1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới

121 2,9K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010

Trang 2

1.1.1 Khái niệm trần thuật ……… 08

1.1.2 Khái niệm điểm nhìn trần thuật ……… 08

1.1.3 Phân loại điểm nhìn trần thuật ……… 10

1.2 Nhà văn Ma Văn Kháng và nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới ……… 13

1.2.1 Nhà văn Ma Văn Kháng ……… 13

1.2.2 Nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới ……… 19

1.2.2.1 Điểm nhìn bên ngoài ……… 19

1.2.2.2 Điểm nhìn bên trong ……… 29

1.2.2.3 Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật 37

Chương 2 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 42 2.1 Khái niệm không gian trần thuật và thời gian trần thuật ……… 42

2.1.1 Không gian trần thuật ……… 42

2.1.2 Thời gian trần thuật ……… 43

2.2 Không gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới … 44

2.2.1 Không gian sinh hoạt đời thường ……… 44

Trang 3

2.2.1.1 Không gian căn phòng ……… 44

2.2.1.2 Không gian phố phường ……… 48

2.2.1.3 Không gian làng quê ……… 52

2.2.2 Không gian tâm trạng ……… 54

2.3 Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới …… 58

2.3.1 Thời gian gắn với những biến cố trong cuộc đời con người ……… 58

2.3.2 Thời gian tâm tưởng về với quá khứ ……… 63

2.3.3 Sự đan xen, xáo trộn các bình diện thời gian ……… 67

Chương 3 GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 71 3.1 Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới … 71

3.1.1 Khái niệm Giọng điệu trần thuật ……… 71

3.1.2 Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 73 3.1.2.1 Giọng điệu ngợi ca ……… 74

3.1.2.2 Giọng điệu xót xa ngậm ngùi ……… 85

3.1.2.3 Giọng điệu triết lý, tranh biện ……… 91

3.1.2.4 Giọng điệu trào lộng trang nghiêm ……… 95

3.2 Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới …… 97

3.2.1 Khái niệm ngôn ngữ trần thuật ……… 97

3.2.2 Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 98 3.2.2.1 Ngôn ngữ phong phú, đa dạng giàu tính khu biệt ……… 98

3.2.2.2 Ngôn ngữ đời thường giản dị ……… 103

3.2.2.3 Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh và sức gợi cảm ………… 108

KẾT LUẬN ……… 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 115

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là nhà văn có nhiều đóng góp lớn Với phong cách lao động nghiêm túc, không ngừng tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên văn đàn văn học Sáng tác của ông được đánh giá cao ở cả thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn

Ma Văn Kháng là nhà văn viết nhiều và viết khoẻ Từ truyện ngắn đầu

tay - Phố cụt đăng trên báo Văn nghệ năm 1961, cho đến nay Ma Văn Kháng

đã có đến 20 tập truyện ngắn, 12 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện viết cho thiếu

nhi Những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như: Xa phủ (1969), Bài

ca trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ Hạng

(1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa (1973) đã khẳng định tài

năng, tâm huyết của nhà văn và góp phần làm cho bức tranh hiện thực cuộc sống được phản ánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng

Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Ma Văn Kháng còn rất

thành công ở thể loại tiểu thuyết Từ Gió rừng (1976), Đồng bạc trắng hoa

xòe (1978), Mùa lá rụng trong vườn (1982), Vùng biên ải (1983) đến Đám

cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989) …, tên

tuổi của Ma Văn Kháng càng được đông đảo bạn đọc biết đến bởi không chỉ ở vốn hiểu biết dồi dào mà còn ở một cách thể hiện mới mẻ

Trong văn nghiệp của Ma Văn Kháng, truyện ngắn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Truyện ngắn đã đem đến vinh quang cho nhà văn ngay từ

buổi đầu khởi nghiệp: Truyện ngắn Xa Phủ được giải nhì (không có giải

nhất) cuộc thi viết truyện ngắn 1967 - 1968 của tuần báo Văn nghệ; tập truyện

Trăng soi sân nhỏ được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và

Trang 5

giải thưởng Đông Nam Á năm 1998; truyện San Cha Chải được giải cây bút

vàng của Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam 1996 - 1998

Không chỉ thành công ở đề tài miền núi, Ma Văn Kháng còn thành

công ở đề tài thành thị Các tập truyện Ngày đẹp trời (1986), Trái chín mùa

thu (1988), Heo may gió lộng (1990), Trăng soi sân nhỏ (1995) … đã thể

hiện những giá trị nhân sinh sâu sắc và những trăn trở đầy trách nhiệm của nhà văn về cuộc đời và con người

Với quan niệm viết văn là việc “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”,

Ma Văn Kháng đã tạo cho mình một tiếng nói, một phong cách nghệ thuật riêng Các sáng tác của ông không chỉ đặt ra và lý giải những vấn đề có ý nghĩa dân tộc mà còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như: vấn đề hôn nhân gia đình, tình yêu, tâm linh, những vấn đề về nghệ thuật, vai trò sứ mệnh của văn chương …

Ma Văn Kháng là nhà văn không ngừng đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật Chính vì thế, lâu nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của ông Tuy nhiên nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào

Với mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định đặc điểm nghệ

thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghệ

thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới”

Nghiên cứu thành công vấn đề này, luận văn sẽ góp phần khẳng định tài năng, sự độc đáo của Ma Văn Kháng trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả

2 Lịch sử vấn đề

Ma Văn Kháng là một nhà văn lớn có những đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới của nền văn xuôi đương đại Việt Nam Lâu nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và truyện ngắn của ông, đặc biệt là thể loại truyện ngắn

Trang 6

Trước năm 1975, khi tập truyện ngắn đầu tay Xa Phủ (1969) ra đời, trên báo Nhân dân số ra ngày 5/10/1970 có đăng bài Đọc sách Xa Phủ của

tác giả Nguyễn Đại Bài viết tập trung tìm hiểu chất miền núi, dân tộc và khẳng định sự thành công của Ma Văn Kháng Tác giả khẳng định qua tập

truyện: “Ma Văn Kháng đã nắm được phong tục, tập quán của các dân tộc ít

người và ngòi bút của anh tỏ ra sinh động trong việc miêu tả rừng núi”

Giai đoạn 1975 - 1985, các cây bút phê bình, nghiên cứu chủ yếu hướng vào tìm hiểu thể loại tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Đáng chú ý là các

bài nghiên cứu của Trần Đăng Xuyền đăng trên báo Văn nghệ: Đọc Đồng bạc

trắng hoa xoè - Báo Văn nghệ số 49 ngày 8/12/1979; Một cách nhìn cuộc sống hôm nay - Báo Văn nghệ số 15 ngày 9/4/1983; Phải chăm lo cho từng

người - Báo Văn nghệ số 40 ngày 15/10/1985 Qua các bài viết này, tác giả

đã có những cảm nhận sâu sắc về cái nhìn, cảm quan hiện thực cuộc sống

trong các tiểu thuyết: Đồng bạc trắng hoa xoè, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng

trong vườn

Từ 1986, giới nghiên cứu phê bình đã chú ý nhiều đến truyện ngắn Ma

Văn Kháng Tác giả Nguyễn Nguyên Thanh trong bài viết Ngày đẹp trời -

tính dự báo về những tình thế xã hội - Báo Văn nghệ số 21 ngày 23/5/1987

khẳng định: “Ma Văn Kháng đã khám phá cuộc sống từ nhiều bình diện khác

nhau, ông lách sâu hơn vào ngõ ngách đời sống tinh thần, tìm ra những nguyên nhân và quy luật khắc nghiệt của tồn tại xã hội”

Khi đọc tập Heo may gió lộng, tác giả Trần Bảo Hưng đã có cảm nhận:

“ Truyện anh viết thường có lớp lang, thứ tự, ít tiểu xảo mà hấp dẫn, ngòi bút anh tỏ ra khách quan, điềm tĩnh nhưng vẫn thấm đượm tình yêu thương con người, vẫn nhoi nhói nỗi đau trần thế Không ít truyện của anh mang tính chất luận đề và chất triết lý khá rõ nhưng vẫn nhuyễn, vẫn cuốn hút người đọc vì văn của anh đậm đà, giàu hương vị, những chi tiết đời sống phong phú, tiêu biểu và nhiều thuyết phục” [11]

