1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành trình tiếp nhận tiểu thuyết tự lực văn đoàn và vấn đề phương pháp luận đặt ra

56 628 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

1 Lời cảm ơn Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong tổ Lý luận văn học, khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học - Trờng Đại học Vinh, với sự động viên, giúp đỡ của bạn bè ngời thân. Đặc biệt là sự h- ớng dẫn tận tình của PGS. TS. Đinh Trí Dũng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Trí Dũng, các thầy giáo, cô giáo các bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về Hành trình tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vấn đề phơng pháp luận đặt ra nên chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận đợc những lời chỉ bảo, nhận xét của thầy cô giáo các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 12 năm 2008 Tác giả Hồ Thị Hiền 2 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn từ khi ra đời đến nay đã đợc công chúng đón nhận khác nhau. Trớc đổi mới, có ngời xem tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thuộc văn hóa đồi trụy, cần phải cấm. Sau đổi mới, giới nghiên cứu phê bình tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn một cách khoa học, nhiều chiều, nhận ra phong cách nghệ thuật của tác giả, khuynh hớng t tởng tác phẩm. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có khuynh hớng khác hẳn với khuynh hớng tiểu thuyết trớc đó nên nó đã phải chịu số phận long đong của cái mới. Nhng xét đến cùng dù khen hay chê điều đáng nói là liệu cái mới đó có tồn tại, có đợc đón nhận hay không? cái mới ấy qua thời gian giá trị còn lại của nó đạt đến mức nào? Vấn đề ấy hôm nay đã có nhiều câu trả lời từ các công trình khoa học nghiêm túc của giới nghiên cứu phê bình. Tìm hiểu hành trình tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoànđể hiểu thêm về quá trình tiếp nhận văn học - một hiện tợng văn học phức tạp. Đây là một vấn đề mang tính thời sự có ý nghĩa khoa học. 1.2. Từ những công trình nghiên cứu về Tự lực văn đoàn tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đợc công bố, từ sự tiếp nhận của chính bản thân, chúng tôi qua đề tài này cố gắng miêu tả sự tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ở từng mốc thời gian cụ thể từ đó hiểu thêm về những đóng góp của Tự lực văn đoàn tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đối với văn hóa dân tộc đối với tiến trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam. 1.3. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn từ khi ra đời tới nay chỉ một thời gian ngắn đợc đa vào học tập giảng dạy ở trờng phổ thông. Tuy nhiên, trong ch- ơng trình phổ thông có học Thơ mới là một hiện tợng của trào lu lãng mạn. Do đó tìm hiểu quá trình tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn để phục vụ cho việc giảng dạy trào lu lãng mạn đợc tốt hơn. Bởi thế, thời gian gần đây, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã có đợc vị trí xứng đáng trong một số công trình khoa học nói lên phần nào vai trò lớn lao của nó trong cả trào lu văn học lãng mạn 1930 - 3 1945. Cạnh đấy, với không khí đổi mới, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận lại, đánh giá lại tiểu thuyết Tự lực văn đoàn một cách thỏa đáng hơn. Nhng đến nay cha có một công trình nào có cái nhìn tổng quan về lịch sử tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Qua đề tài này, chúng tôi muốn bổ sung phần thiếu hụt đó. Từ thực tiễn sáng tác, tiếp nhận, đánh giá tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, từ những lý do mong muốn xác đáng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Với ý nghĩa là một cột mốc trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã trở thành tâm điểm cho nhiều cuộc khẩu chiến bút chiến. Những cuộc tranh luận này dẫu không liên tục song vẫn cho chúng ta nhận thấy sự tiếp nhận của độc giả đối với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn có nhiều điểm phức tạp. Điều này xảy ra là một tất yếu bởi sự tiếp nhận nghệ thuật ở mỗi cá nhân, mỗi thời kỳ đều có sự tác động của xu hớng thời đại phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý thời đại, đúng nh Plêkhanốp