Một trong những hướng đổi mới PP giảng dạy vật lí phổ thông hiện nay là “ Dạy học giải quyêt vấn đề ” dạy học GQVĐ là một hướng đổi mới PPDHtheo hướng TC hóa hoạt động nhận thức, phát hu
Trang 1Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
TR¦êNG §¹I HäC VINH
- -NGUYÔN ANH TUÊN
THIÕT KÕ TIÕN TR×NH D¹Y HäC THEO H¦íNG GI¶I QUYÕT VÊN §Ò NH»M PH¸T HUY TÝNH TÝCH CùC, Tù LùC CñA HäC SINH TRONG D¹Y HäC CH¦¥NG “C¶M øNG §IÖN Tõ”
Trang 2Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học, khoa Vật
lý, bộ môn Phương pháp giảng dạy Vật lý của trường Đại học Vinh
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở GD–ĐT tỉnh Thanh Hóa, Ban giám hiệuTrường THPT Triệu Thị Trinh, tổ Vật lý trường THPT Triệu Thị Trinh đã tạođiều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, triển khai nghiên cứu đề tài
và hoàn thành luận văn
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, đồngnghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vàtriển khai thực hiện đề tài
Vinh, tháng 11 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Anh Tuấn
Trang 3CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
THPT Trung học phổ thông
TNSP Thực nghiệm Sư phạm
Trang 41 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Đóng góp của luận văn 3
8 Cấu trúc của luận văn 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Phương pháp dạy học 5
1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học 5
1.1.2 Phân loại các phương pháp dạy học 6
1.1.3 Cơ sở lựa chọn và phối hợp các phương pháp 8
1.2 Phương pháp dạy học GQVĐ 9
1.2.1 Khái niệm về phương pháp dạy học GQVĐ 9
1.2.2 Hai đặc trưng của dạy học GQVĐ, vấn đề và tình huống có vấn đề 11
1.2.3 Các tình huống có vấn đề trong DH vật lý 14
1.2.4 Các tình huống có vấn đề trong DH vật lý chương “Cảm ứng điện từ” 16
1.2.5 Cấu trúc của dạy học giải quyết vấn đề 17
1.2.6 Các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện dạy học GQVĐ, các mức độ của dạy học GQVĐ 20
1.3 Tính TC, tự lực của HS trong học tập 25
1.3.1 Tính TC nhận thức 27
1.3.2 Tính tự lực nhận thức 27
1.3.3 Các biện pháp phát huy tính TC, tự lực của HS trong hoc tập 27
1.3.4 DH theo hướng GQVĐ với việc phát huy tính TC, tự lực của HS 31
Trang 5Kết luận chương 1
33 Chương 2 THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HOC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” (VẬT LÝ 11 – BAN CƠ BẢN) 34
2.1 Vị trí đặc điểm của chương 34
2.2 Mục tiêu DH chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 ban cơ bản 35
2.2.1 Kiến thức 35
2.2.2 Kỹ năng 35
2.3 Nội dung kiến thức cơ bản của chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 ban cơ bản, THPT 36
2.3.1 Nội dung khoa học 36
2.3.2 Nội dung dạy học 37
2.4 Cấu trúc logic của chương 39
2.5 Điều tra thực trạng DH và khả năng thực hiện dạy học GQVĐ chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11 tại trường THPT Triệu Thị Trinh, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa 41
2.5.1 Mục đích điều tra 41
2.5.2 Phương pháp điều tra 41
2.5.3 Kết quả điều tra 42
2.5.4 Khả năng thực hiện dạy học GQVĐ chương "Cảm ứng điện từ" Vật lí 11 – Ban cơ bản, THPT 54
2.6 Thiết kế một số tiến trình DH cụ thể theo hướng dạy học GQVĐ 55
2.6.1 Bài 23: Từ thông- Cảm ứng điện từ (Tiết 44) 55
2.6.2 Bài 23: Từ thông- Cảm ứng điện từ (Tiết 45) 64
Trang 62.6.3 Bài 24: Suất điện động cảm ứng (Tiết 47) 70
Kết luận chương 2 84
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 85
3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 85
3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 85
3.3 Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 85
3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 85
3.5 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 86
3.5.1 Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 86
3.5.2 Thời gian thực nghiệm 87
3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 87
3.6.1 Lựa chọn tiêu chí đánh giá 87
3.6.2 Kết quả thực nghiệm 88
Kết luận chương 3 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Chúng ta đã bước vào thế kỷ XXI cả nước đang nỗ lực phấn đấu để đến năm 2020 của thế kỷ sẽ hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Trước yêu cầu đó giáo dục phải đổi mới toàn diện cả nội dung,
PP nhằm đào tạo ra những con người có khả năng đáp ứng được nhu cầu của
xã hội Hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII đã nêu ra:
Trang 7“Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những
con người có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi…” Để đạt được mục tiêu đề ra, Hội nghị cũng đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học…” Tuy
nhiên trong thực tế việc giảng dạy ở trường phổ thông trong những năm vừa qua vẫn còn chậm đổi mới PPDH vẫn xoay quanh, thầy đọc, trò ghi có xen
kẽ vấn đáp, giải thích, minh hoạ là chính Các tiết dạy sử dụng ít T/N vì sợ
không thành công và mất nhiều thời gian để chuẩn bị cũng như thực hiện.Kiểu DH như vậy không phát huy được tính TC, tự lực của HS, làm cho khảnăng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, của HS bị hạn chế
Một trong những hướng đổi mới PP giảng dạy vật lí phổ thông hiện nay
là “ Dạy học giải quyêt vấn đề ” dạy học GQVĐ là một hướng đổi mới PPDHtheo hướng TC hóa hoạt động nhận thức, phát huy được tính TC, tự lực củahọc sinh đã được nghiên cứu về mặt lí luận từ những năm 70 của thế kỷ XX
và tiếp tục được quán triệt trong các PP của cải cách giáo dục được triển khai
ở các trường phổ thông từ những năm 1980 thế nhưng cho đến nay sự chuyểnbiến về PPDH ở trường phổ thông chưa được là bao
Nghiên cứu SGK vật lý lớp 11 ban cơ bản, chúng tôi nhận thấy chương
“Cảm ứng điện từ” có nội dung kiến thức phong phú và tương đối trừu
tượng với HS, vì vậy cũng gây nhiều khó khăn cho việc dạy và học Vớimong muốn góp phần vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy
và học vật lí chúng tôi nghiên cứu đề tài:
Trang 8“Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng giải quyết vấn đề nhằm phát
huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” (Vvật lý lớp 11- ban cơ bản).
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng tiến trình DH một số kiến thức thuộc chương “Cảm ứng điệntừ” (vật lý 11 cơ bản THPT) theo hướng GQVĐ nhằm phát huy tính TC, tựlực, của HS từ đó nâng cao chất lượng DH
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học của GV và HS trong giờ học vật lí
- Nội dung một số kiến thức thuộc chương “Cảm ứng điện từ” vật lý 11ban cơ bản
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được tiến trình DH theo hướng GQVĐ thì sẽ phát huyđược tính TC, tự lực của HS trong học tập từ đó nâng cao chất lượng DH
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các quan điểm hiện đại về DH
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của tính TC, tự lực của HS
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học GQVĐ trong DH vật lí THPTnhằm phát huy tính TC, tự lực của HS trong học tập
- Đề xuất việc quy trình thiết kế tiến trình DH theo hướng GQVĐ nhằmphát huy tính TC, tự lực của HS trong học tập
- Điều tra thực trạng DH Vật lý và dạy chương "Cảm ứng điện từ" của
trường THPT Triệu Thị Trinh, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa
- Thiết kế tiến trình DH một số kiến thức thuộc chương “Cảm ứng điệntừ” theo hướng GQVĐ nhằm phát huy tính TC, tự lực của HS trong quá trìnhxây dựng kiến thức
- TNSP để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài
Trang 96 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận
- Điều tra khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm
- TNSP (sử dụng PP thống kê toán học để sử lí, phân tích các số liệu TN)
7 Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc vận dụng dạy học GQVĐnhằm phát huy tính TC, tự lực của HS trong DH vật lí
- Thiết kế 3 tiến trình DH cụ thể trong chương “Cảm ứng điện từ” Theohướng GQVĐ nhằm phát huy tính TC, tự lực của HS trong học tập
- Kết quả nghiên cứu của đề tài nói chung và các bài dạy có thể làm tàiliệu tham khảo cho GV phổ thông
8 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
- Mở đầu.
- Nội dung Gồm ba chương.
Chương 1 Cơ sơ lí luận của dạy học GQVĐ trong môn Vật lí ở trườngphổ thông
Chương 2 Thiết kế tiến trình DH theo hướng GQVĐ nhằm phát huytính TC, tự lực của HS trong DH chương “Cảm ứng điện từ” (Vật lí 11-Ban
cơ bản)
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
- Kết luận.
