Từ thâm nhập, mô tả hiện thực miền núi trong chiến

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi Mới (Trang 39)

đếnkhám phá cuộc sống, xã hội thành thị thời cơ chế thị trường 2.1.1. Hiện thực cuộc sống, xã hội miền núi:

2.1.1.1. Tây Bắc và cuộc sống khó khăn của đồng bào trên mảnh

đất miền núi xa xôi hiểm trở, những phong tục tập quán lạc hậu:

Tây Bắc từ lâu được coi là “Vùng núi non hiểm trở, hùng vĩ, một địa bàn chiến lược trọng yếu về kinh tế và quốc phòng của nước ta”[98, tr.146]. Viết về

vùng đất này Ma Văn Kháng đã có những khám phá, phát hiện mới mẻ về hiện thực cuộc sống, con người nơi đây.

Nếu trong những sáng tác của Tô Hoài thiên nhiên vùng núi Tây Bắc là

“Một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, lôi cuốn con người vừa mang vẻđẹp hoang dã lại vừa thơ mộng hiền hòa, tạo cảm giác bình yên, gần gũi với con người”[7, tr.63] thì thiên nhiên nơi đây trong những sáng tác của Ma Văn Kháng lại là vùng

đất hùng vĩ nhưng kì dị, hoang vắng, luôn chứa đựng những bất trắc, hiểm họa tạo cảm giác lo sợ, bất an cho con người.

Hiện thực trong (ĐBTHX), (VBA), (GGƠLPT)... là núi non hiểm trở, điệp trùng, rừng rậm âm u, huyền bí đã đi sâu vào tâm thức mỗi người. Chỉ duy nhất một con đường len lỏi qua những vách núi, cánh rừng, dốc nọ nối dốc kia đổ dài, sâu hun hút, quanh co vòng vèo như rắn bò chỗ ghập ghềnh cheo leo bên bờ vực, lúc lửng lơ bên dưới là vực sâu đá lởm chởm... Sự hùng vĩ nhưng hoang vắng khiến cho nơi đây vừa có vẻ đẹp hoang sơ lại vừa trở nên xa lạ như lạc vào một câu chuyện cổ tích. Sông Chảy, nguồn nước duy nhất của bà con các bản Can Chư

Sủ, Pa Kha, Pha Linh chảy xiết, nằm giữa hai vách đá dựng thẳng như hai vệt chém phăng phăng. Đường đất sét dẻo, vòng vèo, xoay mãi tít mù chơi vơi. Để có

nước sinh hoạt hàng ngày, những người phụ nữ phải đi bộ cả một quãng đường dài hiểm trở mấy cây số. Dòng sông sâu hun hút như tụt xuống vực, muốn lấy phải bò xuống, lần dò từng bước rồi lại leo lên. Mỗi lần cũng chỉ mang được một ống nước rồi lại phải địu về bằng ấy quãng đường lúc đi. Nước uống, nước rửa, nước cho ngựa uống trông cả vào vai người, lấy được về là cả một gian nan: “Những dòng người một vệt ậm ạch nhích từng bậc đá lên. Những ống nước chỉ chực ật ngửa. Hơi thở người à à. Mặt người đang nhòa nhòa... từ dưới chân núi, vệt người

đi lấy nước vẫn lừ lừ bò lên, dài ra, mờ dần”[ 44, tr.190]. Thời tiết thì khắc nghiệt, sương muối, mưa đá làm tan hoang mùa màng, cây cối: “Mùa đông lạnh giá sương mù phủ kín các nóc nhà, đường đi, gió thổi mạnh như cơn lốc dữ cuốn phăng mọi thứ khiến người ta không còn muốn ra khỏi nhà, làm bất cứ công việc gì”[44, tr.195]. Họ chỉ biết bó gối ngồi bên bếp lửa suốt mùa đông.

