Nghệ thuật tổ chức không gian trong truyện ngắn Nguyễn Khả

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 113)

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢ

3.3.2. Nghệ thuật tổ chức không gian trong truyện ngắn Nguyễn Khả

Không gian nghệ thuật vừa là hình thức tồn tại của hình tượng vừa là một lĩnh vực quan trọng thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và khả năng chiếm lĩnh thế giới của văn học. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không có không có không gian, không có nhân vật nào lại không có một nền cảnh nào đó. Ngay bản thân người kể chuyện cũng nhìn nhận sự việc trong một khoảng cách, một góc nhìn nhất định.

Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian trong cuộc sống. Ở trong tác phẩm, không gian nghệ thuật là bối cảnh tự nhiên nhưng cũng là sản phẩm của ý đồ sáng tạo. Không gian nghệ thuật thường chứa trong lòng nó bao nhiêu tình thế của xã hội và con người. Không gian nghệ thuật trong những sáng tác trước năm

1975 chủ yếu là không gian lịch sử, không gian xã hội rộng lớn. Không gian của những con đường nối tiền tuyến với hậu phương, không gian của những bầu trời, dòng sông, những công trường, nhà máy, không gian của những cảnh sinh hoạt tập thể... Trong không gian rộng lớn ấy, con người đủ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, sôi nổi lao động, sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều hướng đến mục đích cao cả nhất: vì độc lập tự do của dân tộc. Những sáng tác sau năm 1975, từ cảm hứng sử thi văn học chuyển sang cảm hứng thế sự - đời tư, vì thế không gian nghệ thuật cũng dần chuyển sang không gian sinh hoạt đời thường, không gian của đời tư, cá nhân. Và chính không gian sinh hoạt đời thường ấy là hoàn cảnh lý tưởng để mỗi cá nhân bộc lộ đến cùng bản chất nhiều mặt tốt - xấu, thiện - ác của mình. Đặc biệt, nó kéo văn chương về gần với cuộc sống hiện thực hơn.

Hòa chung vào dòng chảy đổi mới của văn học, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải cũng ngày càng thu hẹp dần. Nếu trước 1975 là không gian rộng lớn của nông trường Điện Biên, của một làng quê những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong Mùa lạc, Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa... thì không gian sau năm 1975 là những không gian hẹp, không gian của cuộc sống thường nhật ở mỗi nếp nhà... Đó có thể là một quán nước vỉa hè trong Một chiều mùa đông; một quán cơm phố huyện trong Lạc thời; một bến xe trong Chuyện tình của mỗi người; một ngôi nhà dưới chân động hoang vu của Cặp vợ chồng dưới chân động Từ Thức; một phòng khách trong Một người Hà Nội, một góc phố, một khu tập thể ở bãi sông trong Danh dự... Nhà văn đã đi từ không gian xã hội quảng đại, không gian tự nhiên rộng lớn, thu hẹp về không gian đời tư, không gian tự nhiên của cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Từ những không gian ấy, con người có thể dễ dàng đối diện với nhau, dễ dàng nhìn thấy cả những góc khuất của tâm hồn. Đặc biệt, chính không gian ấy nó sẽ giúp nhà văn tập trung sâu sắc hơn vào không gian nội tâm, không gian ý thức của con người.

Xuyên suốt trong truyện ngắn Nguyễn Khải từ giai đoạn trước đến nay, không gian nghệ thuật dù mang tính sử thi hay thế sự cũng đều gắn với hình tượng

nhân vật và được tổ chức chặt chẽ với thời gian nghệ thuật, với các yếu tố như: nhân vật, cốt truyện...

3.3.2.1. Tổ chức không gian theo nguyên tắc đối lập

Cách thức tổ chức này thường gặp trong truyện ngắn hiện đại. Đây là cách nhà văn tạo ra sự đối lập giữa các mảng không gian trong tác phẩm. Mục đích cao nhất của sự đối lập này không phải để làm rõ tính chất khác biệt đến mức tương phản của các mảng không gian mà thông qua đó, nhà văn còn muốn thể hiện nhân vật và bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Với mục đích như thế, trong tác phẩm của mình, các nhà văn thường chia không gian làm nhiều mảng khác nhau rồi đặt nhân vật vào những mảng không gian ấy, từ đó làm hiện lên chân dung nhân vật với những số phận, tính cách, tâm lý, những nhận thức, suy tư, chiêm nghiệm.

