“Đồng tính” trong văn học nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.2. “Đồng tính” trong văn học nghệ thuật

“Văn học đồng tính - LGBT (lesbian, gay, bisexual, transgender) literature đã từng một thời bị coi là đề tài cấm kị trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, cùng với những cuộc đấu tranh về quyền con người, đấu tranh về bình

đẳng giới, sự thừa nhận của xã hội đối với giới tính thứ ba, đó cũng là lúc dòng văn học dành cho người đồng tính bước từ bóng tối ra ánh sáng” [37], được bạn đọc đón nhận thậm chí say mê bởi những sáng tác viết về đề tài này có nội hàm giá trị văn học nhất định mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tác giả văn học đồng tính có những tiêu chuẩn phán đoán luân lý đạo đức và xuất phát từ cơ sở quan hệ giữa văn học với nhân tính, từ góc độ phân tích xã hội và phát triển lịch sử để giải thích ý nghĩa văn hoá đồng tính.

Văn học đồng tính hiện hữu như một nhu cầu tự thân, phản ánh cuộc sống muôn màu của những người đồng tính. Thế giới đồng tính phức tạp nhưng lại đầy hấp dẫn. Đó cũng là nguyên nhân khiến một số nhà văn dày công viết nên tác phẩm văn học đồng tính mới lạ, mang giá trị sâu sắc.

* Văn học đồng tính trên thế giới

Trên thế giới, đề tài đồng tính trong văn chương không còn xa lạ. Tuy mỗi nhà văn có cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau nhưng nhìn chung tác phẩm văn chương về “giới thứ ba” đã ít nhiều giảm bớt việc bị cái nhìn định kiến và “cấm kỵ” của xã hội “theo dõi”.

Theo tác giả Kilian Meloy trong bài viết “Ảnh hưởng của những nhân

vật đồng tính trong văn học” - Influential Gay Characters in Literature thì:

“Sự phát triển của đề tài đồng tính trong văn học nghệ thuật liên quan mật thiết đến phong trào đấu tranh vì quyền con người, trong số đó có việc đấu tranh đòi bình đẳng cho người đồng tính. Những tác phẩm văn chương đồng tính trên một góc độ nào đó đã thu hút được sự chú ý của dư luận, tạo nên cái nhìn cảm thông hơn của xã hội với giới thứ ba”. “Đồng tính” trở thành đề tài “nóng” trong văn học, thu hút được sự chú ý của nhiều độc giả từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.

Tác phẩm “Lịch sử có thật” (True History) của nhà văn Hy Lạp

Lucian (120 - 185) được coi là tác phẩm đầu tiên đề cập đến chuyện tình yêu của những người đồng tính nam. Cốt truyện kể về nhân vật chính bị cơn bão cuốn lên mặt trăng và chứng kiến cuộc chiến tranh giữa cư dân mặt trăng và cư dân mặt trời. Nhân vật chính (nam giới) sau những chiến công trên chiến trường đã được vua mặt trăng chọn làm con rể bằng cách cho lấy... con trai nhà vua.

Tuy nhiên trong suốt thời kì trung cổ, đồng tính bị coi là chủ đề cấm kỵ nghiêm ngặt. Mãi sau này, hiện tượng đồng tính mới xuất hiện trở lại một cách dè dặt trong các tác phẩm văn học.

“Carmilla” của Sheridan le Fanu là tác phẩm đầu tiên đề cập đến quan

hệ đồng tính nữ, thể hiện ở hình tượng người con gái bị biến thành Ma cà rồng và có hành vi sex với người đồng giới.

Trong khi đó, tiểu thuyết “Bức tranh của Dorian Gray”- The picture

of Dorian Gray của nhà văn danh tiếng Oscar Wilde đã khiến độc giả đương

thời shock nặng với cảnh quan hệ đồng tính dày đặc.

Tiểu thuyết “Tiếng trống khác”- A Different Drum của Chris Davidson

cũng kể về tình yêu phát sinh giữa hai chàng lính Yankee và lính liên bang ở hai chiến tuyến trong cuộc nội chiến Mỹ.

