1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1986 - 2010

135 638 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 711,59 KB

Nội dung

( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Khải là một trong những nhà văn hàng đầu của văn xuôi đương đại sớm thành công và có cá tính sáng tạo. Ông là nhà văn luôn bám sát, tìm kiếm và phát hiện những vấn đề có ý nghĩa xã hội, đạo đức sâu xa gắn liền với thực tiễn cách mạng. Ở thể loại nào nhà văn cũng tỏ rõ tài năng và thế mạnh của mình trong việc khám phá hiện thực đời sống, con người. Bám sát vào dòng chảy của đời sống, ngòi bút của Nguyễn Khải luôn xuất hiện ở những nơi và vào những lúc cuộc sống có những bước chuyển quan trọng. Tác phẩm của ông đã phản ánh những bước đi của đời sống chính trị, xã hội, đất nước và con người. Vì vậy, tác phẩm nào của Nguyễn Khải ra đời cũng được giới nghiên cứu, phê bình văn học và đông đảo bạn đọc quan tâm, chú ý. Nhìn lại chặng đường dài sáng tạo của ông, chúng ta càng nhất trí với nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Muốn hiểu con người thời đại, với tất cả những cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ phải đọc Nguyễn Khải” [35, 61-62]. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, ông đã được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật - năm 2000. Ngoài ra, tác phẩm của Nguyễn Khải đã “gây được sự chú ý” chủ yếu là vì “tính vấn đề”, những suy nghĩ thông minh, những nhận xét sắc sảo đôi khi làm “giật mình người đọc” (Chu Nga). Rất nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi đã có những công trình nghiên cứu, bài phát biểu đánh giá sâu sắc về ông trong những công trình khoa học như: Vương Trí Nhàn, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Hoàng Ngọc Hiến… Bên cạnh những bài viết đi sâu vào một tác phẩm cụ thể còn có những bài viết đề cập đến các khía cạnh riêng của ngòi bút Nguyễn Khải như giọng điệu, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật trần thuật… Những năm 80 trở lại đây, Nguyễn Khải lại có những tìm tòi và khám phá mới ở riêng thể loại truyện ngắn và để lại những ấu ấn mới mẻ và đặc sắc. Ông đã đem lại cho văn chương của mình ở riêng thể loại này một sắc điệu mới, bộc lộ sự vận động đổi mới của nhà văn trong tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người, phương thức thể hiện. Khi nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Khải ở thể loại này, đã có nhiều ý kiến khác nhau đánh giá về cả hai chặng đường sáng tác của ông, có thể kể đến những bài viết của Vương Trí Nhàn, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Long, Đào Thủy Nguyên, Nguyễn Thị Bình, Bích Thu, Nguyễn Hữu Sơn Các bài viết và các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề trong truyện ngắn của Nguyễn Khải như: hiện thực cuộc sống, nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, giọng điệu Xem xét nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải cả giai đoạn trước và sau 1975, nhiều nhà nghiên cứu đã đi đến sự thống nhất chung: nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải là những nhân vật còn dang dở, không hoàn chỉnh. Giáo sư Phong Lê cho rằng: “Làm gì có nhân vật, chỉ có lời và lời. Lời nào cũng thông minh và lắm lí sự” [39]. Còn PGS Nguyễn Văn Long thì lại nhận thấy: “Nhân vật của Nguyễn Khải vẫn bị coi là những bức vẽ còn dang dở, đó là những phác thảo khá sắc nét và tài tình, nhưng tác giả chưa bao giờ vẽ cho hoàn hảo” [41], bởi vì :“Với Nguyễn Khải, nhân vật trước hết và chủ yếu là đưa ra được vấn đề” [41]. Đào Thủy Nguyên nhận định: “Nguyễn Khải ít xây dựng nhân vật tính cách mà thường xây dựng nhân vật tư tưởng” [53], còn Đoàn Trọng Huy thì nhận xét:“Nhân vật của Nguyễn Khải thường hay tranh cãi, lí sự. Nó suy đoán, phán xét, bình phẩm, biện luận và triết lí. Nhiều khi con người độc thoại