Từ ngôn ngữ giàu chất thơ mang đậm phong vị

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi Mới (Trang 131 - 170)

đến ngôn ngữđa điệu của đời sống thị dân thời mở cửa:

Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn này đã tiếp cận đời sống ở một cự

ly gần chứ không phải qua “khoảng cách sử thi tuyệt đối”[64] nên có sự chuyển biến từ ngôn ngữ thô sơ, mộc mạc hoặc khuôn mẫu sang thứ ngôn ngữđời thường với thái độ thân mật suồng sã. Miêu tả hiện thực như hiện tại đời thường, những con người bình thường nên ngôn ngữ trần trụi thô nhám, thậm chí bỗ bã tự nhiên

được coi trọng.

Khi mà “tiếng nói sử thi đã lắng xuống”, lúc này “tiếng nói thế sự vang

lên” đặc biệt là nó được vang lên ở giữa chốn công quyền, trong cơ quan nhà nước, trường học, gần gũi hơn là trong gia đình thì tiếng nói ấy có tác dụng lớn lao. Nó không bị che đậy mà thẳng thắn ngay chốn thanh thiên bạch nhật, giữa chốn đông người để từ đó mọi khía cạnh xấu của con người tự bộc lộ và mọi người có thể tựđánh giá phẩm chất cũng như việc làm của nhau.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết về thành thị của Ma Văn Kháng đa dạng, biểu hiện tính cách của từng loại người trong xã hội đầy biến động. Sự đa dạng ấy thể

hiện sự am hiểu của nhà văn khi thâm nhập vào lớp người thành thị. Bên cạnh những con người có học thức, đạo đức, những con người tiên tiến, hiện đại, nhạy bén, nhanh chóng nắm bắt thời cơ, năng động… thì cũng xuất hiện những con người bị đồng tiền làm cho mờ mắt, tính cách biến đổi. Mỗi loại người có lớp từ

ngữ riêng phù hợp với con người và tính cách họ. Tính cách nào được ứng với lời lẽấy tạo nên sựđa dạng của lớp từ ngữ.

Đó là thứ ngôn ngữ sặc sỡ sắc màu, lung linh nhưng góc cạnh, tràn đầy cảm giác của con người có nội tâm phức tạp của Lý trong (MLRTV). Ngôn ngữ của chị

biểu hiện một cá tính mạnh mẽ, một con người sôi nổi, trẻ trung nhưng ẩn chứa bên trong một tâm tính khác thường, một tâm lý bất ổn muốn phá vỡ sự lặng lẽ, buồn tẻ hàng ngày bởi nó không hợp với con người của chị.

Đối với chồng, Lý luôn buông những lời đốp chát, lúc là mắng yêu, lúc

quyền trong gia đình: “Thả cái bó mùi này vào chậu nước nóng tắm tất niên cho nó thơm. Cái quần si đâu sao không lấy mà mặc... nhớ cắm bếp để nước cho ông cụ tắm. Nhớ hay lại quên? Thật là người đời... [46, tr.376]. Chị gọi chồng là

“ông Phật”, ông “Di Lặc”, như “ngậm hột thị lại hay bẽn lẽn”, coi Đông như

một kẻ vô tích sự: “Giờ ra đường khác gì thằng xích lô, thằng chữa xe đạp. Mà chữa xe đạp, xích lô giờ nó còn sang gấp vạn”[46, tr.379]. Câu nói nửa đùa nửa thật: “Không hiểu tại sao mình lại lấy ông Đông nhỉ” được chị lặp đi lặp lặp lại nhiều lần thực chất đã phản ánh phần nào tâm trạng của con người này.

Lý đang ở tuổi hồi xuân, lại đẹp mặn mà lại năng nổ, biết cách kiếm tiền, thích sống sung sướng, được chiều chuộng, vuốt ve trong khi Đông thì không đáp

ứng được một nhu cầu nào của chị. Chị than thở, oán trách, giận dỗi. Giọng chị

bỡn cợt, lại có mùi vị cay chua: “Chẳng thà cứ như hồi ông ấy ở chiến trường, tôi lại thích, lại sung sướng”[46, tr.379]. Giọng nói ấy thể hiện một độ sâu khác thường trong tâm trạng, sự chán ngán, bất mãn với ông chồng trung tá mà không giúp gì được cho vợ con, không biết làm hãnh diện cho vợ chốn đông người.

