1.3. Ma Văn Kháng - nhà văn có đóng góp lớn cho văn học Việt Nam: Nam:
1.3.1. Một nhà văn góp công khai phá đề tài miền núi:
Trước Ma Văn Kháng, người có công khai phá mảnh đất này phải kể tới là nhà văn Nam Cao với (Nhật ký ở rừng). Tuy chỉ mới là vài nét phác thảo nhưng cảnh vật và con người miền núi hiện ra “hết sức có tình và đáng yêu”. Người có
được thành công lớn về đề tài này phải kể đến là nhà văn Tô Hoài. Từ Núi cứu quốc tới Mường Giơn giải phóng, Vợ chồng A Phủ, tiếp đến Tiểu thuyết Miền Tây đã khẳng định chỗđứng cho nhà văn ở mảng đề tài này. Với ngòi bút tài hoa, lão luyện bức tranh phong cảnh về vùng đất biên cương núi non trùng điệp, rừng rậm thăm thẳm phía Tây Bắc Tổ quốc được góp mặt trong bức tranh toàn cảnh của văn học đặc biệt là văn học cách mạng. Những con người dân tộc cực khổ, tăm tối nhưng thật thà hồn nhiên, chân chất được lật xới, bước vào những trang văn. Một
lời khen rất có duyên chứng tỏ Tô Hoài có ưu thế tuyệt đối về vùng đất này: “Con dế mèn phiêu lưu đã xòe cánh trên vùng Tây Bắc”[102].
Bên cạnh đó, một số nhà văn khác cũng có công qua từng giai đoạn đã tiếp nối đàn anh, giữ gìn mạch ngầm văn chương ấy để nó ngày càng phát triển sâu rộng như: Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Mạc Phi với Rừng
động, Phượng Vũ với Hoa hậu xứ Mường, và một loạt các nhà văn miền núi như
Nông Minh Châu, Vi Hồng, Ma Trường Nguyên...
Những hình ảnh ấy đã làm say mê, ám ảnh trong trí óc Ma Văn Kháng và sau này khi hòa nhập với môi trường miền núi, điều đó đã trở thành nền tảng để
nhà văn tiếp bước truyền thống cha anh, tạo nên cái riêng của mình.
Tới Ma Văn Kháng, dường nhưđề tài về miền núi dần được thể hiện đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn khi ông có một thời gian dài sống và làm việc nơi vùng cao ấy.
Đây là khoảng thời gian ông gắn bó, gần gũi am hiểu mọi phong tục tập quán, lối sống, suy nghĩ, tình cảm của con người nơi đây. Công việc hàng ngày như tham gia biên soạn lịch sử Đảng bộ Lao Cai, tham gia nghiên cứu chuyên đề thổ ty, đi công tác ở huyện, thu thuế, tiễu phỉ, tham dự sinh hoạt của đồng bào, tham gia các lễ hội như lễăn thề, lễ nào sồng, cúng ma, những phiên chợ, tìm hiểu những công trình nghiên cứu về dân tộc học, phong tục tập quán, ngôn ngữ, những tài liệu nước ngoài viết về Hmông, về chính sách cai trị của Pháp... tất cả những điều ấy phải ở những con người biết yêu quý mảnh đất này, coi nó như đất sống như máu thịt của mình mới bỏ nhiều công sức quan sát, tìm tòi kỹ lưỡng đến như vậy. Những tư liệu quý báu ấy từng ngày đã thấm vào da thịt chỉđợi dịp phát tỏa.
Miền núi, đặc biệt vùng biên ải là cửa ngõ của đất nước đang phải gồng mình gánh chịu những biến cố lớn lao nhất trong lịch sử. Tiểu thuyết về miền núi của ông khá nhiều nhưng có ba cuốn đạt đỉnh cao về nội dung và nghệ thuật, được bạn đọc chú ý, đạt giải thưởng lớn là: (ĐBTHX), (VBA), (GGƠLPT). Những cuốn tiểu thuyết dày dặn hàng trăm trang giấy được bạn đọc đánh giá cao vì đã làm nổi bật cuộc đấu tranh hào hùng của đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc mà chủ
lại bị vây hãm bởi sự man dại, mặc cảm kỳ thị chủng tộc, niềm mong ước tự trịđã tạo nên nét tính cách đặc biệt của riêng mình.
Đây cũng là trọng điểm của tam giác vàng vùng Đông Nam Á mà Đế quốc, thực dân nhắm tới, ngày đêm rình rập và cũng là một vùng đất mà khi chiến tranh
đã đi qua vẫn không thoát ra khỏi cái nghèo, cái khổ, cái lạc hậu in dấu bao đời. Ở đấy đòi hỏi phải có sự góp công, đầu tư không ít sức người sức của của những con người thực lòng thật tâm gắn bó, dốc sức, kiên trì, lâu dài mới mong thu được kết quả (Thầy Thiêm - GGƠLPT).
