Ngôn ngữ giàu chất thơ mang đậm phong vị

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi Mới (Trang 128 - 131)

“Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, là vũ khí cơ bản của nhà văn”[14, tr.320]. Nó là chất liệu để xây dựng tác phẩm, là thành quả sáng tạo của người nghệ sĩ dựa trên nền tảng ngôn ngữ dân tộc. Nó đóng vai trò quan trọng, mang dấu ấn riêng của mỗi nhà văn. Là người sống, gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi trong một thời gian dài nên Ma Văn Kháng tỏ ra am hiểu cách nghĩ, cách nói của họ. Sự am hiểu ấy được nhà văn chuyển tải vào trong tác phẩm của mình một cách hợp lý, chính xác.

Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ theo cách nói, cách nghĩ của người miền núi:Đó là sự đơn giản, mộc mạc. Họ nói cũng chính là cách mà họ suy nghĩ và hành động. Người miền núi có tư duy thô sơ, mộc mạc do đó trong ngôn ngữ của họ thường có sự ví von, so sánh đầy hình ảnh với các đồ vật, sự vật hết sức quen thuộc, gần gũi với họ như chén rượu, con ngựa, cái thồ, nương rẫy... Cách ví von rất giàu hình ảnh, đầy màu sắc âm thanh của thiên nhiên, núi rừng vùng Tây Bắc. Nó vừa thể hiện tính cách, vừa tạo nên nét đặc sắc riêng trong ngôn ngữ của con người vùng đất này. Chẳng hạn họ ví trăng “nhợt như cái vẩy sáp dính trên mỏm núi chè”[44, tr.210]. Khi con ngựa Mìn (ĐBTHX) mượn để đi chợ ngã bệnh đột ngột giữa chợ thì nỗi lo lắng của Mìn “đẫm hai con mắt”[44, tr.151]. Uống rượu say thì “say lăn lóc như cây gỗ”[44, tr.159] trong các lều quán. Thiên nhiên được miêu tả bằng cách ví độc đáo: “Mùa đông lúc trời đổ ba gáo nước lạnh xuống trần

gian đã qua. Giờ trời đang trút xuống trần gian ba gáo nước ấm. Mùa xuân đã về”[ 44, tr.494]…

Họ dùng rượu để trả ơn vì chỉ một bát rượu bắp cũng đủ thể hiện tình cảm nồng ấm, biết ơn của con người. Khi Pao tình cờ cứu Lồ và con ngựa suýt rơi xuống vực thì Lồ nói “Một hạt là ơn, một thồ là nghĩa”[44, tr.308] và mong muốn

được trảơn. Hay khi Pao cứu được con ngựa của Mìn khỏi cơn cảm nắng thì Mìn nhất nhất đòi trảơn bằng một bát rượu. Mìn nói với Pao: “Rượu này rượu ân rượu nghĩa. Anh không uống anh coi tôi bằng nhau với con chó”[44, tr.153]. Rượu

được họ coi là bạn nhưng cũng đồng thời là kẻ thù vì: “Nó ngấm vào người, cắn xé rồi làm tê dại bắp thịt, tháo lỏng các thóp xương”[44, tr.161].

Cuộc sống, con người Hmông luôn có những biến động, xáo trộn, dễ bị

lung lay. Tính cách của họ mạnh mẽ, quyết liệt do đó lời nói gần như trùng khít với hành động. Suy nghĩ của họ vừa lóe lên như một tia chớp thì liền ngay đó hành

động diễn ra ngay tức thì đặc biệt đối với những tên trùm phỉ. Chúng dễ bị kích

động khi bị dụ dỗ, mua chuộc. Ưa thích quyền hành, ham muốn giàu có, sự ngu muội, cuồng tín, đầy lòng ham muốn nhục dục nên chúng sẵn sàng gây tội ác để

thu lợi về mình: Lồ như một con ngựa hoang, dễ hăng máu, chóng bị kích động nhưng giữa tiếng sáo ngẩn ngơ bay luợn, điệu sáo nhịp nhàng buông bắt chơi vơi lại khiến một người như Lồ bỗng ngẩn người say say. Chỉ cần nhìn thấy gái đẹp là hắn lao ngay tới