Tuy có lúc ăn nói thật bỗ bã, bặm trợn mà nghe vẫn không chối tai. Chị bảo rằng: “Tất cả những đứa lấy chồng lúc hai mươi tuổi đều là dại, là ngu hết” rồi xoay qua mình một cách đột ngột: “Cả tôi cũng vậy, cũng dại, cũng ngu”[46, tr.405]. Đối với những thành viên khác trong gia đình, chị luôn tỏ ra là người hiểu biết: “Họ muốn vòi tiền cô thì có”[46, tr.389], nghênh nghênh ngạo mạn, tự tin, ăn nói táo tợn với cả cha chồng khiến ông Bằng khó chịu: “Sự thật đấy, ông ạ. Ông nghỉ hưu rồi, ông ít tiếp xúc với thực tế, ông không hiểu, đời bây giờ tệ lắm ông ạ. Có tiền là xong hết”[46, tr.389], thậm chí còn sỗ sàng, láo toét: “Tao đã bảo rồi mà, các lão đàn ông nhà này toàn là hạng vô tích sự cả”[46, tr.391].

Lý còn đành hanh ngông ngược, bất chấp đạo lý, lên mặt với cả bà già bán rau, người bán thịt như ăn cướp, vứt tạch xuống đất, sẵn sàng gọi bà lang Chí là

“mụ khọm già”. Khi nổi nóng vô cớ Lý bỗng chanh chua với những âm thanh biến thái đột ngột, những thành ngữ, từ ngữ phi lý, lạ tai: Gọi ông thợ mộc hàng xóm là

vào cuộc đấu khẩu, chửi rủa không tiếc lời, than vãn khi quyền lợi của mình bị

xâm phạm. Khi ấy giọng Lý giật liên hồi, đành hanh và trợn trạo: “Này, nói cho mà biết. Đây chẳng phải lụy thằng nào con nào hết! Đây tay trắng lập nên cơ đồ.

Đây phải có quyền. Đạo đức giả mãi!... Ông Đông, ông sống không cần cái gì, không ao ước gì. Còn tôi, tôi không thể sống như thế được! Tôi cần sung sướng! Tôi không chịu kém đứa nào! Tôi cần ti vi, tủ lạnh, xe máy!... Khổ nhục cái thân tôi...[46, tr.591].

Khi diễn tả những khát vọng hạnh phúc, những đam mê vô bờ, lòng ái dục của con người nhà văn luôn thể hiện một cách khéo léo, ý nhị, gợi cảm tránh đi cảm giác dơ dáng, tầm thường. Đứng ngắm mình khỏa thân trước gương là sở

thích của Lý. Khi ấy chị tự thấy mình đẹp, mãn nguyện, say sưa thích thú: “Chị

yêu thích vẻ sắc sảo, hài hòa của mỗi đường nét trên khuôn mặt mình, mỗi chi tiết giới tính trên cơ thể mình, và làn gương theo thế đứng mỗi lần thay đổi của chị, lại một lần hiện lên đến táo bạo những nét hình uyển chuyển như biến ảo, khiến chị ngợp trong kiêu hãnh và thân hình như nở bung vì đã tới tột đỉnh của hài lòng. Chị cười với mình trong gương. Chị đưa con mắt lá răm tình tứ liếc mình trong gương. Chị uốn éo đi lại trước gương. Chị yêu thích làn da trắng hồng mơn mởn thanh tân và nhiều lúc xoa vỗ bắp tay, bả vai, bầu ngực, cặp chân hừng hực sức sống của mình, chị rơi vào trạng thái đê mê nhục cảm”[46, tr.469].