Ma Văn Kháng cũng xây dựng được một thế giới nhân vật đặc biệt: những tên trùm phỉ muôn hình muôn vẻ, đường đời của những tên thực dân, lũ tri châu cùng bè lũ tay sai độc ác, tàn bạo, nham hiểm. Bên cạnh đó, ta cũng bắt gặp những mảnh đời, những số phận éo le của những người phụ nữ cam chịu, đau khổ.
Không phải là nhà văn về phong tục miền núi nhưng đọc những sáng tác của ông về đồng bào miền núi ta có thể hiểu được tất cả về con người, về phong tục tập quán, bản sắc văn hóa nơi đây. Đọc tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ta có thể tìm được một kho dữ liệu về cuộc sống con người miền núi chứng tỏ sự am hiểu của nhà văn về vùng đất này. Dưới ngòi bút của tác giả, đây cũng là vùng đất vô cùng hấp dẫn với mọi người đặc biệt là các nhà văn. Một nhà văn đã từng nói khi họđi thực tếở Lào Cai: “Đất sống của các anh là đất tiểu thuyết. Đứng ở đây, tôi đã nghĩ tới một cuốn tiểu thuyết rồi đó”[59]. Đi sâu vào tìm hiểu mới thấy
được công sức của Ma Văn Kháng trong công cuộc khai phá đầy gian nan này. Chính nhà văn cũng đã phải phát biểu rằng: “Thâm nhập được vào một dân tộc anh em khác hẳn với mình về ngôn ngữ, phong tục, nếp sống... đâu có phải dễ
dàng” [59].
1.3.2. Một trong những nhà văn tiên phong thời kì đổi mới:
Văn học những năm 80 đi vào hiện thực cuộc sống, con người của thời đại mới, khám phá bức tranh sinh hoạt của cuộc sống đời thường của cộng đồng. Các nhà văn đã hướng điểm nhìn của mình vào những góc khuất sâu trong tâm hồn của mỗi con người. Đây là bước chuyển lớn trong văn học và cũng là sự chuyển biến
của chính các nhà văn dám đối diện với sự thật, dám đào xới sự thật một cách trọn vẹn.
Cùng với nhiều nhà văn khác trong giai đoạn này, Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tiên phong trong thời kì đổi mới. Đề tài về cuộc sống xã hội phức tạp, đầy biến động của thời bình được đề cập nhiều. Có thể kể tới như
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khải... Mỗi nhà văn đi vào một khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội con người. Với Ma Văn Kháng ông đi vào khai thác theo hướng riêng, đặc biệt không trùng lặp với bất cứ nhà văn nào.
Nhà văn đã thẳng thắn vạch trần sự tha hóa đạo đức, nhân phẩm của con người đang bịđồng tiền chi phối, sự sa sút, băng hoại vềđạo đức ngay cả trong cơ
quan, nhà trường, trong các quan hệ xã hội, trong bản thân mỗi gia đình, mỗi con người... Số phận của những con người có tài, lương thiện nhưng lại bị vùi dập, rơi vào hoàn cảnh bi đát, kết cục thảm hại. Chính cái kết thúc không có hậu ấy là một cách nhìn mới, một sự báo động thức tỉnh lương tâm cho tất cả mọi người.
Ma Văn Kháng là người dường như sớm nhất đặt chân vào mảng hiện thực này với một thái độ không khoan nhượng, che giấu những cái xấu, cái ác, những suy nghĩ manh nha, những quan niệm đối lập nhau trong xã hội. (MMH) ra đời tương đối sớm, năm 1982 thời điểm cách đại hội lần VI bốn năm khi mà hầu hết các nhà văn khác đang còn bị âm hưởng của cuộc chiến bao quanh như Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Chu Lai...
Năm 1985, trước đại hội một năm, không khí đổi mới trong văn học đã lan tỏa, xuất hiện nhiều nhà văn đi vào khai thác mảng đề tài cuộc sống hơn thì
(MLRTV) của Ma Văn Kháng ra đời càng khẳng định vững vàng trên bước đường
đổi mới. Giữ gìn truyền thống gia đình là một báo động đỏ về sự lung lay, biến chất của những cá nhân không kiềm chếđược bản thân trước dục vọng, trước đồng tiền. Tác phẩm này cũng có thể coi là tác phẩm tiên phong về một đề tài mới chưa có người khai phá. (ĐCKCGGT), (NDNL) ra đời trong không khí đất nước đổi mới toàn diện với bút pháp điêu luyện hơn, sâu sắc hơn đặc biệt cũng vẫn đề cập tới vấn đềđạo đức của con người trong xã hội nhưng ở cấp độ quyết liệt hơn.