Trang 10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Phương pháp dạy học
1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học
Có rất nhiều định nghĩa về PPDH sau đây tôi sẽ trình bày một số địnhnghĩa trong số chúng
“PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết cácnhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển”
Trang 11“PPDH là một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổchức hoạt động tri óc và chân tay của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếmlĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định”.
“PPDH là cách thức hoạt động tương hổ giữa thầy và trò nhằm đạtđược mục đích dạy học, hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng cácnguồn nhận thức; các dạng hoạt động độc lập của học sinh và cách thức điềukhiển quá trình nhận thức của thầy giáo”
Ngoài ra còn nhiều định nghĩa khác, có thể tóm tắt trong ba dạng cơbản sau đây:
- Theo quan điểm điều khiển học, PP là cách thức tổ chức hoạt độngnhận thức của HS và điều khiển hoạt động này
- Theo quan điểm logic, PP là những thủ thuật logic được sử dụng đểgiúp học sinh nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác
- Theo bản chất của nội dung, PP là sự vận động của nội dung DH.Mặc dù chưa có ý kiến thống nhất về định nghĩa khái niệm PPDH,nhưng các tác giả đều thừa nhận rằng PPDH có những dấu hiệu đặc trưng sauđây:
+ Nó phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của HS nhằm đạtđược mục đích đặt ra
+ Phản ánh sự vận động của nội dung đã được nhà trường quy định.+ Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữ thầy và trò
+ Phản ánh cách thức giao tiếp giữ thầy và trò
+ Phản ánh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức
Kích thích và xây dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểmtra, đánh giá kết quả hoạt động
1.1.2 Phân loại các phương pháp dạy học
Trang 12Hiện nay có nhiều ý kiến phân loại PPDH khác nhau, tùy vào việcngười ta chọn quan điểm này hay quan điểm khác khi phân loại: Quan điểmđiều khiển học, quan điểm logic học, quan điểm vận động của nội dung DH,
từ mỗi góc độ cho ta một hệ thống PPDH
Mặt khác PPDH lại có nhiều dấu hiệu đặc trưng như đã trình bày ở trên
mà dựa vào mỗi đặc trưng đó lại có một cách phân loại các PPDH dưới đâytôi xin tóm tắt các hệ thống phân loại PPDH của Babansky, của M.N Scatkin
và l.la Lecne, và của Nguyễn Ngọc Quang
a Hệ thống phương pháp dạy học theo Babansky
Trên cơ sở coi quá trình DH là một quá trình hoạt động, nó sẽ gồm bayếu tố cơ bản: Kích thích động cơ học tập, tổ chức và điều khiển hoạt động,kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động Do đó tương ứng với chúng lá cácPPDH:
- Nhóm PP nhằm kích thích và xây dựng động cơ: trò chơi, giới thiệuvấn đề, tạo tình huống gợi cảm xúc, thảo luận, khuyến khích và xử phạt…
- Nhóm PPDH nhằm tổ chức và điều khiển hoạt động học tập:
+ Dựa vào nguồn cung cấp thông tin: Dùng lời, trực quan, T/N rènluyện thực tế
+ Dựa vào mức độ tư duy: Tái hiện, sáng tạo
+ Dựa vào logic truyền thụ: Quy nạp, suy diễn
+ Dựa vào quan hệ hoạt động của thầy và trò: Học dưới sự điều khiểncủa thầy, tự học, làm việc với sách, T/N thực hành…
- Nhóm PPDH nhằm kiểm tra kết quả học tập: kiểm tra cá nhân, nhóm,thi vấn đáp, kiểm tra bài thực hành, kiểm tra lí thuyết, kiểm tra bài tập…
b Hệ thống phân loại phương pháp dạy học theo Scatkin – l.la.Lecne
Trang 13Căn cứ vào hình thức, vào kiểu của nội dung trí dục và căn cứ vào trình
độ lĩnh hội tri thức mà phân ra nhóm PPDH:
- Nhóm thông báo và tái hiện: Thông báo, tiếp nhận, PP tái hiện(thường dùng để trang bị và củng cố tri thức, kỷ năng mới thông qua tri giác
để hiểu các sự kiện, tái hiện để ghi nhớ và vận dụng vào các tình huống quenbiết)
- Nhóm trung gian: PP trình bày nêu vấn đề (bước đầu làm quen vớicách tư duy sáng tạo qua các khâu đặt vấn đề, GQVĐ và vận dụng kết quả)
- Nhóm sáng tạo: PP tìm tòi từng phần, PP nghiên cứu (làm cho đạttrình độ áp dụng tri thức và kỷ năng vào những tình huống mới và cao hơnnữa đạt trình độ tự xây dựng tri thức mới)
- Ngoài PP lý luận dạy học còn có PP bộ môn Theo l.la.Lecne, PP bộmôn là phương tiện thủ thuật của các PP lí luận dạy học khi vận dụng vào cácmôn học cụ thể Hệ thống lí luận dạy học bộ môn được hình thành bằng nhiềucon đường, nhưng chủ yếu là qua thực tiễn DH vì vậy hệ thống PP bộ mônhiện hành phản ánh những dấu hiệu bề ngoài mà ít đi sâu vào bản chất, ít chú
ý đến đặc điểm nhận thức luận là nội dung bên trong của quá trình DH vàkhông xác định được mối liên hệ rõ ràng giữa PPDH và phương pháp bộ môn
c Hệ thống phân loại phương pháp dạy học theo Nguyễn Ngọc Quang
- Dựa vào các dấu hiệu cấu trúc bên ngoài của PPDH:
+ Các chức năng lí luận dạy học của tiết lên lớp có 5 tập hợp cácPPDH: nghiên cứu tài liệu mới, củng cố tri thức, vận dụng kiến thức kỷ năng,
hệ thống hóa tri thức, kiểm tra, đánh giá
+ Nguồn cung cấp thông tin: có ba nhóm PP: dùng lời, trực quan, thực hành.+ Công việc cụ thể của thầy và trò: Tên gọi cụ thể của PPDH (có nhiềuPPDH tùy từng nhóm, từng tập hợp)
- Dựa vào các dấu hiệu cấu trúc bên trong của PPDH:
Trang 14+ Các thao tác trí óc và chân tay trong DH: Quan sát, mô tả, phân tích,tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, quy nạp, diễn dịch…
- Một PP dạy học cụ thể được kiến tạo nên bởi một hoặc một số thaotác trí tuệ hoặc thực hành
+ Cách thức tổ chức sự lĩnh hội tri thức: thông báo – tái hiện, làm mẫubắt chước, tìm tòi nghiên cứu
- Dựa vào sự nổi trội, sự chuyển biến hóa trong DH mà có phân hệ cácPPDH: Chương trình hóa DH Angorit, DH nêu vấn đề, DH mô hình hóa, DHbằng máy vi tính
1.1.3 Cơ sở lựa chọn và phối hợp các phương pháp
Cơ sở của việc lựa chọn PPDH là:
- Trên cơ sở ưu điểm và hạn chế của mổi PP
- Trên cơ sở đặc điểm HS, năng lực của GV, tình hình cơ sở vật chấtthiết bị của trường
- Trên cơ sở nắm được mục đích, nhiệm vụ và nội dung bài học Vì thế,trong một bài dạy không bao giờ chỉ dùng một PP Thậm chí trong bất kỳhành động dạy và học nào, đều luôn luôn thấy có sự kết hợp một vài PP Các
PP dường như luôn thâm nhập vào nhau, xác định từ các góc độ khác nhaucùng một tác động qua lại giữ giáo viên và học sinh Nếu ta nói rằng áp dụng
ở một giai đoạn nào đó một PP xác định thì có nghĩa là PP này chiếm ưu thế ởgiai đoạn đó chứ không có nghĩa là không có PP khác hổ trợ [ lu.K.Babasky]
Vấn đề phối hợp các PPDH phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung Nộidung rất đa dạng, mà mổi PP chỉ giải quyết được một nội dung nhận thức nào
đó, vì vậy phải dùng nhiều PP tuy nhiên xác định có một PP chủ đạo, PP khácchỉ là hổ trợ cho PP này Vấn đề phối hợp các PP còn phụ thuộc vào nhiềuđặc điểm của quá trình nhận thức và lứa tuổi của HS
1.2 Phương pháp dạy học GQVĐ
Trang 151.2.1 Khái niệm về phương pháp dạy học GQVĐ
Dạy học GQVĐ là một PPDH tìm tòi được đề cao trong thời gian gầnđây Tư tưởng tổng quát của PP này là đưa quá trình học tập của HS về gầnvới quá trình tìm tòi, phát hiện khám phá của chính các nhà khoa học tuynhiên cần chú ý đến những điểm khác nhau cơ bản giữ nhà bác học và họcsinh khi GQVĐ như về động cơ, hứng thú, nhu cầu, về năng lực GQVĐ, vềthời gian dành cho việc GQVĐ, về điều kiện phương tiện làm việc
Theo V.A Gruchetxki, dạy học GQVĐ đòi hỏi phải có nhiều thơi giannhưng “thời gian bị mất đi trong những giai đoạn đầu của việc áp dụng PPnêu vấn đề sẽ được đền bù khi mà tư duy độc lập của HS được phát triển đếnmức đầy đủ”
Còn theo V.Ôkon có thể hiểu dạy học GQVĐ dưới dạng chung nhất làtoàn bộ các hành động như tổ chức các tình huống có vấn đề, biểu đạt vấn đề,chú ý giúp đỡ những điều cần thiết để học sinh GQVĐ, kiểm tra cách giảiquyết đó và cuối cùng lảnh đạo quá trình, hệ thống hóa và củng cố kiến thứcthu nhận được dạy học GQVĐ có tác dụng phát huy hoạt động nhận thức, tựchủ, TC của học sinh, giúp HS chiếm lĩnh được các kiến thức khoa học sâusắc vững chắc, đồng thời đảm bảo sự phát triển trí tuệ trong quá trình học tập
Thầy Nguyễn Quang Lạc cho rằng, dạy học GQVĐ vận dụng cơ chếkích thích động cơ
- Tổ chức hoạt động cho HS và nâng cao vai trò chủ thể của HS tronghoạt động DH lên rất cao Cơ chế đó được xây dựng từ các quan điểm triếthọc và tâm lí học về hoạt động nhận thức như sau: GV đặt ra cho HS bài toánnhận thức đó là bài toán có chứa đựng một hoặc một loạt các mâu thuẩn nhậnthức, tức là mâu thuẩn giữa trình độ kiến thức và kỹ năng đã có với yêu cầutiếp thu kiến thức và kỹ năng mới, muốn giải quyết các mâu thuẩn nhận thức
Trang 16này, HS phải biết cách vận dụng và biến đổi tri thức đã biết nếu HS chỉ biếttái hiện tri thức cũ thì không thể giải quyết các mâu thuẩn đó.