phát biểu: Mọi hệ t tởng đều có cội rễ chung là tâm lý của một thời đại cụ thể nhất định. Số phận thăng trầm của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng là số phận chung của những cái mới thủa chúng ra đời. Từ khi tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời đến nay nhiều công trình nghiên cứu về nó đã đợc công bố dới nhiều hình thức quy mô khác nhau: chuyên luận, bài đăng báo, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Những thành tựu nội dung, nghệ thuật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, những mặt tích cực, tiêu cực của từng cá nhân tác giả của nhóm Tự lực văn đoàn đợc khảo sát kỹ lỡng. Song cha có công trình nào nghiên cứu hành trình tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn từ 1932 đến nay (2008) một cách có hệ thống để từ đó có thể đa ra những gợi ý bổ ích về phơng pháp tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. 2.2. Việc đánh giá về Tự lực văn đoàn nói chung tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói riêng đã diễn ra một cách khá phức tạp có sự khác biệt qua các thời 4 kì lịch sử ở hai miền Nam - Bắc. Lịch trình tìm hiểu, nghiên cứu Tự lực văn đoàn đã có hơn nửa thế kỷ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy cho đến thời điểm hiện nay đã có hơn 40 công trình, bài viết liên quan đến sự tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Đơng thời, ngay từ buổi đầu ra mắt, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đợc độc giả đô thị đón nhận khá nồng nhiệt. Việc đánh giá tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ngay từ đầu cũng đã có những ý kiến không đồng nhất thậm chí đối lập. Trong khi báo Tiếng trẻ (1934) đánh giá Hồn bớm mơ tiên là giọt nớc cho ng- ời ta đang khát, Trơng Tửu cho Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu chủ nghĩa cá nhân thì Nguyễn Công Hoan lại cho rằng Đoạn tuyệt nửa trên không nên mà nửa dới cũng chẳng ích gì. Vũ Trọng Phụng gọi tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là thứ văn điêu trá (Làm đĩ) chính Trơng Tửu - ngời hết lời ca ngợi Đoạn tuyệt - lại kết án Lạnh lùng là cuốn sách nên cấm đọc đối với các thiếu nữ . Tuy nhiên, xu thế khẳng định giá trị của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vẫn chiếm u thế đợc biểu hiện rõ qua một số công trình nghiên cứu của các cây bút phê bình có uy tín nh Trơng Chính với Dới mắt tôi (1939), Vũ Ngọc Phan với Nhà văn hiện đại (1942), Dơng Quảng Hàm với Việt Nam văn học sử yếu (1943). Tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh đã đợc coi là một kiệt tác của văn chơng Việt Nam có thể kết án một chế độ, dựng lập một chế độ khác, do đó, dùng nghệ thuật tái thiết xã hội Việt Nam trên một nền tảng vững vàng, theo những nguyên tắc hợp lý nhân đạo . đánh dấu một thời kì thay đổi trong lịch sử tiến hóa của xã hội Việt Nam. Sau cách mạng tháng Tám (1945 đến trớc 1986), một thời gian khá dài tiểu thuyết Tự lực văn đoàn dờng nh không đợc ai nói đến. Phải tới sau 1954, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn mới đợc đề cập trở lại nhng với những đánh giá khác nhau ở hai miền Nam - Bắc. 5 ở miền Bắc, vào 1957 nhân tái bản Tiêu Sơn tráng sĩ (Khái Hng) có loạt bài tranh luận về tác phẩm này của các tác giả Vĩnh Mai, Trơng Chính, Trần Thanh Mại, Nguyễn Văn Phú, Nguyên Hồng đăng trên báo Văn các số 10, 13, 14, 17, 18 . Ngoài ra, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn còn đợc đề cập trong các công trình Lợc thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn, giáo trình Văn học Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Giáo dục, 1962, Bàn về những cuộc đấu tranh t tởng trong văn học Việt Nam hiện đại của Vũ Đức Phúc. Nhìn chung, quan điểm của các công trình này chủ yếu xem xét văn chơng Tự lực văn đoàn trên bình diện ý thức giai cấp mối quan hệ văn học - chính trị với những đánh giá khá khắt khe: thế giới quan, nhân sinh quan lạc hậu, suy đồi, tuyên truyền cho quan điểm t sản nghệ thuật vị nghệ thuật.Về mặt chính trị, Tự lực văn đoàn muốn gây dựng một phong trào cải cách xã hội, độc lập với phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo, Nhất Linh, Hoàng Đạo có tham vọng làm lãnh tụ của một phong trào cách mạng xã