Bảng thống kê, phân loại

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 47)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Bảng thống kê, phân loại

2.1.1.1. Số lượng

Chúng tôi tiến hành khảo sát 3 tiểu thuyết: “Một thế giới không có đàn

bà”, “Les - vòng tay không đàn ông” và “Phương pháp của A.C.Kinsey”

của Bùi Anh Tấn. Sau đây là bảng thống kê sơ bộ số lượng tổng thể các nhân vật (nhân vật được nhà văn miêu tả hoặc nhắc đến trừ những đám đông không thể xác định số lượng) trong từng tiểu thuyết.

Tác phẩm Số lượng Nhân vật Những nhân vật chính, quan trọng (1) “Một thế giới không có đàn bà” 33 nhân vật Bàng, Thành Trung, Hoàng “hoàng tử”, Nguyễn Lân, Lê Viễn, Quang, Hy, Thanh, Chavara. (2) “Les - vòng tay

không đàn ông” 14 nhân vật

Kiều Thu, Yên Thảo, Hương Trang, cô Út, Hoàng Châu.

(30) Phương pháp của

A.C. Kinsey” 19 nhân vật

Cường, Rích Phạm, kỹ sư Trung, Khảo, Trần Anh, nhân vật “chị”

2.1.1.2. Thống kê, phân loại theo tiêu chí dựa vào đặc điểm nổi bật trong cuộc đời, số phận, phẩm chất, tính cách của các nhân vật cuộc đời, số phận, phẩm chất, tính cách của các nhân vật

Qua khảo sát, thống kê về số lượng nhân vật trong 3 tiểu thuyết (gần 100 nhân vật), chúng tôi nhận thấy những tiêu chí phân loại hiện thời không còn đủ sức khái quát những biểu hiện phức tạp của nhân vật trong tiểu thuyết

của Bùi Anh Tấn. Nếu phân loại theo kiểu nhân vật chức năng, nhân vật loại hình thì cách phân chia này nghiêng về văn học dân gian và văn học trung đại trong khi đó nhân vật trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn đã có sự giằng xé mãnh liệt trong tính cách, đời sống nội tâm. Nó gần giống kiểu nhân vật đa chiều trong văn học hiện đại.

Do đó, nếu phân loại nhân vật theo dạng thức này thì đã đơn giản hoá và không bao trùm hết các kiểu, dạng nhân vật phức tạp trong sáng của ông. Hơn nữa, nhân vật đồng tính trong các tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn có khi là những con người đa chiều, đa trị, lưỡng cực, khó xác định đó là nhân vật đại diện cho thiện hay ác. Vì vậy, chúng ta càng không thể đưa ra tiêu chí phân loại theo kiểu chính diện - phản diện. Cho nên, để giải quyết vấn đề này, chúng tôi dựa vào những đặc điểm trong cuộc đời, phẩm chất, tính cách nhân vật và đề xuất một số dạng thức nhân vật sau: nhân vật bi kịch, nhân vật cô đơn, nhân vật đi tìm bản thân, nhân vật tha hoá, nhân vật bản năng,… từ đó tiến hành phân loại các nhân vật trong ba tiểu thuyết đồng tính của Bùi Anh

Tấn theo các dạng thức nhân vật đó. Tác phẩm Nhân vật Nhân vật bi kịch Nhân vật cô đơn Nhân vật đi tìm bản thân Nhân vật bản năng, tha hoá “Một thế giới không có đàn bà” Bàng, Lê Viễn Hoàng Thành Trung Chavara, Thanh, Hy, Quang A, Quang B “Les - vòng tay

không đàn ông” Cô Út

Kiều Thu, Hương Trang Yên Thảo, Hoàng Châu “Phương pháp của A.C.Kinsey” Kỹ sư Trung, nhân vật “chị” Bằng, Trần Anh, Rich Phạm Cường Khảo

2.1.2. Nhận xét chung

Trên đây là những khảo sát tổng thể của chúng tôi trên cơ sở những tiêu chí nhiều mặt được đưa ra. Ở đây, chúng tôi đã tìm thấy những nét đặc biệt trong sáng tác của Bùi Anh Tấn để đưa ra những nội dung tham khảo trên.