trầm ngâm, suy ngẫm thế sự, băn khoăn với những tiếc nuối, day dứt với những hồi tưởng để tự phán xét, tranh luận với chính mình” [21]. Nguyễn Hữu Sơn thì khẳng định: “Nguyễn Khải không chỉ sống với nhân vật mà còn chiêm nghiệm nhân vật nữa” [66]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh và Nguyễn Thị Bình đều thống nhất ở nhận định, nhân vật của Nguyễn Khải đều tinh khôn, tháo vát, ham suy nghĩ, triết lý, “người nào cũng khôn ngoan, từng trải, thạo đời, lõi đời và thích dạy đời”; “Trí tuệ là phẩm chất hàng đầu của các nhân vật có khả năng thích ứng với thời thế” [4]. Còn Chu Nga khi nghiên cứu về nhân vật Nguyễn Khải sau này lại thấy: “Sự xuất hiện hàng loạt nhân vật là những con người bình thường của cuộc sống hàng ngày ( ) trong bức tranh hiện thực của nhà văn, chân dung con người ngày một trở nên đầy đặn, giản dị chân thật và sống động”[ 50]. Về cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải, một vài bài viết đã đưa ra nhận định đánh giá nhưng đều là những ý kiến mang tính khái quát chứ chưa đi vào các kiểu cốt truyện, cách tổ chức các sự kiện, các thành phần của cốt truyện. Các ý kiến đều thống nhất, cốt truyện của Nguyễn Khải lỏng lẻo, không chặt chẽ, không theo kết cấu truyền thống. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng: “Nhà văn thường không để ý đến cốt truyện, đến hình dáng của câu chuyện mà tập trung vào làm nổi nhân vật, một kiểu người, một cách sống” [22]. Lê Thanh Hà khẳng định: “Nhà văn đã cấu tạo cốt truyện linh hoạt, không theo qui tắc, chuẩn mực nào cả. Cốt truyện mà ông lựa chọn luôn phù hợp với nội dung tư tưởng chính luận và triết luận của tác phẩm” [14]. Về giọng điệu, nhiếu ý kiến cho rằng giọng văn Nguyễn Khải “sắc sảo nhưng lạnh, thiếu chất trữ tình” (Đoàn Trọng Huy). Ngược lại, Nguyễn Văn Hạnh lại thấy: “Bên cạnh một Nguyễn Khải ghi chép sự việc một cách tỉnh táo có thêm một Nguyễn Khải đằm thắm” [15]. Trong giáo trình Văn học Việt Nam 1945-1975, Đoàn Trọng Huy nhận xét: “Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của người dẫn chuyện, tác giả còn biến hóa thành nhiều giọng điệu phong phú khác nhau: có đối thoại, có ngôn ngữ trực tiếp, có ngôn ngữ nửa trực tiếp ( ), đôi khi nghị luận nhiều rồi, Nguyễn Khải lại đưa vào lời nói mộc mạc, dung dị thông tục thường ngày của quần chúng” [21]. Theo Nguyễn Bích Thu, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải rất đa dạng: “giọng tác giả, giọng nhân vật, giọng người kể chuyện với nhiều sắc thái, âm điệu khác nhau hòa trộn đan xen, tranh cãi và đối lập, tạo dựng một lối văn đa thanh và hiện đại” [64]. Cùng với ý kiến này, Nguyễn Thị Bình nhận thấy: “Gắn với nhu cầu đối thoại, bàn bạc tranh luận, giọng văn Nguyễn Khải là giọng đa thanh, trong lời kể thường có nhiều lời kể, trong một giọng kể thường bao hàm nhiều giọng” [4]. Còn Lại Nguyên Ân thấy trong văn của Nguyễn Khải còn có cả “giọng phong tục” [1]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết đã xem xét phương diện nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Khải ở nhiều góc độ và bình diện khác nhau: kết cấu, cốt truyện, giọng điệu, nhân vật… Dù sao, đó mới chỉ là các bài viết rời rạc về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, chưa có công trình nghiên cứu mở rộng, có hệ thống về thế giới đó như một chỉnh thể nghệ thuật ở cả hai chặng đường sáng tác của nhà văn trước và sau 1975. Vấn đề còn bỏ ngỏ này là gợi ý cho người viết đi vào “Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải”. Chúng tôi hy vọng có thể nghiên cứu những sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Khải như một chỉnh thể nghệ thuật để góp phần làm rõ tư tưởng nghệ thuật và tài năng của nhà văn. 2. Mục đích nghiên cứu Khi triển khai đề tài: “Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải”, chúng tôi nhằm những mục đích