Trong Mùa lạc, Nguyễn Khải đã xây dựng một không gian rộng lớn, không

gian của những sinh hoạt tập thể, đấy là nông trường Điện Biên sau ngày hòa bình. Trong nền cảnh chung đó, không gian được chia làm nhiều mảng khác nhau nhưng đáng chú ý là hai mảng không gian đối lập nhau. Mảng không gian thứ nhất là không gian Điện Biên của mùa xuân năm ngoái: “Đất này còn ngập lên một rừng cây chó đẻ, dây thép gai, mìn, vỏ đạn đại bác nhừ nát vì những hố bom, những giao thông hào. Rải rác còn có những đoạn xương người, những mảnh vải nhựa, vài lưỡi xẻng hoen rỉ, một gói tiền bọc vải đã vụn nát...” [22]. Trong không gian ấy, con người đang từng ngày, từng giờ chung sức để hồi sinh mảnh đất mà chiến tranh vừa đi qua, giờ trong lòng nó vẫn còn bao nỗi đau âm ỉ. Hôm qua bao người đã ngã xuống thì hôm nay vẫn còn nhiều người phải nằm lại. Đối lập với mảng không gian ấy là mảng không gian của Điện Biên mùa xuân năm nay: “Màu xanh thẫm của ngô, của khoai lạc, màu xanh non của lá mạ, màu tươi đỏ của ớt chín, lấn dần lên các màu nham nhở, man rợ khác của đất hoang. Một mảnh xô trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm ở mé hiên phía trước, bóng lá láng mướt của rặng chuối, màu vàng ửng của khóm đu đủ, mấy con ngỗng bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng nặng nề của những chị có mang...” [22]. Một

không gian đầy màu sắc, đầy âm thanh, đầy sự sống. Nếu mảng không gian thứ nhất như chất chứa trong nó sự hủy diệt thì ở mảng không gian thứ hai này như một sự hồi sinh lớn. Cuộc sống vĩ đại dường như đã trở lại, báo hiệu sự đổi thay từ trong thiên nhiên, đất trời. Và trong sự đổi thay ấy, nhà văn còn nhìn thấy sự đổi thay của một cuộc đời, một số phận. Phải chăng sự thay đổi, hồi sinh của cảnh sắc thiên nhiên là một dấu hiệu cho sự hồi sinh của chính Đào? Nơi mảnh đất còn đầy thương tích, vết thương đang lành dần. Nhà văn đã đặt cuộc đời Đào trong một không gian như thế thật có ý nghĩa.

Đặc biệt, truyện của Nguyễn Khải thường xuất hiện rất ít các nhân vật hành động, các nhân vật của nhà văn chủ yếu hành động bằng nhận thức. Môi trường của họ là thế giới nội tâm, thế giới ý thức, cho nên trong truyện ngắn Nguyễn Khải còn chứa đựng sự đối lập giữa không gian tự nhiên và không gian tâm tưởng. Kiểu tổ chức không gian này xuất hiện trong nhiều tác phẩm của ông như: Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Chuyện tình của mỗi người, Đổi đời, Má hồng, Danh dự, Đời khổ, Một thời lãng mạn, Phía khuất mặt người...

Không gian tự nhiên cụ thể trong những tác phẩm này thường là những không gian hẹp. Chúng gần như chỉ đóng vai trò của một màn cảnh, một sân khấu mà trên đó lần lượt hiện về những không gian gián tiếp được chuyển tải bằng các luồng ánh sáng của kí ức, của liên tưởng. Đối lập với những không gian nhỏ hẹp này là không gian của ý thức mênh mông. Đây là những mảng không gian được tổ chức trong sự trải rộng cả một quãng đời dài của nhân vật với bao thăng trầm từng trải. Đó cũng là những nơi mà bước chân lưu lạc của nhân vật đã từng đi qua trong quá khứ. Nhà văn đã gắn điểm nhìn nghệ thuật của mình vào một không gian thực tại với những vấn đề của cuộc sống nhưng lại hướng trường nhìn nghệ thuật của mình vào không gian tinh thần, không gian tâm tưởng để khám phá.

