Cách tổ chức tình huống

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 110)

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢ

3.2.4. Cách tổ chức tình huống

Tình huống truyện là một yếu tố của cốt truyện và kết cấu. Tình huống truyện được coi là đơn vị kiến tạo nội dung của tác phẩm. Trong mỗi truyện bao giờ cũng chứa đựng một tình huống, sáng tạo được tình huống hợp lý là thành công nghệ thuật đầu tiên của nhà văn.

Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy, nhà văn thường đặt con người trước các tình huống lựa chọn và đặt nhân vật vào hoàn cảnh có đối nghịch, có sự mâu thuẫn, sự đổi thay để nhân vật tự lựa chọn con đường đi, thái độ, lối sống phù hợp. Thậm chí khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi thì nhân vật phải đặt ra sự lựa chọn cho mình để có thể thay đổi và thích ứng với nó. Nhà văn đã xác lập nhân cách con người trong lựa chọn của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ.

Trước năm 1975, cái riêng của mỗi người hoàn toàn được bao bọc bởi cái chung, chịu sự chi phối của cái chung. Những chuẩn mực đạo đức chỉ được đánh giá bằng một đại lượng duy nhất là lợi ích xã hội cho nên sự lựa chọn dù quyết liệt, vẫn mang phần giản dị của nó: sự lựa chọn trong cái chung, cái cộng đồng. Bởi thế, phần thắng tất yếu trong sự lựa chọn ấy thường là những con người tích cực và tình huống chỉ là cái cớ để khẳng định thái độ sống của họ. Nam trong Hãy đi xa hơn nữa là một hạ sĩ quan quân đội, khi chuyển sang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế ở nông trường, anh phải đối mặt với bao khó khăn. Cuộc sống thường đâu có giản đơn như cuộc sống của người lính nơi chiến trận; nó không bắt người ta phải lựa chọn giữa cái sống và cái chết nhưng nó gặm nhấm nhân cách con người. Trước đây, ở

chiến trường anh chỉ có một mục đích là chiến đấu với kẻ thù ở phía trước, giờ trở về với cuộc sống mới, phải đối mặt với biết bao vấn đề nhỏ nhặt, tính toán tủn mủn mà lại có sức níu kéo ghê gớm. Sống với vợ con, được chăm lo cho hạnh phúc gia đình tưởng đã là hạnh phúc mà bao năm anh mơ ước. Nào ngờ, giữa lúc cái gia đình nhỏ bé của Nam đã trở nên êm ấm với mỗi ngày một đầy đủ về vật chất thì anh lại thấy tâm hồn mình trở nên trống trải, cô đơn. Ở bên người vợ khéo léo thu vén cho gia đình, anh hiểu và rất trân trọng, nhưng khi nhìn thấy thúng lạc vợ giấu trong gậm giường thì Nam thấy chủ nghĩa cá nhân đáng sợ biết nhường nào. Từ đó, anh luôn cảm thấy như chú diều hâu bị mắc bẫy, “muốn bay lên nhưng đầu móng lại chót quặp phải dây chằng rồi”. Sau bao nhiêu đấu tranh giằng xé trong nội tâm, Nam đã phải lựa chọn xin vào nhóm thợ mộc để được đi làm xa, để thực hiện đươc cái ước muốn “hãy đi xa hơn nữa” của mình.

Những sự lựa chọn của Nam, Biền (Tầm nhìn xa), của Huân (Mùa lạc)... là

một tất yếu. Bởi sự lựa chọn ấy của họ là tiêu biểu cho một quan niệm sống tích cực luôn được đề cao, tất cả cho lý tưởng, chiến đấu và hy sinh cho lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Nhìn chung, giai đoạn này ít có sự lựa chọn mang tính chất cá nhân. Chính vì thế, sự lựa chọn này nhìn chung đơn điệu, mang tính công thức.

Đến thời kỳ mở cửa, cuộc sống rẽ đi nhiều hướng, nhiều ngả mà mỗi hướng, mỗi ngả có thể hợp với người này mà không hợp với người kia, nên đã đặt ra cho con người rất nhiều sự lựa chọn. Nguyễn Khải đã tìm cách xây dựng những tình huống nghệ thuật mới. Qua đó, con người được khắc họa trong muôn mặt của cuộc sống đời thường, ở những phương diện thuộc về cá nhân, thuộc về phần ý thức bản năng, đời sống tâm linh... Vẫn là sự lựa chọn, nhưng Nguyễn Khải miêu tả những con người có cách lựa chọn đúng đắn khi họ biết sống cho những gì hết sức đời thường, sống cho mình, cho người thân (Sống giữa đám đông, Má đào, Nếp nhà...). Các nhân vật lựa chọn cách sống cho mình thường dựa trên những giá trị nhân cách cá nhân, kinh nghiệm sống của chính họ. Bởi thế, thời kỳ này tác giả đề cập đến những bi kịch của sự lựa chọn cũng là lẽ đương nhiên. Có những cách lựa

chọn mang lại hạnh phúc cho con người, nhưng cũng có những sự lựa chọn lầm lạc, khiến cho nhân vật phải ân hận suốt đời. Sự lựa chọn của mỗi người đều thể hiện một thái độ sống, một bản lĩnh của con người. Lựa chọn đúng như cô Hiền (Một người Hà Nội) thì sống thanh thản, lựa chọn sai có khi phải trả giá (Dụ - Chuyện tình của mỗi người). Viết về những thắng - thua, được - mất trong sự lựa chọn của mỗi con người, Nguyễn Khải đã thể hiện một tinh thần nghiên cứu khách quan, nghiêm túc và đầy tinh thần nhân bản. Ông đưa ra nhiều tình huống lựa chọn khác nhau với những kết cục khác nhau để người đọc tự phân tích và mỗi người tự tìm cho mình một lối đi phù hợp.

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)