sau: Tìm hiểu đặc điểm hiện thực cuộc sống trong truyện ngắn Nguyễn Khải ở cả hai chặng đường sáng tác trước và sau 1975, sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn và các loại hình nhân vật mà ông sáng tạo nên. Tìm hiểu về nghệ thuật tổ chức cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu và phương diện tổ chức hình tượng không gian, thời gian Từ đó, thấy được những đổi mới, những nét đặc sắc trong quan niệm nghệ thuật về con người cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả trong cách xây dựng hình tượng truyện ngắn. Nhìn chung, mục đích của chúng tôi là khám phá những giá trị tư tưởng nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Khải, qua đó góp phần tìm hiểu phong cách nghệ thuật và những đóng góp của nhà văn trong công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam hiện đại. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Hiện thực cuộc sống và con người trong truyện ngắn của Nguyễn Khải Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải và các loại hình nhân vật. Phương thức biểu hiện truyện ngắn Nguyễn Khải ở các khía cạnh: ngôn ngữ, giọng điệu, nghệ thuật tổ chức cốt truyện và tổ chức hình tượng thời gian, không gian. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng mà luận văn đề cập đến là thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải được thể hiện qua các khía cạnh: hiện thực cuộc sống và con người, các loại hình nhân vật. Các phương thức biểu hiện trong truyện ngắn của ông như: ngôn ngữ và giọng điệu; nghệ thuật tổ chức cốt truyện; hình tượng không gian, thời gian. Để triển khai đề tài này, luận văn đã khảo sát toàn bộ truyện ngắn Nguyễn Khải từ trước tới nay, song tập trung chủ yếu vào những sáng tác sau năm 1975, vì đây là những sáng tác có giá trị, thể hiện sự đổi mới, cách tân của nhà văn nặng lòng với cuộc sống hôm hay. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đã khảo sát những tập truyện ngắn sau: * Mùa lạc (1960). * Hãy đi xa hơn nữa (1965). * Một người Hà Nội (1990). * Một thời gió bụi (1993). * Hà Nội trong mắt tôi (1995). *Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải - NXB Hội nhà văn 2002. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số tiểu thuyết của Nguyễn Khải, những bài viết về chuyện nghề của ông được in rải rác trên các báo để phục vụ cho công việc thực hiện đề tài này. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng đồng thời các phương pháp sau: Phương pháp thống kê, phân tích tác phẩm dựa vào những đặc trưng thể loại (thể loại truyện ngắn, loại tự sự ). Phương pháp hệ thống: Luận văn khảo sát, phân tích các hiện tượng văn học như những bộ phận của một cấu trúc, những yếu tố của một hệ thống. Phương pháp so sánh khi xem xét sự vận động của quá trình văn học, sự đổi mới trong sáng tác của tác giả trước và sau năm 1975 và của các nhà văn khác. 6. Dự kiến đóng góp mới Luận văn phân tích một cách tương đối hệ thống, có tính chỉnh thể về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải ở cả hai khía cạnh nội dung và hình thức: khám phá hiện thực cuộc sống con người và nét đặc sắc trong quan niệm nghệ thuật về con người giúp nhà văn lựa chọn loại hình nhân vật, tổ chức cốt truyện, tổ chức hình tượng thời gian, không gian và cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI 1.1. Khái quát về thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải 1.1.1. Khát quát về thế giới nghệ thuật Một tác phẩm toàn vẹn xuất hiện như một thế giới nghệ thuật, một khách thể thẩm mĩ. Từ xưa, người Trung Quốc đã biết gọi tác phẩm thơ là một “cõi ý”(cõi cảnh), “cõi thơ”(thơ đích cảnh giới). V.Bêlinxki từng nhận xét: “mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng, mà khi đi vào thì ta đều buộc phải sống theo các qui luật của nó, hít thở không khí của nó”. Nhà văn Sêđrin cũng nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”. Đó là những nhận xét hết sức sâu sắc và có ý nghĩa. Như vậy, thế giới nghệ thuật là: “Khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng, sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có qui luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, bậc thang giá trị riêng chỉ xuất hiện một cách có ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [13, 251-252]. Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người. Về mặt tâm lí học nó phục tùng qui luật sau: con người sống trong thế giới khách thể bốn chiều (ba chiều không gian và một chiều thời gian), nó phải thích nghi với ba chiều không gian và sự biến đổi của thời gian. Mọi cảm xúc, tri giác đều gắn với thế giới đó, không thể miêu tả sự sống mà không miêu tả thế giới của con người”. Sáng tạo thế giới tinh thần là nhu cầu của con người. A.Einstein nói: “Con người muốn sáng tạo cho mình một bức tranh thế giới đơn giản và rõ ràng theo một cách thức giống thật nhất để có thể tách mình khỏi thế giới của cảm giác, để trong chừng mực nào đó có thể thay thế nó bằng bức tranh được sáng tạo con người sẽ chuyển trọng tâm đời sống tinh thần của nó vào bức tranh đó để có thể đạt được sự yên tĩnh và niềm tin, điều mà nó không tìm thấy trong cuộc đời riêng chật hẹp và quay cuồng đến chóng mặt.” (Tập hợp tác phẩm vật lý học - Tập 2). Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, chỉ có trong tác phẩm, trong cảm thụ, ngoài ra không đâu có cả. Nó mang tính cảm tính, có thể thấy được và là một kiểu tồn tại đặc thù, vừa trong chất liệu vừa trong cảm nhận của người thưởng thức, là sự thống nhất của nhiều yếu tố trong tác phẩm văn học. Thế giới nghệ thuật còn là chỉnh thể với những qui luật vận động nội tại. Đi vào thế giới ấy là đi vào một cấu trúc lôgic có tổ chức bên trong, có sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập, có sự hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật “chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật của tác giả về thế giới như một qui luật tuyệt đối” (Trần Đình Sử) và do đó, nó có thể có tính ước lệ so với thế giới thực tại. Khám phá một thế giới nghệ thuật cụ thể cũng có nghĩa là chúng ta đã nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp. Đây là một hướng nghiên cứu mới mẻ đang rất được quan tâm hiện nay. Hướng nghiên cứu này khám phá vẻ đẹp của văn học từ phương diện bản thể của nó, từ cấu trúc, cách biểu hiện nội dung. Nó giúp chúng ta thoát khỏi cách tiếp cận xã hội học đang trở thành lối mòn trong nghiên cứu văn học. 1.1.2. Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Nguyễn Khải Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của một nhà văn là một thế giới sống động, gồm nhiều yếu tố cấu thành như tư tưởng, đề tài, nhân vật và các phương thức biểu hiện. Nhưng nhìn chung, nó thường được khám phá theo những cách thức khác nhau. Thí dụ, có thể khám phá bình diện cái tôi độc đáo của nhà văn được thể hiện qua không gian, thời gian nghệ thuật và các phương thức biểu hiện khác như ngôn ngữ, giọng điệu, tổ chức cốt truyện hoặc cũng có thể khám phá hình tượng cái tôi độc đáo của nhà văn bộc lộ qua thế giới hình tượng được miêu tả và ngôn ngữ biểu hiện. Tuy nhiên, cho đến nay, cách khám phá đó mới chỉ được vận dụng trong các công trình nghiên cứu thơ ca mà ít thấy trong các sáng tác của tác phẩm tự sự. Vì vậy chúng tôi cũng không được thừa hưởng những kinh nghiệm đáng kể nào. Chúng tôi chỉ bước đầu đưa ra một mô hình nghiên cứu về thế giới trong truyện ngắn của Nguyễn Khải trên hai phương diện: - Hiện thực cuộc sống và con người trong truyện ngắn của Nguyễn Khải. Từ đó làm rõ cách khám phá hiện thực cuộc sống và thấy được sự biến đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người của ông ở hai giai đoạn sáng tác trước và sau năm 