Cho đến thế kỉ XX, có không ít tác giả cũng đã bắt đầu có những tác phẩm chất lượng về đề tài này. Văn học về đề tài đồng tính đã trở thành một trào lưu khá mạnh mẽ, nhiều tác phẩm làm say mê hàng triệu độc giả trên thế giới.

Tiểu thuyết “Annie trong tâm trí tôi”- Annie on My Mind của nhà văn

nữ người Mỹ Nacy Garden, xuất bản năm 1982 là một câu chuyện tình đầy tinh tế và nhạy cảm về tình bạn, tình yêu, về định kiến và những lực cản xã

hội. Nữ văn sĩ Nancy đã tỏ ra đồng cảm với nỗi lòng và tâm trạng của những người đồng tính luyến ái.

Tiểu thuyết “Cầu vồng trên cao” - Rainbow High của Alex Sancher

nhà văn Mỹ gốc Mêxicô xoay quanh 3 nhân vật chính: Carillo, Kyle Meeks và Nelson Glassan. Họ đều là những học sinh cấp ba, tình cờ gặp nhau trong cuộc phiêu lưu của những người “gay” trẻ vào dịp đầu năm học cuối. Ba nhân vật, ba tính cách khác nhau, ba số phận và những mối tình “gay” đan chéo. Không kết thúc câu chuyện bằng một kết cục có hậu cũng không quá tuyệt

vọng, “Cầu vồng ở trên cao” là bức chân dung chân thực và trầm lắng về đời

sống của các bạn “gay” tuổi teen. Và dù bạn bị “gay” hay bất kì một ai đó,

“Rainbow High” sẽ khiến bạn cùng khóc, cùng cười, cùng thổn thức với tâm

trạng và nỗi niềm của từng nhân vật trong suốt chiều dài hơn 270 trang viết của nhà văn.

Cùng với những tiểu thuyết trên, “Những chàng trai vùng thị trấn

Common” - Common Sons của Ronald L. Donghe (Mêxicô) cũng là một

trong những tiểu thuyết về đồng tính làm say mê hàng triệu độc giả trên thế giới thế kỷ XX, XXI. Được phát hành lần đầu tiên vào năm 1989 với gần 400

trang, “Common Sons” đã nhận được nhiều lời khen ngợi và tán thưởng từ

phía độc giả và giới chuyên môn bởi “Tác phẩm tiêu biểu điển hình về lớp

gay trẻ tuổi thời đại ngày nay…”. Tạp chí Outlook đã nhận xét: “Common

Sons” là “câu chuyện tình đầy cảm động giữa hai chàng trai trẻ (Joel và

Tom). Một cuốn tiểu thuyết rất hay và khó có thể dừng lại khi bạn đang

đọc…”. Với gần 400 trang, “Những chàng trai vùng thị trấn Common” là

bức thông điệp về sự tự khám phá bản thân của con người, về tình yêu, khát vọng “coming out” (nói thẳng) và tìm đến vươn tới lẽ phải để đối mặt với sự căm thù và nỗi bất hạnh.

Sự phát triển của văn học với đề tài đồng tính ngày càng “bùng phát”, thu hút được sự chú ý của khá nhiều độc giả. Gs.Stephaine Fôte, đại học Illinois phát biểu: “Những tác phẩm đồng tính có những giá trị nhất định bởi chúng có độc giả riêng. Chúng cũng giúp xã hội thay đổi nhận thức về người đồng tính. Đồng thời, nó cũng là thông điệp gửi đến những người đồng tính: các bạn không cô đơn!”

Ngoài những tác phẩm kể trên, có thể kể đến “John kỳ lạ” - Odd John của Olaf Stapledon, “Thế giới biến mất” - The World Well Rost của Sturgeon. Năm 1964, cuốn “Sa mạc trái tim” - Derert of the Heart của Jane Rule và cuốn “Nghe thấy tiếng hát của những nàng tiên cá” - Mrs. Stevens

Hears the Mermaids Singing của bà Stevers là hai cuốn sách về đề tài đồng tính đầu tiên được giới giới xuất bản chính thống ở Mỹ xuất bản ở dưới dạng

bìa cứng. Tác phẩm “Nữ đàn ông” - The Female Man (Joanna Russ) được

độc giả đón nhận nồng nhiệt, đưa vị trí của Russ lên hàng “bà hoàng văn học đồng tính”…

- Trong văn học phương Đông:

Cùng với phong trào đấu tranh về bình đẳng giới, sự “bùng phát” của dòng văn học đồng tính ở châu Âu, các nước phương Tây, ở Đông Á cũng xuất hiện nhiều tác phẩm viết về đề tài đồng tính, tiêu biểu là ở Trung Quốc và Nhật Bản.