Bên cạnh đó, những tập tục lạc hậu, kỳ dị là nguyên nhân gây nên sự nghèo

đói cho con người. Nhận thức đơn giản, ngu muội nên người miền núi quan niệm mọi vật đều là ma: “Ma trời gây đau đầu, sốt nóng rồi tử vong. Ma suối làm đau bụng, đau chân. Ma đống mối khiến người nóng bừng như có lửa lại sùi bọt mép. Ma bụi cây bụi rậm sai khiến hổ bắt lợn, bắt người. Ma ngọn suối phá hại sự sinh

đẻ, làm sản phụ chết...”[45, tr.522]. Vì thế chúng được thờ cúng khắp nơi. Tư

tưởng thần thánh hóa mọi vật nên thiên tai, lũ lụt, đá rơi, sương muối, sấm sét...

đều bị coi là do ông trời, thần thánh, ma quỷ trừng phạt con người, phải cúng để

hóa giải. Họ quan niệm người ốm phải có thầy cúng giải mới hết, người ốm phải nằm dưới đất vì con người tin rằng khi chết họ sẽ về được với đất mẹ: Thầy giáo Thiêm (GGƠLPT) kiệt sức, mê mệt nóng sốt mấy ngày vì vác cái kẻng sắt vừa

nặng, vừa xa phải mời thầy cúng mới mong cứu vớt phần nào, mẹ chồng của Cở

(Gió rng) bị bệnh không chịu uống thuốc đòi nằm dưới đất, đòi mời thầy cúng... Tục lệ lạc hậu ấy đã gây nên bao cái chết oan uổng cho con người.

Cha mẹ chết thì con cháu làm lễ cúng “ma tươi”, sau vài năm lại phải cúng

“ma khô” vì họ quan niệm rằng đời người đàn ông có hai cái lo: cưới vợ cho con và làm ma trâu (ma khô) để báo hiếu bố mẹ, ông bà. Lễ cúng “ma khô” còn nặng

nề, tốn kém hơn nhiều lần “ma tươi” vì đây là lễ ngoài ý nghĩa báo hiếu còn là dịp cúng sơn thần thổđịa: Phải có đủ ba mươi bát cỗ... Hội nào xồng phải mổ một con lợn to gây ra sự tốn kém, tục “cướp vợ”, “nối dây” đã gây ra bao cảnh đau thương, bất hạnh cho những cô gái trẻ như: Seo Ly, Seo Cả, Seo Say...

Nhận thức của con người thì ngô nghê, mê muội, thiếu hiểu biết tới mức chết người: Lão Lồ Pláy vì muốn hóa vua nên lao xuống vực mất xác, người Hmông tin khi vua xuất hiện con người sẽ được sung sướng nên “Khi chết, lúc liệm còn khâu một hạt gạo ở vạt áo làm nương cho hồn đi tìm vua”[44, tr. 222], tin Lồ là người trời, có ngọc trời cho giấu trong nách, đi theo hắn sẽđược hưởng lộc. Anh cả Pao đã chết vì ngu muội khi: “tay nhiều lông nghe lời lão Sếnh nói như thế là sắp hóa hổ nên chỉ cần cởi quần áo nhảy xuống hố phân lợn tắm đúng mười ba ngày lông sẽ rụng, tụt đuôi trở thành người. Nhưng được hai ngày vết vấp chảy máu ở chân sưng tấy. Hắn sốt cao rồi lăn ra chết bất ngờ”[44, tr.195]...

Nhiều câu chuyện kì dị càng làm tăng thêm nỗi sợ hãi của con người như: bố hóa hổ vì nhớ con quá nên về làng tìm con, chồng hóa hổ nhớ vợ đi tìm vợ, Việt Minh thấy đàn ông là thiến của quý, Việt Minh mọc lòi ra cái đuôi hổ... Lão Sếnh nghiện kể rằng: “Đời tao thấy người hóa hổ nhiều lần rồi nhé! Một năm còn trẻ đi săn bị lạc đường ở dưới bờ sông Chảy, thấy hai người đang giặt quần áo. Xuống tới nơi hỏi đường thì hóa ra hai con hổđang giặt bộ da. Một lần đi chôn người chết được ba ngày ra mả cúng, tao thấy một cái lỗ đầu mả. Tao ngó xuống thì húi, một con hổ nhảy vọt ra! Một hôm trời sáng trăng, tao hứng chí, lấy khèn ra thổi. Đang mồm thổi, chân nhảy, bỗng ngửi thấy mùi hôi hôi. Ngửng lên thấy một cô gái đang múa gậy tiền sập sành. Rõ con gái Hmông váy hoa, khăn hoa, vòng bạc. Tao thích quá! Khèn càng nổi. Bỗng một cơn gió. Tao ngẩng lên. Úi, đứa con gái tụt cái váy lòi ra cái đuôi hổ” [44, tr.192, 193]…