Trong truyện Một chiều mùa đông, không gian hiện thực được tái hiện là không gian của một quán nước “tồi tàn, cũ kĩ, sơ sài”. Đối lập với không gian nhỏ bé ấy là không gian của một Hà Nội trong quá khứ sang trọng và đầy quyến rũ, với

bóng dáng của những tài tử, giai nhân đất kinh kỳ. Đấy là Hồ Gươm, là Nhà hát lớn, là bao con người mang những vẻ đẹp kiêu kỳ mà nhân vật “tôi” thấy choáng ngợp. Đó còn là không gian của Hà Nội những năm gian khổ trong kí ức nhân vật “tôi” hay nói chính xác hơn là không gian của những cảm nhận về sự biến đổi khắc nghiệt của đời sống trong dòng chảy của thời cuộc. Như thế, từ một không gian nhỏ trong hiện tại đã gợi về một không gian rộng lớn hơn là không gian của tâm trạng nhân vật, mà trong đó các sự kiện quá khứ và hiện tại đan xen nhau. Từ không gian của quá khứ ấy, cuộc đời nhân vật, nội tâm nhân vật hiện lên thật rõ nét.

Ở truyện Lạc thời, đối lập với quán cơm phố huyện nghèo nàn trong một chiều cuối đông lạnh lẽo và hiu quạnh là không gian nội tâm của ông Trắc. Tâm trạng ấy không ngừng hiện hữu trong những không gian náo nhiệt, đông đúc, những cuộc chuyện trò, giao lưu và bữa tiệc của những con người nổi danh với đám quan chức địa phương, nơi không có chỗ cho một con người từng có công và tình nghĩa nhưng lạc thời như ông. Chính cái không gian rộng lớn của tâm tưởng đã xoáy sâu vào bi kịch của nhân vật. Bi kịch của con người luôn cảm thấy bị giày vò vì mình bị thất sủng, bị bạc đãi nhưng vẫn nhận ra những hay dở, đúng sai trong suy nghĩ và hành động của mình. Trước đây, ông sống ở một vùng quê quanh năm đói nghèo nhưng tình người lúc nào cũng chan chứa, còn giờ đây, những giá trị đạo đức của hôm qua không còn vì lối sống cơ hội, xu thời. Ông cay đắng nhận ra rằng: “Chỉ có sự lạnh nhạt, trống vắng của xung quanh là có thể giết chết được tôi thôi”[29].

Với cách tổ chức không gian theo cách thức này, Nguyễn Khải đã tạo ra một sự đối chiếu giữa những quãng đời của nhân vật, tạo ra sự đối thoại giữa những cảm xúc, suy nghĩ trong chính nội tâm nhân vật. Đặt nhân vật vào không gian, ấy tác giả đã khám phá một cách sâu sắc thế giới tinh thần đầy phức tạp và đa dạng của con người. Đấy cũng chính là cái đích của Nguyễn Khải khi sáng tác văn chương.

3.3.2.2. Tổ chức không gian đời thường

Một trong những hình thức biểu hiện của không gian nghệ thuật trong truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Khải là không gian hiện thực đời thường. Sự thay

đổi về không gian nghệ thuật đã cho thấy sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật cũng như mục đích sáng tạo văn chương của nhà văn. Từ chỗ luôn quan tâm, khai thác những vấn đề tư tưởng, chính trị, khai thác con người giai cấp, con người lý tưởng, con người xã hội, Nguyễn Khải chuyển sang con người cá nhân, con người đời tư với những vấn đề nhân sinh. Chính vì thế, nhân vật trong các truyện ngắn sau này luôn được nhà văn đặt vào những không gian của sinh hoạt đời thường hàng ngày. Đó là không gian để nhân vật sống, nhân vật tự thể hiện mình trong đời thường một cách chân thực nhất. Các truyện như: Một người Hà Nội, Người ngu, Cặp vợ chồng dưới chân động Từ Thức, Đời khổ, Một chiều mùa đông, Chuyện tình của mỗi người, Danh dự, Sống ở đời, Mẹ và các con... thể hiện rất rõ đặc điểm không gian này. Đó là không gian trong phòng khách nhà cô Hiền trong Một người Hà Nội; có lúc nó là quán nước ngay bên rìa đường khi nhân vật tôi gặp chị Vách trong Đời khổ đang bán xôi; có khi là một tập thể ven sông trong Danh dự: “Mùa mưa thì lầy, mùa lũ thì lụt, hết lũ lụt vào vụ trồng rau, mùi phân ủ lót luống hôi hăng ướp cả vào trong gió, ngửi vào đâu cũng thấy có mùi hôi. Và ruồi, bát cơm đặt xuống ruồi bâu như cơm trộn đỗ đen (...) đêm mưa đi họp đứng trên bờ đê nhìn xuống thấy xóm bãi sâu đen thăm, le lói vài vệt sáng vàng sậm như sắp bước vào cõi âm ti”; thậm chí là trên một đoạn phố (Người ngu, Mẹ và các con)... Chính với những không gian đời thường như thế, người đọc có cảm tưởng Nguyễn Khải đang kể lại một cách khách quan câu chuyện đang xảy ra nơi mình sống. Những không gian mà ai cũng cảm thấy quen thuộc vì nó như là không gian của chính mình.