Trang 7

Đáng chú ý nhất phải kể tới bài viết Khi nhà văn đào bới bản thể ở

chiều sâu tâm hồn của Lã Nguyên đăng trên Tạp chí Văn học số 9/1999

Bằng cái nhìn sắc sảo, cách tiếp cận khoa học, tác giả đề cập đến nhiều bình diện của truyện ngắn Ma Văn Kháng Tác giả chia truyện ngắn Ma Văn

Kháng thành ba nhóm Nhóm thứ nhất là những truyện “thể hiện cái nhức

nhối xót xa, giận mà thương cho sự hoang dã mông muội của những kẻ chưa thành người và những người không được làm người” Nhóm thứ hai là những

truyện “cất lên tiếng nói cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm nay” Nhóm thứ ba là “những truyện ngắn thể hiện cảm hứng trào lộng, trang nghiêm

trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hoá hồn nhiên”

Theo cách phân loại trên, tác giả cho thấy nhóm thứ nhất là những sáng tác viết về đề tài miền núi, nhóm thứ hai là những tác phẩm viết về đời sống thành thị trong sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước sau chiến thắng 1975 Nhóm thứ ba là những sáng tác đi sâu thể hiện niềm tin và tinh thần lạc quan vào cuộc sống

Cũng trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến một số đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như: tính công khai bộc lộ chủ đề, sự cố ý tô đậm tính cách nhân vật, việc lồng giai thoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ tục ngữ vào ngôn ngữ nhân vật … Điều đáng lưu ý là, trong bài viết này tác giả đã đưa ra một số gợi mở về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng như: khoảng cách giữa người trần thuật với đối tượng trần thuật; giọng điệu trần thuật … Tuy mới chỉ dừng lại ở những nhận định chứ chưa được cụ thể hoá và lý giải một cách cụ thể nhưng chúng tôi coi đó là những gợi mở thú vị, là những chỉ dẫn quý báu trong quá trình triển khai đề tài của mình

Bên cạnh những bài viết trên các báo và tạp chí, chúng tôi không thể không nhắc đến một số luận văn và đề tài khoa học tiêu biểu nghiên cứu

Trang 8

truyện ngắn Ma Văn Kháng đã được bảo vệ thành công như luận văn của các tác giả: Phạm Mai Anh, Đỗ Phương Thảo

Với đề tài Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng từ

sau năm 1980, tác giả Phạm Mai Anh đã tập trung khai thác một số yếu tố

nghệ thuật trong truyện Ma Văn Kháng như: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ Tác giả chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng như: lối kết cấu mở, nghệ thuật đặc tả nhân vật, sự phối hợp lời kể, lời tả, lời thuyết minh luận bàn

Trong luận văn Giá trị tư tưởng và nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn

Kháng, tác giả Đỗ Phương Thảo đã khảo sát và đưa ra một số kết luận về

nghệ thuật xây dựng cốt truyện như: sử dụng phép liệt kê, sử dụng các yếu tố dân gian, sử dụng yếu tố hoang đường kỳ ảo …

Đặc biệt là công trình nghiên cứu của TS Đào Thủy Nguyên “Đặc

điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng về đề tài dân tộc và miền núi”, tác

giả đã đi sâu nghiên cứu và khẳng định một cách đầy thuyết phục những vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng

Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu truyện ngắn Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ít nhiều đã được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở những ý kiến, nhận định có tính khái quát Đây là những gợi ý quý báu của các tác giả để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu triển khai luận văn này

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Triển khai đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn

Kháng thời kỳ đổi mới”, nhằm mục đích:

Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ở các phương diện điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian và thời gian trần

Trang 9

thuật, từ đó góp tiếng nói khẳng định sự đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn

Nhiệm vụ của đề tài:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nói riêng

- Nghiên cứu một số phương diện của nghệ thuật trần thuật: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, không gian và thời gian trần thuật Dựa trên cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, chúng tôi khảo sát và phân tích những biểu hiện cụ thể của điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, không gian và thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, từ đó khẳng định những sáng tạo của tác giả

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, thể hiện qua các phương diện điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, thời gian và không gian trần thuật

- Luận văn khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Ma Văn Kháng sáng tác sau năm 1975 Nhưng vì thời gian có hạn, khi phân tích chúng tôi tập trung vào một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp khảo sát

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát cách lựa chọn điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, không gian và thời gian trần thuật của tác giả Những cấp độ mà tác giả luận văn thực hiện khảo sát là: khảo sát từng tác phẩm và khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Ma Văn Kháng

Trang 10

5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Để thực hiện đề tài này cùng với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm, nhân vật, tình tiết cụ thể Từ đó khái quát, tổng hợp những đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

Chương 2 Không gian và thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

Chương 3 Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn

Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

Trang 11

1.1.1 Khái niệm trần thuật

Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã thống nhất quan

niệm: “Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, thể hiện mối

quan hệ chủ thể - khách thể trong loại hình nghệ thuật này Nó đánh dấu sự đổi thay điểm chú ý của ý thức văn học từ hệ thống sự kiện thắt nút, mở nút sang chủ thể thẩm mỹ của tác phẩm tự sự” [6,tr.248]

Cùng với những quan niệm đó, các tác giả trong cuốn Lý luận văn học

xác định cụ thể: “Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết,

sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể, hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định Trần thuật là sự thể hiện của hình tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức Bố cục của trần thuật là sắp xếp, tổ chức sự tương ứng giữa các phương diện khác nhau của hình tượng với các thành phần khác nhau của văn bản” [34,tr.307]

Từ những quan điểm đó, ta có thể hiểu: Trần thuật là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cái nhìn nhất định Nghệ thuật trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, nó có tác dụng soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm và thể hiện sự sáng tạo độc đáo của nhà văn

1.1.2 Khái niệm điểm nhìn trần thuật

Các nhà lý luận, phê bình sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để gọi tên thuật ngữ này: quan điểm trần thuật, điểm nhìn tâm lý, cái nhìn trần thuật,

Trang 12

phương thức trần thuật Ở đây chúng tôi xem xét vấn đề và thống nhất thuật ngữ điểm nhìn trần thuật

G N Pospelov khẳng định: “Trần thuật tự sự bao giờ cũng tiến hành từ

phía một người nào đó” [36,tr.14]

Từ đó ông cho rằng: “Mối tương quan giữa các nhân vật với chủ thể

trần thuật gọi là điểm nhìn trần thuật”

Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Khoảng cách, góc độ của lời kể đối

với cốt truyện tạo thành cái nhìn” [6,tr.247]

Còn Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) lại cho rằng

“Điểm nhìn trần thuật là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” [36,tr.14]

Nhận thấy vai trò đặc biệt của điểm nhìn trần thuật, nhà lý luận Phương

Lựu đã nhấn mạnh: “Nghệ sỹ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện của

đời sống nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện tượng, nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong hay bên ngoài” [50,tr.12], bởi sự trần thuật trong văn xuôi nghệ thuật bao giờ cũng

tiến hành từ một điểm nhìn nào đó Nhà văn không thể miêu tả nghệ thuật và tổ chức tác phẩm mà không xác lập cho mình một điểm nhìn, một chỗ đứng nhất định Việc chọn một chỗ đứng thích hợp để người kể chuyện kể câu chuyện là một trong những sự trăn trở đối với nhà văn khi sáng tạo tác phẩm Bởi vậy điểm nhìn trần thuật góp phần đáng kể vào sự thành công của tác phẩm, qua đó thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trên hành trình lao động nhọc nhằn của mình

Như vậy có nhiều quan niệm về điểm nhìn trần thuật Ta có thể thấy: Điểm nhìn trần thuật là vị trí, khoảng cách, góc độ chủ thể trần thuật dùng để quan sát đối tượng trần thuật Điểm nhìn trần thuật có thể từ bên ngoài, có thể từ bên trong, có cái nhìn từ một phía, có cái nhìn từ nhiều phía … Trong quan

Trang 13

hệ giữa chủ thể trần thuật với người đọc thì chủ thể trần thuật được coi là người chỉ đường và dẫn dắt người đọc thâm nhập vào tác phẩm theo các diễn biến, xung đột, thắt nút, mở nút của các sự kiện đời sống

1.1.3 Phân loại điểm nhìn trần thuật

Theo cuốn Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên) điểm nhìn trần

thuật được phân chia trên 2 bình diện:

* Xét về trường nhìn trần thuật được chia thành 2 loại: trường nhìn tác giả và trường nhìn nhân vật

- Trường nhìn tác giả: Người trần thuật đứng ngoài câu chuyện để quan sát đối tượng Kiểu trần thuật này mang tính khách quan tối đa cho lời trần thuật

