Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 129 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
129
Dung lượng
1,08 MB
Nội dung
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THÁI PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Phong cách nghệ thuật là một vấn đề có tính lý luận và thực tiễn quan trọng của ngành Ngữ văn nói chung và chuyên ngành Lý luận văn học nói riêng. Việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật sẽ giúp người nghiên cứu có được một hệ thống những luận điểm quan trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm, khám phá những nét độc đáo trong sáng tác của nhà văn trong một trào lưu, một nền văn học. 1.2 . Tuy không phải là thể loại chủ chốt của nền văn học, nhưng với đặc thù của một loại hình tự sự, truyện ngắn bắt nhịp rất nhanh với những biến chuyển của đời sống, nhanh nhạy len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, phản chiếu cuộc sống trong từng mảnh ghép nhỏ. Truyện ngắn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành diện mạo sáng tác Hồ Anh Thái trong nền văn học Việt Nam đương đại. Chính vì vậy, khi triển khai luận văn này, chúng tôi hướng tới truyện ngắn - thể loại được đánh giá là năng động và tích cực nhất như một cách tiếp cận với phong cách Hồ Anh Thái. 1.3. Hồ Anh Thái là một nhà văn đương đại Việt Nam, người đã tạo nên “hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái ” từ đầu những năm 80 thế kỷ XX, với một bút pháp thực sự mới mẻ. Những năm tiếp theo, với lao động sáng tạo liên tục và mang tính chuyên nghiệp, ông đã thể hiện bản lĩnh của một nhà văn hàng đầu ở Việt Nam trong thời đại văn chương nước ta hội nhập với văn chương thế giới. Chúng ta biết đến nhà văn Hồ Anh Thái - nhà Ấn Độ học với loạt truyện ngắn về những mảnh đời người Ấn, được bạn đọc nhiều nước rất hoan nghênh trên báo chí Anh ngữ tại Ấn Độ và và đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển K.Pandey, tiến sĩ văn học người Ấn, đã coi đó là “những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm trúng huyệt tính cách Ấn Độ”. 3 Hồ Anh Thái là người được chuẩn bị tương đối đầy đủ về văn hóa, trong đó có cả những thành tựu văn chương đã trở thành giá trị văn hóa để làm nhà văn của cuộc sống cuồn cuộn, xô bồ, trăm mối ngổn ngang trước mắt. Những thói quen thời bao cấp kéo dài cùng thói học đòi thời mở cửa được ông nắm bắt rất nhanh và điểm huyệt nó bằng văn chương . Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con chữ và luôn tìm cách bứt phá trên cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới mẻ, táo bạo. Ông được dư luận ghi nhận là nhà văn “lúc nào cũng đang viết”. Ba mươi năm viết, ba mươi đầu sách đã xuất bản, ông đã và đang tiếp tục sáng tác những tác phẩm chứa đựng nhiều phẩm chất văn hóa. Được xem như một hiện tượng văn chương sau 1975, Hồ Anh Thái đã tạo được cái nhìn riêng về thế giới qua những trang viết sắc bén. Cùng với những cây bút khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ , Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một động hình ngôn ngữ mới và giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với giai đoạn trước đó. Một số báo nước ngoài nhận xét: Hồ Anh Thái là nhà văn Việt Nam cấp tiến về mặt tư tưởng, thị hiếu. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá: “Hồ Anh Thái là một gương mặt tiêu biểu đã góp công cho sự tìm tòi, thể nghiệm, tạo dựng một dạng thức văn học mới có khả năng lật trở, soi chiếu nhiều phương diện của thực tại hôm nay” [84]. Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái có phải là sự thể hiện cá tính sáng tạo của một nhà văn tài năng không? Đề tài mà chúng tôi lựa chọn sẽ là một tiếng nói góp phần khẳng định vai trò của Hồ Anh Thái trong đời sống văn chương đương đại nước nhà. 1.4. Lịch sử vấn đề Liên quan tới đề tài luận văn có các nhóm ý kiến sau: 1.4.1. Những bài viết về sáng tác Hồ Anh Thái : Đó là những ghi chép trò chuyện, phỏng vấn Hồ Anh Thái trên báo chí. Nhà văn bộc lộ suy nghĩ về nghề nghiệp, về tác phẩm…. 4 Sinh năm 1960, Hồ Anh Thái bắt đầu sự nghiệp văn chương từ năm 17 tuổi, đoạt giải văn xuôi của báo Văn nghệ, Hội nhà văn Việt Nam từ năm 24 tuổi. Không chỉ là nhà văn, ông còn có nhiều năm làm chuyên viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. Báo Thể thao và Văn hóa 5/2000 viết: Năm 1998, Hồ Anh Thái được mời đến Đại học Tổng hợp Washington làm giáo sư thỉnh giảng. Đó cũng là lúc một số tác phẩm của ông lần thứ hai xuất hiện ở Mỹ, sau những truyện ngắn về Ấn Độ. Đó là một tuyển tập gồm tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra và 9 truyện ngắn được lựa chọn trong số gần 300 truyện ngắn đã in. Đầu năm 2000, tập truyện ngắn về Ấn Độ của anh một lần nữa ra mắt bằng tiếng Pháp ở Paris với cái tên Những cuộc phiêu lưu trên đất Ấn Độ. Đánh giá về văn chương Hồ Anh Thái trên báo chí quốc tế, Lại Thu Trúc viết (12-08-2010) trên www.emotino.com: “Nhà văn bẩm sinh mang gương mặt nhà ngoại giao” là nhận định của học giả người Mỹ Dan Duffy về tiến sĩ Hồ Anh Thái trên tạp chí Vietnam Forum của Đại học Tổng hợp Yale, Mỹ và được đăng lại trên tạp chí Heritage 1996. Hầu hết các tác phẩm của Hồ Anh Thái đã được dịch in ở những tờ báo có uy tín ở Âu-Mỹ như Thời báo New York, Bưu điện Washington… Các nhà văn, nhà báo, nhà thơ Wayne Karlin, Maxine Hong Kingston, George Evans, Philip Gambone, tất cả đều không hẹn mà gặp trong những đánh giá: “Nhà văn bẩm sinh với sự hài hước ngọt ngào, chất siêu thực và ngụ ngôn tràn ra từ cây bút đã mang đến những tác phẩm tao nhã, đầy sức lay động. ” Như vậy, tầm ảnh hưởng của văn chương Hồ Anh Thái đã lan tỏa bên ngoài phạm vi lãnh thổ đất nước. Ngoài yếu tố có tính hỗ trợ do nghề ngoại giao mang lại, không thể phủ nhận những giá trị đích thực của tác phẩm Hồ Anh Thái trong lòng công chúng và giới phê bình. Báo Thể thao Văn hóa (23/8/2002 ) ghi lại bộc bạch của “Hồ Anh Thái và những quan niệm về văn chương”: “Nếu tác phẩm gây được ấn tượng ngẫu hứng tự nhiên thì đó thực sự là dụng công của tôi Tôi không thể viết 5 văn mà lời lẽ kềnh càng, rườm rà hoặc cố tỏ ra đao to búa lớn để thu hút sự chú ý của mọi người”. Trả lời phóng viên Nguyễn Minh báo Văn hoá Phật giáo Phattuvietnam. net (21/02/2008) “ Giáo lý Phật giáo chạm đến mọi vấn đề của đời sống ”, nhà văn Hồ Anh Thái tin rằng: mỗi người khi đọc Đức Phật, nàng Savitri và tôi sẽ có một văn bản của riêng mình, khác với văn bản của chính tác giả, khác văn bản của những độc giả khác. Đó là một đặc điểm của việc tiếp nhận văn chương nghệ thuật.” Có thể thấy, Hồ Anh Thái luôn đặt mình vào vị trí người đọc khi sáng tác văn chương. Tác phẩm Hồ Anh Thái luôn hướng tới việc phát huy tối đa khả năng thanh lọc hoá tâm hồn cho người đọc. Bên cạnh những ghi chép về Hồ Anh Thái với những suy nghĩ về nghề nghiệp, về tác phẩm… là những bài viết về phong cách sáng tạo nghệ thuật của con người – nhà văn Hồ Anh Thái. Phạm Xuân Thạch viết về sức sáng tạo của Hồ Anh Thái trong VietNamNet (09/08/2007): “Hồ Anh Thái có 'sợ' giải thiêng?”: “Nếu cần tìm một hình mẫu của người viết văn chuyên nghiệp ở Việt Nam thì có