Khi xây dựng những không gian nhỏ hẹp đời thường, chất hiện thực hiện lên rất rõ trong từng trang văn Nguyễn Khải. Trong những không gian ấy, con người của đời thường được nhà văn khắc họa với những cảm xúc, những suy nghĩ riêng tư, những trăn trở, những mối quan hệ cá nhân phức tạp. Với cách tổ chức không gian đời thường, nhà văn đã để cho các nhân vật tự bộc lộ mình một cách hồn nhiên và tự nhiên nhất. Chị Vách thoải mái trò chuyện với nhân vật “tôi” về những đứa con của chị, rồi cũng rất tự nhiên chị mếu máo lấy gấu quần lau nước mắt khóc vì nghĩ mình

vụng dại, ngu đần nên mới ra nông nỗi này. Anh Dụ ân hận vì cả đời đã phải trả giá cho sự lựa chọn nông nổi: “Cái giọng khàn đục, thảm thiết ấy như vang sâu trong tòa nhà rộng lớn (...) của một đường phố rất vắng vào một đêm mưa rét cuối năm”

[28, 271]. Những nỗi niềm ấy của anh đã được bộc lộ hết sức chân tình. Chính sự bộc lộ mình một cách hết sức tự nhiên của các nhân vật trong không gian của họ đã khiến cho không gian đời thường trở thành những không gian mang đậm ý nghĩa nhân sinh.

3.3.2.3. Tổ chức không gian với những hình ảnh biểu tượng

Biểu tượng là một phương diện tạo hình và biểu đạt hữu hiệu có tính đa nghĩa, thể hiện dưới dạng một hiện tượng cụ thể, cảm tính; có thể sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm và có giá trị biểu cảm cao.

Truyện ngắn Nguyễn Khải đã sử dụng nhiều không gian mang tính biểu tượng. Những biểu hiện ấy vừa góp phần thể hiện thế giới nhân vật, làm gia tăng tính chất triết lý, tính trữ tình vừa tạo nên những nét độc đáo trong phong cách trần thuật của nhà văn. Cách tổ chức không gian này được nhà văn sử dụng ở các truyện:

Một đứa con chết, Mùa lạc, Đứa con nuôi, Chuyện người tổ trưởng máy kéo, Hãy đi xa hơn nữa, Một người Hà Nội...

Nguyễn Khải là nhà văn ít miêu tả cảnh thiên nhiên, ngòi bút của ông dường như muốn hướng vào không gian bên trong, không gian ý thức của con người. Quang cảnh thiên nhiên nhiều khi chỉ là cái cớ để gợi cho nhân vật suy tưởng, giúp nhà văn miêu tả ý thức của nhân vật. Song, nhiều khi thiên nhiên lại mang những vẻ đẹp bí ẩn, gợi trong lòng người bao suy ngẫm.

Mở đầu truyện Một đứa con chết, nhà văn tái hiện một không gian như mang tính dự báo: “Trời tháng bảy hạn lớn, đất đường rắn lại, nhọn hoắt như đá. Nước ở đầm ao đặc quánh, xanh lè, đóng một lượt váng mỏng. Từng đám bèo bòng mắc cạn, chỏng trơ những sợi rễ bị cháy đỏ như râu ngô và những cánh hoa phớt tím héo úa bốc lên mùi hăng lợm giọng. Nắng bật sáng đến nỗi ngửi thấy cả mùi khét”

[22]. Trong không gian ấy, từng đoàn người tha hương đang khốn khổ đến đất thánh để xin ơn đại xá, có một cặp vợ chồng đã từ bỏ cái “hạnh phúc có thật ở đời này để đi tìm một thứ hạnh phúc hão huyền”và phải trả giá khi đứa con duy nhất của mình phải chết. Cho nên, kết thúc tác phẩm xuất hiện một không gian ngột ngạt như những bế tắc của một niềm tin mù quáng: “Trời tối hơn mọi đêm như cái chết lặng vì thiếu cái hơi thở mát mẻ”[22].

Hay ở truyện Đứa con nuôi, khung cảnh thiên nhiên ở cuối tác phẩm đầy ý nghĩa: “Những bụi ké đồng tiền ở dọc đường đã rụng hết lá, chỉ còn để lại trên

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)