Như vậy dạy học GQVĐ là một hình thức dạy học trong đó HS đượccoi như “nhà khoa học trẻ” tự giác và tích cực tổ chức quá trình “xây dựng trithức mới cho bản thân” Hoạt động đó được diễn ra “giống như hoạt động tựnghiên cứu khoa học”, mặc dù kết quả của nó là tìm thấy những điều đã cótrong khoa học, song lại là điều mới mẻ đối với học sinh Người GV phải thật
sự quan tâm đến cả nội dung khoa học mà HS đã xây dựng được lẫn PP hoạtđộng của HS để đạt được điều đó
Dạy học GQVĐ không phải là một PPDH cụ thể đơn nhất nó là một hệPPDH biến hóa, tức là một tập hợp nhiều PPDH liên kết chặt chẽ với nhau, bổsung cho nhau Trong đó PP xây dựng bài toán Ơ rixtic (tạo ra tình huống cóvấn đề) giữ vai trò trung tâm chủ đạo, gắn bó các PPDH khác thành hệ thốngtrọn vẹn
Dạy học GQVĐ củng không hạn chế ở phạm trù PPDH, việc áp dụngtiếp cận đòi hỏi phải có cải tạo cả nội dung, cách tổ chức DH trong mối liên
hệ thống nhất riêng trong phạm vi PPDH, nó có khả năng thâm nhập vào hầuhết những PPDH khác và làm cho tính chất của chúng trở nên tích cực hơn
Vì vậy dạy học GQVĐ cần được coi như tên gọi để chỉ cơ sở của các PPDH
có khả năng kích thích HS tham gia vào hoạt động nhận thức một cách tíchcực và liên tục dưới sự chỉ đạo của GV
1.2.2 Hai đặc trưng của dạy học GQVĐ, vấn đề và tình huống có vấn đề.
Trang 17thành bài làm Nói cách khác, vấn đề là câu hỏi mà HS chưa biết câu trả lờiphải suy nghĩ tìm cách giải quyết họ không thể đi theo một khuôn mẫu cósẵn nghĩa là không thể dùng tư duy tái hiện đơn thuần để trả lời mà phải tìmtòi sáng tạo Trong họ có sẵn một phương tiện ban đầu để sử dụng thích hợpvào việc tìm ra nó”.
Như vậy trong vấn đề có yếu tố khách quan dẫn liệu xuất phát cho phépGQVĐ tìm ra lời giải trong nó cũng có yếu tố chủ quan HS phải sẵn sàng tiếpnhận vấn đề để giải quyết câu hỏi mà HS biết trước lời giải đáp, không phải
là vấn đề Củng không phải là vấn đề với những câu hỏi nào mà HS chưa biếtlời giải đáp và củng không có phương tiện để tìm tòi câu trả lời
Khi HS tự lực GQVĐ trong học tập, HS sẽ gặp những khó khăn vàchính nó lại là nguyên nhân thúc đẩy hoạt động tư duy để vượt qua
Như vậy “vấn đề” trong dạy học GQVĐ chứa đựng mâu thuẩn về nhậnthức, đó là mâu thuẩn giữ trình độ kiến thức và kỹ năng đã có với yêu cầu tiếpthu kiến thức và kỹ năng mới, và chính mâu thuẩn này đã thúc đẩy hoạt động
tư duy phát triển, kích thích HS tìm cách GQVĐ Đó là động lực thúc đẩy sựthu nhận sáng tạo các kiến thức và kỹ năng mới
Vậy các dấu hiệu của vấn đề là: có tình huống có vấn đề, chủ thể đãđược chuẩn bị ở chừng mực nào đó để tìm tòi lời giải, có thể có nhiều cáchgiải (có dấu hiệu này vì bản thân vấn đề không chứa đựng những hạn chế lờigiải hay phương thức tìm ra lời giải)
Ví dụ: Dòng điện sinh ra từ trường vậy từ trường có thể sinh ra dòng
điện không?
Vấn đề mà trong đó có nêu rõ các thông số và điều kiện giải có thể do bênngoài đặt ra cho HS Trong mọi trường hợp đó, vấn đề biến thành bài toán có vấnđề
Trang 18Vậy bài toán có vấn đề là một vấn đề giải quyết được với những điềukiện hay thông số cho trước bài toán có vấn đề khác vấn đề ở chổ trong bàitoán có vấn đề Phạm vi tìm kiếm lời giải được giới hạn rõ ràng.
Như vậy mọi bài toán có vấn đều chứa đựng vấn đề, và do đó đều chứađựng tình huống có vấn đề, nhưng không phải bất cứ tình huống có vấn đềnào và bất kỳ vấn đề nào củng là tình huống cả Các tình huống có vấn đề vàcác vấn đề phải được thay đổi và phát triển như thế nào đấy thì mới có tínhchất và hình thức của một bài toán
Ví dụ 1: Từ vấn đề “Dòng điện sinh ra từ trường vậy từ trường có sinh
ra dòng điện không” chuyển thành bài toán có vấn đề “Trong điều kiện nàothì một nam châm có thể sinh ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín”
Ví dụ 2: “Chiều dòng điện cảm ứng liên quan thế nào với sự biến thiên
từ thông qua một tiết diện S” chuyển thành bài toán có vấn đề “ khi từ thôngqua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng có gì khác so với khi
Như ở trên đã nói: “Vấn đề chứa đựng mâu thuẩn về nhận thức” thựcvậy, lúc đầu thì mâu thuẩn đó còn mang tính khách quan, sau đó HS tiếp thu
và ý thức được mâu thuẩn đó thì nó biến thành cái chủ quan và tồn tại trong ýnghĩ HS dưới dạng bài toán nhận thức hay vấn đề học tập
b Tình huống có vấn đề
* Khái niệm:
Trang 19Nhà giáo dục học Xô Viết Rubinstein đã khẳng định: “Tư duy bắt đầu
từ tình huống có vấn đề”
Tình huống có vấn đề bao hàm trong nó yếu tố tâm lý ở tính mới lạ,không bình thường, có tác động kích thích tư duy HS Tư duy luôn bắt đầu từmột vấn đề hoặc một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên hay nổi băn khoăn, thắc mắc
Sự lôi cuốn cá nhân vào quá trình tư duy được xắc định bởi tình huống có vấnđề: “quá trình này luôn luôn hướng tới việc giải quyết nhiệm vụ nào đó…”
Ngoài ra tình huống có vấn đề còn bao hàm trong nó yếu tố của cơ sởtriết học trong tài liệu triết học người ta nhấn mạnh bằng mọi cách rằng vấn
đề nhận thức tác động như một yếu tố kích thích quan trọng nhất đối với hoạtđộng tư duy của con người
Vấn đề nhận thức được định nghĩa như là mâu thuẩn giữ sự hiểu biết vàkhông hiểu biết, nó chỉ được giải đáp bằng con đường tìm kiếm lời giải đápcho những câu hỏi đã được nảy sinh ra
Như vậy tình huống có vấn đề trong DH có vai trò hết sức to lớn, trướchết là ở chổ: HS tự giác ý thức được nhiệm vụ nhận thức, sau đó tình huống
có vấn đề làm cho HS ham muốn tự lực tìm tòi GQVĐ, nghĩa là một khinhiệm vụ nhận thức được HS thừa nhận thì tư duy TC, tự lực của HS củngđược phát triển
Vậy tình huống có vấn đề là tình huống trong đó mâu thuẩn khách quanđược HS biến thành mâu thuẩn chủ quan, họ chấp nhận như một vấn đề họctập mà họ cần giải quyết và có thể giải quyết được với sự cố gắng hợp với khảnăng của họ kết quả là HS lĩnh hội được tri thức mới và PP hành động mới.Tình huống đó gây nên ở HS lòng mong muốn GQVĐ, kích thích HS tư duy
TC tự lực hướng vào việc tiếp thu những kiến thức mới, kỹ năng kỹ xảo mới
Trên cơ sở đó người ta ghi nhận những dấu hiệu của tình huống có vấn
đề như sau:
Trang 20+ Nó bao hàm cái gì chưa biết, đòi hỏi phải có sự tìm tòi sáng tạo, có sựtham gia của hoạt động tư duy và sự nhanh trí đáng kể.
