Nguyên nhân khách quan:
Sự chuyển biến trong sáng tác của Ma Văn Kháng cũng đồng thời với sự
tự do, xã hội có những thay đổi lớn lao về mọi mặt. Đặc biệt từ những năm 80, những chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã tác động lớn đến đời sống của nhân dân, đến ý thức của cá nhân, của cả cộng đồng. Riêng trong lĩnh vực văn học, chủ trương “mở cửa”, “cởi trói”, “nhận thức lại hiện thực, nhìn thẳng vào sự thật” của Đảng đã tạo nên sự chuyển biến toàn diện. Có lẽ đây là thời kỳ tiểu thuyết thời kỳ đổi mới nở rộ. Nhiều tác giả gặt hái được thành công, hàng loạt tác phẩm được dư luận chú ý. Ma Văn Kháng cũng là một nhà văn nằm trong dòng chảy ấy.
Hiện thực trước kia là cuộc chiến đấu gian nan, những hi sinh mất mát của
đồng bào các dân tộc thiểu số, là núi rừng trùng điệp hoang dã đã bao bọc, che chở
con người, là quân cướp nước và bè lũ tay sai ngày đêm rình rập, những con người miền núi một lòng đi theo cách mạng, giúp chính đồng bào của mình thoát khỏi tăm tối, u mê, các cán bộ chiến sĩ miền xuôi anh hùng, những tên phỉ gian ác...
Nay hiện thực đa dạng, phức tạp, nhiều chiều hơn, hiện thực của thời buổi kinh tế thị trường với những lo toan trong cuộc sống đời thường, với miếng cơm manh áo hàng ngày. Chính những điều đó làm nảy sinh những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, trong xã hội, xuất hiện hạng người mưu mô, thủ đoạn thâm độc, nham hiểm, những tính toán nhỏ nhen,
đố kị, ghanh ghét lẫn nhau. Họ đánh mất danh dự, lương tâm của một con người ngay cảđối với những người thân thích, ruột thịt.
Chính hiện thực cuộc sống xã hội, con người ấy đã khơi nguồn sáng tạo cho nhà văn, là nguyên nhân tạo ra sự chuyển biến trong sáng tác của ông và một loạt các nhà văn khác trong giai đoạn này.
Nguyên nhân chủ quan:
Cùng với sự chuyển biến lớn của đất nước, cuộc sống của nhà văn cũng có thay đổi lớn góp phần tạo nên sự chuyển biến trong sáng tác của ông. Năm 1976, nhà văn được chuyển công tác từ miền núi về Hà Nội. Sau hai mươi hai năm sống làm việc, gắn bó mật thiết với núi rừng, con người miền núi - quê hương thứ hai, ông được trở về nơi mình sinh ra: Thủđô Hà Nội. Nhà văn tâm sự: “Chả bao giờ
tôi nghĩ sẽ viết về Hà Nội, dù quê quán mình là đấy. Hai mươi hai năm ở miền núi, hầu nhưđã tuyệt vọng được chuyển vùng về xuôi”[85] vì nơi đây gần như đã ăn sâu vào máu thịt, tâm hồn ông.
Khi bước chân trở lại nơi chôn rau cắt rốn thì mọi vật đã hoàn toàn mới mẻ, xa lạ. Con người đã hoàn toàn đổi khác. Ông phải làm quen dần với tất cả những cái mới từ lớp từ ngữ của tầng lớp thị dân, lối sống, hành xử, sự việc đang diễn ra thường nhật. Nhưng nhà văn đã nhanh chóng nhập cuộc, gặt hái được nhiều thành công với một loạt truyện ngắn, tiểu thuyết nóng hổi tính thời sự, đào sâu mọi ngóc ngách trong mỗi con người, trong quan hệ đồng nghiệp, gia đình cha mẹ con cái, anh em, làng xóm... Những mâu thuẫn trong các mối quan hệđược lật tung lên để
lộ ra bản chất biến dị, méo mó của con người trong thời buổi kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, sự từng trải, dày dặn cả về kinh nghiệm sống, bản lĩnh lẫn sự
vững trãi điêu luyện về tay nghề, sự không ngừng học hỏi rèn luyện, thực tế tìm tòi nghiên cứu đã góp phần làm cho ngòi bút của nhà văn ngày càng sắc bén, có sự
bứt phá lớn của chính mình góp phần tạo nên sự chuyển biến của cả giai đoạn văn học như lời bộc bạch của ông:
Theo tôi, viết văn là một công việc lớn, một việc cực khó. Văn chương phải làm được việc khơi nguồn những cảm xúc của người đọc về trạng thái nhân thế. Tự nhiên và sâu sắc là hai đức tính quan trọng nhất của tác phẩm. Nhà văn có tài là tài trên hai phương diện: trình độ tư tưởng thẩm mĩ và sử dụng ngôn ngữ. Sau tài năng cần có sự từng trải, nếu muốn trở thành nhà văn thực sự[41].