Hiện thực cuộc sống, con người được phản ánh trong tiểu thuyết về miền núi của Ma Văn Kháng là những khó khăn, hiểm họa, nhận thức thấp kém... Trong khi thế giới đang chuyển động trong nền khoa học hiện đại, trong đời sống văn minh thì hiện thực cuộc sống ở bản Xả Hồ(Trăng non) vẫn là sự u mê, cái nghèo

nàn, tập tục lạc hậu vẫn còn: “Con người vẫn trồng thuốc phiện, vẫn ở tận trên

đỉnh núi cao đất lạnh, đốt rừng làm nương theo kiểu di căn di cư, lúa chỉ một vụ, ngô trồng bằng cách chọc lỗ bỏ hạt, ngô và sèo đắng là thức ăn chính, lanh tự

trồng, khung cửi tựđóng... Cuộc sống vẫn là tự cấp tự túc ngoại trừ hạt muối. Đời sống tâm linh dồi dào với việc thờ cúng các loại ma, lời thề vẫn giữ sự linh thiêng. Báo chí thông tin, điện đài không có, không biết đến xe đạp, dân không biết chữ. Phận đàn bà vẫn khổ cực như xưa”[45, tr. 445]. Điều đó chính là cơ hội cho bọn thực dân lợi dụng.

2.1.1.2. Hiện thực vùng biên ải - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc với những kẻ thù nguy hiểm ngày đêm rình rập:

Ma Văn Kháng đã tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy phức tạp, rối ren ở

vùng miền núi biên giới trong thời kỳ hỗn loạn, đầy bất trắc: “Quân Nhật thua, Tưởng, Quốc dân đảng về phá rối, Pháp trở lại xâm chiếm Nam bộ, vào Hà Nội và âm mưu của thực dân Pháp mà đứng đầu là tên Đờ lát đờ tát xi nhi sang Việt Nam giữ chức tổng tư lệnh quân đội viễn chinh là nâng vấn đề gây phỉ lên thành chiến lược bởi chúng đã tìm thấy đây chính là nơi thuận lợi nhất để cấy mầm nấm độc”

[102]. Bên trong là sự bất ổn bởi nạn cướp bóc, sự nổi dậy của các thủ lĩnh, tướng cướp tự xưng danh: “Chỉ một năm mà đã thay đổi ba sắc cờ: cờ tam tài, cờ mặt trời, cờ sao trắng mười hai cánh, cờ sao trắng năm cánh. Quân Chí Thắng, cướp Voòng Sắt, thổ phỉ Man di khai sáng, giặc cờ vàng...[44, tr.198]. Quốc dân đảng

đứng đầu là Vũ Khanh và Triệu Đại Lộc đã bại trận dạt lên vùng đất này gây bao tội ác. Chúng dụ dỗ, mua chuộc, bắt bớ, tra tấn dã man những người cộng sản yêu nước như Tâm, nhạc sĩ Quang Ngọc, Tích ..., cướp bóc, hãm hiếp đàn bà con gái...

