Đề tài về : Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi Mới
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ----------------------- NGUYỄN THỊ THANH MAI NHỮNG CHUYỂN BIẾNTRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ------------------------- NGUYỄN THỊ THANH MAI NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Khoa ngữ văn, Phòng công nghệ sau đại học, Thư viện Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu… cho chúng tôi học tập tốt. Xin gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, cung cấp tài liệu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thàn h, sâu sắc tới thầy hướng dẫn trực tiếp luận văn của tôi: Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi. Thầy đã tận tình chỉ bảo, gợi ý, dẫn dắt, cung cấp tài liệu và sửa chữa cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, đồng nghiệp Trường THPT Nhơn Trạch – Đồng Nai đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. TP. Hồ Chí Minh ngày 28/4/2008 Người viết MỞ ĐẦU 1. Lý do, mục đích chọn đề tài: Ma Văn Kháng xuất hiện trong văn học hiện đại Việt Nam như một hiện tượng đặc sắc. Khối lượng tác phẩm đồ sộ với hàng chục tập truyện ngắn, gần hai chục cuốn tiểu thuyết có giá trị đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Đặc biệt những năm 80, khi đất nước chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường, một số tiểu t huyết của ông như Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú . thu hút sự chú ý của độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình. Đã có rất nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét, tranh luận gay gắt cần được tiếp tục phân tích, lý giải xác đáng. Hai giai đoạn sáng tác của Ma Văn Kháng có dấu mốc rõ nét mà khi nghiên cứu một mặt ta sẽ hiểu đúng hơn những đóng góp của ông, mặt khác ta sẽ thấy đư ợc sự chuyển biến của các nhà văn khác trong sự vận động của văn học. Một số tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim, được đưa vào chương trình giảng dạy ở phổ thông như Mùa lá rụng trong vườn, Người giúp việc, Xa phủ . Do đó, luận văn sẽ góp phần tìm hiểu, khẳng định vị trí của nhà văn trong văn học hiện đại Việt Nam. Mục đích của luận văn là tìm h iểu, phân tích một cách có hệ thống hai chặng đường sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong sự vận động phát triển của tiểu thuyết Việt Nam để thấy được những đóng góp của nhà văn đối với tiểu thuyết Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng mà luận văn nghiên cứu là tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào những tác phẩm sau đây: Đồng bạc trắng hoa xòe Vùng biên ải Gặp gỡ ở La Pan Tẩn Mưa mùa hạ Mùa lá rụng trong vườn Đám cưới không có giấy giá thú Ngược dòng nước lũ 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử: Xem xé t sự vận động phát triển của văn học Việt Nam nói chung, sáng tác của Ma Văn Kháng nói riêng trong dòng chảy ấy. Qua đó thấy được những đóng góp của nhà văn trong việc đổi mới văn xuôi hiện đại. Phương pháp hệ thống: Xem xét sáng tác của nhà văn trong tí nh hệ thống với nhiều cấp độ khác nhau Phương pháp loại hình: Xem xét sáng tác của nhà văn từ góc độ loại hình thể tài, loại hình văn xuôi nghệ thuật . Phương pháp so sánh đối chiếu: Đối chiếu tiểu thuyết của Ma Văn K háng với tiểu thuyết của một số nhà văn khác như Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu . để chỉ ra sự tương đồng, khác biệt về một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của văn học. Bên cạnh đó là sự so sánh về nội dung và nghệ thuật ở hai chặng đường sáng tác của chính tác giả để nhận thấy sự chuyển biến có ý nghĩa đổi mới. 4. Lịch sử vấn đề: Ma Văn Kháng là một nhà văn có quá trình sáng tác dài và liên tục đã gần nửa thế kỉ. Số lượng truyện ngắn, tiểu thuyết khá đồ sộ. Đặc biệt, tiểu thuyết của ông có sự chuyển biến rõ rệt về cả nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, đã có nhiều những bài nghiên cứu, đánh