hội, có tính chất cải lơng chủ nghĩa có lợi cho chủ nghĩa thực dân đợc chính quyền thực dân ủng hộ khuyến khích . Việc gạn đục khi trong đối với các giá trị nhân văn của văn chơng Tự lực văn đoàn đã đợc đồng chí Trờng Chinh một số nhà văn, nhà nghiên cứu nh Hoài Thanh, Xuân Diệu nói đến. Tuy nhiên tiểu thuyết Tự lực văn đoàn dờng nh bị cấm lu hành, không có trong chơng trình môn văn các cấp, dù là ở bậc đại học. ở miền Nam, tình hình lại nh ngợc lại, nhất là từ khi Nhất Linh tập hợp thêm một số thành viên mới nhằm khôi phục cái gọi là hậu Tự lực văn đoàn cả báo Văn hóa ngày nay. Những tác phẩm văn chơng Tự lực văn đoàn đợc phổ biến rộng rãi, đợc mến mộ đợc coi nh những chuẩn mực của văn chơng hiện đại. Các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, nhất là Nhất Linh đợc xem là những văn tài của lịch sử văn học Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu về Tự lực 6 văn đoàn nói chung tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói riêng nh Khái Hng ngời thứ nhất muốn làm nguyên soái của văn chơng sáng giá của Hồ Hữu Tờng (1964), Nhất Linh văn tài tiêu biểu của Tự lực văn đoàn của Phạm Thế Ngũ (1965), Hoàng Đạo một vận động lịch sử của Dơng Nghiêm Mậu (1968), Nhất Linh hay khuynh hớng lãng mạn phản kháng của Bùi Xuân Bào (1972) . cũng đợc viết trên tinh thần này. Không chỉ đợc giới phê bình đề cao, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn còn đợc giảng dạy kỹ lỡng trong nhà trờng phổ thông ở Miền Nam. Ngời ta viết nhiều sách ở dạng bài luận để phục vụ cho học sinh trong các kì thi đại học thi tài ban C. Sau Đại hội Đảng VI (1986), tình hình nghiên cứu văn học Việt Nam thực sự bớc vào thời kỳ đổi mới. Nhiều cuộc hội thảo với chủ đề Giải tỏa những nghi án văn học nhằm trả lại giá trị đích thực cho một số tác giả, tác phẩm trào lu văn học trong đó có Tự lực văn đoàn đợc tổ chức, thu hút mạnh mẽ lực lợng nghiên cứu phê bình trong cả nớc. Trờng Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội) đã tổ chức Hội thảo về văn chơng Tự lực văn đoàn (27/05/1989) với sự góp mặt của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà văn tên tuổi nh Trơng Chính, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Hợu, Nguyễn Đình Chú, Phong Lê, Huy Cận, Tô Hoài . Với tinh thần đổi mới, đứng trên quan điểm lịch sử, cuộc hội thảo là sự tập trung nhiều ý kiến khởi đầu cho sự nhìn nhận thỏa đáng những giá trị đích thực của văn chơng Tự lực văn đoàn nhất là tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của giới nghiên cứu phê bình Việt Nam trên nhiều mặt: tính dân tộc, tinh thần phản phong, ý thức cải tạo xã hội với ý nghĩa tiến bộ, vai trò quan trọng của Tự lực văn đoàn trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Tiếp sau cuộc hội thảo này hàng loạt công trình chuyên biệt về Tự lực văn đoàn đã xuất hiện nh: Tự lực văn đoàn (1989) của Nguyễn Trác - Đái Xuân 7 Ninh, Tự lực văn đoàn con ngời văn chơng (1990) của Phan Cự Đệ, Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bớc ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phơng Đông (1991) của Trần Đình Hợu, Thêm mấy ý kiến về Tự lực văn đoàn (1991) của Lê Thị Đức Hạnh; các công trình về các tác giả Tự lực văn đoàn nh bộ ba công trình Khái Hng nhà tiểu thuyết (1993); Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc (1995); Hoàng Đạo nhà văn, nhà báo (1999) của Vu Gia. Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nh: Quan niệm về con ngời trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (1994) của Lê Thị Dục Tú, Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho việc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại (1991) của Trịnh Hồ Khoa, Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (2001) của Dơng Thị Hơng Từ chỗ dờng nh bị tránh nói đến ở miền Bắc, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đợc tái bản lu hành rộng rãi với bộ Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1989), Tuyển tập Tự lực văn đoàn (1995) của nhà xuất bản Văn học gần đây nhất là bộ Văn chơng Tự lực văn đoàn của Nxb Giáo dục (1999) với dung lợng gần 4000 trang khổ 16 x 24. Ngoài ra còn phải kể tới một lợng bản in khá lớn các tác phẩm tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của nhiều nhà xuất bản trong cả nớc. Đi cùng với hệ thống các tiểu thuyết này là những bài giới thiệu từng tác phẩm của các nhà phê bình nh Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành Khung . 