Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khả

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 27)

2.2.1.1. Khái lược quan niệm nghệ thuật về con người.

Con người và cuộc sống của con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học, nghệ thuật. Nhưng trong lĩnh vực văn học, con người được khám phá, mổ xẻ và phân tích bằng con đường riêng, cách thức riêng. Bằng ngôn ngữ, văn học đã mô tả một cách linh diệu nhất những biến thái tinh vi trong đời sống tình cảm và tâm hồn con người. M.Gorki cho rằng: “Văn học là nhân học”, có ý nghĩa rằng, văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh, nghiên cứu chính, hiểu được con người với thế giới bên trong của nó là cái đích đi tới của văn học. Viết về con người, những “tiểu vũ trụ” tiềm ẩn biết bao điều bí mật, để hiểu tận đáy sâu tâm hồn con người là một thách thức đối với người cầm bút. Cùng viết về con người, nhưng mỗi nhà văn lại thể hiện quan niệm riêng của mình về nó. Theo Giáo sư Trần Đình Sử, quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là: “Thể hiện tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải con người bằng các phương diện nghệ thuật, là khả năng xâm nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời” [13]. Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người chính là sự khám phá con người bằng nghệ thuật.Và quan niệm về con người là cốt lõi tư tưởng của một nhà văn, là “thước đo sự tiến bộ nghệ thuật từ xưa tới nay”, văn học càng đi sâu vào con người thì càng thể hiện tầm nhân văn cao cả.

Đối với nhà văn, sự biến đổi trong quan niệm về con người sẽ tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời sáng tác của họ. Một số tác giả của văn học ta đã thể hiện rõ điều này từ khi diễn ra công cuộc đổi mới và đời sống văn học cũng nằm trong xu thế đó, điển hình là Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải...

Thời kỳ trước 1975, do đặc thù của hoàn cảnh đất nước ba mươi năm có chiến tranh, hết chống Pháp lại chống Mỹ, trong nhiều chục năm con người sống trong tâm lý tất cả vì cái chung, những gì thuộc về riêng tư của con người, những mất mát hi sinh đều ít được nói đến. Văn học cũng bị chi phối bởi quy luật ấy. Sáng tác, phê bình văn học đều lấy chính trị làm thước đo chung. Con người trong văn học được nhìn nhận và miêu tả trên phương diện giai cấp, xã hội, thể hiện ý thức của cả cộng đồng. Nhìn vào bức tranh giai đoạn này, ta thấy nó được phác họa với gam màu chủ yếu là sáng. Nhân vật được phân tuyến rõ ràng trắng đen, tốt xấu. Tuy thế, với cảm hứng sử thi, ngòi bút mô tả giàu tính lý tưởng hóa, giàu màu sắc lãng mạn cùng thái độ sống và viết hết mình, tấm lòng tin yêu, chân thành của các nhà văn, những hình tượng đẹp trong giai đoạn này đã tỏa sáng trên những trang văn, trở thành niềm tự hào của cả dân tộc. Có thể nói, ngợi ca là cảm hứng chủ đạo của những tác phẩm văn học giai đoạn này.

Các tác phẩm của Nguyễn Khải lúc này cũng nằm trong xu thế chung. Những sáng tác của ông đều xuất phát từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn về văn chương: “Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản như sau, là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử lòng người... sự thật chỉ có thể viết về những tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội với mọi sự phức tạp, tinh vi, ngoắt ngoéo có thực của nó, như thế mới là sự thật theo quan niệm của tôi”. (Lời phát biểu trong Hội nghị thành lập Hội nhà văn Việt Nam-1957). Chính quan niệm văn học là khoa học nghiên cứu, khám phá về con người, vì con người đã đem đến cho tác phẩm của Nguyễn Khải cảm hứng nghiên cứu và ông đã có năng lực phân tích tâm lí con người khá sắc sảo. Các nhân vật của Nguyễn Khải giai đoạn này đều gắn với những vấn đề chính trị xã hội lớn lao của đất nước. Họ thể hiện cho một ý tưởng nào đó của tác giả trong cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Qua nhân vật, ta hiểu được quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải, đó là sự kiếm tìm, trăn trở về đạo đức, khát vọng cao cả, vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn con người trong cuộc đời.