- Trường nhìn nhân vật: Người trần thuật nhìn sự vật, hiện tượng theo quan điểm của một nhân vật trong tác phẩm Trần thuật theo điểm nhìn nhân vật mang đậm sắc thái tâm lý, chất trữ tình hoặc châm biếm do sự chi phối trực tiếp bởi địa vị, hiểu biết, lập trường của nhân vật

* Xét về bình diện tâm lý, có thể phân biệt thành điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài:

- Điểm nhìn bên trong: Người trần thuật nhìn thấy đối tượng qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật

- Điểm nhìn bên ngoài: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên ngoài có khoảng cách nhất định với đối tượng trần thuật

* Các tác giả cuốn Nhập môn văn học chia điểm nhìn trần thuật thành

Trang 14

- Trần thuật thông suốt tất cả có lựa chọn: Người kể chỉ “biết hết tất cả” với một vài nhân vật Những nhân vật khác được miêu tả qua ấn tượng của nhân vật được lựa chọn

- Trần thuật tham dự: Người trần thuật tham dự vào truyện như là một nhân vật, khoảng cách trong người trần thuật và nhân vật được rút ngắn tới mức thấp nhất

- Trần thuật không tham dự: Người kể lẩn đi, lời kể hầu như chỉ còn sự kiện, tình tiết Khoảng cách trong người trần thuật và đối tượng trần thuật là lớn nhất

Theo Pospelov, điểm nhìn trần thuật được chia làm 2 loại:

- Trần thuật khách quan: Khi có khoảng cách nhất định giữa các nhân vật và người trần thuật Loại trần thuật này gặp nhiều trong các tác phẩm tự sự truyền thống

- Trần thuật chủ quan: Người trần thuật nhìn thế giới theo con mắt của một nhân vật, thâm nhập vào suy nghĩ và ấn tượng của người ấy Khoảng cách trong người trần thuật và đối tượng được trần thuật bị thủ tiêu Điểm nhìn từ hai phía được thâm nhập làm một Theo Pospelov kiểu trần thuật này xuất hiện khoảng 200 năm gần đây và ngày càng chiếm được ưu thế, được các tác giả sử dụng ngày càng nhiều trong tác phẩm văn xuôi tự sự

Theo Trần Đình Sử, điểm nhìn trần thuật được chia thành 5 loại:

- Điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trần thuật và của nhân vật

- Điểm nhìn không gian, thời gian - Điểm nhìn bên trong, bên ngoài

- Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc

- Điểm nhìn ngôn từ: bản thân mỗi hình thức ngôn từ đã mang một quan điểm

Trang 15

Dựa trên lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R.S Choles và R Kellogg, Cao Kim Lan đề cập đến cách phân biệt điểm nhìn thành 3 loại chính - tương ứng với ba kiểu người kể chuyện:

- Điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri: Người kể thông suốt mọi sự, anh ta được quyền không chỉ miêu tả sự việc như anh ta đã thiết lập mà còn có thể bình luận về chúng để khái quát hóa và để kể với người đọc những suy nghĩ về sự kiện đã diễn ra

- Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba: Người kể có đầy đủ quyền năng trên khắp trường nhìn của anh ta, miêu thuật lại cho độc giả những gì mình nghe thấy, nhìn thấy với tư cách nhân chứng

- Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất: Người trần thuật là một nhân vật trong truyện, thường xưng “tôi” để kể lại câu chuyện hoặc miêu tả tâm trạng của mình hoặc của các nhân vật khác

Trong sách “Lý luận văn học - mấy vấn đề cần suy nghĩ” (Nguyễn

Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương), điểm nhìn trần thuật chia làm 3 loại:

- Trần thuật khách quan: Sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn của một người quan sát đứng bên ngoài đối tượng Chủ thể trần thuật kể lại tất cả những gì anh ta chứng kiến Anh ta chỉ kể lại những điều đã chứng kiến hoặc trực tiếp cảm thấy, nghe thấy Qua đó chúng ta thấy được tính khách quan rõ nét không mang sắc thái tâm lý riêng của nhân vật Ở điểm nhìn này chủ thể trần thuật ở ngôi thứ ba

- Trần thuật chủ quan: Sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn của một nhân vật Bằng cái nhìn “nhân vật hóa”, người trần thuật tái hiện lại thế giới, diễn biến các sự việc, sự kiện, cảnh vật, môi trường, vừa có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật Ở điểm nhìn này, người trần thuật cũng đồng thời là một nhân vật trong tác phẩm, đứng ở ngôi thứ nhất và tái hiện lại những gì bản thân nhân vật trải qua

Trang 16

- Trần thuật theo phương thức liên chủ quan: Sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn bên trong của nhân vật nhưng không thuần nhất nhân vật nào mà đan cài, xen kẽ giữa các nhân vật Điểm nhìn giữa các nhân vật chồng chéo lên nhau, hòa trộn với nhau tạo nên một hợp thể phức điệu của các điểm nhìn không chỉ trong toàn bộ tác phẩm mà trong từng hoạt động của nhân vật

Qua khảo sát chúng ta thấy mỗi nhà nghiên cứu tìm tòi và khai thác các vấn đề của điểm nhìn trần thuật theo một cách thức riêng Vì vậy khi nghiên cứu tác phẩm chúng ta cần phải lựa chọn những cơ sở lý luận phù hợp Để tập trung giải quyết nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi nghiên cứu điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng theo hướng phân loại của tác giả Phương Lựu: điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài

1.2 Nhà văn Ma Văn Kháng và nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới

1.2.1 Nhà văn Ma Văn Kháng

Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 01 tháng 12 năm 1936 tại một làng quê nghèo ô Đồng Lâm, ngoại thành Hà Nội Đó là một làng cổ thanh bình nhưng vô cùng nghèo nàn, lạc hậu

Năm 1954, hòa bình lặp lại, theo tiếng gọi của Đảng, Ma Văn Kháng tạm biệt quê hương Hà Nội lên Tây Bắc tham gia hoạt động cách mạng Quãng đời trẻ trung của ông đã trải qua bao công việc khác nhau: dạy học, làm thư ký cho bí thư tỉnh ủy Lào Cai, làm phóng viên, viết báo … Trước khi trở thành nhà văn, Ma Văn Kháng đã gắn bó, thâm nhập đến tận cùng vào

“cuộc sống tuy vẫn còn lạc hậu nhưng rất đỗi chân tình của đồng bào các dân

tộc thiểu số, những mảnh đời gieo neo của người dân miền xuôi tha phương cầu thực và lập nghiệp ở đây, những trai gái hăm hở lên khai hoang, xây dựng quê hương mới, những điều mới mẻ từ quan hệ thầy trò ấm áp tình xuôi ngược” [48] Ma Văn Kháng đã thực sự bị cuốn hút từ chính cuộc sống lam

Trang 17

lũ và tình người nơi đây Ông viết báo, viết văn như một sự thôi thúc từ trái tim dạt dào xúc động

Phố cụt truyện ngắn mở đầu văn nghiệp của Ma Văn Kháng, được

trang trọng in trên trang nhất tuần báo Văn nghệ số 136, ngày 3/3/1961 Với cốt truyện đơn giản, văn mạch rõ ràng, truyện ngắn đầu tay đã báo hiệu những đường nét cơ bản sẽ được bồi đắp dày dặn tiếp về sau của đời văn tác giả

Truyện ngắn Phố cụt tập trung miêu tả số phận của vài ba con người

quần tụ trong một ngõ phố nhỏ heo hút miền núi Tình yêu và hạnh phúc đã nhen nhóm và nảy nở một cách dung dị, chất phác từ những mảnh đời đơn chiếc, từng trải qua những cảnh xót xa, đau lòng dưới chế độ cũ Truyện ẩn chứa tấm lòng ấm áp, nhân hậu của tác giả, từ đó truyền vào người đọc niềm tin yêu những người lao động lương thiện, dù có bị hoàn cảnh xô đẩy, làm cho phôi pha, song họ vẫn giữ được phẩm cách, sự bao dung nhân hậu

Truyện ngắn trước 1975 của Ma Văn Kháng thường tập trung vào đề tài về đồng bào dân tộc ở những giai đoạn lịch sử khác nhau: chế độ xã hội cũ, hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hiện thực xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Trong truyện Xa Phủ, nhà văn đề cập đến sự

đổi thay trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của con người miền núi Ở họ, dù còn có những tàn tích của những ngày đã qua, song điều quan trọng là họ tích cực chủ động chuyển mình thành những con người mới, làm chủ cuộc đời trong dòng chảy chung của đất nước

Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng đặt ra bao vấn đề: vấn đề con người miền núi ra sao,vấn đề cuộc sống của họ như thế nào trước hiện thực lớn lao của dân tộc Điều quan trọng là lúc nào nhà văn cũng tin tưởng con người miền núi đầy phẩm chất tốt đẹp, bản thân họ đang tự khẳng định những giá trị chân chính, đích thực

Với truyện ngắn Cái móng ngựa, tác giả tập trung phản ánh quá trình

xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao, phản ánh thái độ, tâm tư tình cảm, cách

Trang 18

ứng xử của con người miền núi trước những hiện thực lớn lao, trước những tập tục lạc hậu như trọng nam khinh nữ, du canh du cư, mê tín dị đoan …

Có thể nói rằng truyện ngắn trước 1975 của Ma Văn Kháng là những bức tranh sinh động đầy màu sắc về cuộc sống của đồng bào các dân tộc Ma Văn Kháng đã hòa nhập, thấu hiểu cuộc sống vùng Tây Bắc Vì vậy trong sáng tác của ông, hình ảnh người dân miền núi hiện lên thật đẹp Người đọc bắt gặp ở họ tình yêu quê hương xứ sở, sự trung thực, thật thà, say mê, yêu đời và nhiệt tình cách mạng

Ma Văn Kháng cần cù, bền bỉ đi vào cuộc sống Ông gặp gỡ, hỏi han, ghi chép và lặng lẽ, khiêm nhường chuyển hóa những hiểu biết về cuộc sống nhân dân, hiện thực của đất nước lên những trang viết Với những tác phẩm của mình, nhà văn đã lần lượt đặt ra những vấn đề bức xúc từ các khía cạnh của đời sống muôn mặt và qua các nhân vật đủ hình, đủ kiểu

Cảm hứng bao trùm trong truyện ngắn Ma Văn Kháng trước 1975 là sự khẳng định, ngợi ca những nhân tố mới, con người mới, cuộc sống mới trên quê hương đồng bào dân tộc ít người Dù nghệ thuật thể hiện có khác nhau song nhà văn vẫn bộc lộ cách nhìn của mình qua chủ đề tư tưởng tác phẩm

Nằm trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam trước 1975, nhà văn thường đề cao con người cộng đồng, coi nhẹ con người cá nhân Con người trong những tác phẩm giai đoạn này là những con người có ý thức

chính trị cao, quên “cái tôi” riêng, hy sinh cho cái chung một cách thanh

thản Với khuynh hướng sử thi, các nhân vật được hiện lên như một người đại diện xứng đáng cho sức mạnh của cộng đồng dân tộc Nhà văn thiên về khẳng định ngợi ca những phẩm chất lý tưởng của anh hùng cách mạng mà ít quan tâm đến cái tôi cá nhân của họ Ma Văn Kháng đã đứng trên quan điểm chung của cộng đồng dân tộc mà miêu tả, kể chuyện Trong những tháng ngày hào hùng của đất nước, cả dân tộc cùng hướng về một phía, tất cả vì tiền tuyến, mọi người đều dồn hết tâm lực để phục vụ lợi ích cao nhất của cộng đồng thì

Trang 19

những sáng tác trước 1975 của Ma Văn Kháng đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh lịch sử của mình

Thời kỳ này nhà văn soi chiếu hiện thực đời sống trên cùng một lập trường tư tưởng thống nhất, vì thế các tác phẩm thường mang tính đơn thanh, độc thoại Điểm nhìn trần thuật hầu hết là từ bên ngoài Người trần thuật thường xuất hiện ở ngôi thứ ba để quan sát miêu tả và phân tích nhân vật Từ vị trí ấy, những tư tưởng cơ bản của thời đại được nhà văn gửi gắm vào tác phẩm

Trước năm 1975, cùng với truyện ngắn của Tô Hoài và các nhà văn hiện đại khác, truyện của Ma Văn Kháng đã góp phần khởi sắc cho nền văn học viết về đề tài miền núi Tuy nhiên, chúng ta vẫn bắt gặp những hạn chế nhất định của truyện ngắn trước năm 1975 Đó là sự đơn điệu, lặp lại trong chủ đề tư tưởng tác phẩm, trong cách nhìn nhân vật thuần nhất, chưa đậm nét,

trong tính cách còn đơn giản, một tuyến Theo nhà văn, đó là “một thời lãng

mạn đã qua đi” Hạn chế của Ma Văn Kháng cũng là hạn chế chung của cả

một thời kỳ văn học Thực sự phải từ sau 1975 truyện ngắn Ma Văn Kháng mới có sự đổi thay mới mẻ Chất lượng nghệ thuật tác phẩm ngày càng được khẳng định Đây là thời kỳ truyện ngắn Ma Văn Kháng nói riêng và những sáng tác của ông thực sự đi vào lòng người đọc

Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Ma Văn Kháng rời Lào Cai - mảnh đất được xem như là quê hương thứ hai của mình để trở về Hà Nội hoạt động với tư cách nhà văn chuyên nghiệp Một giai đoạn mới mở ra với nhà văn: sáng tác của ông nở rộ, bút lực ngày càng tỏ ra sung sức, đề tài được mở rộng, nhiều chủ đề được khai thác sâu và tinh tế Cảm hứng sử thi vốn bao trùm trong các sáng tác giai đoạn trước giờ đã dần nhường chỗ cho cảm hứng thế sự đời tư

Truyện ngắn Ma Văn Kháng thực sự đổi mới trên nhiều bình diện: bình diện nội dung và bình diện nghệ thuật Cách nhìn cuộc sống, con người giờ

Trang 20

đây có sự sâu sắc chín muồi, đầy sự chiêm nghiệm đúc kết của một nhà văn từng trải, sống hết mình với cuộc đời Với Ma Văn Kháng, cuộc sống giờ đây thật sự đa dạng phong phú, bề bộn và phức tạp Theo ông, chính sự đa dạng, phức tạp đó đã đem đến cách nhìn mới và cảm hứng mới cho nhà văn

Sự đổi mới đầu tiên chính là đổi mới đề tài Truyện ngắn tập trung vào hai đề tài chính: đề tài miền núi và thành thị Trước đây, Ma Văn Kháng viết về đề tài miền núi để phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu của đồng bào dân tộc Giờ đây ông khai thác đề tài miền núi trên một bình diện mới Nhà văn phản ánh, đề cập những vấn đề về cuộc đời và số phận của con người

Ở mảng đề tài thành thị, Ma Văn Kháng hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề nóng hổi: vấn đề đời tư, thế sự, nhân sinh … Ông đề cập đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người hôm nay: tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình, sự toan tính vụ lợi, cơm áo gạo tiền … Nhà văn trăn trở nhiều cho số phận con người, cho sự tác động chi phối khủng khiếp của hoàn cảnh với con người Ông chú ý đến cuộc đụng độ quyết liệt giữa con người với con người, con người với môi trường - hoàn cảnh sống, con người trong quan hệ với chính mình để giữ vững nhân cách và hoàn thiện nhân cách

Một số tác phẩm là lời cảnh báo về tình trạng phi nhân tính, tha hóa của

con người Trung du chiều mưa buồn là câu chuyện buồn đau về cách đối

xử của con người với con người Nhân vật bà Nhàn đã đi đến tận cùng của sư vô cảm Ma Văn Kháng quan niệm: sự vô cảm dẫn đến cái ác, ác không chỉ trong hành động, ác còn là sự vô tâm, dửng dưng, thiếu trách nhiệm với con người Ma Văn Kháng đang lo ngại cho một căn bệnh đang phát triển trong xã hội hiện nay: bệnh lãnh cảm, thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng trước nỗi đau của người khác Nhà văn báo động cho một tình trạng của xã hội thời đổi mới

Trong truyện Đợi chờ, Ma Văn Kháng diễn tả cái khắc khoải, hy vọng của

một người cha với đứa con gái yêu dấu Ông Nhân là một người cha suốt đời vì con Trong ông luôn thường trực tình yêu con song đứa con lại phũ phàng,

Trang 21

lừa gạt ông Tác giả không chỉ đặt ra vấn đề: phê phán sự lãng quên tình nghĩa để chạy theo đồng tiền mà nhà văn còn đặt ra vấn đề: tình yêu là vô cùng cần thiết, thiếu nó cuộc sống này nhàm chán biết bao Song tình yêu cần có sự mách bảo của lý trí, con tim phải đi liền với khối óc, nếu không con người chỉ là nạn nhân đáng thương mà thôi