giá, nhận xét. Lấy mốc chuyển biến trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là cuốn “M ùa lá rụng trong vườn”, luận văn sẽ đi vào khảo sát lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết của Ma Văn Kháng theo hai chặng đường sáng tác: Trước và sau “Mùa lá rụng trong vườn” đặc biệt là những phát hiện cách tân trong tiểu thuyết của nhà văn thời kì đổi mới. Trước “Mùa lá rụng trong vườn”: tiểu thuyết về đề tài miền núi: Với những tác phẩm viết về cuộc sống con người miền núi, nhà văn đư ợc nhận định là người có công khai phá đề tài miền núi, đã thành công trong việc phản ánh hiện thực, làm bật lên hình ảnh cao đẹp, sự hi sinh hết mình của các cán bộ miền xuôi trong công cuộc giải phóng vùng biên ải, những con người miền núi thuần hậu mang trong mình nỗi cay đắng tủi nhục, chịu áp bức, bóc lột, phong tục lạc hậu, sự hèn kém mê muội . và trên hết là một dân tộc bị áp bức luôn khao khát tự do. Những bài viết giới thiệu, đánh giá, nhận xét của các nhà nghiên cứu, phê bình về những tác phẩm này khá nhiều, được đăng rải rác trên các báo, tạp chí như Hoàng Tiến, Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Ngọc Thiện . Bút pháp miêu tả đặc sắc, hấp dẫn là lời nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu đối với các tiểu thuyết về miền núi. N hà văn Hoàng Tiến đã nhận xét rằng (ĐBTHX) mang một bút pháp đặc sắc, hấp dẫn lôi cuốn người đọc: Bút pháp trong Đồng bạc trắng hoa xòe thường dùng theo lối vẽ long trong mây. Con rồng đẹp cứ giấu mình trong mây chỉ lộ ra những khúc lượn vàng son có hạn, nhưng cho người xem vẫn nhận được đủ cái vóc dáng mạnh mẽ, thanh thoát của toàn bộ con rồng, lối “uống rượu sớm mai”. Độ rượu đủ để ngây ngất, quá nửa là say, dưới một chút coi là chưa uống. Biết dừng lại để gây ngây ngất mới là người biết uống rượu[102]. Điều đó có nghĩa là tác phẩm hay, xuất sắc ở những nốt nhấn, và những nốt nhấn ấy được đặt đúng chỗ, đúng thời điểm nên trong tổng thể nó đã tạo nên vẻ đẹp toàn diện c ho một tác phẩm tương đối đồ sộ. Tác phẩm có ý nghĩa lớn khi nhà văn đã tái hiện được một giai đoạn lịch sử mà: “Lần đầu tiên được đưa vào trong tiểu thuyết”[102], đã đốt lên những đốm lửa cách mạng trên vùng núi non trùng điệp. Tiểu thuyết (VBA) nối tiếp cuốn (ĐBTHX) được Trần Đăng Suyền đánh giá là đã thành công trong việc khắc họa tí nh cách người Hmông và “Ngòi bút giàu chất thơ của Ma Văn Kháng khi chấm phá những cảnh vật đã vẩy hồn mình vào đấy khiến cho cảnh vật hiện lên lung linh màu sắc, lộng lẫy rực rỡ, khi vui khi buồn đều như nhuốm thêm màu sắc tâm trạng của con người ”[77]. Bên cạnh đó nhà văn M a Văn Kháng đã chứng minh rằng: “Đồng bào các dân tộc ít người mặc dù bị chìm đắm trong đau khổ, tối tăm nhưng đều có mầm mống, khả năng cách mạng”[75]. Bằng hình tượng nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã diễn tả con đường đến với cách mạng của người nông dân miền núi như Pao, một chàng trai có nhiều phẩm chất tốt đẹp, như Seng, Tếnh, A Sinh . Công sức của tác giả cũng không nhỏ khi t oàn bộ những biến cố được thể hiện qua gần sáu trăm trang sách ngồn ngộn những sự kiện, những tư liệu lịch sử. Với tiểu thuyết (GGƠLPT), mặc dù tác phẩm ra đời ở giai đoạn sau nhưng cùng với (ĐBTHX) và (VBA) nó được coi là “bộ ba” (Từ dùng của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Thiện) tiểu thuyết xuất sắc về đề tài miền núi. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng tác phẩm là một “Bức tranh đời sống hiện thực mang tính chất sử thi về con đường của các dân tộc miền núi phía Bắc làm cuộc đổi đời, đi theo cách mạng và phát huy được phẩm cách của mình .”