nhà văn sẽ giúp nhân vật vừa hiện lên cụ thể vừa sinh động, có thể mang những dấu ấn riêng của cá nhân hoặc những đặc điểm chung của một loại người, lớp người trong xã hội. Những nhân vật thành công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng lựa chọn công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật.

Đối với nhà văn Bùi Anh Tấn, những nhân vật đồng tính trong các tiểu thuyết của anh để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả không chỉ bởi cuộc

sống, tính cách, số phận ngang trái, éo le mà còn chính những nét khắc khổ hoặc dễ thương trên thân hình họ. Vì thế khi đặt bút sáng tác, Bùi Anh Tấn luôn coi biện pháp nghệ thuật này như một phương thức hữu hiệu để khắc họa nhân vật cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Trong “Les - vòng tay không đàn ông”, xuất phát từ quan niệm con

người là cá nhân với ý thức tự do về bản thể, Bùi Anh Tấn đặc biệt chú trọng miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của các nhân vật nữ. Cái đẹp được vẽ lên bằng con mắt của một nhà mỹ thuật hiện ra như sự ban tặng của tạo hóa để con người chiêm ngưỡng và mỗi vẻ đẹp được cảm nhận một cách tinh tế, trọn vẹn.

Diệu Hiền xuất hiện trong buổi sinh hoạt của các chị em les tại quán

Quỳnh Hương với “một chiếc áo dài cổ thuyền bằng gấm mỏng màu xanh

nhạt, may theo mốt mới bây giờ. Đầu cuốn một chiếc khăn voan nhẹ tím biếc, bao quanh khuôn mặt trái xoan với đôi mắt tím mơ hồ như trời thu xứ Huế. Không trang điểm và không đeo bất cứ thứ trang sức nào trên người vì hình như nếu có thì cũng không thể sánh với vẻ đẹp nhẹ nhàng, dịu dàng của nàng” [3, tr.247]. Một vẻ đẹp thanh khiết, mỏng manh. Nó phản ánh phần nào

đời sống nội tâm bên trong của les Diệu Hiền: luôn mơ màng, khao khát một tình yêu dịu ngọt với một “les” dù biết rằng không thể bởi nàng còn có bổn phận, trách nhiệm với chồng con, gia đình, xã hội. Vẻ đẹp của Diệu Hiền khiến Yên Thảo “ngẩn ngơ”, “say sưa ngắm nhìn”. Và sau này khi nhận biết rõ mình là ai (một les), mỗi khi nghĩ về Diệu Hiền, Yên Thảo không khỏi xót xa. Đẹp là vậy, nhưng tạo hóa quá nghiệt ngã với Diệu Hiền, không cho nàng là một phụ nữ bình thường như bao phụ nữ khác, bắt nàng luôn sống trong dằn vặt, đau khổ, khao khát, kìm nén của một les.

Không mang vẻ đẹp dịu dàng như Diệu Hiền nhưng vẻ đẹp của Hương

Trang và Kiều Thu cũng rất ấn tượng. Hương Trang là “một người đàn bà có

rợp, đuôi mắt cho tới khóe môi, tất cả đều được chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng như để quảng cáo cho chính chủ nhân của nó là một nhà giải phẫu thẩm mĩ (…), mái tóc, trang phục, đôi giày đi dưới chân… đều được Hương Trang chọn lọc kỹ càng và sử dụng thích hợp tùy theo thời tiết cũng như hoàn cảnh nhất định” [3, tr.102]. Đó là một vẻ đẹp được chăm sóc kĩ lưỡng, đem lại

thiện cảm cho người đối diện về một phụ nữ luôn biết nâng niu và coi trọng vẻ đẹp của mình. Nhưng khó ai có thể ngờ rằng người đàn bà hấp dẫn nhường

này lại có thể là một “lesbian”. Kiều Thu cũng vậy. “Một phụ nữ trên bốn

mươi, có gương mặt xương xương, làn môi hơi mỏng nhưng nhờ màu hồng của son môi Revlon thoa khéo nên nhìn lại thấy đầy đặn trên khuôn mặt. Nàng ta mặc bộ veston trắng cài một khuy theo kiểu của nhà Brioni kết hợp với áo sơ mi nhuộm loang màu phá cách của Jean Paul Gauier (…) ánh mắt nhìn thẳng thắn mạnh mẽ, đầy thu hút” [3, tr.63-64]. Đó là một vẻ đẹp “khỏe khoắn và lạnh lùng” [3, tr.64]. Có ý thức trang điểm cho mình đẹp hơn chính