Tác giả không hề né tránh những khía cạnh phức tạp trong đời sống tâm hồn con người Ngòi bút miêu tả của nhà văn đã lách sâu vào thế giới tâm linh thầm kín, bí ẩn của con người Hiện thực cuộc sống của nhân dân được hiện lên với tất cả những mâu thuẫn xung đột phức tạp, có ánh sáng và bóng tối Tuy nhiên mỗi khi nói đến sự xấu xa, bạc nhược, kém cỏi của con người, ta lại nhận thấy giọng văn của tác giả có gì như chạnh lòng tê tái Ẩn chứa đằng sau hiện thực tăm tối được phản ánh trong tác phẩm là nỗi đau nhân tình âm thầm, lặng lẽ mà sâu sắc của nhà văn

Bước chân vào chốn thị thành vào lúc đất nước chuyển mình, Ma Văn Kháng bắt gặp bao cảnh nhếch nhác, đốn mạt đến thảm hại Sự thiếu hụt nhân tình, thói vụ lợi tầm thường, thói đạo đức giả, thói đố kỵ, ghen ghét, tính ích kỷ thâm căn, khả năng không thể yêu ai khác ngoài mình … Đó là những nguyên nhân đang từng ngày, từng giờ giết chết sự hồn nhiên, giản dị trong

mối quan hệ của đời sống con người Các truyện ngắn: Người đánh trống

trường, Trăng soi sân nhỏ, Bồ nông ở biển, Chọn chồng, Xóm giềng … ít

hay nhiều đều toát lên tinh thần ấy

Có thể nói truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975 là bức tranh chân thực đậm nét về đời tư thế sự, phức tạp mà đa đoan không thuần nhất của con người trong xã hội thời kỳ đổi mới Nhà văn đã không né tránh các vấn đề bức xúc của đời sống xã hội hôm nay nhìn dưới góc độ đạo đức, nhân sinh Với nhãn quan tinh tế, thái độ bao dung và tấm lòng nhân ái, ông chăm chú đến những cảnh sinh hoạt đời thường, những quan hệ, những cách ứng xử của con người Ông cho ta thấy xung đột quyết liệt giữa hai khuynh hướng, hai lối

Trang 22

sống: khuynh hướng sống cho tốt hơn và khuynh hướng sống cho sướng hơn Tác giả luôn miêu tả con người như nó vốn có, không lý tưởng, thần thánh hóa Nhân vật được nhà văn rọi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nhau để tìm ra cốt lõi bên trong bao gồm cả cái hoàn thiện lẫn cái chưa hoàn thiện Chính vì vậy, mạch trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau năm 1975 cũng có sự thay đổi mạnh mẽ Lúc này tư duy tiểu thuyết chiếm ưu thế, nó kéo đối tượng trần thuật xích lại gần người kể chuyện, đặt người kể chuyện và đối tượng trần thuật vào cùng một đẳng cấp giá trị Vì thế, bên cạnh điểm nhìn bên ngoài còn có điểm nhìn bên trong Có khi người trần thuật ẩn mình đi để nhân vật tự bộc lộ trạng thái, cảm xúc của mình, cũng có khi nhà văn lại thể hiện cái tôi của mình trong tác phẩm Ông ý thức về sự trải nghiệm của chính mình, muốn lên tiếng giãi bày, đối thoại với bạn đọc mọi vấn đề trong đời sống

Qua tìm hiểu quá trình sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng ta có thể thấy sự đổi thay rõ nét trong cái nhìn đời sống, trong cách lựa chọn đề tài và trong nghệ thuật thể hiện của nhà văn Chính sự thay đổi ấy dẫn đến sự đổi mới, đa dạng hóa các điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật trong sáng tác của ông

1.2.2 Nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

1.2.2.1 Điểm nhìn bên ngoài

Điểm nhìn bên ngoài luôn tạo ra khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật Vì vậy, ở điểm nhìn này người trần thuật sẽ có cái nhìn khách quan, tỉnh táo để thuật lại, tả lại các nhân vật và sự kiện Từ đó làm nổi bật những khía cạnh khác nhau của bức tranh xã hội phong phú đa dạng

Ở điểm nhìn này, người trần thuật phải là người đảm bảo được các yếu

tố là một “vị thần” biết hết mọi chuyện đã, đang xảy ra để tái hiện mọi sự vật

hiện tượng được phản ánh một cách khách quan Ở điểm nhìn này các nhân

Trang 23

vật được trần thuật từ ngôi thứ ba Bằng sự điềm nhiên của lối kể, người trần thuật thường xuyên tách mình ra khỏi sự đồng cảm đối với nhân vật và chỉ hướng sự chú ý của người nghe vào kết quả thuần túy

Sử dụng điểm nhìn này, người trần thuật đứng ở thời hiện tại đưa đến

một hình ảnh thực về cuộc sống và con người Dù chưa đạt tới độ “khách

quan lạnh lùng” như T Sêkhốp “đứng trên tất cả mọi sự phiền muộn, hân hoan để thấu triệt hết mọi công việc”, nhưng “ống kính” của nhà văn cũng đã

xoáy sâu vào các hiện tượng xã hội để mổ xẻ, phân tích đến từng ngóc ngách sâu kín nhất

Ma Văn Kháng đến với miền núi phía Bắc Tổ quốc không phải bằng

những bước chân ngập ngừng của người đi đầu thủa “khai thiên lập địa” Đối

với đề tài miền núi, ông không phải là người đặt nhát cuốc đầu tiên khai khẩn mảnh đất màu mỡ này Một miền núi xa xôi, chốn hiểm nguy ghê sợ vốn đã in

đậm trong trí nhớ người đọc từ thủa Thế Lữ viết “Vàng và Máu” Miền núi trở nên gần gũi hơn qua những trang nhật ký “Ở rừng” của Nam Cao Miền

núi hiện lên trong những trang viết đầy xúc động về cuộc sống và con người Tây Bắc của Tô Hoài … Là người tiếp bước trên mảnh đất đã có người cày xới, Ma Văn Kháng đã tìm cho chính mình một cách tiếp cận mới Khác với những người đi trước, ông không dừng lại ở cái nhìn quen thuộc, gói gọn

trong quan điểm giai cấp mà đi tìm hiểu miền biên ải với “cái hoang sơ của

buổi mới khai thiên”, đó là nơi ngự trị của sự hoang sơ, rừng rú, của những

người sống, hành động theo bản năng Biên ải ấy là vương quốc ngự trị của bản năng

Để khắc họa sự hoang sơ, tàn bạo của vùng biên ải, nhà văn đã chọn

điểm nhìn bên ngoài để quan sát và miêu tả Chốn hoang sơ rừng rú “của thời

mới khai thiên” sản sinh ra cái hồn nhiên, thuần phác Đó cũng là vương quốc

tự do của bản năng tàn bạo Khun trong truyện Vệ sỹ của quan châu là một

“bản năng bán khai kinh thiên động địa” Hắn ngửi được hơi lạ trong gió,

Trang 24

nghe được bằng da thịt, nhìn xuyên đêm tối Hắn thích giết người và không sợ

bị người ta giết Hắn là “một đống bù xù hỗn mang mông muội” Người ta băn khoăn không hiểu là “quỷ sứ hiện hình vào Khun hay chính Khun là quỷ sứ

siêu đẳng” Khun tàn ác và bạo liệt nhưng y không ý thức được hành động

của mình

Lựa chọn điểm nhìn bên ngoài, ngay từ đầu truyện, để tô đậm tính khách quan hiện thực, người trần thuật đã phác họa ngoại hình kỳ dị của vệ sỹ

Khun: “Tất cả giai nhân trong nhà quan châu, thổ ty Vàng A Ký, kể từ mụ

Coỏng người Hoa nấu ăn tới bọn lính hầu, người xà ích đánh xe ngựa, đều nói rằng: Khun, vệ sỹ tin cẩn số một của quan châu, đêm chỉ ngủ có một mắt, một tai Mà con mắt ngủ lại là con mắt chột Cái tai ngủ lại là cái tai cắt vành Cho nên, về thực chất đêm Khun không ngủ” [25,tr.29]

Giải thích cho sự tàn bạo của Khun, người trần thuật kể lại lai lịch cùng

những hành động dã man trong cuộc đời làm vệ sỹ của hắn: “Khun là con

hoang là sản phẩm của những cuộc chinh chiến, sát phạt tàn hại giữa các bầy đoàn, phe cánh Cuối cùng, sau khi đã hoàn thiện toàn bộ tính cách hung bạo, Khun trở thành nanh hổ, vuốt gấu, răng chó, dao, súng, đao phủ khát máu, chết chóc và mù lòa của quan châu Vàng A Ký” [25,tr.36]