+ Nó phải chứa đựng điều gì đó đã biết, phải cho trước những dữ kiệnnào đó để làm điểm xuất phát cho sự suy nghĩ, cho sự tìm tòi sáng tạo
+ Tình huống có vấn đề phải thể hiện tính mới lạ, tính không bìnhthường của bài toán nhận thức nhằm kích thích hứng thú và lòng khao kháttìm tòi nhận thức của HS
1.2.3 Các tình huống có vấn đề trong DH vật lý.
a Tình huống không phù hợp: tình huống được tạo ra bằng cách giới
thiệu các nghịch lý, tức là sự kiện hiện tượng trái với quan niệm thông thườngcủa HS Cách giải quyết tình huống này là phân tích chổ sai trong cách hiểuthông thường
Ví dụ: Áp suất tỉnh trong thí nghiệm Poa – dơ, sự hút hai tờ giấy của
dòng không khí chuyển động giữ chúng, tờ giấy làm nắp đậy cốc không bị rơi
và nước không chảy khi ta lật ngược cốc v, v…
b Tình huống xung đột: tình huống xuất hiện khi có những sự kiện
quan niệm trái ngược nhau HS phải tìm hiểu phân tích hiện tượng phê phánnhững quan điểm sai để tìm ra chân lý
Ví dụ: Trước khi học hiện tượng quang điện, HS đã biết ánh sáng có
tính chất sóng Tuy nhiên khi học về hiện tượng quang điện HS vận dụngthuyết sóng để giải thích nó thì vấp phải những khó khăn không vượt quađược, phải đi đến một giã thuyết mới trái ngược hẳn với thuyết sóng đó là:ánh sáng có tính chất hạt mà thuyết này giải thích đúng đắn hiện tượng quangđiện
c Tình huống bác bỏ: tình huống xuất hiện khi HS phải bác bỏ một
kết luận phản khoa học, một luận đề sai lầm
Trang 21Ví dụ: khi HS cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, GV dùng thí
nghiệm lấy hai bản giấy mỏng giống hệt nhau trong đó một tờ vo viên một tở
để nguyên thả rơi ở cùng một độ cao như nhau, HS nhận thấy bản vo viên rơi
nhanh hơn Như vậy với thí nghiệm này đã bác bỏ giã thuyết trên của HS tạo
nên mâu thuẩn nhận thức: vận tốc rơi của vật không phụ thuộc vào trọng
lượng mà phụ thuộc vào yếu tố nào đó?
d Tình huống lựa chọn: HS đứng trước một vấn đề có mang một số
dấu hiệu quen thuộc, có liên quan đến một số kiến thức hay một số PP giải
quyết đã biết, nhưng chưa chắc chắn là có thể dùng kiến thức nào, PP nào để
GQVĐ thì sẽ có hiệu quả cao HS cần phải lựa chọn thậm chí thử làm xem
kiến thức nào, PP nào có hiệu quả để giải quyết được vấn đề đặt ra
Ví dụ: Ở lớp 10 khi nghiên cứu sự tương tác bằng tương tác của hai vật,
một vấn đề mới được đặt ra là liệu có đại lượng nào được bảo toàn trong quá
trình hai vật tương tác không? HS không thể trả lời ngay được câu hỏi này
nhưng họ có cảm nhận được rằng: đây là bài toán hai vật tương tác chuyển
động, vậy có thể áp dụng các định luật Newton để giải quyết mặt khác học
sinh củng đã biết phương án thí nghiệm khảo sát chuyển động của các vật
như vậy có hai cách để GQVĐ trên Việc lựa chọn cách giải quyết nào sẽ tùy
vào theo tình hình lớp học và tình hình thiết bị của nhà trường như vậy cách
GQVĐ và kiến thức cần dùng khi GQVĐ là đã biết nhưng kết quả đạt được là
một định luật mới
Trên đây là một số kiểu tình huống có vấn đề Việc phân chia như vậy
chỉ mang tính chất tương đối và trên thực tế, một vấn đề cụ thể, một sự kiện
cụ thể trong nghiên cứu lại đồng thời có sự tham gia của một vài tình huống
có vấn đề thuộc các loại khác nhau
1.2.4 Các tình huống có vấn đề trong DH vật lý chương “Cảm ứng điện từ”.
a Tình huống bất ngờ.
Trang 22HS được đặt trước vấn đề hoàn toàn mới, chưa gặp vấn đề nào tương
tự, bất ngờ so với quan niệm của HS, điều đó kích thích sự nhận thức của HS,nêu ra sự mâu thuẩn cần giải quyết
Ví dụ : Bài từ thông – Cảm ứng điện từ
TH1: Vào đầu bài học GV đặt vấn đề: muốn có dòng điện chạy qua mộtdây dẫn cần phải có dụng cụ thiết bị nào?
HS: phải có nguồn điện là pin hoặc ăc quy
GV: Vậy chiếc xe đạp không có pin va ăc quy nhưng tại sao khi đạp xethì đèn lại sáng? Cái gì đã tạo ra dòng điện ở đây? Đây là chuyện lạ, khôngbiết tại sao không có nguồn điện mà vẫn có dòng điện đó là tình huống cóvấn đề cho bài học “Từ thông - Hiện tượng cảm ứng điện từ”
b Tình huống lựa chọn
HS được đặt trước một sự lựa chọn, hai quan điểm khác nhau, một sốphương án GQVĐ cần phải lựa chọn quan điểm đúng hay phương án tối ưu.GQVĐ là quá trình phân tích, tổng hợp, đánh giá để tìm ra câu tra lời, có thểphải thực hiện các phương án đã nêu và quá trình thực hiện sẽ tìm ra câu trả lời
TH2: Từ trường do cái gì sinh ra? Trong lịch sử vật lý hoc câu trả lời là
do nam châm sinh ra đã tồn tại trong thời gian khá lâu, chỉ đến khi Ơxtet vôtình quan sát thấy dòng điện tác dụng lên nam châm thử thì nhận thức về từtrường thay đổi một bước đó là: Từ trường là môi trường vật chất tồn tại xungquanh dòng điện
Như vậy xung quanh nam châm có từ trường, xung quanh dòng điện có
từ trường, vậy thì nam châm và dòng điện có gì giống nhau mà chúng đềusinh ra từ trường?