Cụ thể, về thống kê số lượng - đây là một việc làm cần thiết để có một con số tổng thể đánh giá mật độ, số lượng các hình tượng nhân vật được xây dựng trong sáng tác của nhà văn. Với ba tiểu thuyết, Bùi Anh Tấn đã xây dựng được thế giới nhân vật khá phong phú trong sáng tác của mình. Đặc biệt,

trong cuốn tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, số lượng nhân vật

hơn 30 nhân vật (có thể lên đến 40 hoặc 50 nhân vật nếu tính cả các nhân vật chỉ được nhắc qua). Những con số này là một minh chứng cho tài năng kết cấu nghệ thuật, kết cấu hình tượng của Bùi Anh Tấn. Không có một tài tổ chức, khả năng kiểm soát tốt thì tác giả khó có thể làm được điều ấy.

Chúng tôi không thể đưa ra một con số chính xác số lượng nhân vật ở từng tiểu thuyết vì Bùi Anh Tấn nhiều khi chỉ nhắc đến cái tên của nhân vật

(chẳng hạn, nhân vật Đức gà, nhân vật Diệp Kiến Châu trong “Một thế giới

không có đàn bà”,…) mà không đắp thêm chi tiết, tạo cho nhân vật ấy một

đời sống. Đôi khi nhà văn cũng xây dựng những nhân vật vô danh tính hoặc những đám đông không rõ số lượng người, chỉ xuất hiện thoáng qua trong một sự kiện nào đó. (Chẳng hạn, những người bạn của Tú, nhóm bạn thứ sáu của bác sĩ Sơn, những callboy trong động của Pho…). Những nhân vật này mang tính chất làm phông nền cho bức tranh hiện thực, con người của Bùi Anh Tấn có thêm hơi thở cuộc sống, tô đậm những số phận, cuộc đời đồng tính được xây dựng. Đó có thể ví như những diễn viên quần chúng trong điện ảnh, những diễn viên tưởng như rất phụ nhưng lại rất quan trọng để tạo ra tính chân thực, sâu sắc cho tác phẩm nghệ thuật.

Ở tiêu chí dựa vào cuộc đời số phận, phẩm chất, tính cách nhân vật, chúng tôi thống kê thấy ở cả ba tiểu thuyết đều xuất hiện kiểu nhân vật bi kịch, nhân vật cô đơn. Điều này cho thấy cái nhìn sâu sắc mang cảm quan nhân học của Bùi Anh Tấn khi viết về những người đồng tính. Nhà văn hiểu được nỗi khổ đau, bi kịch tâm hồn của họ - những người không hề muốn mình bị khác người, nam không ra nam, nữ không ra nữ trong xã hội này để rồi bị mọi người xa lánh, khinh bỉ…

Ngoài ra, việc xây dựng các nhân vật đi tìm bản thân, nhân vật tha hoá, bản năng trong ba tiểu thuyết này cũng đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật của Bùi Anh Tấn trong việc khám phá chiều sâu tâm hồn con người, tính cách nhân vật. Họ là những con người đang còn rất mơ hồ, lần dò, mò mẫm đi tìm câu trả lời cho bản thân: Ta là ai trong cuộc đời này? Để rồi đứng giữa lằn ranh bản năng, dục vọng và bổn phận, trách nhiệm có người đã vượt qua được để sống tốt, có cuộc sống bình thường như bao người; có người không vượt qua được dục vọng của bản thân, sống buông thả theo bản năng, tha hoá biến chất. Bùi Anh Tấn đã “soi thấu” được những tâm tư đó ở những người đồng tính và khắc hoạ khá thành công trong sáng tác của mình qua hệ thống hình tượng nhân vật.

Các tiểu thuyết có số lượng nhân vật lớn, phạm vi và số lượng luận văn có hạn, cho nên chúng tôi chỉ tập trung vào phân tích các nhân vật chính, nhân vật trung tâm.

2.2. Các kiểu loại nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn

2.2.1. Nhân vật bi kịch

Văn học Việt Nam sau năm 1975 với cảm hứng thế sự đời tư đã đi sâu phản ánh những điều bình thường, hàng ngày, những tâm tư, góc khuất trong tâm hồn mỗi cá nhân. Với sự thay đổi quan niệm về con người, các nhà văn sau 1975, đặc biệt là sau đổi mới, khi quan tâm đến con người cá nhân thường

có hứng thú viết về những mất mát, bi kịch trong đời sống của họ. Rất nhiều số phận bi kịch được nắm bắt và miêu tả một cách khách quan. Đó là những

con người với “trăm ngàn mảnh vỡ khác nhau, đầy những vết dập xoá trên

thân thể, trong tâm hồn họ. Đặc biệt, các nhà văn đã thể hiện thành công bi kịch cá nhân của con người” [22]. Tuy nhiên, do vẫn còn cái nhìn không mấy

thiện cảm của xã hội đối với những người đồng tính luyến ái cho nên những mảnh đời, những số phận bi kịch đồng tính chưa được quan tâm một cách rộng rãi, phổ biến. Chỉ có một số nhà văn đã mạnh dạn viết về họ và Bùi Anh Tấn là người đi đầu với những sáng tác có giá trị lớn. Qua những trang văn của anh, lần giở từng cuốn tiểu thuyết viết về đề tài này của Bùi Anh Tấn, người đọc sẽ cảm nhận được những số phận bi kịch đầy đau đớn, xót xa, có sức ám ảnh khôn nguôi.