Nếu nhưở miền xuôi có những tên địa chủ, cường hào gian hùng ác bá đầy mưu mô, xảo quyệt bóc lột nông dân thì miền núi có những tên thổ ty với nhiều thủ đoạn man rợ, tàn bạo hơn gấp nhiều lần. Chúng là những thủ lĩnh già đời, lọc lõi gian xảo và độc ác, tác oai tác quái, đè đầu cưỡi cổ những người dân vốn nghèo hèn, mu muội. Chúng được ví: “Là cái cây cổ thụ sâu rễ, bền gốc cắm rễ từ trong lịch sử xa xưa, ở những vùng biên cương vắng vẻ...”[44, tr172]. “Cây cổ thụ mỗi

năm một nhiều cành nhiều lá. Bóng nó tỏa ra bốn phương tám hướng, che rạp cả

một khoảng đất rộng, làm còi cớm tất cả các sinh vật, đất đai”[44, tr.174]. Quyền hành, luật pháp trong tay nên chúng đưa ra đủ thứ luật lệ vô lý như thu tô, cống vật, bóp nặn, phạt vạ.... Tiêu biểu là Hoàng Văn Chao, La Văn Đờ, Nông Vĩnh Yêng... Bên cạnh chúng là bọn tay chân như Hoàng Văn Tường, Lý Kiêu Đương, Châu Quán Lồ, Giàng A Lử... sẵn sàng gây tội ác. Bên cạnh những việc làm tàn ác, chúng còn dựng lên những câu chuyện ma quỷ kỳ quái như: hổ bắt người, hổ

hóa thành người gây hoang mang lo sợ cho dân bản. Khi quốc dân đảng bại trận, thổ ty quay ra phản bội cách mạng, liên kết với Pháp để gây phỉ với những thủ đoạn vô cùng thâm độc. Chúng kích động những khía cạnh tiêu cực của người Hmông để thực hiện mưu đồ.

Phỉ “Tiêu biểu cho những lỡ lầm ngu xuẩn, những dục vọng hèn hạ của con người: thói đố kị, sự ghen ghét, lòng cuồng tín, mê sảng về dòng họ, dân tộc,

đầu óc lãnh chúa, đầu óc bá quyền hòa trộn với tính vụ lợi, thèm khát kim tiền của cải do đói khổ triền miên, cuồng tín từ trong máu đã thấm vào người bao nhiêu

đời nay. Cuộc sống khó khăn, đói rét triền miên khiến trong lòng chúng dấy lên khát vọng giàu sang, tiền bạc đầy người, mộng thành bá chủ thiên hạ, thêm vào

được nuôi dưỡng từ sự sùng bái, sự phục tùng, khiếp sợ trước uy quyền của bề

trên”[45, tr.311] cộng với “tâm lý hẹp hòi, kỳ thị chủng tộc, tính bảo thủ và chúng dựa vào bộ tộc, dòng họ, gia đình, sự cố kết tự nguyện những người cùng tiếng nói quanh một tầng lớp thống trị tàn ác”[45, tr.313] nên chúng dễ dàng bị lôi kéo, dụ

dỗ của thổ ty, của thực dân Pháp. Chúng trở thành những tên gián điệp phản bội cách mạng, phản bội đồng bào, bắn giết cả người thân. Nguy hiểm hơn bởi chúng từng là anh em, họ hàng cùng dòng máu, nắm được tính cách con người của dân tộc mình nên dễ dàng lôi kéo người khác.

Chính sự mê muội bán khai, tăm tối ngờ nghệch khiến chúng gây ra bao tội ác. Chẳng hạn khiLồ: “ngồi trên lưng ngựa hét: Đất Hmông của người Hmông ta. Chú bé nhảy cỡn lên. Được bắn thằng Kinh là thích rồi…Chính chú bé cầm một tảng đá nện vào đầu Seng. Kia là một gã trung niên. Gã có hiểu mô tê gì đâu là tự

trị. Nhưng bọn sảo quán bảo: Đánh Kinh lấy tự trị. Đánh Thổ lấy ruộng. Đánh thị

trấn lấy muối. Hắn tưởng tự trị cũng tương tự một mảnh ruộng, một tạ muối. Thế

là hắn lên ngựa. Lại một gã khác. Gã nói gã tin Lồ là người trời, theo Lồ vì Lồ có ngọc trời. Gã giữ súng máy, gã hẹn sẽ bắn chết một trăm người Kinh để Lồ phong cho chức sảo quán”...[45, tr.405]. Bên cạnh đó là sự xúi giục của thổ ty, viện trợ

của Pháp biến chúng thành phỉ nổi lên khắp các bản như bệnh dịch.