1.2.5 Cấu trúc của dạy học giải quyết vấn đề
Có thể coi dạy học GQVĐ gồm ba giai đoạn: Tạo tình huống có vấn đề,hướng dẫn GQVĐ và vận dụng trí thức để củng cố và mở rộng vấn đề
Trang 23a Giai đoạn tạo tình huống có vấn đề
Giai đoạn này có tác dụng kích thích thần kinh hoạt động cho HS mộttrạng thái hưng phấn cao độ, có nhu cầu hoạt động và có thái độ sẵn sàng laovào công việc Nội dung hoạt động của GV là: tạo cho được “vấn đề nhậnthức” tức là tạo cho được mâu thuẩn khách quan giữ “cái đã biết và cái cầntìm” Sau đó “cấy” mâu thuẩn khách quan đó vào tiến trình nhận thức của HS,tức là làm cho HS thấy được, cảm nhận được sự tồn tại hiển nhiên mâu thuẩn
đó trên con đường học tập của chính họ tiếp theo GV phải khơi nguồn tiềmlực ở HS để họ thấy họ đã có vốn liếng tri thức, chỉ cần họ cố gắng thì sẽ tựlực giải quyết được mâu thuẩn đó
Nội dung hoạt động của HS trong giai đoạn này là tiếp nhận “bài toánnhận thức”, tiếp nhận vấn đề và chuyển sang trạng thái sẵn sàng, TC hoạt động
* Các biện pháp tạo tình huống có vấn đề:
- Tồn tại một vấn đề: tình huống phải chứa đựng mâu thuẩn nhận thức,
đó là mâu thuẩn giữ trình độ kiến thức, kỹ năng đã có với yêu cầu lĩnh hộikiến thức, kỹ năng mới
- Gợi nhu cầu nhận thức: trong tình huống có vấn đề, HS cảm thấy cầnthiết có nhu cầu giải quyết vấn đề
- Gây niền tin có thể nhận thức được: Nếu một tình huống tuy có vấn
đề và vấn đề hấp dẫn nhưng nếu HS cảm thấy nó vượt qua xa so với khả năngcủa mình thì họ củng không sẳn sàng GQVĐ Cần làm cho HS thấy rõ, tuy họchưa có ngay lời giải đáp nhưng đã có một số kiến thức, kỹ năng liên quanđến vấn đề đặt ra và nếu họ TC suy nghĩ thì có nhiều hy vọng giải quyết đượcvấn đề đó
b Giai đoạn hướng dẫn giải quyết vấn đề
Đây là giai đoạn rất quan trọng, bởi vì ở đây HS sẽ dần dần làm quenvới PP nghiên cứu của nhà vật lý học, ở mức độ tập dược xây dựng kiến thức
Trang 24để phản ánh những sự kiện thực tế khi HS đã ở trạng thái tâm lý sẵn sàngtham gia hoạt động giải quyết “bài toán nhận thức”, GV căn cứ vào đặc điểmnội dung bài toán ấy và điều kiện DH để lựa chọn cách định hướng hoạt độngcho HS một cách thích hợp nhất bởi vì mổi loại nội dung có PP hiệu nghiệmtương ứng với nó Trong khuôn khổ lý luận chung cần nhấn mạnh rằng, ở giaiđoạn này ứng với đề tài đang học cụ thể, cố gắng hoàn thành cho HS những
thao tác của hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học vật lý Để đạt được
yêu cầu trên, ta lưu ý đến tính chất chu trình trong nhận thức sáng tạo của vật
lý học ( sơ đồ 1)
Sơ đồ 1.1 Chu trình nhận thức sáng tạo của Razumôpxki
Trong chu trình đó, ở giai đoạn này của dạy học GQVĐ thì các hoạt độngtập dược xây dựng giã thuyết khoa học (mô hình) và phương pháp kiểm định, hoànthiện giã thuyết là rất quan trọng Các bước chủ yếu của giai đoạn này như sau:
+ Để tìm kiếm việc xây dựng giã thuyết khoa học, cần hướng dẫn để
HS hiểu, biết cách quan sát sự kiện (có thể qua mô hình hoặc T/N, hay quansát với những kiến thức họ đã có) Có hai con đường để tìm mối quan hệ mớiđó: con đường suy lý diễn dịch (gọi tắt là suy diễn hoặc diễn dịch) và conđường suy lý quy nạp (gọi tắt là quy nạp) Con đường suy diễn áp dụng chohai trường hợp: trường hợp tương tự và trường hợp ngoại suy Nếu sự kiệnđang được xét đến có sự tương tự, giống nhau với một loạt sự kiện đã quenbiết thì có khả năng phán đoán khả năng đưa ra một loạt sự kiện đã quen biếtthì có khả năng phán đoán, khả năng đưa ra một giã thuyết theo kiểu so sánh
Trang 25hoặc gán ghép Còn nếu sự kiện đang xét là hiện tượng mới thuộc một lớp các
hiện tượng chung đã được nghiên cứu thì cách xây dựng giã thuyết sẽ là áp
dụng nguyên lý chung cho sư kiện này
Con đường quy nạp thường ít khi gặp khi xây dựng các giã thuyết, tuy
vậy nếu xét các sự kiện trong hoàn cảnh khác nhau và rút ra được những đặc
điểm, những biểu hiện nhất định nào đó của nó thì có thể khái quát hóa thành
một phán đoán một giã thuyết Như vậy trong DH vật lý theo kiểu GQVĐ, có
nhiều kiểu để HS tập dược việc xây dựng các giã thuyết Nếu một hiện tượng
mà tập thể HS nêu ra nhiều giã thuyết thì tổ chức cho họ trao đổi, phân tích và
chọn lấy giã thuyết tốt nhất đối với HS, các tri thức đã học chính là cơ sở
khoa học để họ lựa chọn khi lập luận xây dựng giã thuyết
+ Khi đã xây dựng giã thuyết GV cần hướng dẫn HS suy ra hệ quả từ
giã thuyết Tiếp theo GV yêu cầu HS đề xuất và thảo luận phương án đánh giá
tính đứng đắn của hệ quả rút ra từ giã thuyết
- Với hệ quả được rút ra từ giã thuyết, bằng tư duy logic biện chứng và
tính toán toán học mà xác nhận sự phù hợp của hệ quả với các lý thuyết đã có
thì PP đã dùng là PP lý thuyết
- Nếu phải thiết kế hay chế tạo, lắp ráp T/N và dùng T/N để xác định sự đứngđắn của hệ quả rút ra từ giã thuyết thì đó là PP thí nghiệm hay PP thực nghiệm
+ Chỉnh lý giã thuyết để nó trở thành tri thức lý thuyết: Đó là sự quy
nạp, sự chấp nhận một tri thức mới, xắp xếp nó vào một lĩnh vực nào đó của
kho tàng trí thức khoa học vật lý, ở đây cần thiết phải để HS tập luyện cách
diễn đạt tư tưởng vật lý bằng ngôn ngữ
c Giai đoạn vận dụng tri thức
Bước đầu tiên của giai đoạn này là cho HS giải quyết các nhiện vụ đơn
giản như bài toán, phân tích và giải thích các sự kiện tương tự, bước này chủ
yếu giúp HS hiểu, nhớ và thuộc tri thức, tái hiện nó là chính
Trang 26Bước tiếp theo đòi hỏi sự tự lực và sáng tạo của HS bằng cách giảiquyết những bài toán, những nhiệm vụ có tính chất mới mẻ tức là yêu cầu họcsinh phải vận dụng tri thức vào những tình huống mới, kể cả tình huống mới
có tính công nghệ kỹ thuật
Như vậy ở giai đoạn này HS vừa củng cố được kiến thức một cáchvững chắc với mức độ đa dạng phong phú của nó, vừa được luyện tập giảiquyết vấn đề mới, từ đó tư duy sáng tạo được phát triển
1.2.6 Các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện dạy học GQVĐ, các mức độ của dạy học GQVĐ
a Các điều kiện của dạy học giải quyết vấn đề
- Nội dung tri thức khoa học (bao gồm cả kỹ năng, PP) phải chứa đựngyếu tố mới mẻ mà trước khi GQVĐ học sinh chưa biết, tri thức ấy được tạo ratrong quá trình GQVĐ không thể chỉ bằng tư duy tái tạo, mà phải có sự nổ lực
tư duy của chủ thể vượt qua những “vùng phát triển gần” do GV tạo ra trongđiều kiện của DH Vì vậy dạy học GQVĐ có thể thực hiện cho các loại tiếthọc khác nhau: Bài học xây dựng kiến thức mới, bài học bài tập vật lý, bàihọc thực hành vật lý, bài học ôn tập tổng kết hệ thống hóa kiến thức, bài họcngoại khóa
- Thiết bị dạy học: T/N vật lý – hạt nhân của hành động kiểm tra xácnhận giả thuyết, do đó dụng cụ T/N là tiền đề vật chất quan trọng cho việcthực hiện dạy học GQVĐ
- Trình độ khoa học và kỹ năng sư phạm của GV quyết định thành côngcủa dạy học GQVĐ, trên cơ sở nhận thức sâu sắc nội dung vật lý, kết hợp vớinhững kỹ năng sư phạm cần thiết, GV xác định chính xác nội dung khoa họccủa bài học, phát biểu thành mệnh đề gọn, rõ Từ đó xây dựng tình huống cóvấn đề đặt HS trước câu hỏi nhận thức hấp dẫn ở tính thiết thực, bất ngờ, mới
lạ dẫn dắt HS trước câu hỏi sáng tạo vật lý Tài năng sư phạm của GV được
Trang 27thể hiện ở hệ thống câu hỏi định hướng này Căn cứ vào mức độ tìm tòi tronghành động của HS do câu hỏi định hướng đưa lại, có thể phân loại ba kiểuđịnh hướng theo thứ tự từ thấp đến cao.