1975. - Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc như: ngôn ngữ người kể chuyện, giọng điệu, không gian thời gian và nghệ thuật tổ chức cốt truyện. Chúng tôi ý thức được rằng, thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải có thể còn phong phú hơn nữa mà những phương diện nghệ thuật kể trên chưa thể đã nói được đầy đủ. 1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Khải Nguyễn Khải (1930-2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Ông sinh tại Hà Nội nhưng quê nội ở phố Hàng Than, thành phố Nam Định; quê ngoại ở xã Hiếu Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Thủa nhỏ, ông sống ở quê ngoại, có thời gian học ở Hải Phòng và Hà Nội. Nguyễn Khải là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng sau 1975. Ông thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đặc biệt có nhiều thành tựu từ những năm sau hòa bình. Nguyễn Khải sáng tác bằng nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký, tạp văn nhưng nhìn lại chặng đường sáng tác của ông, lại thấy Nguyễn Khải bén duyên hơn với truyện ngắn. Tác phẩm của ông luôn phản ánh được những nhiệm vụ cơ bản của mỗi giai đoạn cách mạng, những bước phát triển mới của đất nước. Tài năng của Nguyễn Khải thiên về lý trí. Ông có một năng lực phân tích và óc phê phán sắc sảo. Tác phẩm của ông vì thế thường mang tính vấn đề, nhìn vào ngõ ngách nào của cuộc sống, Nguyễn Khải cũng có thể rất nhanh nhạy phát hiện ra vấn đề. Ông luôn chọn những nơi cuộc sống diễn ra sôi nổi, quyết liệt, tiêu biểu cho hiện thực cách mạng của đất nước để làm cơ sở cho việc phản ánh và sáng tạo văn học. Sau một số sáng tác đầu tay chưa thực sự gây sự chú ý của bạn đọc như: Ra ngoài (1951), Xây dựng (1951), Nằm vạ (1956); năm 1957, Nguyễn Khải cho ra đời tác phẩm Xung đột, “ghi” lại cuộc đấu tranh gay gắt đang diễn ra ở nông thôn ngay trong điều kiện hòa bình giữa cán bộ, bộ đội và nhân dân với bọn phản động đội lốt tôn giáo nổi lên chống phá cách mạng. Không chỉ phản ánh về cuộc đấu tranh giai cấp, Xung đột còn là bức tranh sinh động về đời sống của một vùng nông thôn công giáo trong đó con người bị bọn phản động đội lốt thầy tu làm cho mê muội, sống trong tâm lý chịu đựng, nhẫn nhục trong sự lạc hậu và cằn cỗi về tâm hồn. Chủ nghĩa xã hội đến với họ thực khó khăn và nặng nề vì những cái nếp đã định sẵn. Thông qua Xung đột tác giả đặt ra vấn đề sâu xa hơn và bức xúc hơn - vấn đề giải phóng tinh thần con người, làm thế nào để con người nhận ra ánh sáng của chân lý và vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Chủ đề của Xung đột, chủ đề của cuộc đấu tranh giai cấp, còn được tác giả tiếp tục trong Xung đột, tập 2 (1960) và Một chặng đường (1962) cũng như một số sáng tác của ông sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. [...]... nông thôn là những điều hết sức tốt đẹp mà anh chưa nhận ra Người trở về đã nêu và giải quyết vấn đề rất cơ bản: Phải có thái độ đúng, cách nhìn đúng thì mới hiểu cuộc sống mới ở nông thôn Có thể nói, Người trở về và Tầm nhìn xa đã phản ánh một phần về sự đổi mới sâu sắc trong con người, xã hội nông thôn; là bức tranh khá chân thật về nông thôn mới, cả hai truyện đều:“Đi thẳng vào được những vấn đề. .. trào hợp tác hóa nhằm đưa nông thôn miền Bắc tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Khải viết Tầm nhìn xa và Người trở về Hai truyện này không đi vào những vấn đề vụn vặt trong cuộc sống, không quá xa vào cái “tâm tư thầm kín riêng lẻ”, chủ đề của cả hai truyện đều đi thẳng vào một số vấn đề của cách mạng lúc bấy giờ Nó vừa có ý nghĩa đối với phong trào cách mạng ở nông thôn vừa có ý nghĩa chung... tưởng, tình cảm mới, qua đó mà giúp ích cho việc xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta” [52] Trong những tác phẩm của Nguyễn Khải viết về nông thôn, nhà văn đã quan sát thông