Những chặng đường đời của Khun được sắp xếp qua từng trang truyện, hành động nọ nối tiếp, móc xích với hành động kia Người trần thuật đã tạo ra một khoảng cách cần có để câu chuyện mang tính khách quan

Từ điểm nhìn bên ngoài, tác giả đã khắc họa hình ảnh Khun - một bản năng hung ác tàn bạo của chốn hoang sơ rừng rú Trong thời đại thống trị giai cấp, sự tàn bạo thường bị mua chuộc, lợi dụng Khun là một trường hợp như thế Quan châu Vàng A Ký đã biến Khun thành nanh vuốt để cai trị, sát phạt và tàn hại các thế lực thù địch với hắn Hình ảnh Khun khơi dậy trong lòng người đọc một tình cảm vừa xót xa, vừa giận vừa thương: xót xa cho kiếp người không được làm người, thương cho sự hoang sơ mông muội và giận

Trang 25

thay cho sự tàn bạo, man rợ của đời sống rừng rú miền biên ải Truyện ngắn

Vệ sỹ của quan châu tuy mang nhiều dáng dấp của huyền thoại song vẫn

tươi nguyên giá trị hiện đại, bởi truyện đặt ra vấn đề thân phận nô lệ của con người, vấn đề số kiếp con người

Cũng ở mảng đề tài miền núi, Ma Văn Kháng còn tập trung khắc họa cuộc sống xa hoa vô độ của bọn quan lại bản sứ địa phương Đó là thổ ty Sề

Sào Lỉn (Móng vuốt thời gian) Từ điểm nhìn bên ngoài, người trần thuật kể

về cuộc sống giàu có và đầy sắc dục của Lỉn: “Thổ ty Sề Sảo Lỉn, tri châu xứ

Giáy tự trị miền Tây tỉnh K, đã có chín người vợ Chín người vợ, trừ bà cả, con gái quan châu bên miền Đông, kết thân theo kiểu hôn nhân môn đăng hộ đối, song phương ràng buộc cổ truyền, theo dư luận là để giải tỏa một mối thâm thù, nay đã năm mươi cái xuân xanh, hiện thân như một mụ quản gia nô cực kỳ nanh ác, còn tất cả đều là tám cái nõn nường mơn mởn đào tơ, trong đó phu nhân trẻ nhất mới mười sáu tuổi (…) Chín người vợ lấy trong chín hoàn cảnh khác nhau, nhưng kể cả trường hợp đệ nhất phu nhân, thì cùng giống nhau ở chỗ: chúng là hệ quả một cơn đam mê thú rừng, một cuộc cưỡng bức thô lỗ man rợ” [25,tr.67]

Sống trong nhung lụa và hưởng thụ sắc dục, ta thấy cuộc sống của Lỉn - một tên quan tri châu ở một xứ tự trị miền Tây chẳng khác nào cuộc sống của những ông vua phong kiến thuở trước Vậy Lỉn đã làm gì? Đã cai trị như thế nào mà trở nên giàu có như vậy? Dòng trần thuật của tác giả tiếp tục đưa người đọc đến với những hình thức cai trị của Lỉn cùng với cuộc sống mông

muội của những người dân xứ Giáy này: “Chín người vợ thuộc chín sắc tộc

trong vùng Lỉn cai quản, với hàng ngàn mẫu ruộng được chia theo danh nghĩa: ruộng chức dịch, ruộng phu, ruộng lính, nhưng thực chất chỉ thuộc sở hữu một ông chủ là Lỉn Hơn một vạn dân, hàng trăm năm nay đã quen lệ bầy đàn, bị bóc lột bằng địa tô lao dịch, dưới hình thức công không bằng địa tô hiện vật, dưới hình thức cống nạp “thóc khách”, “gà khách” cho Lỉn mà vẫn

Trang 26

không mảy may ý thức về trạng thái nô lệ của mình, và sự cổ quái của hình thức cai trị của Lỉn” [25,tr.68]

Quan thổ ty Sề Sào Lỉn sống một cuộc sống thừa mứa về vật chất và khoái lạc dựa trên sự bóc lột ruộng đất và bóc lột sức lao động của những người dân ngu muội xứ Giáy xa xôi này Không chỉ dừng lại ở đó, y còn có một ý nghĩ ngông cuồng là chế ngự thời gian Y muốn chế ngự thời gian, muốn không bao giờ phải chết để mặc sức tận hưởng mọi lạc thú trên đời Nhưng dẫu giàu có đến đâu, Lỉn cũng không thoát khỏi móng vuốt thời gian Sau khi uống thứ linh dược được hỏa chế trong tám mươi mốt ngày, Lỉn đã

lăn ra chết: “Lỉn chết sau một đêm ói mửa, rên la quằn quại, ỉa đái dầm dề,

đau khắp mình mẩy, rồi bại xuội tứ chi, mặt đen tím dần” [25,tr.85] Những

tưởng quan thổ ty Sề Sào Lỉn là một người hiểu biết và giàu có, vậy mà y đã chết trong sự mê muội ngông cuồng

Với Móng vuốt thời gian, hiện thực xã hội miền núi được hiện lên khá

rõ nét Ở xã hội xa xôi ấy, những tên quan châu, thống lý, thổ ty câu kết với thực dân để áp bức bóc lột quần chúng một cách dã man Bằng cái nhìn đa diện, giàu tính phân tích, Ma Văn Kháng đã giúp người đọc khám phá các vấn

đề xã hội miền núi ở tầng sâu nhân bản của nó

Ở mảng đề tài thành thị, Ma Văn Kháng thường đề cập đến vấn đề số phận con người, về nhân tình thế thái, về cách đối nhân xử thế, về mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống sinh hoạt đời thường

Từ điểm nhìn bên ngoài, nhà văn kể về mối xung đột gay gắt giữa mẹ

chồng và nàng dâu (Bồ nông ở biển, Phép lạ thường ngày) Với cái nhìn

khách quan, lạnh lùng, hiện thực cuộc sống trong gia đình được nhà văn trần thuật một cách chân thực, sinh động Những cuộc cãi vã, to tiếng, moi móc tật xấu kéo dài ngày này qua ngày khác giữa mẹ chồng và nàng dâu đã được nhà

văn đưa lên trang truyện: “Lương đã tách được hai người đàn bà ra khỏi

nhau Với anh lúc này, họ chỉ đơn thuần là hai người đàn bà, hai cơn bão, hai

Trang 27

cái bản năng kinh thiên thù nghịch nhau, ở ngoài mối liên hệ với anh Bà cụ được gỡ ra khỏi cuộc xung xát, được Lương đưa vào buồng từ lúc chập tối Chừng như đã xả hết cơn giận dữ, đã tiêu pha hết chút năng lượng cuối cùng, nên lát sau, khi trời tối thui, bà cụ đã nằm thiêm thiếp Ba căn buồng, tất cả đều tối thui Thoa, sau hồi khóc lóc rấm rứt, đang mở va ly, mở tủ, xếp sắp đồ đoàn, tư trang, toan tính một điều gì hệ trọng” [25,tr.437]

Khung cảnh một gia đình sau cuộc cãi vã, xô xát trở nên tàn tạ, u ám Ma Văn Kháng không hề né tránh hiện thực Ông đi sâu khai thác những mâu thuẫn gay gắt trong cuộc sống, phản ánh trung thực bản tính ích kỷ thâm căn

cố hữu trong mỗi con người: “Và anh hiểu, trong bà cụ, mẹ anh cũng như

trong con người nói chung, vẫn đang tồn tại một bản năng sống nữa, một bản năng âm thầm và mãnh liệt Chúng truyền di từ thế hệ này sang thế hệ khác (…) thói đố kỵ, ghen ghét, tính ích kỷ thâm căn, khả năng không thể yêu thương kẻ khác ngoài mình, ngoài huyết thống mình đều có cái mầm nguyên thủy bền dai như sự sống vì chính chúng đảm bảo cho sự sống an toàn của mỗi cá thể con người” [ 25,tr.431].