+ Định hướng tái tạo cụ thể: Câu hỏi của GV nhằm tái tạo ở HS từnghành động, thao tác cụ thể mà trước đó HS đã biết đây là mức độ thấp nhấtcủa sự tìm tòi Kiểu định hướng này đảm bảo được hiệu quả rèn luyện kỹnăng Và tạo cơ sở cần thiết cho HS có thể thích ứng được với sự định hướngtìm tòi trong DH các dạng câu hỏi hiện tượng (quá trình) nào đã biết? Vấn đềnày có liên hệ với vấn đề nào tương tự? Mối liên hệ ấy như thế nào? Các bướcGQVĐ tương tự? Làm thế nào để quy vấn đề này về vấn đề tương tự đã biếtcách giải quyết?
+ Định hướng khai quát chương trình hóa: Câu hỏi của GV nhằm vàoviệc giúp HS ý thức được đường lối khái quát hóa của việc tìm tòi GQVĐ sựđịnh hướng được chương trình hóa theo các bước dự định hợp lý Đầu tiên làcâu hỏi đòi hỏi HS tự túc tìm tòi GQVĐ đặt ra; Nếu HS không đáp ứng đượcthì có sự giúp đỡ tiếp theo của GV là sự phát triển định hướng khái quát banđầu, thu hẹp dần phạm vi phải tìm tòi sao cho vừa sức với HS (là sự gợi ý chitiết hóa thêm câu hỏi khái quát ban đầu) Nếu HS vẫn không đáp ứng được thìchuyển dần sang định hướng tái tạo từ việc hướng dẫn cho Angôrit (cho biếttrình tự thực hiện các hành động, thao tác) để theo đó HS tự giải quyết vấn
đề Nếu HS vẫn không huy động đúng hành động, thao tác mong đợi thì thựchiện hướng dẫn tái tạo đối với mổi hành động hoặc thao tác đó Các câu hỏithường dùng: Bài toán yêu cầu GQVĐ gì? Câu hỏi của bài toán? Đã biếtnhững điều kiện gì? Dự đoán hiện tượng sẽ xẩy ra như thế nào? Quá trình mô
tả có thể chia thành các giai đoạn như thế nào? Mổi giai đoạn đó có liên quanđến hiện tượng vật lý nào? Định luật nào chi phối? vì sao có dự đoán đó? Làmthế nào để kiểm tra dự đoán? Cần phải thực hiện T/N như thế nào để kiểm tra
Trang 28dự đoán? Kết quả T/N có phù hợp với dự đoán không? Điều gì mới rút ra từT/N này?
+ Định hướng tìm tòi nghiên cứu sáng tạo: Câu hỏi của GV nhằm vàomục đích yêu cầu của HS tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng kiến thức vàcách thức hoạt động thích hợp để GQVĐ Đây là mức độ cao nhất của yêucầu tìm tòi sáng tạo ở HS Thực hiện kiểu định hướng này là một việc không
dễ dàng, nó phụ thuộc vào tài năng sư phạm của GV, vào đối tượng HS, vàochính nội dung khoa học của kiến thức
Định hướng khái quát chương trình hóa là kiểu định hướng trung gian,phát huy mặt ưu điểm của hai kiểu định hướng tái tạo và khái quát, đồng thờicho phép thực hiện ở đa số đối tượng HS với nhiều kiến thức điển hình trongchương trình vật lý phổ thông
Như vậy phương tiện quan trọng trong dạy học GQVĐ là hệ thống câuhỏi hành động nhận thức của HS Câu hỏi phải đạt được các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về logic học: Diễn đạt chính xác về ngữ pháp sao cho thõamãn luật đồng nhất, nghĩa là đối tượng của câu hỏi phải rõ ràng, tránh tìnhtrạng HS không xác định rõ đối tượng câu hỏi dẫn đến hỏi một đường tả lờimột nẻo
- Yêu cầu về nội dung khoa học: Câu hỏi phải đảm bảo câu trả lờiđúng, làm rõ rần vấn đề đặt ra
- Về yêu cầu PPDH: Câu hỏi phải thực hiện được chức năng địnhhướng hành động nhận thức theo chu trình sáng tạo vật lý nghĩa là phải đảmbảo câu trả lời đúng với hy vọng của GV
b Các mức độ của dạy học giải quyết vấn đề
Trong dạy học GQVĐ theo nghĩa đầy đủ, học sinh phải là người tìm tòiGQVĐ, thực hiện tất cả các giai đoạn trong chu trình nhận thức sáng tạo
Trang 29Tuy nhiên khi triển khai áp dụng DH nội dung vật lý, tùy thuộc vào nộidung bài học, trang thiết bị DH, thời gian DH, mà HS có thể tham gia trựctiếp hoặc tham gia gián tiếp vào các hành động GQVĐ theo chu trình sáng tạovật lý khi thực hiện dạy học GQVĐ, có thể phân chia các mức độ khác nhaucủa dạy học GQVĐ như sau:
1 Trình bày nêu vấn đề (nêu vấn đề).
GV không chỉ dành hoàn toàn quyền chủ động truyền thụ tri thức, HSkhông chỉ đơn thuần tiếp thu bài giảng còn phải dành thời gian để tạo nhữngtình huống gây sự chú ý, sự kích thích hoạt động thần kinh và dừng ở tốc độ
đủ chậm để HS nhận ra “bài toán nhận thức”, thậm chí có suy ngẫm phươnghướng giải quyết…
Những HS chỉ có cơ hội thực hiện các thao tác đó bằng tư duy ngôn ngữthầm mà chưa được phép bộc lộ ý nghĩ bằng lời nói Kiểu DH này có tác dụngduy trì sự chú ý theo dõi bài giảng nhờ đó HS hiểu được bài Nhưng HS chưađóng được vai trò chủ thể của sự học theo nghĩa đầy đủ là chưa được thực hiệncác thao tác thực hành về tư duy về hành động chân tay trong học tập vật lý Mặc
dù khi dạy học GV có sử dụng đến các phương tiện lời nói, phương tiện trựcquan, thậm chí cả phương tiện thực hành, nhưng HS mới chỉ được nghe, nhìn chứkhông có cơ hội phát biểu, phê phán, trao đổi và không được sử dụng các phươngtiện đó
2 Mức độ tìm tòi từng phần (tìm tòi một phần).
Ở mức độ này GV phải tạo cơ hội cho HS cùng tham gia hoạt độngthực sự phải để cho HS bộc lộ suy nghĩ bằng ngôn ngữ hoặc tham gia cùng
HS ở một số khâu thực hành T/N… trong các giai đoạn dạy học GQVĐ, đều
có thể tổ chức cho HS tham gia hoạt động
Đơn giản nhất là hình thức đàm thoại có nêu vấn đề, cao hơn thì giaocho HS tham gia vào tính toán một số chi tiết, thực hiện một số thao tác thực
Trang 30hành, phức tạp hơn nữa là giao cho HS làm việc với tư liệu riêng sau đó trình
bày toàn bộ lập luận, cách giải quyết và kết quả giải quyết của một công đoạn
nào đó, có thể tổ chức học theo nhóm hoặc cả lớp…
Sự cá thể hóa ở đây phải gắn với sự huy động cả tập thể lớp học cùng hoạtđộng trong sự cộng tác với GV để giải quyết cùng một nhiệm vụ chung Sự chỉ đạo
và hướng dẫn của GV được thực hiện trực tiếp và liên tục để HS khi gặp bế tắc là cóthể nhận được sự gợi mở dẫn dắt theo tinh thần gợi vấn đề, gợi hướng đi