Tập truyện Mùa lạc thể hiện rõ quan niệm con người như vậy của Nguyễn Khải. Cái nền, cái phông cho sự xuất hiện của các nhân vật trong tập truyện là cuộc sống mới đang được xây dựng trên mảnh đất vừa trải qua chiến tranh. Một nông trường mà lực lượng sản xuất nòng cốt là những người lính vừa rời tay súng, nay lại cầm cuốc, xẻng để tự hàn gắn vết thương mà chiến tranh đã để lại, bằng màu xanh của hoa màu, của sự sống. Cùng với họ là những người từ khắp nơi tìm đến đây để bắt đầu cuộc sống mới với biết bao tâm trạng và cảnh ngộ khác nhau. Nhà văn đã đứng trên bình diện giai cấp để mô tả họ. Thời kỳ này, Nguyễn Khải đang ở độ tuổi sung sức, nhìn con người và cuộc đời với niềm tin tươi sáng vào sự tất thắng của cái mới, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nên những ấp ủ giàu tính lãng mạn đã được nhà văn gửi gắm vào tác phẩmMùa lạc.

Với Mùa lạc, Nguyễn Khải đã bộc lộ một quan niệm lí tưởng về hình mẫu con người mới trong cuộc sống. Nhà văn đã mô tả họ như hiện thân của ước vọng đẹp đẽ về một cuộc sống hạnh phúc được xây dựng trên tình yêu thương của cộng đồng. Họ là những người giàu đức hy sinh, giàu lòng vị tha, nhân hậu, sống có lý tưởng. Đó là những anh Cừ, anh Lâm tốt bụng, đầy trách nhiệm trở thành chỗ dựa vững chắc của mọi người; là những anh Huân, Quang, Doãn trẻ trung, xốc vác trong công việc, sống trung thực, bao dung. Khuynh hướng khẳng định, ngợi ca được bộc lộ rõ trong cách miêu tả về họ của tác giả.

Nhà văn cũng thể hiện sự quan tâm đến số phận của những con người bé nhỏ, những nạn nhân của cuộc đời cũ như chị Đào (Mùa lạc), Tấm (Đứa con nuôi), Thoa (Chuyện người tổ trưởng máy kéo). Nhà văn đã từng bước theo dõi sự lột xác về tâm hồn cùng sự đổi đời của họ trên miền đất mới. Đó là quá trình biến đổi tâm tính của Đào, từ một người hay ghen tị, chanh chua, hờn giận với đời đã từng bước hòa mình vào cuộc sống tập thể, cùng những dự định đẹp đẽ, nhân hậu về hạnh phúc riêng tư. Diễn biến tâm lý của nhân vật này được tác giả miêu tả chân thực, tài tình, khiến người đọc tin tưởng vào sự đổi đời của con người trên vùng đất mới.

Nhân vật bé Tấm cũng thể hiện quá trình thay đổi tính cách theo chiều hướng tích cực. Trước đây, lúc nào em cũng ngờ vực, mất niềm tin vào con người, nay Tấm được những người tốt bụng cưu mang; đó là vợ chồng anh Cừ, bố mẹ nuôi của em và các cô chú nông trường viên. Như một cây non oằn oại, héo cằn được chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng niu bởi những bàn tay nhân hậu, cô bé Tấm đã được hồi sinh như một mầm cây đã xanh tươi trở lại, vui vẻ đón những tia nắng ấm của cuộc đời.

Đề cập đến số phận của những cuộc đời “bé nhỏ”, Nguyễn Khải muốn khẳng định rằng, môi trường sống tốt đẹp, giàu tình người sẽ cải hóa tâm hồn con người. Không có ai là xấu nếu con nguời biết hướng thiện.

Bên cạnh sự ngợi ca những con người có phẩm chất tốt đẹp, Nguyễn Khải cũng phê phán những nhân vật đại diện cho lối sống vị kỷ, đi ngược lại xu thế chung như Khôi (Chuyện người tổ trưởng máy kéo), Giao (Một cặp vợ chồng). Y tá Giao được cái mẽ bảnh trai, giao thiệp rộng, nhưng thực chất con người này là một kẻ sống vô tình, hời hợt với mọi người, kể cả với vợ mình. Nhân vật Khôi là một kẻ đạo đức giả, tất cả chỉ vì mục đích riêng của bản thân. Những thói xấu ở họ được che đậy khá kín đáo, họ không yêu ai ngoài chính bản thân mình. Tuy chủ nghĩa cá nhân của những nhân vật này không biến hóa tinh vi như nhân vật Tuy Kiền (Tầm nhìn xa), nhưng tác giả cũng cho thấy, cuộc sống mới có những điều tốt đẹp đồng thời cũng tiềm ẩn những yếu tố cản trở bước đi của xã hội.