là hiểu rõ giá trị vẻ đẹp của thể chất của con người trong xã hội. Điều đó làm cho con người càng thêm yêu cuộc sống hơn. Đây là một nét nhân văn rất mới của Bùi Anh Tấn trong nghệ thuật xây dựng hình tượng các les. Trong khi tả diện mạo nhân vật, Bùi Anh Tấn còn chú ý quan tâm miêu tả cả đôi mắt. Đó

là “đôi mắt tím mơ hồ” của Diệu Hiền, “ánh mắt nhìn thẳng thắn” của Kiều

Thu với những nét tính cách khác nhau. Bởi vậy, đôi mắt trở thành kí hiệu thẩm mĩ, vừa thể hiện một hiện tượng thực tại nhằm tô điểm cho vẻ đẹp của nhân vật, vừa mã hóa một nội dung cảm xúc do hiện tượng đó gợi lên cho người đọc.

Xây dựng ba nhân vật les: Diệu Hiền, Kiều Thu, Hương Trang bằng việc kết hợp khéo léo các danh - động - tính từ,… qua việc miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của họ, Bùi Anh Tấn giúp người đọc chiêm nghiệm sâu sắc hơn ý nghĩa sâu sa của câu thành ngữ: “nhìn mặt mà bắt hình dong”. Diệu Hiền đẹp

một vẻ đẹp dịu dàng ẩn chứa một tâm hồn nhạy cảm, một tính cách nhẹ nhàng của một “les ferm”. Kiều Thu, Hương Trang mang vẻ đẹp sang trọng, quyền uy của một tính cách mạnh mẽ, dứt khoát của một “les sb”.

Bên cạnh việc khắc họa vẻ đẹp của ba “les chính hiệu” trên, trong tiểu thuyết này dường như nhắc đến nhân vật nào, Bùi Anh Tấn cũng không quên vẽ lên vài nét về chân dung của họ để qua đó người đọc có cảm nhận ban đầu, trực diện về nhân vật.

Với lối tả khá tỉ mỉ, chi tiết, Bùi Anh Tấn đã để cho người đọc được tiếp xúc với một giảng viên Yên Thảo bởi phong cách rất “teen” do ảnh hưởng của cách sống bên Pháp trong nhiều năm du học. Ngày đầu tiên đến nhận công tác tại trường Đại học bán công Nguyễn Đình Chiểu, Yên Thảo đã gây sốc cho ông trưởng phòng tổ chức của trường bởi lối ăn mặc quá “hiện

đại”. Cô mặc “một cái áo pull bằng len mỏng pha polyester màu xanh nhạt,

váy jean ngắn với thắt lưng bản to, đi giầy bót da cao gần tới đầu gối, tóc cột cao, make up mặt nhũ xanh và tô môi son màu cam đậm” [3, tr.38]. Cách ăn

mặc khá phóng đãng “kiểu bụi quậy hay cẩu thả cố ý” [3, tr.71] này của Yên

Thảo cùng với phương pháp dạy học hiện đại với việc kích thích tối đa tâm lý sinh viên trong việc tiếp thu kiến thức, ở ngôi trường này, được hiểu như là

cuộc “nổi loạn” [3, tr.39]. Nhưng sau nhiều năm làm giảng viên đứng lớp,

nhất là với sự huấn luyện của cha và chỉ dạy của mẹ thì dần dần trong việc ăn

mặc Yên Thảo cũng chú ý hơn. Nàng chỉ “mặc đơn giản một chiếc áo màu

hồng phấn cổ tròn cùng chiếc váy đen dài quá đầu gối, tất cả đều có đường lượn thêu hoa trang nhã. Cổ đeo một dây chuyền vàng trắng mỏng có đính mấy mảnh kim cương nhỏ, loại hàng hiệu của hãng thời trang nổi tiếng Dogay Paris, không bông tai, tay trái đeo chiếc đồng hồ Ý bằng bạch kim, quà tặng của một người bạn thân từ hồi còn bên Pháp. Nàng trang điểm nhẹ nhàng với màu son hồng phớt qua môi. Da trắng, dáng mảnh mai, mắt một

mí…” [3, tr.71]. Yên Thảo bây giờ khác rất nhiều, ăn mặc kín đáo nhẹ nhàng

hơn xưa, “đúng là một nhà giáo mẫu mực” [3, tr.71]. Bùi Anh Tấn luôn đề

cao vẻ đẹp thời trang: từ cách trang điểm đến những trang phục. Vẻ đẹp của

Yên Thảo đã tạo được dấu ấn riêng. “Nàng ngầm tự hào, kiêu hãnh về mình”

[3, tr.34].