Giây phút gặp gỡ của Hoan và Khiêm (NDNL) là những phút giây huyền diệu, như có phép thần. Không hề có sự dung tục, tầm thường mà là sự nảy nở của một tình yêu đích thực, một khát khao đòi được thỏa mãn: “Rồi hơi kiễng lên, nàng chạm môi vào môi anh. Và bất thần vòng tay qua lưng anh, kéo anh tới cạnh hai cánh phản dang rộng vẻ đón chờ. Hưng phấn ở một nơi nào đó trong anh bừng thức, nhảy bổ ra, khi anh cùng nàng ngả xuống mặt phản. Anh áp chặt môi nàng, trong khi tay nàng cuống quýt bật khuy áo, giúp anh trút bỏ lớp vỏ vướng víu và tự mình truồi ra khỏi cái mảnh vải che đậy cuối cùng”[49, tr.41]. Nó khác hoàn toàn với nhu cầu ham thích, dâm dục trơ trẽn của Thoa, của Loan và một số

Với những trí thức, nhà văn luôn trân trọng sự mực thước cao quý, từ tốn, khoan thai của họ. Ông luôn dành cho họ những ngôn từ trau chuốt, thâm thúy thể

hiện sự chín chắn, am hiểu sự đời, tình người. Họ là ông Cần, ông Bằng, những người sống bằng sự tin tưởng ở những điều tốt đẹp, những con người tốt. Sống trong một môi trường đầy dẫy những bất công, lừa lọc, gian trá họ vẫn luôn giữ

cho mình một tâm hồn thanh thản, trong sạch. Ông Bằng khuyên con: “Phải giữ

gìn các con ạ. Giữ gìn từ những cái nho nhỏ cộng lại, họp thành văn hóa, nề tảng

đạo lý đấy”[46, tr.418].

Người thông minh, có tài đức nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh họ vẫn luôn thể hiện mình là người ngay thẳng, chính trực, sắc sảo. Trọng ngay thẳng, trong sáng được nhiều người yêu mến tin cậy nhưng luôn là đối tượng bị ghanh ghét, vùi dập nhưng càng ngày càng trở nên mạnh mẽ, cứng rắn hơn, đối lập với thói dung tục xấu xa. Lời lẽ trong sáng, chất duy lý mạnh mẽ nhưng vẫn thể hiện sự nồng nhiệt nội tâm, chân thật. Anh đau đớn xót xa trước một nhân tài sắp bị vụt tắt là Nam. Anh run rẩy, giọng u uất chứa chan tình cảm: “Ba ơi, con thương anh

ấy quá. Anh ấy cần phải sống ba à”[46, tr.58]. Nhưng trước lời lẽ thô tục, khinh miệt những giá trị truyền thống của lão Hảo, anh sẵn sàng gay gắt, bốp chát, có phần u uất nhưng vẫn khẳng định được mình: “Cháu thấy, đã là con người thì không thể sống bôi bác tùy tiện. Đã là con người thì ít nhất cũng phải có cái gì để

tôn thờ chứ”[46, tr.50].

Những con người đã trải qua cả một quãng đời dài, đã chứng kiến những bước thăng trầm của xã hội, của cuộc đời khiến họ bất mãn, chán chường, hóa thành kẻ quá khích và cay nghiệt. Ông Tiễu mở miệng là chửi đời, sẵn sàng sổ ra hàng tràng những từ ngữ tục vì căm phẫn, chửi bới những kẻ đểu cáng, vô lương vì tiền. Ông hùng hổ chửi rủa Hưng là “đồ Giave, đểu hết chỗ nói, lật mặt như lật bàn tay, chỉ giỏi mánh khóe, thủđoạn”[46, tr.25]. Thậm chí ông còn dồn nỗi căm phẫn ấy lên đầu vợ con vì thói ham tiền của họ: “Đ. mẹ! Thách ông à? Có thách thật không? Ông cần cái thứ vật chất ấy của mày à! Ông dí đít vào cái tư tưởng

thối tha của mẹ con nhà mày, hiểu chưa!... tao phá là để mẹ con nhà mày mở mắt ra, hiểu chưa! Đừng có tối mắt vì tiền, hiểu chưa?”[46, tr.249].