Với số lượng tác phẩm và nội dung thời sự đặc sắc, nhà văn đã đáp ứng
được yêu cầu của sự đổi mới trong văn học, được bạn đọc cũng như giới nghiên cứu đánh giá cao. Ma Văn Kháng đã chứng tỏ được tài năng của mình, góp phần làm mới diện mạo văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
TIỂU KẾT:
Con đường sáng tác văn chương đối với Ma văn Kháng là cả một quá trình lao động phấn đấu miệt mài không ngơi nghỉ, tự vươn lên để khẳng định mình. Sự
chăm chỉ, cần cù, một lòng quyết tâm, say mê với nghề, lòng yêu lao động, yêu cuộc sống đã tạo nên thành công cho nhà văn.
Xung phong lên miền núi trong không khí náo nức của tuổi trẻ, ông không hề quản ngại khó khăn. Ông đã sống, làm việc gắn bó với núi rừng, con người nơi
đây như những người miền núi thực thụ. Trở về thành thị, một môi trường sống và làm việc hoàn toàn khác lạ đối với một nhà văn đã có trên hai mươi năm xa cách nhưng ông cũng đã thật tâm, sống hết mình với mảnh đất này và nó đã đơm hoa kết trái. Thành công của ông là những tác phẩm có giá trị.
Văn học kháng chiến rực rỡ với sự đóng góp của một loạt những nhà văn tên tuổi. Với Ma Văn Kháng, ông cũng có công tái hiện cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc nhưng ở góc độ khác. Đó là cuộc chiến đấu của các dân tộc miền núi chống lại cái ác từ chính những con người cùng dòng máu (phỉ). Cuộc chiến đấu
ấy còn mang ý nghĩa quan trọng bởi dưới sự chỉ đạo sáng suốt của các cán bộ
miền xuôi, đồng bào miền núi đã đứng lên đấu tranh giải phóng cho chính họ thoát khỏi tội ác, những hủ tục, giúp họ hòa nhập vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Cùng với sự chuyển biến của văn học Việt Nam, Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có đóng góp lớn cho giai đoạn văn học thời kì đổi mới. Ông thành công ở cả hai thể loại: Truyện ngắn và tiểu thuyết. Nếu như ở lĩnh vực truyện ngắn Ma Văn Kháng chứng tỏ được năng lực sáng tạo nghệ thuật điêu luyện, đạt được thành công lớn với hàng trăm truyện ngắn thì trong lĩnh vực tiểu
thuyết điều ấy lại càng đáng để mọi người nể phục với hơn hai muơi cuốn tiểu thuyết dày dặn.
Bước ngoặt trong sáng tác của ông ở cả nội dung và phong cách nghệ thuật khiến nhiều người ngỡ ngàng, khâm phục. Suốt một đời cần mẫn gắn bó với văn chương, ông là một tấm gương về một nhà văn, nhà báo chiến sĩ, cán bộ gắn bó với đời sống nhân dân, phấn đấu bền bỉ cho sự nghiệp phát triển của xã hội, sự
Chương 2
CHUYỂN BIẾN VỀ NỘI DUNG CẢM HỨNG TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG
THỜI KÌ ĐỔI MỚI
2.1. Từ thâm nhập, mô tả hiện thực miền núi trong chiến tranh
đếnkhám phá cuộc sống, xã hội thành thị thời cơ chế thị trường 2.1.1. Hiện thực cuộc sống, xã hội miền núi:
2.1.1.1. Tây Bắc và cuộc sống khó khăn của đồng bào trên mảnh
đất miền núi xa xôi hiểm trở, những phong tục tập quán lạc hậu:
Tây Bắc từ lâu được coi là “Vùng núi non hiểm trở, hùng vĩ, một địa bàn chiến lược trọng yếu về kinh tế và quốc phòng của nước ta”[98, tr.146]. Viết về
vùng đất này Ma Văn Kháng đã có những khám phá, phát hiện mới mẻ về hiện thực cuộc sống, con người nơi đây.
Nếu trong những sáng tác của Tô Hoài thiên nhiên vùng núi Tây Bắc là
“Một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, lôi cuốn con người vừa mang vẻđẹp hoang dã lại vừa thơ mộng hiền hòa, tạo cảm giác bình yên, gần gũi với con người”[7, tr.63] thì thiên nhiên nơi đây trong những sáng tác của Ma Văn Kháng lại là vùng
đất hùng vĩ nhưng kì dị, hoang vắng, luôn chứa đựng những bất trắc, hiểm họa tạo cảm giác lo sợ, bất an cho con người.