Từ việc khắc họa các nhân vật trong tập truyện Mùa lạc, có thể nhận thấy hình mẫu lý tưởng về con người mới là điều mà Nguyễn Khải quan tâm. Những nhân vật này được Nguyễn Khải miêu tả giàu màu sắc lý tưởng, là nơi tác giả gửi gắm nhiều ý kiến, quan điểm của mình. Thành công hơn cả là khi nhà văn viết về những con người chịu nhiều thiệt thòi, kém may mắn. Họ được miêu tả sinh động, có cá tính. Tính cách nhân vật được miêu tả trong một quá trình nên những hình tượng nhân vật này có sức hấp dẫn, giàu sức thuyết phục. Những nhân vật như thế

đã tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Nhân vật của Nguyễn Khải giai đoạn này được soi chiếu trên bình diện giai cấp, xã hội, cuộc sống tập thể. Sự khắc họa, miêu tả nhân vật thường để làm nổi bật một khía cạnh, một vấn đề nào đó đang đặt ra trong đời sống xã hội, chính trị của đất nước. Cho nên, những tác phẩm của Nguyễn Khải ở giai đoạn này mang tính chính luận rất rõ.

2.2.1.3.Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải sau 1975

Văn học sau 1975 chuyển mình sang một hướng mới trên cơ sở kế thừa, phát huy những thành tựu của giai đoạn trước. Sự đổi mới ấy vừa mang tính tự thân của văn học, vừa mang tính tất yếu khách quan. Nhìn lại đời sống của văn học những năm sau 1975, đất nước đã tan khói súng, cuộc sống yên bình trở lại, các nhà văn rất mừng vì nghĩ rằng đây là dịp thuận lợi để cho cây bút của mình thỏa sức tung hoành trên trang viết. Nhưng thực tế không như họ nghĩ, công chúng tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt với văn chương, sách viết ra không có độc giả. Trước tình thế ấy, người ta đã chua chát nhận ra: “Người đọc mới hôm qua còn mặn mà thế nay bỗng dưng quay lưng lại với anh. Họ không thèm đọc anh nữa” [2, 32]. Và thấm thía nhận thấy, một trong những nguyên nhân khiến văn học chững lại là do: có một thời người ta đem ước mơ, ảo tưởng áp đặt vào cuộc sống, mơ ước rất cần thiết nhưng “ảo tưởng đang bị thực tế xua đi” [2, 16]. Quan niệm giản đơn, máy móc của người cầm bút một thời cũng đã được Nguyễn Khải bộc lộ thành thực trong Nghề văn cũng lắm công phu.

Có một thời nhà văn đã cho rằng: “Chỉ có người chiến sĩ với các trận đánh của họ mới là đáng viết. Còn cuộc sống kháng chiến của một cơ quan, một gia đinh, một bản làng heo hút bỗng chốc trở nên nhộn nhịp, với những dãy phố bất thần mất đi, chỉ là những chuyện tẻ nhạt hàng ngày không đáng viết, cũng chẳng cần ghi chép. Viết về cái thường ngày là văn học cũ, viết về cái phi thường là văn học mới. Viết về hy sinh, về những day dứt, những nỗi khổ đau của cá nhân là văn học cũ. Viết về những chiến công của tập thể, những hy sinh không tính toán cho tập thể là văn học mới” [4, 64]. Chính Nguyễn Khải đã bộc lộ rất thành thực đến tận đáy lòng mình,