Khái niệm “bi kịch” đã được biết đến nhiều trong văn học. Theo “Từ

điển văn học”: “Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hoà giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn,…diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng” [28, tr.18-19]. Kết thúc của

bi kịch thường là những giá trị vật chất quý giá bị tiêu tan, là cái chết của nhân vật. Sự kết thúc bi thảm ấy thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo một cái gì tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống của mỗi người.

Bi kịch có nhiều dạng thức khác nhau. Dạng thức bi kịch phổ biến trong cuộc sống cũng như trong văn học mọi thời đại chính là bi kịch của

nhũng khát vọng của con người. “Loại bi kịch này nảy sinh do những xung

đột gay gắt bởi những mâu thuẫn không thể nào khắc phục nổi giữa khát vọng riêng tư của con người và khả năng không thể thực hiện được những khát vọng đó trong cuộc sống” [19, tr.84]. Bi kịch này thể hiện sự đau khổ, dằn vặt

của cá nhân song lại động chạm đến lẽ sống, tình yêu, sứ mệnh của con người nói chung. Vì thế, nó có một ý nghĩa phổ biến.

Kiểu nhân vật bi kịch (xét theo dạng thức cụ thể - bi kịch của những khát vọng của con người) là nhân vật thể hiện mối xung đột gay gắt bởi những mâu thuẫn không thể nào khắc phục nổi giữa khát vọng chính đáng riêng tư của con người và khả năng không thể thực hiện được khát vọng đó trong cuộc sống. Đây là kiểu nhân vật truyền thống và cũng là kiểu nhân vật có sức sống lâu bền nhất trong mọi thời đại văn học vì nó thể hiện được những vấn đề nhân sinh sâu sắc, mang tính phổ quát của nhân loại.

Trong suốt ba mươi năm văn học chiến tranh (giai đoạn 1945-1975), kiểu nhân vật bi kịch dường như bị bỏ quên hoặc nếu xuất hiện thì chủ yếu thể hiện bi kịch lạc quan. Các nhân vật này có thể gặp nhiều đau khổ, bất hạnh tột cùng nhưng cuộc đời vẫn có sự vận động theo hướng từ bóng tối ra ánh sáng (nhân vật Mị trong “Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài, Đào trong “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, …). Phải đến sau 1975, khi văn học phát triển trong bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn, văn học có điều kiện đi sâu vào tất cả các phương diện của cuộc sống hiện thực, đặc biệt là cuộc sống cá nhân của con người thì kiểu nhân vật bi kịch mới xuất hiện trở lại.

Nhân vật bi kịch trong văn học sau 1975 có mặt trong rất nhiều sáng tác của các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Ma văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh,… Qua các sáng tác của các nhà văn, bi kịch của con người đã được cảm nhận phân tích, mổ xẻ một cách chân thực, sâu sắc hơn bao giờ hết.

Là một nhà văn mẫn cảm với cuộc sống, đặc biệt có điều kiện tìm hiểu, tiếp xúc với thế giới của những người đồng tính luyến ái, Bùi Anh Tấn không ngần ngại mổ xẻ bi kịch của họ bằng cái nhìn chân thực và nhân văn nhất bởi

“Thế giới ấy đáng được biết đến, đáng được thông cảm” [11]. Điều này rõ

ràng gắn với sự đổi mới quan niệm về hiện thực và con người của văn học

Việt Nam thời kỳ đổi mới - một quan niệm đã được tổng kết thành triết lí:

