Ngôn ngữ và giọng điệu

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 68)

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢ

3.1. Ngôn ngữ và giọng điệu

3.1.1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M.Gorki khẳng định: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Phương diện hình thức mà chúng ta tiếp nhận được trực tiếp ở tác phẩm văn học chính là ngôn ngữ của chúng. Trong tác phẩm, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác.

Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ, có khả năng xông xáo trên vùng đất mới và nhạy bén trước những vấn đề thời sự nóng bỏng. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định Nguyễn Khải là cây bút có phong cách hiện thực tỉnh táo. Chính phong cách này đã tạo cho tác phẩm của ông một thứ ngôn ngữ đặc biệt: “Đó là một thứ ngôn ngữ sắc sảo, trí tuệ, đánh thẳng vào đối phương không kiêng nể, sẵn sàng phơi trần ra ánh sáng một thứ mặt nạ giả dối, một thứ ngôn ngữ mang tính chiến đấu, chân

thật, khách quan, không cần một sự tô màu mĩ học lộ liễu nào” [8]. Những sáng tác của Nguyễn Khải, đặc biệt là những sáng tác trước 1975, có tài phanh phui mặt trái của các hiện tượng, khám phá chiều sâu của những tính cách mà bề ngoài dường như khó hiểu, mâu thuẫn, cứ như ẩn giấu một cái gì, như ngụy trang một cách cố ý để đánh lừa mọi người. Có lẽ vì vậy, tác phẩm của ông luôn là đề tài cuốn hút sự suy nghĩ, tìm hiểu của nhiều thế hệ nghiên cứu phê bình và bạn đọc. Ở luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một vài khía cạnh đặc sắc của ngòi bút Nguyễn Khải, đó là ngôn ngữ tự sự đời thường và nét độc đáo của ngôn ngữ người kể chuyện. Bởi trong hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Khải, đặc biệt là những sáng tác sau 1975, sự hiện diện của nhân vật người kể chuyện là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Thông qua ngôn ngữ, giọng điệu của hình tượng người kể chuyện, Nguyễn Khải có dịp giãi bày lòng mình và thể hiện một biện pháp nghệ thuật riêng biệt trong truyện ngắn của ông. Nó giúp người đọc thấy được cái thần của nhân cách tác giả: một người kể chuyện thông minh, duyên dáng, đôn hậu, chứa chan tình yêu thương, trân trọng con người. Ngôn ngữ người kể chuyện là một bí quyết làm nên chất độc đáo của thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Khải: hẹp mà rộng, nông mà sâu, đơn giản mà đầy tư tưởng.

3.1.1.1. Ngôn ngữ tự sự đời thường

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng trong những tác phẩm của mình, Nguyễn Khải thích lối kể hơn lối tả. Ông không để ý nhiều đến cốt truyện, mà tập trung vào việc làm nổi bật một nhân vật, một kiểu người, một cách sống. Nhà văn có một giọng văn vừa tự nhiên, vừa duyên dáng, dân dã chứ không phải do làm điệu, làm dáng mà có. Với thói quen của một người cầm bút xông xáo, khi quan sát hiện thực, Nguyễn Khải vẫn muốn phát hiện những vấn đề nổi bật trong xã hội, trong cuộc sống hôm nay. Song, trong khi phát hiện những vấn đề nóng bỏng ấy có cái nhìn thanh thản và sáng suốt hơn, tự nhiên và dân dã hơn hẳn trước kia. Nó không chỉ là những “xung đột”, những mặt đối lập. Ngày nay, đến với truyện ngắn của ông, người ta được đến với một sắc thái đa dạng hơn, cái anh hùng xen lẫn với cái bình

thường, cái đáng căm giận phỉ nhổ không thiếu nhưng còn bao nhiêu cái đáng cảm động, đáng tin yêu. Nó góp phần làm nên cuộc sống thú vị, có cả tiếng cười lẫn nước mắt. Ngôn ngữ của nhà văn vì thế cũng sâu lắng hơn, giàu sức ám ảnh hơn. Nguyễn Khải lúc đó hiện ra như người kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi vui buồn khi quan sát việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại.

Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng đậm đặc chất tự sự đời thường mà hiện đại, thứ ngôn ngữ con người dùng trong giao tiếp hàng ngày rất tự nhiên, sinh động và góp phần thể hiện rõ cá tính của nhân vật.