Không chỉ quan tâm, khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật nữ, trong hai tiểu

thuyết “Một thế giới không có đàn bà” và “Phương pháp của A.C.Kinsey”

chân dung của các gay cũng được thể hiện khá rõ nét với những chi tiết miêu tả về ngoại hình. Mỗi chân dung, mỗi con người, mỗi số phận ẩn chứa bên trong là một thế giới tâm hồn đầy phức tạp với bao dằn vặt, đau khổ, ăn năn… Sinh ra trong một gia đình trí thức, cha là một nhà khoa học lớn, có tên

tuổi (giáo sư Vĩnh Chương), mẹ là một nhà giáo, Thành Trung (Một thế giới

không có đàn bà) may mắn có một gia đình hạnh phúc. Bản thân Thành

Trung lại là người có học, có công việc ổn định (cảnh sát hình sự), được trời

phú cho một ngoại hình chuẩn, “đẹp trai, có vóc dáng cao lớn như một vận

động viên thể thao”, “những nét tuấn tú trên gương mặt bầu bĩnh với một bên má lúm đồng tiền khi cười rất có duyên” [2, tr.3], Trung là niềm mơ ước của

bao cô gái. Anh mang một vẻ đẹp “mạnh khoẻ, nhẹ nhõm, trẻ trung, có phần

đỏm dáng, rất công tử bột” [2, tr.3].

Cùng Quang Việt đến Sài Gòn Boys để gặp Hoàng tìm hiểu về dân

đồng tính, Thành Trung xuất hiện với “gương mặt sáng sủa đầy nam tính,

dáng cao lớn trong bộ đồ rất hợp thời trang, áo mầu trắng ngà với những đốm sao đen lượn quanh người, ôm gọn lấy thân mình khoẻ mạnh, quần jean Levis, xịt keo đen mượt, sợi dây bạch kim nhỏ với cái khuyên ngọc hình mặt trăng lơ lửng trên vòm ngực trông đơn giản, thanh lịch, thể hiện qua màu sắc tinh tế trên bộ quần áo đang mặc của Trung...” [2, tr.75]. Qua nhận xét của

hình sự trước mặt Việt chính hiệu là một thanh niên Sài Gòn thanh lịch cuối thế kỉ XX” [2, tr.75].

Với thái độ chia sẻ, cảm thông và một trái tim chân thành, giàu cảm xúc, Bùi Anh Tấn luôn dành cho nhân vật của mình, nhất là những gay kín có số phận bất hạnh những trang văn đẹp nhất, kể cả khắc hoạ chân dung cho đến thể hiện tâm lí, thế giới nội tâm của họ. Hoàng được nhà văn miêu tả là

một “thanh niên tuấn tú đẹp trai đến không ngờ, mái tóc hoe vàng, loe loe vài

sợi đỏ rủ trên trán mơ màng, trên khuôn mặt trắng ửng hồng, sáng sủa, sống mũi đầy đặn và làn môi đỏ như son” [2, tr.76]. Ngoại hình của Hoàng mang “một vẻ đẹp dịu dàng, mong manh” [2, tr.78] mà sau này trong “Phương pháp của A.C.Kinsey” ta cũng bắt gặp ở nhân vật kỹ sư Trung, nhân vật

“chị”. Trung với “khuôn mặt đẹp và đôi mắt ướt mênh mông buồn như trời

thu và một thân hình nở nang, cao ráo, ba số đo khá chuẩn ngang người mẫu từ vòm ngực vổng cao đến mông nở tròn, đùi dài thẳng trong chiếc quần Zin bó” [5, tr.45]. Nhân vật “chị” với “giọng Huế nhẹ nhàng như hát, dịu dàng như ngâm thơ.” “Anh cao hơn mét sáu, tướng người mảnh khảnh và có cặp kính trắng trên khuôn mặt xương xương hơi dài nhìn rất trí thức, luôn nở nụ cười bẽn lẽn trên đôi môi trông thật cởi mở” [5, tr.61].

Khi khắc hoạ chân dung các nhân vật của mình, Bùi Anh Tấn rất hay sử dụng biện pháp so sánh. Đây là sự kế thừa nhưng có cách tân từ văn học cổ. So sánh với cách miêu tả nhân vật trong văn học cổ, cách miêu tả của Bùi Anh Tấn không còn trừu tượng, bóng bẩy mà đã cụ thể hơn nhiều. Nó giúp cho độc giả cảm nhận được trực tiếp như là nhân vật đang đứng trước mặt mình vậy. Rõ ràng, qua việc miêu tả ngoại hình, nhân vật đã thể hiện lên cụ thể và từ đó bạn đọc có thể hình dung rõ về nhân vật, hé mở dần cánh cửa khám phá tính cách. Bùi Anh Tấn không chỉ miêu tả ngoại hình một cách đơn

thuần mà qua việc miêu tả ngoại hình, nhà văn thể hiện thái độ trân trọng đối với các nhân vật.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 82)