3 Mức độ tìm tòi sáng tạo (nghiên cứu thiết kế sáng tạo).
Ở mức độ này thì sự tự lực của HS là chủ yếu, sự hướng dẫn chỉ đạo
của GV có tính chất định hướng và ở tầm gián tiếp do yêu cầu khá cao như
vậy nếu cũng đòi hỏi nhiều thời gian và đủ tư liệu học tập cho HS Và số đề
tài có thể thực hiện ở mức độ này trong một năm học là rất hửu hạn
Hình thức tổ chức DH ở mức độ này thường được tiến hành dưới dạnh
các bài tập T/N, các tiểu luận theo chuyên đề, các bài học có định hướng thiết
kế Có thể giao cho mỗi HS một đề tài, cũng có thể giao cho mỗi nhóm một
đề tài
Ví dụ: Lắp ráp máy thu thanh, máy phát thanh, tìm hiểu nguyên lý hoạt
động và lắp ráp máy laser đơn giản v.v…
Một mức độ khác của mức độ này là nghiên cứu trong học tập tức là
sau khi HS đã ý thức được vấn đề đặt ra (do GV hướng dẫn hoặc cao hơn là
HS tự đề xuất được vấn đề, họ tự mình vạch kế hoạch tìm tòi, xây dựng giã
thuyết, tìm ra cách kiểm tra giả thuyết, tiến hành quan sát làm T/N, phân tích
kết quả T/N, khai quát hóa rút ra kết luận v.v…)
Những mức độ khác nhau trong dạy học GQVĐ có những ưu điểm và
hạn chế riêng Vì vậy trong quá trình DH nhiều khi chúng được sử dụng kết
hợp với nhau
1.3 Tính TC, tự lực của HS trong học tập
Trang 311.3.1 Tính TC nhận thức
Tính TC nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của HS đặc trưng
ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm kiến
thức Tính TC nhận thức là mục đích của hoạt động và là kết quả của hoạt
động Có thể nói tính TC nhận thức là phẩm chất hoạt động của cá nhân Tính
TC nhận thức của HS đòi hỏi phải có những nhân tố: Tính lựa chọn, thái độ
đối với đối tượng nhận thức, đề ra cho mình mục đích nhiệm vụ cần giải
quyết sau khi đã lựa chọn đối tượng, cải tạo đối tượng trong hoạt động sau
này nhằm GQVĐ Hoạt động mà thiếu những nhân tố này thì không thể nói là
TC nhận thức được
Tính TC của HS có mặt tự phát và mặt tự giác:
- Mặt tự phát của tính TC là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở
chổ tính hiếu kì tò mò , hiếu động , linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà ở trẻ
đều có, trong mức độ khác nhau Cần coi trọng yếu tố tự phát này, cần nuôi
dưỡng và phát triển chúng trong DH
- Mặt tự giác của tính TC tự lực, là trạng thái tâm lí, tính TC có mục
đích và có đối tượng rõ rệt, do đó có hoat động để chiếm lĩnh đối tượng đó
Tính TC tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò
khoa học v.v…
Tính TC nhận thức phát sinh không phải chỉ từ nhu cầu nhận thức mà
cả từ những nhu câu khac như nhu cầu HS, nhu cầu đạo đức, thẩmmỹ, nhu cầu
giao lưu văn hóa…
Hạt nhân cơ bản củ a t ính TC nhận thức là hoạt động tư duy của cá nhân đượctạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng Tính TC nhận thức và tính TC họctập có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng không phải la đồng nhất Có một sốtrường hợp, có thể tính TC học tập thể hiện ở sự TC bên ngoài, mà không phải TCtrong tư duy Đó là điều cần lưu ý khi đánh giá tính TC nhận thức của HS
Trang 32* Những biểu hiện của tính tích cực:
- Để giúp GV phát hiện được các em có TC hay không, cần dựa vàomột số dấu hiệu sau đây:
- Các em có chú ý học tập hay không ?
- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập haykhông? (thể hiện ở chổ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép…)
- Có hoàn thành được nhiệm vụ được giao hay không?
- Có ghi nhớ tốt những điều đã học hay không?
- Có hiểu bài hay không? Có thể trình bày lại nội dung bài học theongôn ngữ của mình không?
- Có vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn không?
- Có đọc thêm, làm thêm các bài tập khác không?
- Tốc độ học tập có nhanh không?
- Có hứng thú trong học tập không hay vì một tác động bên ngoài nào
đó mà phải học
- Có quyết tâm, có ý trí vượt khó khăn trong học tập không?
- Có sáng tạo trong học tập không?
* Về mức độ TC của HS, có thể nhận biết dựa vào một số dấu hiệu sau:
- Có tự giác trong học tập không hay bị bắt buộc bởi tác động bên ngoài(gia đình, bạn bè, xã hội…)
- Thực hiện nhiệm vụ của thầy giao, theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa
- TC tức thời hay thường xuyên, liên tục
- TC ngày càng tăng hay giảm dần
- Có kiên trì vượt khó hay không?
1.3.2 Tính tự lực nhận thức
Theo nghĩa rộng, bản chất của tính tự lực nhận thức là sự sẵn sàng vềmặt tâm lí cho sự tự lực học tập Sự chuẩn bị này là tiền đề cho hoạt động có
Trang 33mục đích, cho sự điều chỉnh và đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả Nó giúpcho người học thực hiện có kết quả trách nhiệm học tập của mình, sử dụngnhững vốn hiểu biết kinh nghiệm và những sản phẩm cá nhân của mình mộtcách đứng dắn và hợp lí, giữ vửng sự tự kiểm tra và biết xây dựng lại hoạtđộng của mình khi gặp những sư trở ngại mà bản thân chưa có sự đề phòngtrước.
Theo nghĩa hẹp, tính tự lực nhận thức là phẩm chất tư duy thể hiện ởnăng lực, nhu cầu và tính tổ chức học tập cho phép HS tự học
Cơ sở hình thành tính TC là tính tự giác, tính TC phát triển đến mộtmức độ nào đó thì hình thành tính tự lực như vậy tính tự lực chứa đựng trong
nó cả tính tự giác và tính TC
1.3.3 Các biện pháp phát huy tính TC, tự lực của HS trong hoc tập
Để phát huy được tính TC, tự lực nhận thức của HS nhằm thực hiện tốtmục tiêu DH đã đề ra, người GV cần phải nghiên cứu hoạt động học, căn cứvào đặc điểm của hoạt động học của mỗi đối tượng cụ thể để định ra nhữngđiều kiện cần thiết, đảm bảo cho việc phát huy nó đạt được hiệu quả cao
a Các biện pháp phát huy tính tích cực
Tính TC nhận thức của HS có liên quan đến các yếu tố kích thích bêntrong của quá trình học tập đó là: nhu cầu hứng thú, động cơ Để phát huyđược tính TC nhận thức của HS trong học tập, người GV phải biết kích thích
và phát triển hứng thú nhận thức của HS bởi những động cơ xuất phát từchính bản thân hoạt động học tập, bởi vì quá trình nắm vững kiến thức khôngphải là tự phát mà là hoàn toàn tự giác Đây là quá trình có mục đích rõ ràng,
có kế hoạch tổ chức chặt chẽ trong đó HS phát huy đến mức tối đa tính TC,sáng tạo dưới sự điều khiển của GV
* Để phát huy được tính TC nhận thức của HS có thể đưa ra một số biện pháp sau:
Trang 34- Nêu ý nghĩa lí thuyết và thực tiễm, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
- Nội dung DH phải mới, những cái mới ở đây không phải quá xa lạ đốivới HS, cái mới phải liên hệ và phát triển cái cũ, kiến thức phải có tính thựctiễn, gần gủi với sinh hoạt, với suy nghĩ hàng ngày thỏa mãn nhu cầu nhậnthức của các em
- Cần dùng các PP, biện pháp DH đa dạng: nêu vấn đề, T/N, thực hành,
so sánh, làm việc độc lập và phối hợp chúng với nhau Kiến thức phải trìnhbày trong dạng động, phát triển tạo ra những vấn đề quan trọng, các hiệntượng then chốt một cách đột ngột, bất ngờ và có thể mâu thuẩn với kiến thứcvốn có của HS
- Sử dụng các phương tiện DH, đặc biệt ở các cấp nhỏ, dụng cụ trựcquan có tác dụng tốt trong việc kích thích tính hứng thú của trẻ
- Sử dụng các hình thức DH khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, thamquan, làm việc trong vườn trường trong phòng T/N…
- Cần động viên, khen thưởng từ phía GV và HS khác khi HS có thànhtích học tập tốt
- Luyện tập dưới các hình thức khác, vận dụng kiến thức vào thực tiễnvào các tình huống mới
- Kích thích tính TC qua thái độ, cách ứng xử giữa thầy giáo và HS
Phát triển kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập
* Để phát huy được tính TC thì HS cần phải có những điều kiện:
- Có phương tiện vật chất kĩ thuật tối thiểu trong học tập
- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản, biết cách khắc phục khó khăn và cóniềm tin vào năng lực bản thân
- Ý thức được nhiệm vụ củng như mục đích học tập của bản thân tạođược hứng thú nhận thức cá nhân
- Biết cách tiến hành các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh,
Trang 35khái quát hóa, trừu tượng hóa…và các suy luận logic: Quy nạp, diễn dịch,…
+ Có thể gợi động cơ, hứng thú học tập bằng những tác động bên ngoàinhư: Khen thưởng, hứa hẹn một viễn cảnh tương lai tốt đẹp, nhưng quan trọng
là kích thích bên trong bằng mâu thuẩn nhận thức, mâu thuẩn giửa nhiệm vụmới phải giải quyết và khả năng hiện có của HS còn bị hạn chế, chưa đủ, cầnphải cố gắng vượt lên tìm kiếm một giải pháp mới, kiến thức mới
Ví dụ: Khi dạy bài “Từ thông – Cảm ứng điện từ” GV có thể đặt vấn đề
nhận thức như sau: Trong đời sống, thường ngày chúng ta hay tiếp xúc với rấtnhiều thiết bị máy điện, như máy biến áp, máy phát điện v v Vậy thì nguyên
lý hoạt động của nó như thế nào? Nó hoạt động dựa trên hiện tượng vật lýnào? Việc đặt vấn đề này nhằm lôi cuốn sự chú ý của HS, làm cho HS thấyhứng thú và mong muốn giải quyết được vấn đề
+ Tạo môi trường sư phạm thuận lợi, GV cần phải biết chờ đợi, độngviên, giúp đỡ và lảnh đạo lớp học sao cho HS mạnh dạn tham gia thảo luận,phát biểu ý kiến riêng của mình, nêu thắc mắc, lật ngược vấn đề, chứ khôngchờ đợi sự phán xét của GV Đặc biệt chú ý khắc phục tâm lý sợ mất nhiềuthời gian Cần phải kiên quyết dành nhiều thời gian cho HS thảo luận, phátbiểu, dần dần tốc độ suy nghĩ và phát biểu sẽ nhanh lên
Trang 36- Tạo điều kiện để HS có thể giải quyết thành công những nhiệm vụđược giao.