Một điều nổi bật nữa trong văn Nguyễn Khải là ngôn ngữ rất giàu tính chính luận và thời sự. Để miêu tả thật đặc sắc và gần gũi nhân vật của mình, giọng văn ông linh hoạt và biến hóa theo các tính cách, theo dòng suy nghĩ của nhân vật. Đặc biệt, đó là lối văn vừa cô đọng vừa dân dã gắn liền với khẩu ngữ, giàu hình ảnh đời thường. Lối văn chứng tỏ tác giả là người viết kỹ lưỡng và cẩn trọng, muốn miêu tả được nhiều nhất trong tác phẩm cái ngổn ngang, bề bộn, sinh động và nhiều màu vẻ của cuộc sống hôm nay. Đọc ông như phải đối thoại với nhân vật ấy để cùng suy ngẫm, trăn trở. Văn ông là một lối văn hiện đại của thế kỷ XX. Ngôn ngữ của ông rất sắc sảo do lối viết chắt lọc, khái quát của một cây bút đã ít nhiều từng trải, chiêm nghiệm việc đời. Nó là một thứ ngôn ngữ đậm chất văn xuôi và đặc biệt là tính chất nhiều giọng điệu: có cái là do người kể chuyện nói, có cái là do giọng khác nói. Nhà văn thường đứng ở nhiều góc độ, nhiều bình diện để tả và kể. Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời người dẫn chuyện, tác giả còn biến hóa thành nhiều giọng phong phú khác nhau: có đối thoại, có độc thoại, có ngôn ngữ trực tiếp, nửa trực tiếp... Đôi khi nghị luận nhiều rồi, đưa lí lẽ, ý kiến nhiều rồi, để đỡ khô khan và đơn điệu, Nguyễn Khải lại tìm cách cân bằng ngay trong ngôn ngữ của mình bằng cách đưa vào lời nói mộc mạc, dung dị “thông tục” thường ngày của quần chúng. Những trang viết như vậy đỡ căng thẳng, lại dịu mát, tươi tắn, chân thực và sinh động hơn. Chẳng hạn, đoạn văn sau trong truyện ngắn Mùa lạc, khi kể về cuộc đời của Đào,

trước khi lên nông trường Điện Biên: “Quân tử gian nan, hồng nhan vất vả, số kiếp đã định thế, trước sau chỉ có con đường ấy không thể nào tránh được (...). Từ ngày ấy, chị không có gia đình nữa, đòn gánh trên vai, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, khi ra Hòn Gai, Cẩm Phả lấy muồng, khi ngược Lào Cai buôn gà vịt, mùa tu hú kêu sang đất Hà Nam buôn vải, tháng sáu lại về quê bẻ nhãn. Khi thì ở chợ Cuối Chắm, ở đò Tràng Thưa, khi lại về phố Rỗ, chợ Bì, chợ Bưởi. Mùa hè có vài cái áo cánh nâu vá vai, mùa đông một cái áo cánh bông ngắn đã bạc, ngày mưa, ngày nắng, bàn chân đã từng đi khắp mọi nơi không dừng lại một buổi nào. Cũng có những ngày ốm đau nằm nhờ nhà người quen, bưng bát cơm nóng, nhìn ngọn đèn dầu, sực nhớ trước đây mình cũng có một gia đình, có một đứa con, sớm lo việc sớm, tối lo việc tối” [28, 22-23]... nghe khác hẳn cái giọng “lí sự”, bởi nó giống cái giọng, cái điệu của người trong dân dã đang kể cho nhau nghe những câu chuyện đường đời. Kiểu “phong tục” này Nguyễn Khải không chỉ học thẳng trong dân gian, từ ngoài đời mà còn học qua các nhà văn của lớp trước như Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Kim Lân, Nam Cao... Nhiều người cho rằng đó là thứ ngôn ngữ “biền ngẫu”, song thực ra, đặc sắc của ngôn ngữ này là ở chỗ nó sử dụng lời ăn tiếng nói ngoài đời, miêu tả một ngôn ngữ “sống” chứ không chỉ dùng ngôn ngữ ấy đơn thuần như một phương tiện kể chuyện. Một số truyện ngắn sau này của nhà văn nhưHai ông già ở Đồng Tháp Mười, Nắng chiều, Người kể chuyện thuê, Chuyện tình của mỗi người... thứ ngôn ngữ ngữ dân dã, giàu chất “phong tục” này cũng được ông sử dụng rất có hiệu quả. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng ngôn ngữ của Nguyễn Khải đặc sắc, ông là một nhà văn có cái “văn” riêng, không thể trộn lẫn. Giáo sư Trần Đình Sử khẳng định: “Một chất lượng ngôn ngữ đặc sắc như vậy là phương thức rất lợi hại để phân tích tâm lí nhân vật” và “văn xuôi của ta có khá nhiều nhà văn có tài miêu tả tâm lí giỏi, nhưng phân tích tâm lí thì ít ai làm được như Nguyễn Khải. Đi trước nhà văn, về mặt này chỉ có thể là Nam Cao...” [1].