“Đã gọi là một kiếp người thì không chỉ có vui mà còn có buồn, thường là buồn nhiều hơn, không chỉ có thắng mà còn có bại, thường là bại nhiều hơn, không chỉ có đúng mà còn có lầm lẫn, thường là lầm lẫn nhiều hơn. Có những kiếp người một đời đau buồn, một đời thất bại, một đời lầm lẫn, những tiếng kêu thống thiết của họ vẫn còn vang vọng tới tận hôm nay. Họ chịu bao nhiêu cái buồn để chúng ta vui thêm một chút, chịu bao nhiêu lạnh lẽo để chúng ta biết sống ấm áp hơn, chịu bao nhiêu là thất bại để chúng ta tin vào một thành công dẫu còn mong manh nào đó” [20]. Kiểu nhân vật bi kịch trong tiểu thuyết

viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn là những kiểu con người trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, phải đối mặt với những rắc rối của bản thân

bởi họ “không là ai cả, không giống ai cả. Đấy là điều bất hạnh mà chúng ta

không hề tự lựa chọn cho mình…” [2, tr.120]. Họ sống trong dằn vặt, đau khổ

với thân phận là những “kẻ lạc loài” trong cuộc đời mênh mông này.

Thạc sĩ Phạm Hồng Bàng (Một thế giới không có đàn bà) là nhân vật

mở đầu cho hệ thống nhân vật có số phận bi kịch của tiểu thuyết của Bùi Anh

Tấn. “Một thế giới không có đàn bà” mở đầu bằng một vụ án mạng. Nạn

nhân là nhà khoa học ngoại tứ tuần, độc thân - thạc sĩ, kỹ sư Phạm Hồng Bàng “bị giết chết” - một cái chết được báo trước. Qua cuốn nhật ký Bàng để lại, toàn bộ cuộc đời bi kịch của người kỹ sư này được vén lên, phức tạp và đầy ngang trái. Ngay từ thuở nhỏ, Bàng đã mang trong người một cảm giác của

một “kẻ côi cút” [2, tr.21]. Anh khao khát tình cha mẹ nhưng “họ không cho

tôi được ở bên họ”, “tôi lớn lên lặng lẽ như cây cỏ” [2, tr.21] trong tình yêu

thương và sự bao dung của người ông nội đầy nghiêm khắc. “Chuyện đời Phạm Hồng Bàng vừa có những nét riêng vừa có những cái rất chung cho cả

xã hội trong một giai đoạn lịch sử với những biến động lớn. Bàng chịu ảnh hưởng chất văn hoá phương Đông của ông nội rất nặng và xa cách với cha” [8]. Những đối xử trong gia đình được điều khiển bởi người mẹ kế chuyên quyền và cay nghiệt đã để lại hậu quả rất tai hại trong cuộc đời Bàng: anh trở thành kẻ sợ đàn bà từ hình ảnh hung dữ, nham hiểm của người mẹ kế. Tuổi thơ tràn ngập những hồi ức không hay về đàn bà, tuổi trẻ cô đơn trên đất nước xa lạ (du học bên Đức) với tác động của người bạn nước ngoài (Chavara) đã đẩy Bàng thành kẻ đồng tính luyến ái thật sự mà theo Chavara đó là bản chất thật của Bàng, hắn chỉ giúp Bàng tìm thấy nó. Đau khổ vì biết mình không thể sống như một người đàn ông bình thường, Bàng trở thành một kẻ khắc kỷ trong mắt đồng sự. Anh sống khép kín, có phần cao ngạo với các đồng nghiệp xung quanh nên ít được mọi người thích quan hệ. Những dục vọng đồng tính vẫn luôn thao thức bản thân nhưng do điều kiện Việt Nam khác bên Đức và vì danh dự, uy tín, nên Bàng phải cố gắng kìm nén và lao vào học tập nghiên cứu để quên đi điều ấy. Và khi người bạn trai thời thơ ấu (Hải) vào làm cùng cơ quan, Bàng hiện nguyên hình là kẻ đồng tính. Mối tình trai đã buộc phải gãy đổ khi người bạn thơ ấu ấy không thể tiếp tục cùng Bàng bởi anh ta là một người hoàn toàn bình thường. Cái chết của Hải trong một chuyến công tác khiến Bàng vô cùng đau khổ, sống trong ân hận giày vò.

Bao năm sống trong cô đơn thầm lặng, cha mẹ không hề quan tâm, nay gặp và yêu Hải, Bàng ngỡ rằng lòng mình sẽ được sưởi ấm, khát khao âm ỉ trong mình bao năm sẽ được giả toả vì đã có người chia sẻ. Nào ngờ, Hải đã ra đi. Cái chết của người bạn này đã khiến Bàng dấn thêm một bước nữa vào

tình yêu đồng giới với cậu học trò tên Thanh.“Thế là hết, tôi không còn cưỡng

lại được chính bản thân mình nữa. Những ranh giới, những giá trị đạo đức tinh thần... tôi đều bỏ sang một bên (...) Tôi ngụp lặn trong một vũng lầy tình

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)