Nghệ thuật tổ chức thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Khả

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 120)

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢ

3.3.3. Nghệ thuật tổ chức thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Khả

Thời gian nghệ thuật là một phạm trù tương ứng với không gian nghệ thuật, hai phạm trù này thống nhất trong một chỉnh thể. Khác với thời gian thực tại, thời gian trong tác phẩm văn học là quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thời gian. Mỗi nhà văn đều có quan niệm, cách tạo dựng thời gian riêng và họ thường nhạy cảm với một khung cảnh thời gian nhất định.

Nguyễn Khải là nhà văn sớm có ý thức về thời gian. Với ông, thời gian như một ám ảnh. Trong quan niệm của nhà văn, thời gian dường như không có ý thức tự thân của nó: “Nếu trái đất không còn sự sống nữa, tất cả trở lại trạng thái hoang sơ, nguyên thủy thì thời gian tự nó cũng không có, thời gian chỉ có ý nghĩa khi nó gắn với sự sống con người”(Thời gian của người). Vì thế, trong truyện ngắn của ông, thời gian hiện diện nơi những đổi thay của quang cảnh thiên nhiên, quang cảnh xã hội, nơi những đổi thay của số phận con người. Nhưng nhiều khi người đọc còn nhận ra cả thời gian của chính tác giả hiện diện nơi sự đổi thay trong cảm xúc, trong quan niệm, trong cách nhìn thế giới. Như thế, với Nguyễn Khải, thời gian tự nhiên trở thành thời gian của con người. Thời gian là khách quan, là vĩnh viễn nhưng thời gian lại vô hình, nó chỉ thực sự hiện hữu, được cảm nhận khi con người xuất hiện cùng với ý thức của mình. Thời gian trong truyện ngắn của Nguyễn Khải không chỉ là thời gian lịch sử, thời gian hiện tại theo thứ tự từ trước đến sau mà nó còn có cả thời gian quá khứ, thời gian tương lai, thời gian tâm lí... Gắn với những điểm nhìn khác nhau, thời gian lịch sử, thời gian trần thuật, thời gian của nhân vật, sự kiện nhiều khi không trùng khít với nhau. Theo đó, cách tổ chức thời gian nghệ thuật cũng xuất hiện nhiều cách thức mới mẻ.

3.3.3.1. Nghệ thuật tổ chức thời gian theo trật tự tuyến tính

Đây là cách tổ chức thời gian truyền thống trong văn học. Thời gian được trần thuật trong tác phẩm đi theo trật tự của thời gian khách quan. Thời gian sự kiện và thời gian trần thuật đồng nhất, không có sự chênh lệch đáng kể. Cách tổ chức thời gian này xuất hiện nhiều trong những tác phẩm của Nguyễn Khải viết trước năm 1975:Nằm vạ, Một đứa con chết, Đứa con nuôi, Một cặp vợ chồng... và trong

một số sáng tác sau 1975:Ông cháu, Đàn ông... Cách tổ chức thời gian này dựa vào sự vận động của thời gian khách quan cho nên nó mang lại cho tác phẩm khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn theo chiều vận động của lịch sử; song nó lại không đi sâu vào được những tâm trạng thầm kín của con người, ít thể hiện được thành công những nhân vật tâm trạng, những nhân vật tư tưởng.

3.3.3.2. Tổ chức theo cách đảo trật tự thời gian

Đây là cách thức mà các sự kiện thường được miêu tả theo dòng hồi ức của nhân vật. Thời gian của truyện không được tổ chức từ trước đến sau mà được tổ chức theo cách đảo trật tự thông thường. Cách thức này được sử dụng ở nhiều truyện ngắn: Chúng tôi và bọn hắn, Mẹ và các con, Đã từng có những ngày vui, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Phía khuất mặt người, Một thời lãng mạn... Trong những truyện ngắn này, thời gian thường bắt đầu từ hiện tại. Các nhân vật thường xuất hiện hoặc được nói đến cùng với các sự kiện được bắt đầu từ thời điểm hiện tại. Hiện tại này như một tác nhân gọi quá khứ quay về trong các nhân vật. Và quá khứ mới là thời gian chính mà tác giả muốn xây dựng để khám phá, bộc lộ thế giới nội tâm sâu kín của nhân vật. Kí ức được nhà văn coi như một con đường của nhận thức và tái hiện thực tại. Kí ức liên tưởng tạo ra điểm tâm lý cho thời gian, chúng là chất kết dính, nối liền giữa quá khứ và hiện tại, nó tạo ra dòng ý thức cho nhân vật. Nối tiếp hiện tại, những quá khứ này được sắp xếp dưới hai dạng: Hoặc kể lại theo lời kể của nhân vật ở ngôi một hay của người kể chuyện ở ngôi thứ ba đến khi trở lại hiện tại hoặc đến khi kết thúc truyện (Đổi đời, Nắng chiều, Chuyện tình của mỗi người...); hoặc đan xen nhiều lần với khoảng thời gian hiện tại tạo ra những lớp thời gian xen kẽ trùng điệp hiện tại - quá khứ, nhiều lúc có cả những dự cảm tương lai (Mùa lạc, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Luật trời, Đổi đời, Một thời lãng mạn, Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu, Danh dự, Sống ở đời...). Trong sự đảo lộn thời gian đó, nhà văn đã dể cho nhân vật tự bộc lộ ý nghĩ, tâm trạng, những diễn biến tâm lý của mình. Nhân vật được sống trong nhiều chiều thời gian, nhờ tổ chức thời gian theo cách thức này, tâm trạng nhân vật hiện lên