Trong nhiều truyện, khi viết về những suy nghĩ, trăn trở của con người, đặc biệt là người trí thức trước sự đổi thay của thời cuộc, ngôn ngữ của nhà văn lại đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, day dứt, ý nghĩa sâu xa.

3.1.1.2. Nét độc đáo của ngôn ngữ người kể chuyện

* Quan niệm về ngôn ngữ người kể chuyện

Ngôn ngữ người kể chuyện là ngôn ngữ của tác giả hoặc nhân vật được tác giả dùng để kể lại câu chuyện trong tác phẩm tự sự” [45, 38]. Theo nhận xét của nhà nghiên cứu Lê Bá Hán: “Ngôn ngữ người kể chuyện là phương tiện góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm, nêu bật tính cách nhân vật. Ngôn ngữ người kể chuyện có khả năng khêu gợi trực tiếp ở người đọc cảm nhận nhất định đối với những con người và sự vật được miêu tả (...), đóng vai trò chủ yếu trong việc dẫn dắt quá trình, hình thành, phát triển và kết thúc câu chuyện” [10, 202]. Qua hai ý kiến trên, chúng ta có thể thấy, ngôn ngữ người kể chuyện là phương tiện cơ bản dùng để miêu tả, kể chuyện, và bình giá các nhân vật, sự kiện, biến cố trong tác phẩm. Và tựu trung lại nó bao gồm: lời kể, lời miêu tả và lời bình luận ngoại đề. Như chúng ta đã phân tích ở phần trước, ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải trước 1975 chủ thể trần thuật chiếm ưu thế tuyệt đối trong vai trò độc thoại, còn nhân vật được “tô đắp” theo những khuôn mẫu nhất định. Người kể thường đứng cao hơn nhân vật của mình, vì vậy người kể sẽ nhìn nhân vật của mình theo một chuẩn mực nhất định và nhân vật tích cực sẽ phát ngôn theo cách đánh giá của tác giả, biến thành cái loa truyền bá tư tưởng cho nhà văn. Cũng vì thế, ngôn ngữ chủ âm của Nguyễn Khải trước năm 1975 như lời nhận xét của Giáo sư Phan Cự Đệ là “thứ ngôn ngữ trí tuệ, sắc sảo, sẵn sàng đánh thẳng vào đối phương không kiêng nể, sẵn sàng phơi trần ra ánh sáng thứ mặt nạ giả dối, một thứ ngôn ngữ mang tính chiến đấu, chân thật, khách quan” [9]. Sự khách quan hóa trong kể chuyện đã khiến nhiều nhà nghiên cứu cùng chung một nhận xét về Nguyễn Khải là “lạnh lùng, tỉnh táo”.

Từ sau năm 1975, mạch cảm hứng thế sự bao trùm, tư duy văn học hướng vào các vùng tối - sáng, thiện - ác của con người, ngôn ngữ người kể chuyện của Nguyễn Khải lại chuyển tải bao điều, bao vấn đề bức xúc của cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm. Ngôn ngữ sắc lạnh trước kia đã nhường chỗ cho ngôn ngữ ngày càng tình cảm hơn, giàu chất trữ tình hơn, biểu lộ một tấm lòng yêu thương con người. Trong truyện ngắn của Nguyễn Khải sau năm 1980, ngôn ngữ người kể chuyện chiếm một vị trí quan trọng, bởi nó mang đậm dấu ấn người kể chuyện - một người kể thông minh, sắc sảo. Đóng vai trò là người trong cuộc với cái “tôi” hiện diện, lời kể có sức thuyết phục cao, có cái tôi cá tính và cảm xúc đậm đà. Trong mối tương quan với độc giả, nó là tiếng nói định hướng cho độc giả trong việc đánh giá các hình tượng tác phẩm, thầm mách bảo và giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩa thầm kín, những trạng thái tâm lí sau hành động của nhân vật. Vì những sáng tác của nhà văn sau 1975, đặc biệt là những sáng tác sau đổi mới 1986, đặc sắc của ngôn ngữ người kể chuyện rõ nét hơn nên luận văn chú ý hướng tới những tác phẩm ở giai đoạn này nhiều hơn để phân tích, làm nổi bật sự độc đáo trong ngôn ngữ người kể chuyện.