Nhà văn cũng phát hiện ra hàng loạt những khẩu ngữ, tiếng lóng – lớp từ

tiêu biểu của lớp thanh niên mới lớn lêu lổng, vô văn hóa. Những tiếng chửi đệm tục tĩu, những câu chủng chẳng, ỡm ờ kiểu cách của Loan trong (MMH) tiêu biểu cho tầng lớp ấy. Từ một cô gái xinh đẹp trong sáng, nay thay đổi hoàn toàn. Loan mỉa mai, giọng chua ngoa độc ác khi nói về ông thầy từng đánh mình vì tội viết chữ xấu: “Lão ấy chết ngoẻo rồi. Chết vì ô tô chẹt. Đáng kiếp! Ác lắm vào”[46, tr.66] khiến Trọng rởn tóc gáy. Cô gọi bố mẹ bằng “ông bô, bà bô”, chê họ

“tẩm”, gọi là “mụ” sếp cửa hàng giở trò “hâm”, thằng em “mổ” mất cái ví... Cô chửi đám thanh niên chạy xe máy trêu ghẹo cô với giọng, xỉa xói, rít lên the thé:

“Tiên sư bố chúng mày nhé, hai thằng khốn nạn...”[46, tr.66], gọi chúng “đồ đểu”, “đồ mất dạy” nhưng sau đó lại thành bạn, bắt chuyện thân mật với chúng ngay được. Cô khen ông Hảo làm được ối tiền, vớ bẫm, rồi giáng một câu sẫng sược khi nói về ba Trọng: “Ba anh... tưởng thế nào, hóa ra về hưu, ngồi nhà chơi.

Đụt quá!”[46, tr.69]. Gọi những bà béo là “những đụn thịt”, cô Trình bị tật là

“cái chấm phẩy”(ĐCKCGGT)… Những từ ngữ này xuất hiện khá nhiều có lẽ nhà văn muốn phơi bày thực trạng của Hà thành vốn thanh lịch giờ bát nháo, hổ lốn,

đang tồn tại những con người vô văn hóa.

Ma Văn Kháng sử dụng nhiều ca dao thông dụng, đặt vào lời các nhân vật một cách tự nhiên, sát nghĩa tạo nên sự gần gũi với ngôn ngữđời thường. Nhưng hầu hết là những câu mang sắc thái, giọng điệu khác thường đầy vẻ hằn học, cay cú của nhân vật hoặc là sự bất mãn, ngông ngược mang nghĩa tiêu cực nhiều hơn như Lý, Xuyến, Loan, Thưởng, Thuật… Do đó, nó vừa tạo nên sự gần gũi trong lời ăn tiếng nói, lại vừa giàu hình ảnh: “Voi đú chuột chù cũng đú, trạng chết thì chúa cũng băng hà”, “Đói no có thiếp có chàng, còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình”, “Một ngày tựa mạn thuyền rồng, còn hơn chính thất nằm trong thuyền chài”, “Vợ anh đẹp như cá chép kho tương, kho đi kho lại nó trương phềnh

phềnh”, “Chẳng được miếng thịt miếng xôi, cũng được lời nói cho tôi bằng lòng”...

Những tục ngữ, thành ngữ được sử dụng một cách nhuần nhuyễn: “Đen như cột nhà cháy”, “áo gấm đi đêm”, “Đau đẻ còn chờ sáng trăng”, “Hàng bấc thì qua hàng quà thì tới”, “Thiên thẹo mẹo giậu”, “Ích kỉ hại nhân”, “Bánh đúc bày sàng”, “Yên bề gia thất”, “Khôn ngoan chẳng lọ thật thà”, “như ma lem”, “Ăn nhờởđậu”, “Gẫy đũa gẫy bát”, “Thủng nồi trôi rế”…

