Nhân vật cô đơn

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Nhân vật cô đơn

Cô đơn là một trạng thái tinh thần tiêu cực của con người. Nó xuất hiện và biểu hiện mạnh mẽ khi con người không tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ từ đồng loại, không thấy tiếng nói chung trong cộng đồng, khi con người cảm thấy lạc thời và lạc loài.

Soren Kierkegaard (1813 - 1855), triết gia Đan mạch, cho rằng: “Mỗi con người là một hiện sinh độc đáo… mỗi con người là một vũ trụ đóng kín, không ai hiểu nổi và cũng không tự thông báo cái nội tâm phức tạp của mình cho bất cứ ai” [24, tr.257].

Như vậy, theo S. Kierkegaad, cô đơn là bản chất của con người, chứng tỏ sự tồn tại đích thực của con người, làm cho con người được là chính nó, không thể trộn lẫn.

Thời hiện đại, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội chóng mặt là sự thức tỉnh mạnh mẽ của con người về ý thức cá nhân, sự trỗi dậy niềm khao khát được khám phá bản thân, con người dường như ngày càng ưa sống nội tâm, thích chiêm nghiệm, suy ngẫm. Trong một chừng mực nào đó, họ cảm nhận rõ rệt nỗi cô đơn và sự bất lực của mình trong dòng chảy của đời sống. Cô đơn trở thành một tâm thức đặc thù của con người hiện đại. Văn chương hiện đại và hậu hiện đại đã kịp thời nắm bắt và biểu hiện sâu sắc những biểu hiện mới mẻ, phong phú và phức tạp của nỗi cô đơn trong tâm hồn con người hiện đại.

Văn chương Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã phân thành hai dòng rõ rệt. Thời kỳ 1945-1975, do đặc thù của hoàn cảnh lịch sử (đất nước có chiến tranh), các nhà văn thiên về xây dựng nhân vật sử thi, những con người con người đã tìm được chỗ đứng, khẳng định được khả năng của mình trong cộng đồng, đặt lợi ích của cộng đồng lên lợi ích cá nhân. Nhân vật trong các tác phẩm thời kỳ này không có cảm giác cô đơn trên con đường đi tìm công lí. Họ luôn nhận được sự ủng hộ từ phía đồng loại, được tạo đầy đủ điều kiện để phát huy những năng lực vốn có của mình và luôn tìm thấy hạnh phúc trong sự hoà nhập với cộng đồng. Những nhân vật này tiềm tàng niềm tin mãnh liệt vào bản thân mình, vào chế độ xã hội mới ưu việt. Dạng thức, kiểu loại nhân vật cô đơn hầu như không xuất hiện và cũng không được nhà văn quan tâm thể hiện.

Sau 1975, sự thay đổi về hoàn cảnh sống đã dẫn tới sự thay đổi tâm tư, tình cảm con người, văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng cũng có những chuyển biến quan trọng để thích ứng và tiếp tục phát triển theo một

hướng mới. Cảm hứng sử thi nhường chỗ cho âm hưởng thế sự, đời tư. Các nhà văn đã chủ yếu đi khai khác và thể hiện đời sống nội cảm của mỗi cá nhân. Trạng thái cô đơn của con người cũng được nhà văn chú ý tái hiện dưới nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Những nhân vật cô đơn xuất hiện ngày càng phổ biến, giữ vai trò quan trọng trong việc phản ánh tâm thức của con người hiện đại.

Bùi Anh Tấn cũng là một trong số các nhà văn Việt Nam đương đại có sự quan tâm đặc biệt đến trạng thái tâm lý này của con người. Trong các sáng

tác của Bùi Anh Tấn nói chung và ba tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn

bà”, “Les - vòng tay không đàn ông” và “Phương pháp của A.C.Kinsey”

nói riêng, cô đơn trở thành một chủ đề lớn và có một sắc thái riêng biệt. Không phải chỉ khi nào tồn tại đơn thân con người mới cảm thấy cô đơn mà dường như cô đơn là tự thân, có nguồn gốc từ trong sâu thẳm tâm hồn, không thể minh định, biện giải một cách duy lí. Theo cách nhìn của nhà văn, cô đơn là một bản chất chủ yếu của con người hiện đại và cũng là cũng là một tiêu chí để đánh giá sự tồn tại đích thực của con người. Những nhân vật cô đơn thường là những nhân vật có khả năng nhận thức về bản ngã, về số phận của mình. Nhân vật cô đơn thường nghiêng về sống nội cảm, sống với quá khứ và những ẩn ức tinh thần.