Phải khâm phục bản lĩnh và tài năng của nhà văn bởi ông đã nhanh chóng hòa nhập được với thời cuộc, nắm bắt được tình hình đất nước đang chuyển đổi và nhanh chóng đưa những vấn đề thời sự nóng hổi ấy vào trong tác phẩm của mình. Từ vùng rừng núi yên bình, cuộc sống con người hiền hòa theo tự nhiên, không bon chen, lường gạt, mưu mô, hiểm độc, nay trở lại chốn đô thị trong thời buổi mới đầy rẫy thói hư tật xấu nên ông thấy chướng tai gai mắt khiến ông phải lật xới, lộn tung hết lên. Qủa đúng như vậy, đối với những nhà văn có tâm huyết với nghề, có lòng nhân văn, nhân đạo, luôn thấy mình phải có trách nhiệm đối với con
người, với cộng đồng xã hội như ông thì không thể khoanh tay đứng nhìn. Bạn bè ông vẫn đùa rằng: “Ở cuốn sách nào anh cũng phải lôi ra cho được ít nhất một kẻ
thù để đánh”[85]. Tuy nhiên để có được những tác phẩm dám đánh thẳng, đánh mạnh vào sự thật cuộc sống như ông không nhiều, không phải ai cũng làm được.
Như vậy, sự vận động tự thân, ý thức về sự cần thiết đồng thời cũng là trách nhiệm, tâm huyết của một nhà văn trước yêu cầu đổi mới trong văn học là những nguyên nhân dẫn tới sự chuyển biến trong sáng tác của Ma Văn Kháng, đặc biệt ở
lĩnh vực tiểu thuyết.
1.2.4. Chặng thứ nhất: Tiểu thuyết Ma Văn Kháng trước “Mùa lá rụng trong vườn”:
Cùng với cả nước, miền núi giai đoạn này cũng phải đối đầu với thù trong giặc ngoài không kém phần quyết liệt, gian khổ. Trên cái nền chung ấy, Ma Văn Kháng đã tạo cho mình lối đi riêng khi đi vào khai thác đề tài đấu tranh của con người miền núi với những nét mới mẻ, lạ lẫm tạo sức hấp dẫn cho người đọc. Một loạt những sáng tác về cuộc sống, con người miền núi trong đấu tranh, xây dựng
đất nước ra đời khi ông đã có được vốn sống dày dặn, vốn văn chương kha khá. Những sáng tác về miền núi của Ma Văn Kháng đã tái hiện lại một giai
đoạn lịch sửđầy biến động của cuộc sống con người nơi đây. Đề tài chính mà nhà văn đề cập tới trong tiểu thuyết về miền núi như(ĐBTHX), (VBA), (GGƠLPT)...
là quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi những thế lực đen tối, vươn tới khát vọng hạnh phúc, tự do của con người nơi đây - mảnh đất đón đầu mọi thử
thách gian nan của dân tộc.
Đồng bào miền núi phải đối mặt với hàng loạt kẻ thù như thổ ty, Pháp, Nhật, Trung Quốc, quốc dân Đảng... nhưng nguy hiểm nhất là nạn thổ phỉ hoành hành khiến cho cuộc sống nơi đây bất ổn, lòng người phân vân, nghi ngờ. Bên cạnh đó là sự khác biệt về trình độ nhận thức, phong tục tập quán, lối sống khiến cuộc chiến đấu của những cán bộ miền xuôi vốn đã gian khổ lại càng phức tạp khó khăn hơn nhiều. Nhưng dưới sự chỉ đạo sáng suốt của các cán bộ, sự góp sức
không nhỏ của một bộ phận những con người miền núi yêu tự do, chính nghĩa cuộc chiến đấu đã giành được thắng lợi.
Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn này mang đậm chất kí, giọng văn kể chuyện với cảm hứng sử thi xen lẫn trữ tình độc đáo. Đó là một quá trình dài vừa chiến đấu với kẻ thù, vừa có sự chuyển biến trong nhận thức, tư tưởng ở chính bản thân mỗi con người. Chất lý tưởng, vẻ bi tráng kết hợp trữ tình lãng mạn là nét
đặc sắc của các tác phẩm giai đoạn này. Những cuộc hội quân hoành tráng, những áng văn miêu tả thiên nhiên nên thơ, những phiên chợ dành cho tình yêu đầy lãng mạn, những điệu sáo, giọng khèn quyến rũ, mê hồn các chàng trai cô gái đang trong tuổi hò hẹn tìm kiếm bạn tình, cảnh lao động, tình cha con là những trang văn đậm chất trữ tình mang nét độc đáo riêng.
Nhà văn đã thành công trong việc xây dựng những mẫu người lý tưởng xứng danh là những anh hùng. Đó là những cán bộ tận tụy với công việc giải phóng vùng đất mới, mở mang dân trí nơi địa đầu của Tổ quốc. Bên cạnh đó là những con người miền núi thân thiện, giàu lòng thương người, yêu lao động, khát vọng tự do hạnh phúc. Đặc biệt ông còn thành công trong việc tái hiện lại một loạt những thổ ty miền núi không khác bọn cường hào địa chủ miền xuôi, những tên thổ phỉ gian ác, ghê sợ là đặc trưng cho mảnh đất này trong thời điểm lịch sử hỗn loạn. Ngôn ngữ, phong cách đậm chất miền núi từ lời ăn tiếng nói tới cách ứng xử
chứng tỏ sự am hiểu của nhà văn về ngôn ngữ, lối sống, tâm hồn của con người nơi đây.
Như vậy tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn này đã góp phần vào mảng văn học vềđề tài miền núi thêm phong phú. Với một phong cách riêng, nhà văn đã bước đầu khẳng định được chỗđứng của mình trong làng văn.
1.2.5. Chặng thứ hai: Tiểu thuyết Ma Văn Kháng từ “Mùa lá rụng trong vườn” tới nay:
Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng vừa có sự chuyển biến theo xu hướng chung của văn học dân tộc lại vừa có sự chuyển biến riêng trong chính quá trình sáng tác của nhà văn.
Đầu những năm 80, đất nước có nhiều thay đổi, biến động. Buổi giao thời giữa cũ và mới, giữa cơ chế bao cấp với cơ chế thị trường tạo nên một xã hội bát nháo, nhiều điều chướng tai gai mắt khiến nhà văn không thể đứng ngoài cuộc. Hoàn cảnh ấy đã hướng nhà văn chuyển từ thể loại văn xuôi đấu tranh phong tục của miền núi sang thể văn xuôi đời sống sinh hoạt của những con người thành thị.
Cũng như nhiều nhà văn khác, Ma Văn Kháng không hề né tránh những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội thực tại. Bằng lòng yêu thương, trân trọng con người và đạo đức của một nhà văn, ông đã thẳng thắn nêu lên những vấn nạn của xã hội đó là những suy nghĩ vụ lợi, đạo đức tha hóa suy đồi của những cán bộ
công chức nhà nước, những tri thức bị vùi dập bởi sự ghanh ghét của những bàn tay đớn hèn, ngu dốt, gia đình - nền tảng của xã hội đang bị lung lay, cả xã hội
đang bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường, bởi đồng tiền. Đây là nội dung lớn nhất, quan trọng nhất xuyên suốt trong các tác phẩm: (MMH), (MLRTV), (ĐCKCGGT), (NDNL)... Chỉ có thể là những con người có lương tâm, mang nặng trách nhiệm với cuộc đời mới có thể cất lên tiếng nói thúc giục ngăn chặn kịp thời những tiêu cực đang lan nhanh trong xã hội.
Vạch trần những tiêu cực trong xã hội buổi giao thời, nhà văn muốn lên tiếng cảnh báo con người về sự suy đồi vềđạo đức, coi trọng đồng tiền mà bán rẻ
lương tâm, coi thường nền tảng, truyền thống gia đình. Họ sẽ phải trả giá rất đắt. Bên cạnh đó, giữ gìn truyền thống gia đình là một điều cần thiết xong cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp không nên quá khắt khe, rập khuôn quá mức dẫn tới tác dụng ngược và trong mỗi gia đình mọi thành viên phải biết quan tâm, thương yêu, lo lắng chia sẻ cho nhau thì mới tạo nên một gia đình hạnh phúc trọn vẹn.
Nhiều cuốn khác viết cho thiếu nhi rất xúc động, phản ánh rõ nét số phận của con người đặc biệt là những đứa trẻ vô tội bị bỏ rơi trong xã hội đầy biến động nhưCôi cút giữa cảnh đời, Chó Bi đời lưu lạc .