lẽ ông Hồ Anh Thái là một trường hợp thuyết phục. Trong nhiều năm, ông Thái duy trì được sức sáng tác đều đặn. Gần như ông có sách xuất bản hàng năm Cuốn sách mới của Hồ Anh Thái - Đức Phật, nàng Savitri và tôi : Cũng một khả năng sáng tạo dồi dào, lần này là sự quay trở về và đào sâu một trong những đề tài từng làm nên tên tuổi của ông: nền văn hóa Ấn Độ” Giới thiệu về tập truyện “Bốn lối vào nhà cười - Hồ Anh Thái”, Book review (30/08/ 2006) nhận xét: “Bốn lối vào nhà cười chua chát, bật lên được ý thức tự trào của một người Việt Bởi nó chạm đến phần nhạy cảm (và có khi rất phổ biến) trong tính cách con người ta.” Phạm Anh Tuấn viết về “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái” (dinhhatrieu.vnweblogs.com 01/5/ 2009): “Thế giới nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái hiện lên rất đa dạng phong phú và phức tạp như chính hiện thực cuộc sống. Nhu cầu phản ánh chân thực cuộc sống đã 6 thôi thúc nhà văn khám phá phát hiện, đưa vào tác phẩm những bức chân dung sinh động của nhiều dạng người, nhiều kiểu người trải dài trong thời gian và không gian.” Trần Thị Hải Vân cảm nhận “Một chiêm nghiệm "cõi người" của Hồ Anh Thái” (Văn Nghệ, số 16, 18/4/2009): “Anh đã tạo nên trong tiểu thuyết của mình cả một thế giới nghệ thuật phong phú ” Anh Chi bình luận về “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái”(Tạp chí Nghiên cứu Văn học 8/2009): “Hồ Anh Thái là nhà văn của cuộc sống đang cuồn cuộn trước mắt”. Những đánh giá ấy bước đầu giúp chúng ta cảm nhận về phong cách văn chương Hồ Anh Thái: một cây bút mang tính chuyên nghiệp cao, một kiến văn rộng lớn, một “tấc lòng ưu ái” với đời. Bên cạnh những bài viết về một số tác phẩm đặc sắc của Hồ Anh Thái là những công trình khoa học đầy tâm huyết, tìm hiểu tác phẩm Hồ Anh Thái trên nhiều phương diện: quan niệm về con người, các kiểu nhân vật, những cách tân trên nhiều mặt…Có thể kể tới các luận văn thạc sĩ trường Đại học Vinh của Võ Anh Minh (Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm về con người – 2005); Hoàng Thị Thúy Hằng (Những cách tân trong văn xuôi Hồ Anh Thái -2007). Đa số các luận văn đi theo hướng đánh giá chung về văn xuôi Hồ Anh Thái (bao gồm cả hai thể loại: tiểu thuyết và truyện ngắn). 1.4.2. Những bài viết về truyện ngắn Hồ Anh Thái : Diệu Hường khám phá “Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái” (Văn Nghệ, số 12- 22/3/2008):“ Với gần ba mươi tiểu thuyết và tập truyện ngắn đã xuất bản, phần lớn trong đó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn sung sức nhất và được đón đọc nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay ” Nguyễn Tham Thiện Kế “Cảm theo cách của “Đức Phật, nàng Savitri và tôi”(Tạp chí Sông Hương 05/10/2009): “ Đã nhớ Hồ Anh Thái với sự giễu nhại, hài hước thâm trầm. Những nụ cười chậm được bật ra khi đã đọc qua 7 vài ba trang hoặc có khi cả thiên truyện. Lớn hơn hết ở khu vực giọng điệu giễu nhại sâu thẳm vẫn là sự sẻ chia, thông cảm. Tinh thần của người có cơ duyên với Phật pháp. Và cũng không xa lạ với chủ nghĩa nhân văn phương Tây. Điều này được thể hiện hầu hết qua các tác phẩm: Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm…” Cuộc trò chuyện với Nguyễn Thị Minh Thái: “Cười để khóc hay để vui vẻ giã từ quá khứ?” (Tuổi trẻ Online 19/06/2004) đã bộc lộ tâm sự của tác giả “Tự sự 265 ngày”: “Trong cuốn sách này tôi chỉ muốn đưa ra trước người đọc một tấm gương lồi để họ soi vào và tự hỏi: đấy là ta hay không phải là ta? Tôi cũng không muốn làm cho ai phải khóc. Chỉ vì đối với tôi cuộc đời