minh và hứng thú nghiên cứu đời sống cho nên các vấn đề mà ông phát hiện ra đều mang đậm dấu ấn riêng rõ nét Hầu như tác phẩm nào nhà văn cũng đặt ra những vấn đề có ý nghĩa đối với hiện thực, được nhiều người quan... tranh giai cấp trong thời kỳ đầu xây dựng và cải tạo chủ nghĩa xã hội ở nông thôn miền Bắc Năm 1960, trong phong trào xây dựng quê hương mới và hàn gắn vết thương sau chiến tranh, Nguyễn Khải có mặt ở nông trường Điện Biên - một nơi tiêu biểu thuộc miền núi Tây Bắc tổ quốc Nơi đây từng là chiến trường đẫm máu, giờ đây trong cuộc sống mới nhà văn đã nhạy cảm nhận ra rất nhiều vấn đề như: vấn đề riêng -. .. Tầm nhìn xa, Người trở về, Chủ tịch huyện và Gia đình lớn Nhà văn đã khai thác đề tài nông thôn và đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa quyền lợi tập thể, quyền lợi nhà nước và quyền lợi cá nhân; nêu lên một quan niệm về cách nhìn nông thôn mới của ta, chỉ ra những yếu tố tích cực, những yếu kém cần phải khắc phục của nông thôn trong quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Khi đế quốc Mỹ leo thang chiến... là đáng viết Còn cuộc sống kháng chiến của một cơ quan, một gia đinh, một bản làng heo hút bỗng chốc trở nên nhộn nhịp, với những dãy phố bất thần mất đi, chỉ là những chuyện tẻ nhạt hàng ngày không đáng viết, cũng chẳng cần ghi chép Viết về cái thường ngày là văn học cũ, viết về cái phi thường là văn học mới Viết về hy sinh, về những day dứt, những nỗi khổ đau của cá nhân là văn học cũ Viết về những... sâu lắng về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp thuyết phục theo cách riêng của mình Cho nên thông qua những tác phẩm của nhà văn, thông qua những sự kiện xã hội chính trị có tính thời sự nóng hổi, bao giờ cũng nổi lên những vấn đề khái quát có ý nghĩa triết học và đạo đức nhân sinh” [7] Vì vậy, những sáng tác của Nguyễn Khải luôn cuốn hút được độc giả Ở những giai đoạn cách... trường Điện Biên (Mùa lạc, Hãy đi xa hơn nữa) - những miền đất tự thân nó đã là một hoàn cảnh điển hình, có sức khái quát cao để tác giả đưa ra những vấn đề đáng suy nghĩ, để bộc lộ tính cách nhân vật một cách đầy đủ nhất Năm 1957, Nguyễn Khải viết tác phẩm Xung đột, nó thể hiện sự quan tâm của nhà văn với đề tài cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt đang diễn ra ở nông thôn ngay trong điều kiện hòa bình Tác phẩm... nữa) Nhận xét về những trang Nguyễn Khải viết về Điện Biên, có nhà nghiên cứu đã nhận xét rất đúng khi cho rằng đó là những trang viết đầy cảm hứng về cuộc sống lao động, chan chứa tình người, thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và phẩm chất lãng mạn của cây bút Nguyễn Khải và “vừa ca ngợi con người nhưng cũng lại khám phá thế giới tinh thần vốn đa dạng và phức tạp để cải hóa con người” (Hà Công Tài) ... trang viết về lao động trong cảm hứng sáng tác của nhà văn ở giai đoạn này đã để lại những hình ảnh đẹp đẽ về những con người đang hăng say lao động cùng những nét đẹp diệu kỳ của cuộc sống mới ở Điện Biên Có thể nói, những vấn đề nảy sinh ở vùng đất Điện Biên anh hùng đang từng ngày thay da đổi thịt theo hướng tích cực nhưng còn đó những gian lao, khó khăn, vất vả, được Nguyễn Khải thể hiện rất thuyết . đưa nông thôn miền Bắc tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Khải viết Tầm nhìn xa, Người trở về, Chủ tịch huyện và Gia đình lớn Nhà văn đã khai thác đề tài nông thôn và đặt ra vấn đề. vì những cái nếp đã định sẵn. Thông qua Xung đột tác giả đặt ra vấn đề sâu xa hơn và bức xúc hơn - vấn đề giải phóng tinh thần con người, làm thế nào để con người nhận ra ánh sáng của chân lý. chỉ dừng lại ở cái bề mặt, ở mức độ nêu vấn đề, đưa vấn đề mà nhà văn như muốn nhìn, muốn phát hiện những cái người khác chưa nhìn thấy và phân tích vấn đề trong bản chất của nó, để đi tới khẳng

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w