Trong “Les - vòng tay không đàn ông”, Kiều Thu tiêu biểu cho dạng

thức nhân vật cô đơn. Là tổng giám đốc công ty trách nghiệm hữu hạn xuất nhập khẩu dược phẩm A, một người đàn bà nổi tiếng trên thương trường,

“dược sỹ Kiều Thu luôn chủ động trong mọi tình huống quan hệ, sắc sảo và quyết đoán trong làm ăn kinh doanh, nhiều đối thủ cạnh tranh phải kính nể mỗi khi nhắc đến” [3, tr.61]. Thông minh, mạnh mẽ, thẳng thắn là một Kiều

Thu của cuộc sống bên ngoài nhưng “có ai biết mỗi đêm về nằm một mình

khi nhận ra mình là “một người đàn bà có xu hướng thích quan hệ đồng tính

nữ, là một lesbian đúng nghĩa” [3, tr.83], Kiều Thu đã rất ngượng ngùng,

luôn sống trong lo sợ bị người khác phát hiện, nàng bối rối, hổ thẹn nhưng không biết chia sẻ cùng ai, đành một mình cam chịu. Lấy chồng một giải pháp

để cân bằng tâm sinh lý nhưng “cuộc sống luôn có những ẩn số khó ai có thể

biết trước được” [3, tr.79], Kiều Thu đã cố gắng sống đúng nghĩa một người

vợ, một người mẹ tốt, cố kìm nén những cảm xúc “les” vẫn âm ỉ cháy trong lòng nhưng rồi nàng cảm thấy không thể chịu nổi cuộc sống hai mặt đó.

“Muốn sống thật với bản thân, được quyền yêu và lựa chọn tình yêu của mình” [3, tr.84], Kiều Thu đã quyết định nói thẳng, nói thật với chồng mình về

tình trạng sinh lý của bản thân mình. Và thế là, từ một người phụ nữ có mái ấm gia đình hạnh phúc bên chồng con nàng trở thành một người phụ nữ cô đơn trong sự khinh bỉ, xa lánh của chồng; sự đau đớn vì không được gần con, không dám nhận con. Một cái giá phải trả quá đắt chỉ vì nàng là một “les”.

Mất gia đình, được sống công khai là một les, được tự do với những “mối tình les” của mình nhưng Kiều Thu lúc nào cũng vẫn luôn cảm thấy trống trải, cô đơn. Gặp và yêu “người tình nhỏ” (một cô bé sinh viên 20 tuổi), Kiều Thu tưởng rằng mình sẽ được sống trong cảm giác yêu thương, chấm dứt những tháng ngày cô đơn, trống trải. Nhưng “người tình nhỏ” đã bội tình, phụ bạc chị khiến chị vô cùng đau khổ và một lần nữa lại lạc vào sự cô đơn.

“Những ngày tháng sau đó, chị luôn sống chòng chành như trong mơ, không làm được việc gì, lúc nào cũng có cảm giác chơi vơi chống chếnh của một người mới đi biển bị say lên đất liền” [3, tr.263]. Nếu nỗi cô đơn Yi trong

“Tôi là les” [1] chỉ là nỗi cô đơn không tìm được người yêu thương, chia sẻ, không dám công khai (coming-out) mình là một “les” thì nỗi cô đơn của Kiều Thu càng lớn hơn bởi nàng đã tìm, đã có, đã được hưởng tình yêu “les” của mình nhưng nay bị “tuột mất”, bị “đánh cắp”, phản bội. Nếu nỗi cô đơn của

chị quét rác trong “Ánh đèn đêm” [4] chỉ là nỗi trống trải không có ai bầu bạn mỗi khi đêm về thì nỗi cô đơn của Kiều Thu ở đây còn nhiều hơn gấp bội bởi nàng đã có người để ấp ủ, để vuốt ve, vỗ về hàng đêm nhưng giờ đây “người tình nhỏ” của nàng đã bội tình, bỏ lại nàng một mình gặm nhấm kỉ niệm trong cô đơn, đau khổ. Ở đây, Bùi Anh Tấn đã rất tinh tế và thành công khi khắc hoạ nỗi cô đơn của Kiều Thu - một người đàn bà mạnh mẽ, giàu có, quyền uy

nhưng lại có những phần tối trong cuộc sống đáng thương. “Dưới vẻ mạnh

mẽ, cứng rắn kia còn có một Kiều Thu khác, một Kiều Thu đầy tâm sự khổ đau trong lòng mà không dám nói cùng ai” [3, tr.277]. Cô đơn trở thành nỗi

ám ảnh thường trực trong cuộc sống của Kiều Thu. Nó có nguyên nhân sâu xa ở nghịch cảnh đời sống với những ẩn ức tinh thần không thể giải toả được bởi

“có ai thật sự sung sướng khi biết mình là les đâu, có ai muốn tự nguyện chọn cho mình điều đó đâu…” [3, tr. 274].