a. Lời kể:

Là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, anh ta đã nghe, nhìn tất cả và kể lại theo cách đánh giả của mình. Anh ta xuất hiện không chỉ để kể mà còn chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ, tự đối chiếu với bản thân mình. Lời kể trong truyện ngắn của Nguyễn Khải rất linh hoạt, khi thì thuật lại sự việc, khi thì người kể đứng tách ra để đánh giá, phê phán, khi thì đối thoại ngầm. Mặt khác, chủ thể phát ngôn có khi hướng tới độc giả, khi hướng tới nhân vật này, nhân vật khác. Với cách kể chuyện như vậy, nhân vật trở nên sắc nét hơn, gần gũi với người đọc hơn.

Để cho lời kể thêm sinh động, nhà văn thường xen vào những chi tiết tả nhằm làm ngưng đọng lời kể, nó sẽ không bị trôi tuột đi mà có một điểm dừng, giúp người đọc ngẫm nghĩ và suy luận: “Tôi lặng lẽ ngắm nghía ông anh rể ngồi lom khom trên ghế, cây gậy kẹp trên đùi, vừa nhìn vợ làm cơm vừa kể chuyện Đông Tây

kim cổ, chuyện vui và cả chuyện buồn, giọng kể ngọt ngào, âu yếm. Còn bà vợ chạy tới chạy lui, quay trước, quay sau, tay không lúc nào ngưng nghỉ, chốc chốc lại quay về phía chồng hỏi một câu nũng nịu thơ ngây “lại ra thế hở ông”, “con người đẹp thế mà phận bạc ông nhỉ”; “Ăn cơm xong, ông ngồi hút thuốc lá, bà ngồi sát cạnh, đặt bàn tay gầy guộc nhăn nheo lên đùi chồng, ông chồng nắm chặt bàn tay ấy, nắn bóp các ngón tay và trò chuyện với tôi, thỉnh thoảng lại hỏi vợ: “Ngón tay bà sao lạnh thế, lòng bàn tay cũng lạnh, bà đưa hộp dầu tôi xoa cho” [26, 159]. Hai mạch tả và kể luôn có sự luân chuyển, nó là cơ hội để bộc lộ năng lực phân tích tâm lí nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà văn. Lời kể, lời tả như dẫn dắt người đọc đi vào bề sâu nội tâm, sự phong phú đa dạng về tâm hồn của nhân vật. Đoạn văn là một phát hiện đầy xúc động về nhu cầu hạnh phúc của người cao tuổi trên cơ sở nắm bắt tài tình các trạng thái tâm lí con người.

Hướng vào chiều sâu suy nghĩ của nhân vật, nhà văn không chỉ kể chuyện mà còn kể về tâm trạng của họ. Và điều thành công nhất mà Nguyễn Khải đã làm được là nhiều khi người đọc không có cảm giác nhà văn đang kể chuyện mà như được trực tiếp thấy dòng ý thức của nội tâm của nhân vật. Do đó, cảm giác về nhân vật trở nên thật tin cậy: “Ngày giỗ đầu anh làm rất to, mời những mười mấy mâm, bưng mâm cơm cúng lên bàn thờ vợ, thắp nén nhang chẳng kịp khấn khứa gì, cứ đứng xuôi tay mà khóc, khóc cho vợ, khóc cho mình. Phải đến lúc đó anh mới thấy hết cái ranh giới phân chia giữa tuổi trẻ và tuổi già, giữa cái thời sống cho mình và cho xã hội với bao nhiêu là mơ mộng thật giả, với cái thời chỉ còn biết sống cho con cái, một lũ con. Ngoài ra không còn một niềm hy vọng nào khác, một niềm vui nào khác” [28, 176].

Trong nhiều lời kể, người ta đều thấy ẩn sau ngôn ngữ ấy là rất nhiều ngụ ý. Ngoài lớp nghĩa bề mặt, nó còn là lời suy nghiệm của tác giả về “nhân tình thế thái”. Lớp nghĩa thứ hai, khiến người đọc luôn phải nhập cuộc với người nói và nhân vật, để cùng họ suy ngẫm và chiêm nghiệm. Khi lời kể xen lẫn bình luận, nó là tiếng nói xuyên thấm sâu vào ý thức nhân vật, phân tích và đi sâu khai thác thế giới tinh thần

bí ẩn của con người, tìm ra sự mất cân đối giữa con người và đồng loại: “Sống giữa

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 68)