(+) Ở Trung Quốc: văn học viết về đồng tính luyến ái xuất hiện trước thời Minh, thịnh hành và phát triển hơn cả là ở thời Minh - Thanh với những

tác phẩm: “Biện nhi thoa”, “Long dương dật sử”, “Nghi hương xuân

chất”, “Phẩm hoá bảo giám”, “Đông cung” “Tây cung”, “Kim bình mai” (tương truyền của Vương Thế Trinh), “Liêu trai chí dị” (Bồ Tùng Linh), “Hồng Lâu Mộng” (Tào Tuyết Cần), “Nho lâm ngoại sử” (Ngô Kính Tử)…

Nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim và trình chiếu ở nước ngoài

(Đông cung, Tây cung).

“Cuối niên đại 90 của thế kỷ XX, văn hoá đồng tính ngày càng nở rộ ở Trung Quốc và những tác phẩm văn học đồng tính luyến ái bắt đầu khai hoa kết trái ở Trung Quốc lục địa. Những tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn này có

“Ngói vỡ” (Tô Đồng, Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang, 1997), “Góc xấu đăng trường” và “Giường rẻ quạt hoa hồng” (Thôi Tử Ân, Nxb. Hoa

Thành, 1998), “Ngày tháng si mê”, (Cách Tử, Nhà xuất bản Văn nghệ Xuân

Phong, 1999)…” [38]. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều tác phẩm viết về đồng tính trên mạng cũng được lưu truyền và đón nhận.

(+) Ở Nhật Bản cũng xuất hiện nhiều nhà văn viết về đề tài này, tiêu

biểu là nhà văn Haruki Murakmi với tiểu thuyết mang tên “Người tình

Sputnik”. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Marakmi đi sâu vào thế giới

đồng tính nữ nhưng “Người tình Sputnik” trước hết là một ẩn dụ đẹp và da

diết buồn về sự cô độc của kiếp người, về sự mất đi và tìm kiếm vô vọng cái tôi đích thực.

* Văn học đồng tính tại Việt Nam

Tại Việt Nam, văn học đồng tính xuất hiện khá muộn so với thế giới. Nhắc đến “đồng tính”, nhiều nhà nghiên cứu hoặc cho đó là một lĩnh vực “nhạy cảm” hoặc cho đó là dung tục, tầm thường mà bỏ qua hoặc ám chỉ.

Ngược dòng thời gian, trường hợp điểm hình tiêu biểu cho sự đảo

trang trong văn học Việt Nam hẳn phải là sự tích “Quan Âm Thị Kính” và

đây cũng là khuôn mẫu cho một biến tác hiện đại khá lý thú đi đôi với sự đảo

vị giới tính trong cuốn tiểu thuyết lãng mạn “Hồn bướm mơ tiên” (1932) của

Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX cũng đã xuất hiện một số tác phẩm về đề tài này dù còn lẻ tẻ, rải rác, tế nhị mang tính ẩn dụ qua các hình tượng nghệ thuật.

Nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng chủ yếu qua thơ tình của ông và bài thơ

“Tình trai” được xem là một trong những phát ngôn sớm nhất về tình yêu

đồng tính nam trong văn học Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, Xuân Diệu cũng có

các bài thơ khác cũng viết về đề tài này như: “Em đi”, “Biển”… (Bài thơ

tặng mối tình trai của ông và Hoàng Cát). “Trong tập văn xuôi ít biết đến hơn

vào năm 1939 là “Phấn thông vàng” có một truyện ngắn là “Chó mèo

hoang”, những con vật lạc loài được dùng làm ẩn dụ khó lầm cho những con

người biến dị và lạc loài trong thế giới tình dục dị tính quy phạm” [42].