Hiện thực trong (ĐBTHX), (VBA), (GGƠLPT)... là núi non hiểm trở, điệp trùng, rừng rậm âm u, huyền bí đã đi sâu vào tâm thức mỗi người. Chỉ duy nhất một con đường len lỏi qua những vách núi, cánh rừng, dốc nọ nối dốc kia đổ dài, sâu hun hút, quanh co vòng vèo như rắn bò chỗ ghập ghềnh cheo leo bên bờ vực, lúc lửng lơ bên dưới là vực sâu đá lởm chởm... Sự hùng vĩ nhưng hoang vắng khiến cho nơi đây vừa có vẻ đẹp hoang sơ lại vừa trở nên xa lạ như lạc vào một câu chuyện cổ tích. Sông Chảy, nguồn nước duy nhất của bà con các bản Can Chư
Sủ, Pa Kha, Pha Linh chảy xiết, nằm giữa hai vách đá dựng thẳng như hai vệt chém phăng phăng. Đường đất sét dẻo, vòng vèo, xoay mãi tít mù chơi vơi. Để có
nước sinh hoạt hàng ngày, những người phụ nữ phải đi bộ cả một quãng đường dài hiểm trở mấy cây số. Dòng sông sâu hun hút như tụt xuống vực, muốn lấy phải bò xuống, lần dò từng bước rồi lại leo lên. Mỗi lần cũng chỉ mang được một ống nước rồi lại phải địu về bằng ấy quãng đường lúc đi. Nước uống, nước rửa, nước cho ngựa uống trông cả vào vai người, lấy được về là cả một gian nan: “Những dòng người một vệt ậm ạch nhích từng bậc đá lên. Những ống nước chỉ chực ật ngửa. Hơi thở người à à. Mặt người đang nhòa nhòa... từ dưới chân núi, vệt người
đi lấy nước vẫn lừ lừ bò lên, dài ra, mờ dần”[ 44, tr.190]. Thời tiết thì khắc nghiệt, sương muối, mưa đá làm tan hoang mùa màng, cây cối: “Mùa đông lạnh giá sương mù phủ kín các nóc nhà, đường đi, gió thổi mạnh như cơn lốc dữ cuốn phăng mọi thứ khiến người ta không còn muốn ra khỏi nhà, làm bất cứ công việc gì”[44, tr.195]. Họ chỉ biết bó gối ngồi bên bếp lửa suốt mùa đông.
Bên cạnh đó, những tập tục lạc hậu, kỳ dị là nguyên nhân gây nên sự nghèo
đói cho con người. Nhận thức đơn giản, ngu muội nên người miền núi quan niệm mọi vật đều là ma: “Ma trời gây đau đầu, sốt nóng rồi tử vong. Ma suối làm đau bụng, đau chân. Ma đống mối khiến người nóng bừng như có lửa lại sùi bọt mép. Ma bụi cây bụi rậm sai khiến hổ bắt lợn, bắt người. Ma ngọn suối phá hại sự sinh
đẻ, làm sản phụ chết...”[45, tr.522]. Vì thế chúng được thờ cúng khắp nơi. Tư
tưởng thần thánh hóa mọi vật nên thiên tai, lũ lụt, đá rơi, sương muối, sấm sét...
đều bị coi là do ông trời, thần thánh, ma quỷ trừng phạt con người, phải cúng để
hóa giải. Họ quan niệm người ốm phải có thầy cúng giải mới hết, người ốm phải nằm dưới đất vì con người tin rằng khi chết họ sẽ về được với đất mẹ: Thầy giáo Thiêm (GGƠLPT) kiệt sức, mê mệt nóng sốt mấy ngày vì vác cái kẻng sắt vừa
nặng, vừa xa phải mời thầy cúng mới mong cứu vớt phần nào, mẹ chồng của Cở
(Gió rừng) bị bệnh không chịu uống thuốc đòi nằm dưới đất, đòi mời thầy cúng... Tục lệ lạc hậu ấy đã gây nên bao cái chết oan uổng cho con người.
Cha mẹ chết thì con cháu làm lễ cúng “ma tươi”, sau vài năm lại phải cúng
“ma khô” vì họ quan niệm rằng đời người đàn ông có hai cái lo: cưới vợ cho con và làm ma trâu (ma khô) để báo hiếu bố mẹ, ông bà. Lễ cúng “ma khô” còn nặng