Tiếng lóng, tiếng chửi thể hiện sự bất mãn của nhân vật nhưng có lẽ cũng là sự bất mãn của chính nhà văn trước cuộc sống đầy phức tạp, gian trá. Đối với những kẻ lấy việc buôn phe, làm ăn bất chính thì ngôn từ của họ là thứ từ ngữđầu

đường xó chợ của kẻ ăn trên ngồi trốc, mánh khóe thủ đoạn, dâm tục, lỗ mãng, vênh vang tự mãn. Chẳng hạn ngôn ngữ của Xuyến (ĐCKCGGT) là thứ ngôn ngữ

chua ngoa, khinh bạc, hỗn xược với cả chồng: “Không về thì lấy gì mà đổ vào mồm. Rõ chết đến đít mà còn sĩ. Thanh với cả bạch”[44, tr.26], ra hiệu bằng cách

đập nắp thùng gạo mỗi khi Tự có khách, cạnh khóe, mỉa mai sự kém cỏi của anh… Xuyến vừa sẵn sàng chửi nhau tay đôi với Quỳnh, Trình lại vừa có thể nhún mình như thuộc hạ, khép nép trước những bà bạn giàu có “Tay Xuyến mân mê cái bát úp. Mắt Xuyến lúc hấp háy háo hức, lúc lóng lánh nghi ngại”[44, tr.300].

Bà Nhuần (MMH), một con buôn kì tài luôn coi mình là người chủ gia đình vì kiếm được nhiều tiền. Từ ngữ của bà là thứ từ ngữ của con buôn, lúc chửi khéo thì tay chống nạnh, vuốt mép, môi dưới thưỡi dài ra với giọng mát mẻđầy vẻ giễu cợt mỉa mai: “Mài cái đẹp mà ăn được đấy. Không như ma vật thì có cái hốc xịt mà bỏ vào nồi, bác ơi! Gớm, nghe thư bác gái ở bên Ba di viết về mà chóng cả

mặt. Nước người ta sướng như thiên đường thế chứ. Mình có loại... vét đĩa”[46, tr.204].

Ngôn ngữ của Thưởng là thứ ngôn ngữ của gã “phe” trùm trâng tráo, bất cần, ta đây và sòng phẳng cả trong tình yêu. Hắn hất hàm về với Loan về phía ông Nhuần đang nằm ngáy trên xích lô: “Ông bô được cái đức ngủ quên trời quên

đời em sung sướng. Lúc này phải sướng. Đứa nào ngu đứa ấy khổ. Anh mà làm em khổ, hoặc em tìm nơi sung sướng hơn, em cứ nhẹ nhàng rời bỏ anh, anh cho phép. Sòng phẳng chưa nào”[46, tr.202].

Sự đa dạng trong cách sử dụng ngôn từ đã tạo nên dấu ấn riêng cho nhà văn.

KT LUN

Ma Văn Kháng là một nhà văn thành công, có đóng góp lớn cho văn học Việt Nam với những tác phẩm có giá trị.

1. Với những sáng tác về miền núi, càng đọc càng thấy hay, đọc nhiều lần sẽ thấy nổi lên những vấn đề mà mảng đề tài về miền núi chưa nhiều. Đó là một giai đoạn lịch sử nhiều biến động mà chưa có nhà văn nào khai thác, một hiện tượng lịch sử quái gở nhất trong lịch sử Việt Nam: phỉ nổi loạn.

Nổi bật là hình ảnh những con người miền núi hiền hậu, chất phác, thật thà chìm trong ngu muội khổđau nhưng vẫn âm ỉ một ước muốn đổi đời. Đó là những chàng trai miền núi đôn hậu, trong sáng, giàu lòng thương người, đau khổ trước những mất mát, ngu muội của dân tộc mình, trong lòng nung nấu một quyết tâm giải phóng như Pao, Pùa, A Sinh, anh em Seng, Tếnh, miền củ họ Tẩn...

Đọc văn Ma Văn Kháng, người đọc sẽ nhớ mãi hình ảnh những cán bộ tận

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi Mới (Trang 131 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)