Về nghệ thuật, có sự chuyển biến từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự. Cách nhìn người có nhiều thay đổi. Con người không hoàn toàn tốt hay xấu như
như Lý trong (MLRTV), Hoan trong (NDNL)... vì vậy cần có cái nhìn nhân hậu vị
tha đối với con người. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm của một nhà văn trước hiện thực cuộc sống.
Diễn biến nội tâm là phương thức nghệ thuật được sử dụng nhiều nhằm đi sâu vào khám phá nội tâm phong phú phức tạp của con người. Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng hình thức những giấc mơ kì bí, thuật bói toán, coi tướng sốđể giải mã số phận, cuộc đời của con người. Có thể thấy hình thức này xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm như(MMH), (MLRTV), (ĐCKCGGT), (NDNL)... Ngôn ngữ của cuộc sống đời thường với nhiều thành ngữ, tục ngữ, những câu chuyện, giai thoại
được lồng ghép càng làm tăng thêm sự sinh động, hấp dẫn. Đặc biệt, văn phong của Ma Văn Kháng xuất hiện nhiều những câu, những đoạn mang đậm chất triết lý chiêm nghiệm, đánh giá của nhà văn về cuộc sống con người, về nhân tình thế
thái.
Cùng với nhiều nhà văn khác trong thời kì đổi mới, bước chuyển biến trong những tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn này vừa phù hợp với quy luật phát triển của văn học, vừa khẳng định tên tuổi của nhà văn trong văn học Việt Nam.
1.3. Ma Văn Kháng - nhà văn có đóng góp lớn cho văn học Việt Nam: Nam:
1.3.1. Một nhà văn góp công khai phá đề tài miền núi:
Trước Ma Văn Kháng, người có công khai phá mảnh đất này phải kể tới là nhà văn Nam Cao với (Nhật ký ở rừng). Tuy chỉ mới là vài nét phác thảo nhưng cảnh vật và con người miền núi hiện ra “hết sức có tình và đáng yêu”. Người có
được thành công lớn về đề tài này phải kể đến là nhà văn Tô Hoài. Từ Núi cứu quốc tới Mường Giơn giải phóng, Vợ chồng A Phủ, tiếp đến Tiểu thuyết Miền Tây đã khẳng định chỗđứng cho nhà văn ở mảng đề tài này. Với ngòi bút tài hoa, lão luyện bức tranh phong cảnh về vùng đất biên cương núi non trùng điệp, rừng rậm thăm thẳm phía Tây Bắc Tổ quốc được góp mặt trong bức tranh toàn cảnh của văn học đặc biệt là văn học cách mạng. Những con người dân tộc cực khổ, tăm tối nhưng thật thà hồn nhiên, chân chất được lật xới, bước vào những trang văn. Một
lời khen rất có duyên chứng tỏ Tô Hoài có ưu thế tuyệt đối về vùng đất này: “Con dế mèn phiêu lưu đã xòe cánh trên vùng Tây Bắc”[102].
Bên cạnh đó, một số nhà văn khác cũng có công qua từng giai đoạn đã tiếp nối đàn anh, giữ gìn mạch ngầm văn chương ấy để nó ngày càng phát triển sâu rộng như: Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Mạc Phi với Rừng
động, Phượng Vũ với Hoa hậu xứ Mường, và một loạt các nhà văn miền núi như
Nông Minh Châu, Vi Hồng, Ma Trường Nguyên...
Những hình ảnh ấy đã làm say mê, ám ảnh trong trí óc Ma Văn Kháng và sau này khi hòa nhập với môi trường miền núi, điều đó đã trở thành nền tảng để
nhà văn tiếp bước truyền thống cha anh, tạo nên cái riêng của mình.
Tới Ma Văn Kháng, dường nhưđề tài về miền núi dần được thể hiện đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn khi ông có một thời gian dài sống và làm việc nơi vùng cao ấy.
Đây là khoảng thời gian ông gắn bó, gần gũi am hiểu mọi phong tục tập quán, lối sống, suy nghĩ, tình cảm của con người nơi đây. Công việc hàng ngày như tham gia biên soạn lịch sử Đảng bộ Lao Cai, tham gia nghiên cứu chuyên đề thổ ty, đi công tác ở huyện, thu thuế, tiễu phỉ, tham dự sinh hoạt của đồng bào, tham gia các lễ hội như lễăn thề, lễ nào sồng, cúng ma, những phiên chợ, tìm hiểu những công