Họ nói mà như hát, như ru. Nỗi khổ của con người nơi đây là nỗi khổ

truyền kiếp. Khổ vì đói nghèo do thiên nhiên, do bị thổ ty chiếm đọat, cướp bóc, khổ vì nhận thức kém, khổ vì chiến tranh loạn lạc, khổ vì hủ tục nặng nề... Nỗi khổ

của con người hơn thân trâu ngựa, có khi còn không bằng trâu bằng ngựa vì loài vật lao động khổ cực còn được nghỉ ngơi còn con người thì không. Bà Xóa ví cái khổ, nỗi đau khi bị kẻ ác làm hại: “Người ta bỏ thuốc độc vào cơm. Tôi không hay. Ăn xong đau nhức chín buồng gan, chín buồng tim. Người yêu tôi nghe tin xót xa. Người yêu đi tìm thuốc lá chi chít”[44, tr.214]. Nỗi khổ, cái nghèo bao đời vẫn không thay đổi trong suy nghĩ của Pao: “Từ lúc bằng quả bí đao tới giờ biết ngẩn

ngơ khi nghe tiếng chim mi hót, biết khiến ngựa dữ, sao bỗng thấy làng quen thuộc mà buồn thế... Sáu chục nóc nhà xúm xít, xam xám một màu cỏ chết”[44, tr.189].

Sống gần gũi với tự nhiên, tư duy đơn giản nên ngôn ngữ của họ cũng tiêu biểu cho lối sống theo tự nhiên, yêu tự do, phóng khoáng. Đó là thứ ngôn ngữ thể

hiện sự thật thà chất phác như chính con người chẳng hạn Hố pẩu Giàng lầu, miền củ họ Tẩn, Pao, Seng, Tếnh... Lòng dạ Hố pẩu “ngổn ngang nỗi lo”. Lo vì sự loạn lạc trong bản, sự bất an của mọi người, lo vì lời nói của một người đứng đầu không thực hiện được. Nỗi lo ấy được thể hiện rất lạ lẫm: “Mỗi quả núi một vị

thần. Mỗi làng một người già. Mỗi lời bay ra, một vết dao chặt. Phải chín lần ngắm”[44, tr.200]. Lễ cúng ba mươi Tết ở nhà Hố pẩu buồn tẻ, vắng lặng vì con cái chưa về, vì loạn lạc trong bản. Lời cầu cúng mong sự yên lành vang lên trong nỗi đau xót, nghẹn ngào, tội nghiệp của ông: “Mời ông bà tổ tiên... bịt mồm kẻ

vây vạ... cái ác, cái xúi theo đường buôn bán mà đi... Cơn binh lửa nổi rồi tan... anh em họ hàng khăng khít... như cái đai thùng không rời thùng gỗ”[44, tr.494].

Tình yêu của những chàng trai cô gái Hmông thật dễ thương, thơ mộng. Nó

được ví “như cái dù hồng hai người đội chung ngày đi chợ”[44, tr.226], như

“tiếng đàn môi nảy trong những đêm trăng sáng, nó băng qua núi qua rừng, tới tận đầu nhà người thương, làm con chim họa mi hót”[44, tr. 226]. Còn sự rung

động của một chàng trai trước người mình yêu được ví “như cái cây đứng giữa cơn gió chiều vật vã”[44, tr.226].

Những chàng trai trong sáng, chân thành như Pao tình cảm thật tha thiết, chân thật. Mất đi một người bạn, Pao đau đớn, khóc như một đứa trẻ: “Chin ơi! Chin không lấy được Seo Cả nữa rồi. Miệng Chin không biết ăn. Chân Chin không biết đi. Chin không biết hát nữa rồi Chi ơi”[45, tr.420]. Trước nỗi khổ của con người trong gia đình, trong bản, Pao bật khóc nức nở trước cán bộ Chính.

Việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ của người miền núi thể hiện sự am hiểu tận tường của nhà văn về con người cũng như lối sống, phong tục, tập quán nơi

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi Mới (Trang 128 - 131)