phong phú và sâu sắc. Thường thì các nhân vật kể lại quá khứ của mình, có nhân vật kể lại quá khứ để tự nhận thức lại những việc mình đã làm trong quá khứ (Một thời lãng mạn, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), có những nhân vật nhớ lại những ngày

đã qua để nhìn lại bản chất con người mình hoặc của người khác (Luật trời, Một chiều mùa đông), hoặc xám hối nỗi lầm của mình trong quá khứ (Chuyện tình của mỗi người), hoặc nhiều khi hồi tưởng quá khứ để tái hiện toàn bộ chiều dài của cuộc đời (Mùa lạc, Đàn ông). Cho nên, những câu văn mở đầu trong những truyện ngắn này thường là: “Tôi và Phúc là bạn của nhau từ năm...” (Chúng tôi và bọn hắn); “Tôi lấy chồng từ năm...” (Chút phấn của đời) ; “Cái tuổi 15 của tôi vừa vui lại vừa buồn...” (Một giọt nắng nhạt). Nhiều khi, kí ức được xác định cụ thể, chính xác: “Cách đây đã hai chục năm, dọc đường Lý Nam Đế... (Mẹ và các con);“Đầu năm 1957, tạp chí Văn nghệ quân đội...” (Chị Mai); “Năm 1961, vợ chồng tôi được...” (Đời khổ); “khoảng năm 1980...” (Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu).

Có thể nói, cách tổ chức thời gian này đã phục vụ cho lối viết “theo vấn đề” của nhà văn. Nó cho phép nhà văn chỉ tái hiện những sự kiện liên quan mà không cần tái hiện cả quá trình, cả cuộc đời nhân vật. Với cách đảo trật tự thời gian, chiều vận động của thời gian trong truyện không phù hợp với khách quan nhưng lại góp phần thể hiện được sâu sắc, phong phú thế giới nội tâm của con người và mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực. Người đọc như nhìn thấy rõ cuộc đời nhân vật, đặc biệt là những giằng xé trong tâm hồn họ. Cách tổ chức này làm cho tác phẩm của Nguyễn Khải như một cuốn phim chặt chẽ, được sắp xếp xen kẽ các khuôn hình, không theo thứ tự của đời sống mà theo trật tự ý tưởng của tác giả. Cũng nhờ đó, sự phản ánh của nhà văn đối với đời sống vừa cụ thể, vừa sinh động lại có tính khái quát cao hơn, thế giới nội tâm của con người được thể hiện vô cùng phong phú và phức tạp.

Một trong những xu hướng tổ chức thời gian trong truyện ngắn của Nguyễn Khải là xây dựng nhiều lớp thời gian trong tác phẩm (quá khứ, hiện tại, tương lai). Qua những lớp thời gian này, con người hiện lên đầy đủ, chân thật hơn, kể cả những góc khuất của tâm hồn:Luật trời, Cái thời lãng mạn.

Với cách tổ chức thời gian này, nhà văn tạo ra sự xuất hiện đồng thời nhiều lớp thời gian khác nhau, xen kẽ với nhau. Cùng một lúc, thời gian quá khứ và thời gian hiện tại xuất hiện để tạo thành cơ sở cấu trúc tác phẩm và nhân vật được đặt trong các lớp thời gian ấy. Thời gian đồng hiện giúp con người khắc phục được những giới hạn đơn chiều của thời gian vươn, tới sự tiếp xúc đa chiều: cái hôm qua, cái hôm nay và cái ngày mai.