nhiều khi buồn quá, buồn quá thì phải cười.” Như vậy, qua một số bài báo như đã dẫn, bước đầu có thể thấy: truyện ngắn là một bộ phận quan trọng trong sáng tác của Hồ Anh Thái, chứa đựng tài năng và tâm huyết tác giả, góp phần thể hiện cảm hứng nhân văn và phê phán của nhà văn trước cuộc đời. 1.4.3. Những bài viết, công trình nghiên cứu về phong cách văn xuôi Hồ Anh Thái: Nhà nghiên cứu Nguyễn Ðăng Điệp viết trong “Hồ Anh Thái- người mê chơi cấu trúc”: “Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con chữ như một nhà văn chuyên nghiệp, và, với một vốn văn hóa dày dặn, anh không rơi vào tình trạng tự thỏa mãn mà luôn tìm cách bứt phá trên cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới mẻ, táo bạo”[14]. Chính Hồ Anh Thái cũng quan niệm “Nhà văn phải có nhiều giọng điệu”(VnExpress 7/4/2005): “Nhà văn thì giọng điệu nào cũng nên thực hiện, phương pháp nào cũng nên sử dụng ” Hoài Nam khẳng định “Hồ Anh Thái - người lúc nào cũng đang viết” (Văn Nghệ Tết Mậu Tý 2008): “ Điểm qua ba giai đoạn sáng tác của Hồ Anh Thái, dễ thấy rằng anh là người “ngọ nguậy không yên”, không tự bằng lòng với sự ổn định của cái mà người ta vẫn quen gọi là “phong cách”. Một nhà 8 văn đa phong cách? Một gã Don Juan của sự sáng tạo? Giản dị hơn, tôi nghĩ anh là nhà văn của tinh thần tự đổi mới liên tục, không lặp lại người khác và cũng không lặp lại chính mình”. Ngọc Ánh cũng cho rằng: “Nhà văn Hồ Anh Thái: Sáng tạo, bứt phá trên từng con chữ”(HàNội Mới 05/02/2008): “Văn chương với Hồ Anh Thái là một nghiệp với đa tầng phong cách biểu hiện, với một tiềm năng đọc mới và thấu suốt cuộc sống, con người, những gì mà với nhiều người khác đã trở nên cũ kỹ. Anh biết vượt qua những lối mòn tư duy coi văn học như là tấm gương phản ánh hiện thực một cách đơn giản để nhìn cuộc đời.” Có thể thấy rằng, với Hồ Anh Thái: “Phong cách không phải là cái vỏ ngoài bất biến và ngoan cố” (Lê Hồng Lâm - Báo Sinh viên - 9/2001). Cùng với những bài báo, có nhiều công trình khoa học tìm hiểu tác phẩm Hồ Anh Thái trên nhiều phương diện trong truyện ngắn: nhân vật, nghệ thuật trần thuật, tư duy tiểu thuyết… từ góc nhìn của các chuyên ngành Văn học Việt Nam, Lý thuyết và lịch sử văn học… Đó là những luận văn thạc sĩ Đại học Sư Phạm Hà Nội của Nguyễn Thị Vân (Nghệ thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái- 2005); Điêu Thị Tú Uyên (Nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái- 2006); Lê Thị Thu Hương (Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái – 2007); Luận văn thạc sĩ Đại học Vinh của Trần Hữu Thiện (Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Hồ Anh Thái - 2009) Tuy nhiên, ở chuyên ngành Lý luận văn học, nghiên cứu chuyên sâu về mảng truyện ngắn Hồ Anh Thái chưa nhiều. Đặc biệt, phương diện phong cách nghệ thuật truyện ngắn hầu như chưa được chú trọng một cách thấu đáo. Dựa trên thành công nhiều mặt của các đề tài khoa học đi trước, chúng tôi hy vọng “Phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái” sẽ là một công trình khoa học góp phần đánh giá và chỉ ra nét đặc sắc, riêng biệt của những sáng tác độc đáo Hồ Anh Thái ở thể loại truyện ngắn. 2. Mục đích nghiên cứu: - Chỉ ra đặc sắc trong phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái qua một số phương diện như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu . 9 - Từ đó, ghi nhận đóng góp của tác giả này trong nền văn học Việt Nam đương đại. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu một số phương diện trong phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái trong tương quan với tiểu thuyết Hồ Anh Thái và sáng tác của một số tác giả cùng thời: Nguyễn Việt Hà, Thuận, Nguyễn Bình Phương…. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu * Truyện ngắn của Hồ Anh Thái gồm: 1. Chàng trai ở bến đợi xe - Tập truyện ngắn. NXB Tác phẩm mới Hội nhà văn, 1985. 2. Những cuộc kiếm tìm -Tập truyện ngắn, NXB Hải phòng, 1988. 3. Mảnh vỡ của đàn ông – Tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, 2006. 4. Lũ con hoang – Tập truyện ngắn, NXB Hà nội, 1995. 5. Tự sự 265 ngày -Tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn Hà nội, 2005. 6. Tiếng thở dài qua rừng kim tước – Tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn , 2007. 7. Bốn lối vào nhà cười – Tập truyện ngắn, NXB Đà nẵng, 2004. 8. Sắp đặt và diễn- Tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà Văn, 2005. Ngoài đối tượng khảo sát chủ yếu trên các truyện ngắn ra, chúng tôi còn khảo sát một số tiểu thuyết tiêu biểu của Hồ Anh Thái trong so sánh với một số tác giả đương thời để làm nổi bật phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. - Quan niệm về con người, các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái 5. Phương pháp nghiên cứu và bố cục luận văn Luận văn sử dụng một số phương pháp như: - Phân tích, tổng hợp những nét chung và riêng trong các tác phẩm để thiết lập hệ thống luận điểm. 10 - So sánh giữa các thời kỳ sáng tác nhằm làm rõ quá trình vận động của truyện ngắn Hồ Anh Thái. - So sánh đối chiếu với một số tác phẩm đồng đại để thấy được nét riêng biệt, nổi bật phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái. *Bố cục luận văn : Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, Phần nội dung có 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết phong cách và sự hình thành phong cách văn xuôi Hồ Anh Thái Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái Chương 3: Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái 6. Dự kiến đóng góp của luận văn Chỉ ra những nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái. Qua đó góp phần khẳng định vị thế của Hồ Anh Thái trong văn học Việt Nam đương đại. [...]... phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam đã xem những phong cách lớn như là tiêu chí phân kỳ văn học Đó là tiêu chí dựa trên những biến động, những thay đổi của bản thân văn học trong quy luật phát triển của nó Khi một thời kỳ văn học có những đổi thay, những phá vỡ, những sáng tạo, những bước ngoặt, chúng ta có thể xác định bước chuyển mình của nó sang một thời kỳ mới Theo đó, ông chủ trương phân chia văn. .. thuật của nhà văn dưới góc độ thi pháp học là một phương pháp tiếp cận khoa học, nhất là khi người đọc đặt tác phẩm trong phạm trù thi pháp thời đại 23 Tìm hiểu những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nhà văn Hồ Anh Thái dưới ánh sáng thi pháp học, thiết nghĩ cần nhận diện rõ sự đổi mới sâu sắc trên các bình diện thi pháp của văn học sau 1975 Theo nhiều nhà nghiên cứu, đổi mới của văn học sau... cập, còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều kiện đề cập, để nhìn lại… Những điều này đòi hỏi văn học phải chuyển kịp với thời đại, phù hợp với hiện thực mới Sau 1986, trước yêu cầu bức thiết về sự đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc của đời sống thì văn học- một trong những hình thái ý thức xã hội tất yếu cũng làm mới mình để đáp ứng yêu cầu này Lẽ dĩ nhiên, dẫu ở thời đại nào, văn học cũng... tạo nên bản chất thẩm mỹ của các giai đoạn, thời đại văn học Có thể nói rằng, quá trình đổi mới