Ma Văn Kháng chọn điểm nhìn bên ngoài để trần thuật câu chuyện một cách khách quan nhất Lời kể của nhà văn luôn tỏ ra lạnh lùng, điềm nhiên Nhưng ẩn chứa sau sự dửng dưng lạnh lùng đó, người đọc vẫn nhận thấy những nỗi niềm trăn trở băn khoăn day dứt của nhà văn về cuộc sống Điều đó

được nhà văn gửi gắm qua lời nhân vật Lương trong đoạn cuối tác phẩm Bồ

nông ở biển: “Bà ơi, sao sống khổ thế, chết khổ thế, bà ơi!” Dường như Ma

Văn Kháng luôn muốn cải biến thực tại, ông xót xa cho thế thái nhân tình Vì thế mà qua tác phẩm của ông, mặc dù ông sử dụng điểm nhìn trần thuật khách quan bên ngoài ta vẫn thấy như đọng lại những vang âm lặng lẽ - đó chính là ý thức trách nhiệm của nhà văn với cuộc đời

Trong truyện ngắn Mất điện, tác giả đề cập đến một sự cố thường

xuyên xảy ra ở các đô thị nước ta trước đây Đó là một sự kiện rất đỗi bình

Trang 28

thường nhưng qua cái nhìn của nhà văn, nó thể hiện quan điểm sống và tinh thần cải biến hiện thực của con người Từ điểm nhìn bên ngoài, tác giả đã kể lại câu chuyện một cách chân thực, khách quan Trong khung cảnh yên bình, đầm ấm của một buổi tối thứ bảy, gia đình Luyến đang vui vẻ với bữa cơm nhân kỳ lương đầu tháng, bà nội chờ đợi vở chèo, đứa cháu háo hức với bộ phim thì điện phụt tắt Con người ngồi trong đêm tối vây bủa với bao nỗi bực dọc Trước tình huống đó, cách ứng xử của mỗi người với hoàn cảnh được diễn ra khác nhau Vợ Luyến quyết tâm sửa điện, những người hàng xóm kêu gọi sửa điện nhưng rồi mọi người dần ngán ngẩm bỏ về Tiếp đến là việc thằng điên xuất hiện hành hung vợ Luyến Luyến thì luôn bực tức và thờ ơ trước các sự cố Rất nhiều hành động, quan điểm của nhân vật được Ma Văn Kháng khai thác xung quanh việc mất điện: người thì kêu mà không làm, kẻ thì nhún nhường cam chịu, né tránh, người thì tích cực hành động gánh vác … Nhà văn bộc lộ cái nhìn khách quan về cách xử thế của con người trước những biến cố dù rất nhỏ trong cuộc sống

Chọn một khoảnh khắc rất ngắn với hàng loạt hành động xảy ra, nhưng từ đầu đến cuối, người trần thuật không hề bày tỏ thái độ, quan điểm nhận xét của mình mà để cho các nhân vật cụ thể tự bộc lộ Qua thái độ và hành động của các nhân vật, Ma Văn Kháng muốn thể hiện ý tưởng của mình về một trở ngại, một lực cản đang cản con đường đi tới của xã hội Đó là sự trì trệ, là thái độ vô trách nhiệm cần phải được lên án Suy nghĩ của vợ Luyến ở cuối tác

phẩm đã thể hiện điều đó: “Lần đầu tiên chị hiểu ra rằng hoàn cảnh có thể

làm con người hèn hạ đi và nỗi đau khổ lớn nhất của con người là để mất đi khả năng thẩm định và sự gắng gỏi trong hành động Sự tha hóa bản thân

cũng bừng sáng, nó như xóa tan đi mọi tăm tối u uẩn của con người Ánh sáng ấy còn soi tỏ một điều còn diệu kỳ hơn bản thân nó Những giọt nước mắt của Luyến ở cuối tác phẩm là minh chứng cho sự chiến thắng của con người với

Trang 29

thói trì trệ, hèn nhát của bản thân mình Qua tác phẩm, nhà văn muốn gửi gắm bức thông điệp: cho dù cuộc sống có nhiều phức tạp, khó khăn thử thách nhưng chỉ cần có nghị lực và ý chí, có sự đồng lòng đoàn kết con người sẽ cải biến được hoàn cảnh Đó là mong ước của nhà văn về một thực tại tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn

Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, ta thường bắt gặp những con người luôn khao khát đấu tranh để cải biến thực tại Bằng sự nỗ lực của chính mình, họ luôn ước mơ và cố gắng vươn lên để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn

Đó là Kiểm (Kiểm – chú bé con người), Xuân (Một chốn nương thân), thầy Khiển (Thầy Khiển) Viết về họ, nhà văn Ma Văn Kháng chọn điểm nhìn bên

ngoài Tác giả đứng từ xa để quan sát, chiêm ngưỡng và kể lại, miêu tả lại bằng tất cả tình yêu thương và sự trân trọng ngợi ca

Kiểm là một chú bé gặp nhiều bất hạnh, đau khổ trong cuộc sống Kiểm phải sống với mụ dì ghẻ độc ác và người cha hèn nhát, nhu nhược Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chú bé bị mụ dì ghẻ bóc lột sức lao động và đối xử ngược đãi Mẹ đẻ của Kiểm cũng đã đi bước nữa và không có điều kiện để quan tâm đến chú Kiểm không được cha mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc như bao đứa

trẻ khác Một đứa trẻ không may rơi vào cảnh ngộ éo le ấy sẽ “rất dễ trở nên

cằn cỗi, thui chột hết các mầm nhân bản, hết khả năng yêu thương, lạnh lùng nhẫn tâm với đồng loại” [25,tr.289] Nhưng Kiểm đã không bị hoàn cảnh

nhuốm đen nhân cách: “Bị vùi dập và dồn vào cảnh sống thiếu thốn cả vật

chất lẫn tình cảm, nó vẫn giữ được một khoảng cách, chưa đồng hóa với cái xấu, chưa mặc nhiên công nhận cái xấu như là một chuyện tất nhiên - bước tha hóa cuối cùng của nhân cách Ngược lại, nó tràn đầy lòng yêu thương”

[25,tr.287]

Kiểm là đứa trẻ nhân hậu, giàu tình nghĩa, tự nhận mình là “không độc

ác được bao giờ”, đó là một người anh lớn Bất chấp sự căm ghét, dằn hắt,

đánh đập của dì ghẻ, Kiểm vẫn tràn đầy lòng yêu thương hai đứa em cùng cha

Trang 30

khác mẹ Vì một trận đòn thừa sống thiếu chết của người cha tàn nhẫn, vì sự nhục mạ đê hèn của người dì ghẻ ghê gớm, cay nghiệt, hiểu rõ tâm địa của “người lớn” đầy phức tạp, ích kỷ … Kiểm bỏ nhà ra đi Những tưởng chú bé Kiểm sẽ rơi vào cạm bẫy xa ngã của dòng đời phức tạp kia Nhưng không, chú bé ấy đi Lào Cai vừa học, vừa làm rồi lại trở về nhà khi người dì ghẻ ốm liệt giường Kiểm trở về để chia sẻ, gánh chịu cơn tai họa đột ngột của bà dì, trong khi nó hoàn toàn có thể vắng mặt mà không sợ bị chê trách, vì đó không phải chỉ là sự đáp trả hợp lý, là tính chấp vặt thông thường, mà còn là cách xử sự công bằng theo luật nhân gian vẫn thường thấy trong truyện cổ tích và

ngoài đời Nhưng Kiểm đã tự nguyện trở về “Điều đáng nói là chú hoàn toàn

không một chút hả hê hay ngấm ngầm thích thú trước sự rủi ro của kẻ đã gây ra bao khốn khổ cho đời mình, cũng không một vẻ dửng dưng xa cách, mà tràn đầy trong từng âm tiết, ngữ điệu câu nói và thái độ bộc lộ một tình thương yêu vừa non tơ vừa quảng đại …”

Kiểm là một nhân cách cao đẹp trong đời thường Sống trong môi trường bùn lầy tăm tối nhưng Kiểm không bị môi trường ấy làm cho vấy bẩn, hôi tanh Từ điểm nhìn khách quan bên ngoài, tác giả đã phát hiện, quan sát, khắc họa hình ảnh chú bé Kiểm bằng trái tim yêu thương, giọng điệu ngợi ca,

nâng niu, trân trọng: “Chú bé Kiểm, cái mầm non mạnh mẽ, hình tượng biểu

trưng cho bản chất nhân hậu vốn có ở cuộc đời, tồn tại một cách hồn nhiên, không cần giải thích và đang cần được bồi đắp ở cuộc đời mới này” [25,tr