Nhưng dưới sự chỉ đạo sáng suốt của các cán bộ miền xuôi, sự đồng lòng hợp sức của bà con miền núi cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù ác liệt tuy có những mất mát nhưng đã mang lại sự bình yên cho bản làng.

2.1.2. Từ thâm nhập, mô tả hiện thực cuộc sống, xã hội miền núi trong chiến tranh đến khám phá hiện thực cuộc sống, xã hội thành thị

thời cơ chế thị trường:

2.1.2.1. Cuộc sống thành thị thời kỳ quá độ khó khăn, đầy cạm bẫy:

Chiếu cái nhìn vào hiện thực đời sống của con người thành thị giai đoạn đất nước đổi mới, trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là cuộc sống đô thị buổi giao thời với những khó khăn, đầy bất trắc. Con người phải bươn chải, tìm mọi cách để

lo cho cuộc sống hàng ngày, cho miếng cơm manh áo. Công chức nhà nước sống kham khổ với đồng lương ít ỏi, nhiều người đã phải bỏ cơ quan xí nghiệp ra ngoài kiếm sống, số ít ở lại thì tìm cách kiếm lợi bằng những việc làm phi pháp, những kẻ buôn phe dùng mánh khóe lừa lọc trở nên giàu có nhanh chóng.

Thời buổi khó khăn nếu chỉ trông vào nghề đạp xích lô của ông Nhuần

(MMH) mặc dù lương của ông “cũng gấp bảy tám lần lương một anh công nhân”[46, tr140]thì một gia đình lớn với mười một con người sẽ chết đói vì giá cả

tăng vọt, việc làm khó kiếm. Nhưng gia đình ấy lại phất lên nhanh chóng, vẫn sống sung túc, có của ăn của để, xây được nhà hai tầng... vì nhờ vào tài buôn bán, những chuyến làm ăn bí mật, chạy phe của bà vợ. Bà Nhuần chính là một “con buôn kỳ tài. Mùa nào thức ấy. Khi cần đi hàng tuần lên miền ngược. Lúc hàng họ

tay mười…”[46, tr.140]. Ông Nhuần đi làm về là có rượu, rượu xong là ngủ ngon lành chẳng phải lo nghĩ gì. Con cái đứa nào cũng thành những tay buôn sành sỏi, có vốn riêng, có dây chuyền, nhẫn vàng hoặc đồng hồ. Cô Loan - con gái lớn của ông bà bán hàng ở cửa hàng bách hóa cũng tranh thủ kiếm thêm bằng cách làm patê. Còn Thưởng, một gã trai tơ giàu lên nhanh chóng vì là một gã con buôn nanh nọc, trâng tráo, dễ trở mặt lại khôn khéo luồn lách tính toán. Gặp thời nên bản chất gian manh được phát huy hết tốc lực. Hắn tham gia các chuyến buôn lậu, hàng quốc cấm, liên kết với cả trùm nước ngoài, móc nối với các nhân viên coi tổng kho bách hóa...Của cải mà hắn có không biết bao nhiêu mà kể từ vàng bạc tới kim cương, đá quý. Hắn sống trên nhung lụa, giàu có nhưng vẫn giữ nguyên hình của một gã bất lương, vô học.

Lý trong (MLRTV)đã nhanh chóng bắt kịp thời cuộc. Quan niệm sống của chị là: “phải biết nịnh nọt quân của ông, phải biết ra lệnh lại phải biết bưng phở

cho họ xơi. Đời phải biết nựng nọt, cưng chiều nhau chứ. Nịnh cũng tùy chỗ mới là xấu”[46, tr. 401] nên khi được chuyển sang làm khâu chạy vật tư cho xí nghiệp chị đã khôn ngoan, khéo léo giải quyết kho hàng tồn đọng một cách dễ dàng, giúp

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi Mới (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)