bày tỏ cảm giác thất vọng khi nhìn lại những gì mà mình viết ra một thời: “Đọc lại những trang viết của tôi một thời mà tiếc cho những năm tháng sống vất vả, sống hào hùng mà rút lại chỉ là những bài báo nhạt nhẽo, không có chi tiết nào là thật, không có những khung cảnh nào cám dỗ, ám ảnh” [30, 64]. Nhu cầu tự nhìn nhận lại, đánh giá lại khiến tác giả nhiều khi nói quá lên như vậy. Để rồi, từ thực tế trải nghiệm của bản thân trong mấy chục năm cầm bút nhà văn đã rút ra cho mình những kinh nghiệm quý giá: “Nhà văn, nhà báo sống với thời cuộc nhưng còn phải biết tách ra khỏi thời cuộc, sống với người cùng thời nhưng phải lấy con mắt của người đời sau để đo lường giá trị nhiều lĩnh vực tưởng là tầm thường, là vô nghĩa với người đương thời” [6, 64]. Đó là những điều tác giả tự nhủ mình nhưng cũng là những điều rất có ý nghĩa đối với những người cầm bút hôm nay. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI cùng với nghị quyết 05 của Bộ Chính trị đã đem lại không khí cởi mở dân chủ. Đất nước bước vào thời kỳ cải cách và văn học cũng được cởi trói.

Nguyễn Minh Châu, ngòi bút thiên về cảm hứng lãng mạn, giàu màu sắc lý tưởng hóa giờ đây cũng “đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”. Tác phẩm của ông và một số nhà văn khác như Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khải đã góp phần “khơi nguồn cho dòng sông văn học trở về với đời sống vốn có của nó” (La Khắc Hòa) và được coi là những áng văn chương khơi nguồn đổi mới.

Văn học giai đoạn này chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự - đời tư nên nhân vật văn học là những con người của đời thường. Với quan niệm, bản chất con người là phức tạp, đời sống bên trong con người là ngoắt ngoéo và cuộc đời con người là những chuỗi mắt xích vô tận của những nghịch lí, những ngẫu nhiên nên nhân vật của Nguyễn Khải giai đoạn này phức tạp, đầy đủ tính cách như nó vốn có. Nhà văn dành nhiều sự quan tâm hơn cho những nhân vật của đời sống thường nhật. Trước kia, con người trong tác phẩm của Nguyễn Khải thường gắn với

lý tưởng xã hội, họ đóng vai trò xã hội trong một tầng lớp nào đấy và con người cũng được soi chiếu từ đấy. Còn sau này, Nguyễn Khải nhìn cuộc sống trong tính nhiều mặt, toàn diện hơn. Con người trong văn ông được đặt trong nhiều chiều, đó là con người của đời sống riêng tư, của xã hội, của thời thế, con người trong niềm tin, sự lựa chọn... Con người được định vị với những giá trị có tính chất căn bản, bền vững, phổ quát chứ không chỉ là tiên tiến hay lạc hậu, đề cao hay phê phán theo giá trị cách mạng mà còn được soi chiếu trong những giá trị tinh thần, văn hóa... Điều đó không chỉ thấy trong những sáng tác của Nguyễn Khải, đó còn là xu thế chung của thay đổi trong văn học ta từ sau những năm 80, đặc biệt là từ năm 83 trở lại đây.

Với Nguyễn Khải, việc khám phá tìm hiểu con ngưòi luôn là điều mới mẻ, có sức lôi cuốn và trở thành nhu cầu hết sức tự nhiên, luôn là sự “Nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá lại”(M.Bakhtin), “Vẫn là con nguời Việt Nam mình mà gặp thêm một người lại tuồng như buộc mình phải hiểu lại chút ít về con ngưòi”[7, 63].

Sự nhìn nhận về con người hết sức đa dạng, trong đó có những khía cạnh mà Nguyễn Khải rất quan tâm đó là: thời thế gắn với sự lựa chọn, hạnh phúc, số phận của con người, niềm tin của con người trong cuộc sống.

* Con người và sự lựa chọn cách sống

Trước năm 1975, trong một số sáng tác của mình, Nguyễn Khải hầu như chỉ mới quan tâm đến con người trong các sự kiện lịch sử, con người của lịch sử, con người như một đinh ốc trong cái tổng thể của guồng máy đó. Cho nên, sự lựa chọn của con người cũng được đặt trong môi trường sống tập thể, trong lợi ích riêng chung và mang ý nghĩa xã hội - chính trị lớn lao như sự lựa chọn của Biền (Tầm nhìn xa), Nam (Hãy đi xa hơn nữa), Thụy, Môn, Nhàn (Xung đột)... Những trang viết sau năm 1975, Nguyễn Khải vẫn tiếp tục thể hiện sự lựa chọn của con người,

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)