[96], “tạo thành một chùm tiểu thuyết độc đáo làm sáng lên bức tranh lịch sử xã hội hào hùng, bi tráng của một vùng núi phía tây Bắc nước ta trọn một thế kỉ” [96] . Như vậy, với cuốn tiểu thuyết đóng vai trò tạo nên “bộ ba” hoàn thiện về đề tài miền núi thì Ma Văn Kháng: Đã bắt đầu kì vọng về một thứ tiểu thuyết là “nền tảng của một nền văn học”, là “cỗ đại bác chủ lực” không phải chỉ chuyên chở một dung lượng chất liệu nghệ thuật lớn, phản ánh một hiện thực lớn . mà hơn nữa, c hủ yếu còn là vì nó đặt ra những vấn đề thiết cốt của nhân sinh, nhân quần, nó tái hiện số phận con người và cuộc sống; và do vậy gây hứng thú lâu dài, làm giàu có nhân tâm . đạt tới cõi bí ẩn của văn xuôi là tạo được một âm hưởng sâu xa[96]. Những nhận xét, những đánh giá khách quan, những lời động viên chân thành là động lực lớn cho nhà văn vững bước trên con đường sáng tạo nghệ th uật. Nếu như chỉ dừng lại với những sáng tác về đề tài miền núi thì Ma Văn Kháng cũng đã có công lớn cho nền văn học Việt Nam. Nhưng không chỉ có vậy, một loạt những tiểu thuyết về thành thị ở giai đoạn sau của ông đã gây ồn ào trong dư luận. N hiều ý kiến đánh giá khác nhau càng khẳng định chỗ đứng của nhà văn trong việc khám phá bản chất cuộc sống con người trong giai đoạn mới. Sau “Mùa lá rụng trong vườn”: tiểu thuyết về đề tài thành thị: Trước những năm 80, văn học Việt Nam bao trùm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn ngợi ca. Nhưng từ sau những năm 80, trước nhu cầu “Đổi mới tư duy tiểu thuyết” mỗi nhà văn phải tự chuyển mình. Một cuộc bứt phá lớn tạo đà cho hàng loạt các nhà văn tâm huyết khẳng định mình. Ma Văn Kháng là một nhà văn dồi dào năng lực sáng tạo, một trong những tác giả đã cố gắng đổi mới tư duy, tìm một hướng đi mới trong sáng tạo nghệ thuật giai đoạn này. Với bề dày kinh nghiệm, sự từng trải chiêm nghiệm cuộc đời một cách sâu sắc và hòa trong không khí đổi mới của văn học nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị cao, tác động mạnh vào con người, xã hội giai đoạn đầy biến động. Tuy có những sự trùng lặp ở nhiều tác phẩm, những lời triết lý, chiêm nghiệm g ây cảm giác nặng nề cho người đọc, những cái kết còn bỏ lửng . nhưng những thành công đã lấn át tất cả những hạn chế ấy. Khi thâm nhập vào đề tài về cuộc sống con người thành thị, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy một sự chuyển biến đáng nể phục ở con người này. Bên cạnh những ý kiến đá nh, giá nhận xét sự thành công của tác phẩm thì nhiều nhà nghiên cứu phê bình còn khẳng định Ma Văn Kháng đã có những cách tân lớn góp phần cho sự phát triển của văn học, thể hiện rõ thái độ và trách nhiệm lương tâm của một người cầm bút trước những cái xấu trong cuộc sống. Tiêu biểu có Trần Bảo Hưng, Hồ Anh Thái, Bích Thu, Nguyễn Thị Huệ, Vân Thanh . Tiểu thuyết đầu tiên trong giai đoạn này là ( MMH). Tác phẩm được Vân Thanh đánh giá cao vì “Đã thể hiện cách nhìn, thái độ của các nhân vật trước những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Lương tâm, lẽ sống của mỗi người đều bị thử thách . trước lưới bủa vây của tệ nạn tiêu cực, trong vòng bức bách của vấn đề cơm áo hàng ngày có khi những quan niệm đạo lý thông thường bị xáo trộn, gây nên sự hoài nghi, phân vân ở mỗi người”[87] . Chính vì thế mà từ trong những trang sách vang lên một tiếng giục giã, đánh thức lương tâm, trách nhiệm của mỗi người: “Bằng bất cứ giá nào cũng phải ngăn chặn kịp thời những tổ mối tiêu cực đang sinh sôi nảy nở trong đời sống nếu không c húng sẽ đục ruỗng xã hội và hủy hoại những giá trị tinh thần vốn đã thành truyền thống của dân tộc”[87]. Điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm của Ma Văn K háng đối với cuộc sống hiện nay. Tiểu thuyết (MLRTV) ra đời được coi là đỉnh cao, là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến của nhà văn vì có nhiều đóng góp cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, đã chứng tỏ sự thâm nhập vững vàng của nhà văn vào xã hội thành thị đang biến động nơi có những con người đang dần biến chất, tha hóa. Vân Tha nh nhận xét rằng: Có thể xem Mùa lá rụng trong vuờn là một tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay: Một tiếng nói về quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc sống và cộc sống dành cho mỗi