Trong Luật trời, nhân vật chính được đặt trong ba lớp thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong lớp thời gian của hiện tại, nhân vật được giới thiệu khá đặc biệt: “Sống được 2/3 đời người nhưng lại chưa bao giờ biết được một niềm vui nào trọn vẹn”[28, 223], dù y đang có một gia đình hạnh phúc. Từ thời trẻ, có công ăn việc làm vẫn không vui, lấy được cô gái hết lòng vì mình mà vẫn không thấy thanh thản. Khi con trai, con gái ra trường có công ăn việc làm tử tế thì y lại tư lự và lo sợ, nhất là khi đứa con trai giới thiệu có bạn gái con nhà gia giáo thì y lo lắng đến mức hốt hoảng. Từ lớp thời gian hiện tại ấy đưa người đọc trở về với thời gian quá khứ của nhân vật để lí giải vì đâu cả đời y luôn sống trong phấp phỏng, không bao giờ có nổi niềm vui trọn vẹn ấy. Trong câu chuyện quá khứ mà nhân vật nhớ lại, y luôn mặc cảm là người giết cha mình dù lỗi ấy không hoàn toàn do y. Kết thúc truyện là thời gian của tương lai, nhân vật phải bỏ nhà ra đi, bỏ lại gia đình, vợ con để chịu sự trừng phạt của luật trời bởi: “Trời không thương riêng ai, không ghét riêng ai, công bằng và nghiệt ngã”. Đặc biệt, khi thằng con trai bị nhà người yêu từ chối, nó nói với bố: “ông già Mai bảo, cái tội ấy ông trời không tha đâu, máu rỏ đến đời nào thì đời ấy phải chịu tội tiếp” [28, 236], bằng một giọng dửng dưng, lạnh lùng. Đặt nhân vật vào trong những ám ảnh, những vò xé trong tâm can của hiện tại và quá khứ, người đọc hình dung được nỗi đau đớn suốt một đời nhân vật. Chính

cách tổ chức thời gian như thế, những dòng độc thoại nội tâm, những suy tư thầm kín bên trong nhân vật hơn lúc nào hết rất chân thực và sâu sắc.

Hay ở trong truyện Cái thời lãng mạn, nhân vật “tôi” từ hiện tại nhìn về qua khứ để nhận thức rõ những ấu trĩ của cá nhân mình, rộng hơn là cả một thế hệ. Tác giả lần lượt kể lại những người trước đây đã từng là nguyên mẫu trong các sáng tác của mình. Đối sánh nhân vật trong cuộc sống hôm nay và hình ảnh nhân vật trong quá khứ, nhân vật “tôi” thấy khác nhau nhiều quá. Những hình dung yêu ghét bây giờ đã khác trước, để rồi từ sự đối sánh ấy, nhà văn ngược dòng thời gian, quay về một thời lãng mạn mà nhìn nhận lại thấy bao nhiêu buồn vui.

Như vậy, ở cách thức tổ chức thời gian đồng hiện, nhà văn có thể vượt qua sự trói buộc của thời gian biên niên lịch sử để có thể xáo trộn thời gian theo ý muốn chủ quan. Cách tổ chức thời gian theo kiểu này thường đi liền với thủ pháp độc thoại nội tâm, dòng ý thức... nhằm khám phá thế giới tâm hồn của con người.

KẾT LUẬN

Nguyễn Khải vẫn tự cho cuộc đời của mình chỉ là một giọt nắng nhạt, chỉ là cuộc đời viết văn của một công chức bình thường nhưng thực ra đó là cuộc đời của một con người không ngừng vươn tới sự sáng tạo và sự hoàn thiện mình. Sau bao trăn trở nghiên cứu đời sống trong mọi “bề sâu, bề xa”, với sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Khải đã tạo cho mình một gương mặt mới, không hề lẫn với bất kỳ nhà văn đương đại nào. Để có được thành công ấy, ông phải trải qua một chặng đường lao động nghệ thuật hơn 40 năm. Sáng tác của ông tuy không đồ sộ nhưng mỗi tác phẩm ra đời như một dấu ấn in đậm trong nền văn xuôi Việt Nam.

Với một cảm hứng nghiên cứu và bám sát dòng chảy thời đại, nhà văn đã tiếp cận, khám phá đời sống để sáng tạo nên những tác phẩm vừa mang tư tưởng của con người thời đại vừa có những giá trị nghệ thuật lâu dài. Khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã đạt những thành tựu nghệ thuật đáng chú ý sau:

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)