Hoàng (Một thế giới không có đàn bà) là một chàng trai có học thức,

có gia đình êm ấm nhưng luôn cô đơn. Trở thành một gay, những mối tình đồng giới ở Hoàng xuất phát bởi nỗi cô đơn từ thuở nhỏ cho đến lúc dậy thì. Sống trong một gia đình hạnh phúc với ba má, vợ chồng anh hai (Nguyễn Lân), Hoàng rất hãnh diện, tự hào nhưng sao anh vẫn thấy bơ vơ, trống trải. Ở cùng một mái nhà, muốn hỏi, muốn tâm sự cùng anh hai, mong được sự chỉ dẫn nhưng đáp lại tất cả những mong mỏi đó của Hoàng là sự vô tình thiếu

quan tâm của cha và anh. Thành ra, “trong căn nhà rộng của mình, nhiều lúc

Hoàng bơ vơ không biết tâm sự cùng ai” [2, tr.80]. Hoàng lớn dần với bao

nhiêu khám phá mới mẻ về bản thân. Cho đến khi bước vào tuổi 16, với những phát hiện đầy sợ sệt về những tình cảm lạ của mình với thằng bạn thân,

Hoàng muốn nói chuyện với anh hai, hỏi anh hai thì “anh mắng nó, mới tí

tuổi đầu mà đã đòi yêu đương” bởi anh nghe câu được câu không. Hoàng “buồn bã lủi thủi với nỗi cô đơn ám ảnh trong tâm hồn mình” [2, tr.81].

Hoàng luôn cô đơn! Thú thật với gia đình, bị anh hai đánh đập, xỉ vả, Hoàng

cay đắng, ngậm ngùi ra đi và “từ đó Hoàng sống một mình dày vò trong cô

đơn ám ảnh, không còn quan hệ với bất cứ ai nữa” [2, tr.82]. Bao nhiêu năm

mở Sài Gòn Boys, tiếp xúc nhiều với dân gay nhưng Hoàng không kết thân, làm tình với ai nữa. Nghĩ đến những giọt nước mắt đau khổ của má, ánh mắt đầy tuyệt vọng của ba trước khi qua đời, Hoàng thấy hoảng sợ. “Và Hoàng cô đơn. Phải chăng đây chính là cái giá phải trả cho một kẻ đồng tính” [2, tr.82].

Tiểu thuyết “Phương pháp của A.C.Kinsey” xuất hiện hàng loạt các

nhân vật cô đơn (Bằng, Rich Phạm, Trần Anh, …). Trong tác phẩm, cô đơn là một thứ định mệnh nghiệt ngã và khủng khiếp đối với người đồng tính. Nỗi cô đơn, một mặt chứng tỏ sự hiện tồn của con người giữa cuộc đời, mặt khác, nó bủa vây và bóp nghẹt sự sống. Nó trở thành rào cản tâm hồn, chướng ngại vật ngăn trở sự hoà hợp của mọi người với nhau và với thế giới bên ngoài.

Hầu hết các nhân vật trong “Phương pháp của A.C.Kinsey” đều không tránh

khỏi cô đơn.

Đối với nhân vật Rich Phạm, cô đơn như là bản năng bẩm sinh. Ngay

từ rất nhỏ “Rich đã có cảm giác mình là một con người khó hiểu, khó hiểu bởi

những cảm giác cô đơn mãi vây quanh” [5, tr.144]. Rich luôn sống trong cảm

giác thiếu vắng, trống trải mà không gì lấp đầy nổi. Tâm hồn Rich là một cõi mênh mông, nhoà nhạt, nhiều khoảng trống. Nỗi cô đơn ấy cứ lớn lên cùng năm tháng mà không biết tâm sự cùng với ai. Ba mẹ và em gái mất trong chuyến vượt biên sang Thái Lan, một mình sống sót, được người chú ruột đón sang Mỹ cho ăn học. Dù sống trong gia đình chú có đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần nhưng sao Rich vẫn luôn thấy cô đơn. Rich lao vào học tập, làm việc

và kể cả việc tìm đến đàn bà để khuây khoả nhưng rồi “đôi lúc vẫn thấy trống

trải trong tâm hồn của mình” [5, tr.144]. Trong cuộc trò chuyện với Cường,

riêng cho người nghệ sĩ như họ vẫn thường cho là vậy, cô đơn vốn là bản chất của con người. Khi chúng ta bắt đầu có tri thức, biết tư duy tức là chúng ta đã cảm nhận được sự cô đơn rồi…” [5, tr.145]. Phải chăng trong tiềm thức

của Rich hai tiếng “Cô Đơn” quá lớn, quá mênh mông mà anh đang bị “ngập”, bị nhấn chìm trong đó. Ngay cả trong trạng thái say mềm, mơ hồ, Rich vẫm cảm nhận thấy được. Dường như nó ẩn sâu trong tiềm thức, cảm xúc của Rich và đã trở thành một phản ứng tự giác. Có lẽ bởi vậy, trong mỗi giấc mơ của anh, khát vọng tìm đuợc người yêu thương, thấu hiểu mình luôn hiện diện mãnh liệt.