+ Lựa chọn một lôgic nội dung bài học thích hợp, phân chia bài họcthành những vấn đề nhỏ, vừa với trình độ xuất phát của HS, sao cho họ có thể
tự lực giải quyết được với sự cố gắng vừa phải Cần phải có sự lựa chọn kỹlưỡng một vấn đề vừa sức và xác định mức độ mà HS có thể tham gia trongviệc giải quyết từng vấn đề cụ thể
+ Rèn luyện cho HS kỹ năng thao tác cơ bản bao gồm thao tác tay chân
và thao tác tư duy Thao tác tay chân phổ biến là: Quan sát, sử dụng các thiết
bị đo lường một số đại lượng cơ bản, lắp ráp thí nghiệm thao tác tư duy như:Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa…GV có thể hướng dẫn HSthao tác tư duy bằng cách đưa ra những câu hỏi mà HS muốn trả lời được thìphải thực hiện một thao tác nào đó
- Cho HS làm quen với các PP nhận thức vật lý được sử dụng phổ biến.+ Muốn HS làm quen dần với PP đi tìm chân lí mới trong quá trình họctập, nhất thiết phải dạy cho HS các PP nhận thức phổ biến Trong nhà trườngchúng ta cố gắng cho HS biết người ta phải thực hiện những hành động nào,trải qua những giai đoạn nào trên con đường đi tìm chân lí Còn tùy theo trình
độ của HS, các điều kiện cụ thể của nhà trường mà tổ chức cho HS tham giatrực tiếp một số giai đoạn của các PP trực tiếp đó Trong trường phổ thônghiện nay, những PP nhận thức phổ biến hay dùng là: PP thực nghiệm, PPtương tự, PP mô hình, PP thí nghiệm lý tưởng
Như vậy một trong những biện pháp để phát huy tính TC, tự lực nhậnthức của HS trong quá trình DH là cần phải đưa họ vào tình huống có vấn đề
và tổ chức cho họ GQVĐ đó Sau khi giải quyết được vấn đề nhận thức, HSthu nhận được kiến thức và đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra
1.3.4 DH theo hướng GQVĐ với việc phát huy tính TC, tự lực của HS
Để phát huy đầy đủ vai trò của HS trong sự TC tự lực hành động xâydựng, kiến thức vai trò của GV trong việc tổ chức tình huống học tập và định
Trang 37hướng hành động tìm tòi xây dựng tri thức của HS, củng như phát huy vai tròcủa tương tác xã hội (tập thể HS và GV) đối với quá trình nhận thức của mỗi
cá nhân HS, đồng thời cho HS làm quen với quá trình xây dựng, bảo vệ cáimới trong nghiên cứu khoa học thì có thể thực hiện tiến trình DH phỏng theotiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức mới trong nghiên cứu khoa học
Tiến trình dạy học được thực hiện trong các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hóa kiến thức, phát biểu
vấn đề GV giao cho học sinh một nhiệm vụ (tình huống) có tiềm ẩn vấn đề.Dưới sự hướng dẫn của GV, HS quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận
và thực hiện nhiệm vụ đó
Quan niệm và giải pháp ban đầu của HS được thử thách HS ý thứcđược khó khăn (vấn đề xuất hiện) dưới sự hướng dẫn của GV, vấn đề đượcchính thức diễn đạt
Giai đoạn 2: HS hành động độc lập, tự lực, trao đổi tìm tòi GQVĐ.
HS độc lập tìm tòi vượt qua khó khăn, với sự định hướng của GV khi cần
HS diễn đạt trao đổi về cách GQVĐ và kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh
lý, hoàn thiện tiếp Dưới sự hướng dẫn của GV, hành động của HS được địnhhướng phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học và thông qua các tìnhhuống thứ cấp khi cần
Giai đoạn 3: Tranh luận, thể chế hóa, vận dụng kiến thức mới dưới
sự hướng dẫn của GV, HS tranh luận bảo vệ cái đã xây dựng được GV chínhxác hóa, bổ sung, thể chế hóa tri thức mới HS chính thức ghi nhận tri thứcmới và vận dụng
Trang 38Sơ đồ 2a: Sơ đồ các
giai đoạn của tiến
hóa tri thức, phát
biểu vấn đề
Giai đoạn 2:
HS hành động độc lập, tự lực trao
đôi tìm tòi giải quyết vấn đề
Giai đoạn 3:
Tranh luận, thể
chế hóa, vận dụng tri thức mới
Tình huống có tiềm ẩn vấn đề
Phát biểu vấn đề - bài toán
Vận dụng tri thức mới để giải quyết nhiệm vụ đặt ra tiếp theo
Trình bày, thông báo, thảo luận, bảo
vệ kêt quả
Kiểm tra, xác nhận kết quả: Xem xét
sự phù hợp giữ lý thuyết và TN Giải quyết vấn đề: Suy đoán, thực hiện giải pháp
Trang 39khác nhau đối với từng nội dung kiến thức, đối tượng, phương tiện cụ thể.Mặt khác khi nói áp dụng PPDH nào đó (dạy học GQVĐ) chỉ là cách nóimang tính chất tương đối, tức là PP đó chiếm ưu thế nhưng vẫn phải có sự hỗtrợ của PP khác.
- DH là dạy học sinh GQVĐ do nhiệm vụ học tập đề ra
- Vai trò của GV trong việc DH là tổ chức được những tình huống họctập trong đấy xuất hiện vấn đề cần giải quyết mà HS có nhu cầu, hứng thú và
tự thấy mình có khả năng giải quyết GV còn có vai trò quan trọng trong việc
tổ chức hướng dẫn quá trình giải quyết vấn đề TC, tự lực của HS phù hợp vớicác PP nhận thức Vật lý cũng như trong việc tổ chức và hướng dẫn quá trìnhtrao đổi, tranh luận của HS Nhờ vậy HS sẽ chiếm lĩnh được những tri thứckhoa học sâu sắc, vững chắc và vận dụng được tri thức đó, đồng thời pháttriển được năng lực và trí tuệ của mình
Trang 402.1 Vị trí đặc điểm của chương
Chương “Cảm ứng điện từ” là chương V trong sách Vật lý 11 ban cơbản, sau khi học xong “Điện từ học” ở vật lý lớp 9 và chương “Từ trường” ởVật lý lớp 11 ban cơ bản HS đã nắm được các khái niệm từ trường, đườngsức từ, cảm ứng từ, lực từ, hiện tượng cảm ứng điện từ, điều kiện để có hiệntượng cảm ứng…so với kiến thức đã học ở trung học cơ sở thì ở chương
“Cảm ứng điện từ” lớp 11 ban cơ bản, kiến thức được nâng lên cao hơn, mởrộng hơn, khái quát hơn, trừu tượng hơn HS được học thêm các khái niệm:
Từ thông, suất điện động cảm ứng, suất điện động tự cảm, năng lượng từtrường và định luật Len-xơ…
- Theo phân phối chương trình, chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11,ban cơ bản như sau:
Tiết 50 Kiểm tra 1 tiết
Vì vậy khi DH chương “Cảm ứng điện từ” cần phải đạt được mục tiêu sau
2.2 Mục tiêu DH chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 ban cơ bản.
2.2.1 Kiến thức
- Kiến thức: Trong chương này HS nắm được những vấn đề cơ bản sau:+ Phát biểu được định nghĩa từ thông, viết được công thức và nêu được
ý nghĩa vật lý của từ thông
+ Phát biểu được định nghĩa hiện tượng cảm ứng điện từ và hiểu đượckhi nào có hiện tượng cảm ứng