người . tác phẩm đã khơi được vào dòng chảy của cuộc sống chúng ta hôm nay, đã lẩy ra được một mảng tươi nguyên của cuộc sống đó, gợi cho ta biết bao suy nghĩ về nó, lo lắng, băn khoăn về nó, và cũng hi vọng, tin yêu ở nó. Từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta một thái độ sống, một trách nhiệm sống[88]. Ở đó, mỗi con người cần có sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau của các thành viên, của gia đình và của cả xã hội. Tác phẩm cũng đưa ra một cách nhìn mới của nhà văn đối với truyền thống dân tộc bao đời của người Việt. Truyền thống văn hóa gia đình là cội nguồn nuôi dưỡng tinh thần, bảo vệ con người tránh xa điều xấu nhưng nay xã hội đã đổi mới chúng ta cần giữ gìn những cái tốt đẹp và cũng cần loại bỏ những gì không phù hợp. Trần Bảo Hưng đã khẳng định rằng: “Cần giữ gìn truyền thống văn hóa d ân tộc và truyền thống nếp sống của gia đình Việt Nam cùng sự đổi mới và thích ứng của nó trong xã hội mới. Tuy nhiên giữ vững tất cả sẽ không tránh khỏi đổ vỡ, sứt mẻ, nhưng muốn thoát ly truyền thống, phá vỡ tất cả cũng sẽ dẫn tới bi kịch” [30]. Ở tác phẩm này, với cách nhìn mới về con người nhà văn đã thể hiện thà nh công kiểu nhân vật có đời sống nội tâm phong phú, tính cách đa chiều, hấp dẫn như Lý: “Hình tượng nhân vật khá độc đáo, hấp dẫn. Lý là nhân vật độc đáo hấp dẫn nhất. Con người này hễ có mặt ở dâu là có khả năng làm cho nơi ấy có không khí, sinh động hẳn lên”[30]. Những con người ấy chỉ vì dục vọng lại gặp những nhân tố kích thích nên mới dần bị tha hóa. Vì thế bao trùm toàn tác phẩm là cái nhìn nhân hậu vị tha của nhà văn. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết nà y còn ở chỗ: bên cạnh việc làm nổi bật những nhân vật tha hóa về nhân phẩm thì nhà văn đã đưa ra được “Những hình ảnh rất đẹp của truyền thống văn hóa và đạo đức dân tộc. Chị Hoài, cô Phượng, Vân, bà lang Chí . là những tấm lòng trong sáng ngọt ngào, ấm áp, chan chứa nghĩa tình”[30]. Đồng ý với nhận định này, Trần Cương cho rằng các nhân vật như chị Hoài, Phượng, Vân . tuy nhà văn dà nh ít số trang nhưng: “Là những trang viết cảm động. Nâng niu trân trọng và đồng cảm sâu xa từ trong mỗi việc làm, mỗi ý nghĩ, mỗi hành vi nho nhỏ ở những nhân vật này, ngòi bút của tác giả đã tỏ ra tinh tế, làm gia tăng chất nhân văn vốn đã là nền tảng của tác phẩm này”[11]. Khi tiểu thuyết (ĐCKCGGT) ra đời -1989 một lần nữa tác phẩm của ông lại được đưa ra để xem xét. Có nhiều sự khe n chê, đánh giá khác nhau. Báo văn nghệ đã phải tổ chức một hội thảo riêng về tác phẩm này. Phải khẳng định rằng Ma văn Kháng đã dũng cảm khi đặt bút lật xới mặt trái của xã hội trong một môi trường vẫn được xem là trong sạch nhất. Phải chăng xuất phát từ sự bức xúc của một nhà giáo từng đứng trên bục giảng nay thấy quá nhiều những cái xấu, sự bất công nên nhà văn đã mạnh dạn lên tiếng phê phán gay gắt vào nơi vốn đư ợc coi là chốn thiêng liêng cao cả, vào hình ảnh của những người thầy vốn được coi trọng đề cao. Nhưng thực chất cuốn sách không chỉ bó hẹp ở phạm vi một ngôi trường, ở những người thầy mà nó còn mang ý nghĩa sâu rộng hơn, ở nhiều tầng lớp người khác nhau, ở phạm vi toàn xã hội. Giáo sư Ph an Cự Đệ nhận xét về cuộc đời thầy giáo Tự: Trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, nhà văn Ma Văn Kháng đã phản ánh được cái bi kịch của một nhà giáo, một trí thức: anh ta lúc thì đóng [...]