Nếu như đối với Rich Phạm, cô đơn là bản năng bẩm sinh thì đối với Trần Anh, cô đơn là sự sắp đặt nghiệt ngã của số phận, là định mệnh. Được nuôi dạy theo khuôn mẫu của gia đình trí thức với những tôn ti trật tự nghiêm khắc, Trần Anh sớm trở thành người thành đạt, là mơ ước, đích theo đuổi của

nhiều cô gái nhưng “trái tim anh hoàn toàn nguội lạnh trước bất kỳ cô gái

nào” [5, tr.335]. Trần Anh luôn cảm thấy trống trải với nỗi cô đơn thầm kín

mình là một gay mà không dám chia sẻ cùng ai vì danh dự bản thân, gia đình. Lấy vợ, có hai con, hiện là giám đốc một công ty lớn, một doanh nhân có uy tín trên thương trường, thế nhưng tất cả chỉ là hào nhoáng bên ngoài ấy không thể khoả lấp được những ẩn ức, cô đơn trong anh. Biết bao năm tháng qua anh dùng nghị lực ý chí để vượt qua những khao khát bản năng, đấu tranh với nó … để làm tròn trách nhiệm, bổn phận với gia đình, xã hội. Thế nhưng, cuối cùng, nỗi khao khát được kề bên chàng trai mình yêu, được thốt lên những điều ấp ủ về tình yêu đồng giới đã khiến anh phản bội vợ “đi tìm trai” trong một chuyến đi công tác lẻ nước ngoài. Qua lời tâm sự của Trần Anh với các điều tra viên, người đọc có thể hình dung được phần nào nỗi cô đơn, sự khát khao ấy ở người giám đốc tội nghiệp này. Nỗi cô đơn của Trần Anh khiến ta nhớ đến nhân vật Nguyễn trong “Cô đơn”, Dũng trong “Tình nhớ” [4]. Mối

tình của Nguyễn với chàng sinh viên thực tập năm nào đã trôi qua hơn hai mươi năm, nhiều lúc Nguyễn cứ tưởng cảm giác ấy đã ngủ yên mãi mãi trong lòng mình nhưng thật ra nó vẫn ẩn nấp đâu đó và thỉnh thoảng lại chợt tỉnh

làm cho Nguyễn thấy lòng thấp thỏm lo âu không yên. “Nguyễn luôn sống

trong cay đắng vì hiểu rằng, mình mãi mãi chỉ là kẻ cô đơn, cô đơn đến khủng khiếp trong nỗi niềm đau riêng mình” [4, tr.23]. Với cái nhìn mang tính nhân

văn sâu sắc, Bùi Anh Tấn đã phát hiện và thể hiện được thành công một “mảng tâm trạng” luôn thường trực bên trong những người đàn ông gay đã có vợ con. Sống bên cạnh người thân, hàng ngày được vợ con quan tâm, yêu thương nhưng họ vẫn không vơi nỗi cô đơn bởi cả cuộc đời họ luôn đi tìm một tình yêu đồng giới, dù biết rằng sẽ có nhiều đau khổ, mất mát. Trần Anh, Nguyễn hay Dũng cuối cùng vẫn phải trở về với gia đình mình khi cô đơn là số phận, là định mệnh. Họ buộc phải chấp nhận nó.

Ngoài ra, trong tác phẩm, các nhân vật khác như: Cường, Khảo, Trung, vợ Trần Anh, hồn ma nữ ở bên hồ nước luôn chập chờn hiện về trong những giấc mơ của Cường cũng là những con người cô đơn. Tâm hồn những nhân vật này thường trực cảm giác trống trải, thiếu vắng. Họ cố thoát khỏi sự bủa vây của nỗi cô đơn bằng những cách riêng. Sống trong cõi thực nhưng tâm hồn con người thuộc về cõi mộng. Nhân vật sợ phải đối đầu với thực tại. Song bước vào thế giới riêng của mình, con người tuy được an ủi, đồng cảm nhưng họ luôn bị ám ảnh bởi nỗi đau “tật nguyền sinh lý” của bản thân, họ không được xã hội chấp nhận. Càng chối bỏ thực tại nhân vật càng bị nhấn chìm sâu hơn trong nỗi cô đơn.

Như vậy, xây dựng nhân vật cô đơn, Bùi Anh Tấn đã thực sự làm toát

lên âm hưởng chủ đạo của “Phương pháp của A.C.Kinsey”, đó là: nỗi buồn

tha thiết về thân phận con người và sự băn khoăn, trăn trở về khoảng trống còn tồn tại trong cõi người.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 61)