Nhà thơ Huy Cận cũng có một số bài thơ như “Vạn lý tình”, “Mai

sau”, “Ngủ chung” thấp thoáng đề cập đến vấn đề đồng giới. Bài “Ngủ chung” tả cảnh ngủ chung của học trò cùng phái tính, giữa những người bạn

trai với nhau với nhiều ngôn từ, hình ảnh “không bình thường”. Có lẽ, cùng

với bài “Tình trai” của Xuân Diệu, bài “Ngủ chung” này của Huy Cận là

những bài thơ tiêu biểu cho chuyện đồng tính luyến ái ở Việt Nam.

Đến văn học đương đại, trong khoảng 15 năm trở lại đây, đề tài đồng tính đã bắt đầu được khai khác một cách mạnh dạn. Nhiều tác giả đã chọn đề tài gai góc này để thử bút. Có thể kể ra đây những tác phẩm tiêu biểu như:

“Một thế giới không có đàn bà” (Bùi Anh Tấn, 1999), “Les - vòng tay không đàn ông” (Bùi Anh Tấn, 2004), “Phương pháp của A.C.Kinsey”(Bùi

Anh Tấn, 2005),“Xin lỗi em, anh đã yêu anh ấy” (Nguyễn Thơ Sinh, 2007),

“Song song” (Vũ Đình Giang, 2007), “Tôi là les” (Dị bản, Keng, 2008), tự

truyện “Bóng” của Nguyễn Văn Dũng (Hoàng Nguyên, Đoan Trang (ghi), 2008), tự truyện “Thành phố không lạc loài” của Phạm Thành Trung ( Lê Anh Hoài, (ghi), 2008), “Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử” (Trang Hạ,

2008), “1981” (Nguyễn Quỳnh Trang, 2007), “Lạc giới” (Thuỷ Anna,

2008)… Với những tác phẩm kể trên, văn học viết về đề tài đồng tính luyến ái đã tạo ra những cơn sóng nhất định trong dòng chảy của văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI và đã nhận được sự phản hồi từ cộng đồng tiếp nhận.

“Trong bối cảnh toàn cầu hoá, những dịch chuyển của tâm thế con người từ truyền thống đến hiện đại, hậu hiện đại đã mang lại những vận động kiến tạo các giá trị mới, nhận thức mới cho con người. Chính điều này đã mở ra cơ hội được sống thành thật của những người đồng tính, đồng thời hình thành một tâm lý tiếp nhận mới có khả năng thích nghi với thực trạng “đa khả thể” của hoàn cảnh sinh tồn. Với những dấu ấn của đề tài đồng tính luyến ái trong văn học (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, hồi ký,…) các thành tố của đồng tính đang nỗ lực biện minh cho sự hiện hữu của mình. Có thể, đó là đốm lửa phía cuối đường hầm của những người đồng tính, văn học viết về đồng tính luyến ái và độc giả có thêm xác tín trước những cáo buộc phản nhân văn hay những ngộ nhận bi quan về một cái kết thảm buồn cho thân phận” [31].

Qua những tìm hiểu và trình bày trên đây, ta thấy, tác phẩm văn học đồng tính có những nét đặc sắc, thành công và hạn chế nhưng đã khắc hoạ được một bức tranh khá đặc biệt trong tình hình hiện tượng đồng tính trong văn học chưa được xã hội cũng như giới học thuật ở Việt Nam và thế giới quan tâm rộng rãi.

Thời đại càng phát triển thì tư tưởng con người càng tiến bộ và văn học đồng tính ngày càng có nhiều không gian phát triển. Người ta sẽ bắt đầu nhận thấy rằng, cuộc sống của chúng ta cần nhiều tác phẩm văn học thể hiện một cách chân thực nội tâm con người. Thế giới nội tâm của những người đồng tính rất phong phú và nếu như nhà văn dám bỏ qua những thành kiến thế tục thì sẽ có những tác phẩm văn học đồng tính thành công.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)