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Tổng hợp trên một cái nhìn đầy đủ, hệ thống hành trình tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn hơn 70 năm qua. 3.2. Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá lại một cách khách quan, khoa học những u điểm những hạn chế, giải thích nguyên nhân xung quanh những ý kiến bàn luận về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn theo tiến trình thời gian. 8 3.3. Từ hành trình tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn rút ra một số bài học có tính chất phơng pháp luận về phơng pháp phê bình văn học nói riêng tiếp nhận văn học nói chung. 4. Phơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phơng pháp: phơng pháp lịch sử, phơng pháp thống kê - phân loại, phơng pháp so sánh, phơng pháp phân tích, phơng pháp tổng hợp. 5. Đóng góp mới của luận văn Khảo sát quá trình tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn một cách có hệ thống, đánh giá nghiêm túc các công trình nghiên cứu đã có về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn từ đó đa ra phơng pháp tiếp cận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn khách quan, khoa học nhằm góp phần vào việc đánh giá nó đúng với những giá trị mà nó đạt đợc trong tiến trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam. 6. Cấu trúc luận văn Từ nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, ngoài phần Mở đầu, Kết luận Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đợc triển khai trong 3 chơng. Chơng 1: Tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trên phơng diện giá trị nội dung Chơng 2: Tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trên phơng diện giá trị nghệ thuật Chơng 3: Những vấn đề phơng pháp luận đặt ra từ việc khảo sát hành trình tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn Chơng 1 Tiếp nhận tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trên phơng diện giá trị nội dung 1.1. Một số vấn đềthuyết về tiếp nhận văn học 9 1.1.1. Các quan niệm về tiếp nhận văn học Từ xa đến nay hoạt động văn học đều vận hành qua các khâu hiện thực - nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Đánh giá tác phẩm là công việc không chỉ của giới phê bình mà là công việc của bạn đọc nói chung. Sự tồn tại dài lâu hay không của tác phẩm, mọi chủ đề - t tởng của nhà văn đặt ra trong tác phẩm có đợc phát hiện đúng hay không, câu trả lời là ở chính công chúng bạn đọc, vai trò của ngời đọc cùng sự tiếp nhận của họ rất quan trọng.Văn bản nghệ thuật có đợc ý nghĩa là nhờ khâu tiếp nhận của bạn đọc. Cho nên từ rất lâu ngời ta đã quan tâm đến mối quan hệ giữa tác phẩm với bạn đọc, tức là sự tiếp nhận tác phẩm qua bạn đọc. Quan điểm lý luận cổ điển phơng Đông hiện đại phơng Tây về sự tiếp nhận của bạn đọc đợc nhắc đến nh một sự minh chứng cho mối quan tâm đó. Lý luận cổ điển phơng Đông cho rằng tiếp nhận văn học là quan hệ tri âm tri kỷ giữa ngời đọc ngời viết, khi ngời đọc hiểu hết đợc những ý tình mà tác giả định nói, cảm thông với tác giả về tài năng thời thế.Lý luận văn học tiếp nhận truyền thống phơng Đông không chỉ nói đến cách đọc tri âm hớng tới tấm lòng tác giả mà còn nói đến cách đọc ký thác mợn tác phẩm làm phơng tiện gửi gắm lòng mình.Tiêu biểu là các ý kiến của Lu Hiệp,Mạnh Tử,Kim Thánh Thán ở phơng Tây, thời cổ đại ngời ta đã chú ý vấn đề tiếp nhận của bạn đọc nh trong Thi học, Aristote cho rằng khi thởng thức tác phẩm ngời đọc cảm thấy thú vị là bởi họ vừa xem, họ vừa đoán định tác phẩm đang nói đến ngời việc nào đó ở ngoài đời . Về sau nhiều ý kiến nhấn mạnh hơn nữa vai trò của ngời đọc, tiêu biểu là ý kiến của P. Valerg, R. Ingarden Còn theo trờng phái tờng giải học, sự tiếp nhận có nghĩa là quá trình thỏa thuận giữa văn bản sự tái tạo bản sắc riêng của ngời đọc. Đại diện là H. G. Gadamer. Nửa đầu thế kỷ XX, vào những năm 60, đã hình thành nền mỹ học tiếp nhận với trung tâm là Đại học Konstan ở Cộng hòa liên bang Đức. Họ phê phán 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w