... dẫn tới sự chuyển biến trong tiểu thuyết của ông và khẳng định vai trò, đóng góp của nhà văn trong văn học Việt Nam Chương 2: Sự chuyển biến về nội dung cảm hứng trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới Chương hai tìm hiểu những chuyển biến trong việc khám phá hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ở hai chặng đường sáng tác Chương 3: Sự chuyển biến về hình... chuyển biến về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới Chương ba sẽ đi sâu vào những chuyển biến, cách tân trong kĩ thuật thể loại tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Chương 1 HAI CHẶNG ĐƯỜNG SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG SỰ VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 TỚI NAY 1.1 Hai chặng đường của tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 tới 1985:... hiện nhiều những câu, những đoạn mang đậm chất triết lý chiêm nghiệm, đánh giá của nhà văn về cuộc sống con người, về nhân tình thế thái Cùng với nhiều nhà văn khác trong thời kì đổi mới, bước chuyển biến trong những tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn này vừa phù hợp với quy luật phát triển của văn học, vừa khẳng định tên tuổi của nhà văn trong văn học Việt Nam 1.3 Ma Văn Kháng - nhà văn có đóng... của Ma Văn Kháng chúng tôi nhận thấy rằng chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện nào về tiểu thuyết, về những chuyển biến, cách tân trong tiểu thuyết của ông Do đó việc luận văn đi vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết và có ý nghĩa 5 Đóng góp mới của luận văn: Luận văn chỉ ra những chuyển biến về nội dung và hình thức nghệ thuật tương ứng trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. .. mảng văn học về đề tài miền núi thêm phong phú Với một phong cách riêng, nhà văn đã bước đầu khẳng định được chỗ đứng của mình trong làng văn 1.2.5 Chặng thứ hai: Tiểu thuyết Ma Văn Kháng từ “Mùa lá rụng trong vườn” tới nay: Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng vừa có sự chuyển biến theo xu hướng chung của văn học dân tộc lại vừa có sự chuyển biến riêng trong chính quá trình sáng tác của nhà văn Đầu những. .. thân, ý thức về sự cần thiết đồng thời cũng là trách nhiệm, tâm huyết của một nhà văn trước yêu cầu đổi mới trong văn học là những nguyên nhân dẫn tới sự chuyển biến trong sáng tác của Ma Văn Kháng, đặc biệt ở lĩnh vực tiểu thuyết 1.2.4 Chặng thứ nhất: Tiểu thuyết Ma Văn Kháng trước “Mùa lá rụng trong vườn”: Cùng với cả nước, miền núi giai đoạn này cũng phải đối đầu với thù trong giặc ngoài không kém phần... của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới, những dấu hiệu và nguyên nhân dẫn tới sự chuyển biến ấy Chỉ ra những đóng góp của nhà văn trong việc cách tân thể loại tiểu thuyết trong sự phát triển chung của văn xuôi Việt Nam 6 Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Nhìn chung hai chặng đường sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong sự vận động... mốc chuyển biến quan trọng trong sáng tác của Ma Văn Kháng bởi sau (MLRTV) là một loạt các tiểu thuyết, truyện ngắn về cuộc sống, số phận con người thành thị đầy biến động 1.2.3 Nguyên nhân của sự chuyển biến: Nguyên nhân khách quan: Sự chuyển biến trong sáng tác của Ma Văn Kháng cũng đồng thời với sự phát triển chung của văn học Việt Nam Sau 1975 đất nước độc lập, dân tộc được tự do, xã hội có những. .. vận động phát triển của tiểu thuyết Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám -1945 tới nay Trong chương này, luận văn đi vào khái quát sơ lược hai chặng đường vận động của tiểu thuyết Việt Nam (1945- 1985) và (từ sau 1985 tới nay), sơ lược hai chặng đường tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cùng dấu mốc chuyển biến để có cái nhìn khái quát về tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói riêng Lý giải... [59] 1.3.2 Một trong những nhà văn tiên phong thời kì đổi mới: Văn học những năm 80 đi vào hiện thực cuộc sống, con người của thời đại mới, khám phá bức tranh sinh hoạt của cuộc sống đời thường của cộng đồng Các nhà văn đã hướng điểm nhìn của mình vào những góc khuất sâu trong tâm hồn của mỗi con người Đây là bước chuyển lớn trong văn học và cũng là sự chuyển biến của chính các nhà văn dám đối diện . NGUYỄN THỊ THANH MAI NHỮNG CHUYỂN BIẾNTRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC . ứng trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới, những dấu hiệu và nguyên nhân dẫn tới sự chuyển biến ấy. Chỉ ra những đóng góp của nhà văn trong