của văn học sau 1975 diễn ra khá toàn diện và sâu sắc từ nhà văn đến công chúng, từ bản chất văn học đến tư cách nghệ sĩ, từ tư tưởng đến thi pháp Nhận diện những đổi mới ấy dưới góc độ thi pháp sẽ giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc tiếp cận phong cách nhà văn Hồ Anh Thái * Vài nét về truyện ngắn Việt... nhà văn ); gắn với những thăng trầm của lịch sử dân tộc (thời chiến, thời bình, thời bao cấp, thời đổi mới ) cũng phần nào tạo nên tính cách con người Hồ Anh Thái : hiểu biết, điềm đạm, tự tại Còn nhiều điều bí ẩn về thân thế và sự nghiệp của văn sĩ này Chúng ta tôn trọng những gì riêng tư của cá nhân nghệ sĩ và ghi nhận những cống hiến của ông trong vai trò một nhà văn đương đại Việt Nam 1.2.2.4 Sự. .. thuật mới để đáp ứng xu thế của thời đại [49, tr 20] Nhà văn Ma Văn Kháng lại rất chú ý đến ngôn ngữ của truyện ngắn Theo ông, đó là thứ ngôn ngữ vừa dung dị, vừa ma quái thêm, nó sử dụng đến sức mạnh tổng hợp của câu chữ (“Truyện ngắn - nỗi run sợ”,Tạp chí Văn nghệ quân đội, Tháng 7, 1992) Nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu nhận định: Cùng với sự gia tăng những tên tuổi mới và số lượng tác phẩm, truyện ngắn thời. .. trong lòng công chúng Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét: “Những truyện ngắn trong Tự sự 265 ngày, tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế vừa có tính đại chúng, gần gũi vừa uyên bác, trí tuệ Dễ ai đã làm được điều này!” [Anh Chi - “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học( 8/2009)] Bên ngoài trang viết là một Hồ Anh Thái đầy biến ảo và nhiều lớp lang Nhà văn Hồ Anh Thái chỉ là một... giai đoạn văn nghệ minh hoạ của Nguyễn Minh Châu, phóng sự đầy ắp sự thật đời sống làm chấn động dư luận của Xuân Ba, Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang, Hoàng Hữu Cát… Khi kịch của Lưu Quang Vũ được công diễn , và một loạt truyện ngắn, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị 26 Hoài, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh được xuất bản, thì những vang hưởng của văn học đổi mới trở nên... 1980, Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng Đổi mới- một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội Chính sách Đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội Đảng VI, năm 1986 Đổi mới được thực hiện trên các mặt: kinh tế, xã hội, chính trị, tư duy, cơ chế, văn hóa Quan điểm Đổi mới đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện Về kinh tế: chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung... nên sự hiện hữu của nhà văn trong tâm thức người đọc Sự định hình phong cách của mỗi nhà văn không chỉ là quá trình rèn luyện mà còn thể hiện tài năng của họ 1.2 Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách văn xuôi Hồ Anh Thái 1.2.1 Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nhà văn nói chung: Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống có ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành phong cách nhà văn . nhân vật, nghệ thuật trần thuật, tư duy tiểu thuyết từ góc nhìn của các chuyên ngành Văn học Việt Nam, Lý thuyết và lịch sử văn học… Đó là những luận văn thạc sĩ Đại học Sư Phạm Hà Nội của. phẩm của nhà văn, thể hiện cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con người. Văn học rất cần sự đa dạng, độc đáo của những cá tính sáng tạo. Sự tồn tại. thời đại nhà văn sống. “Hoàn cảnh lớn quyết định tầm cỡ tư tưởng của nhà văn. Nhà văn lớn phải là nhà văn của dân tộc, của nhân dân, của thời đại mình”. Hoàn cảnh lớn chi phối tất cả nhà văn