302] Ma Văn Kháng đã đặt niềm tin mãnh liệt vào nhân vật chú bé Kiểm của mình Dù cuộc sống hiện tại của thời kỳ mở cửa đang diễn ra với bao bon chen, cái xấu cái ác đang tồn tại trong cuộc sống thường ngày nhưng cái tốt đẹp cao cả vẫn đang ngự trị rất nhiều xung quanh chúng ta Cái tốt vẫn sẽ luôn chiến thắng cái xấu Cái thiện vẫn luôn đè bẹp cái ác Đó là niềm tin, là niềm hy vọng của tác giả về một xã hội tốt đẹp, tươi sáng Qua đó ta thấy ngòi bút đầy trách nhiệm của nhà văn trước cuộc đời

Trang 31

Trong truyện Một chốn nương thân, tác giả đề cập đến thực trạng nhà

ở chốn thị thành trong thời kỳ đổi mới Từ điểm nhìn bên ngoài, nhà văn kể về cuộc sống chật vật thiếu thốn và bế tắc về nhà ở của vợ chồng viên chức Xuân - Huấn Xuân tìm mọi cách, chạy vạy mọi nơi để cơ quan cấp nhà cho mình Buổi tối, Xuân đi bán thuốc lá ở công viên để kiếm thêm chút tiền cải thiện sinh hoạt cho gia đình Xuân dám đương đầu, dám giành giật để thoát khỏi cảnh sống chật chội, quẩn quanh, bế tắc Xuân bị lừa lọc, bị sỉ nhục, bị giày đạp nhưng cô vẫn luôn cố gắng vươn lên, cố gắng đấu tranh để thoát

khỏi kiếp sống tù túng “Xuân là một phụ nữ đẹp, hiền … Đức nhịn nhường,

hy sinh của y ít người bằng, đặc biệt là trong sự cam chịu thói cay độc, tai quái của mẹ chồng ở độ tuổi trái tính và thằng em chồng, hang ổ của muôn điều uất ức Nhưng y nhịn nhục là để âm thầm hướng về một khát khao giải tỏa Y là đàn bà Y không ước muốn cao xa đâu Một đời sống tạm đủ thôi Đã bao lần y khóc thầm cay đắng Y chỉ mong có được một túp lều nhỏ của riêng, hoặc một góc buồng nhỏ riêng tư thôi Y chỉ mong những điều kiện ăn ở tối thiểu” [25,tr.312]

Lời kể của nhà văn hoàn toàn khách quan lạnh lùng Tác giả không hề biểu hiện cảm xúc và thái độ của mình trong tác phẩm Xuân vốn bản tính hiền lành, nhẫn nhịn, nhưng khi cần tranh đấu, cô đã hành động vô cùng quyết liệt và mạnh mẽ Cô dám cãi nhau, thậm chí đánh nhau với mụ trưởng phòng ghê gớm, lừa lọc

Qua tìm hiểu một số tác phẩm trên ta thấy, khi đứng nhìn từ điểm nhìn

khách quan bên ngoài “người kể thường tách khỏi sự đồng cảm rất lớn đối với

nhân vật và chỉ hướng người nghe vào kết quả thuần túy” [41] Ma Văn

Kháng đã bộc lộ rõ tính khách quan cần có của chủ thể trần thuật đối với các tác phẩm trần thuật từ ngôi thứ ba Trong vai trò một người kể chuyện, tác giả vừa đồng hành cùng nhân vật vừa có ý thức “tách mình ra” tạo lập một khoảng cách trong người trần thuật và nhân vật Người kể chỉ lặng lẽ quan sát,

Trang 32

ghi chép, kể lại các sự kiện và luôn cố gắng tới mức cao nhất để không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình vào trong đó

1.2.2.2 Điểm nhìn bên trong

Nếu ở điểm nhìn bên ngoài, người trần thuật kể lại sự kiện với thái độ khách quan, điềm nhiên, lạnh lùng thì ở điểm nhìn bên trong, khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật đã được rút ngắn lại, có khi còn trùng với nhân vật Từ góc độ này, người trần thuật có thể thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng của nhân vật, nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật và trần thuật bằng chính giọng điệu của nhân vật đó

Cùng sử dụng điểm nhìn trần thuật bên trong để khắc họa hiện thực của con người và đất nước sau 1975 nhưng mỗi tác giả có một nét đặc sắc riêng Nếu Nguyễn Minh Châu lựa chọn điểm nhìn bên trong để thể hiện hậu quả đau thương của con người sau chiến tranh, thì Ma Văn Kháng lựa chọn điểm nhìn bên trong để khám phá cuộc sống trong chiều sâu tâm hồn của con

người Cỏ lau là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau

1975 Ở tác phẩm này, từ điểm nhìn ở ngôi thứ nhất, Lực đã kể với người đọc

cuộc đời và số phận nghiệt ngã của mình “Ông già tôi đã đi qua nỗi mất mát

từ bao nhiêu năm nay, giờ ông già tôi hẳn cũng đã quên tôi Thai cũng vậy, giờ Thai cũng đã có một cuộc đời khác, một người chồng khác với một lũ con cái, nỗi đau khổ ghê gớm vì mất tôi cũng đã qua đi từ lâu Vậy cho nên, đáng lẽ chỉ còn là một kỷ niệm về một người đã khuất, việc tôi đang còn sống đối với hạnh phúc gia đình riêng của Thai hiện tại sau bao nhiêu năm vất vả chả khác nào một điều hăm dọa, tôi chả khác nào một người khách đến không đúng lúc Tôi chỉ làm rối thêm cuộc sống, tôi chỉ quấy rầy số phận đã an bài”

[4,tr.470] Chiến tranh đã lấy đi tuổi trẻ, đã cắt ngang hạnh phúc lứa đôi và xót xa hơn, nó đã để lại một nỗi đau, một vết thương không thể lành trong cuộc đời người lính Phải chăng chiến tranh mặc dù đã đi qua song nó vẫn để

Trang 33

lại một nỗi đau âm ỉ, day dứt trong tâm hồn của những người đang sống, nó sẽ

còn là nỗi đau dai dẳng mãi tới nhiều thế hệ mai sau

Trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng, không ít tác phẩm, nhà văn lựa chọn cho mình một vai phù hợp để nhập vào người trần thuật Do đó người trần thuật tự do bày tỏ cảm xúc nhưng vẫn có thể quan sát

được biểu hiện của nhân vật Có thể kể đến vai nhân viên cùng phòng (Trung

du chiều mưa buồn); vai người cháu (Miền an lạc vĩnh hằng); vai người

hàng xóm (Người giúp việc, Tóc huyền màu bạc trắng, Suối mơ); vai học sinh (Thầy Khiển) …

Trong truyện Trung du chiều mưa buồn, với vai trò của một nhân

viên cùng phòng, người trần thuật đã kể lại câu chuyện vô tình bất nhân của bà Nhàn từ điểm nhìn bên trong

Câu chuyện được mở đầu với tình huống bà Nhàn tức giận bước vào

phòng, theo sau là người em rể của bà mới từ quê lên “Người đàn ông có một

khuôn mặt thoạt ai nhìn thấy cũng đau đớn và kinh hoàng Một khuôn mặt diễn tả trung thành nỗi nghèo cực, khổ ải dài lâu và cơn túng quẫn tột cùng ở thời hiện tại” [25,tr.109] Người đàn ông bần hàn ấy lên gặp bà Nhàn không

phải để vay nợ, cũng không phải để xin ăn Anh ta tìm bà Nhàn để mong sao

đáp ứng tâm nguyện của người vợ đang trong cơn nguy kịch: “Nhà em bị lần

này không chắc qua khỏi …, hễ tỉnh là cô ấy cứ một hai rằng em phải về đón được chị lên Bây giờ cô ấy chỉ có chị là ruột thịt - là cô ấy bảo thế”

[25,tr.110]

Đối lập với người em rể nghèo khổ là bà Nhàn “đã năm mươi tuổi, bà

vẫn giữ được nét duyên dáng thời thanh xuân” Bà Nhàn là người sang trọng,

nhàn nhã, sung sướng, là vợ của một cán bộ cấp cao Nhưng điều mà khiến độc giảcũng phải ngạc nhiên đến sửng sốt là bên trong con người có dáng hình đẹp đẽ kia lại là một tâm hồn lạnh lùng, ích kỷ đến độc địa, tàn nhẫn Bà Nhàn luôn gặp may mắn so với cô em gái của mình Trời cho bà xinh đẹp,

Trang 34

nhan sắc, lấy được ông chồng có địa vị và giàu sang, còn cô em gái của bà đen đủi, xấu xí và mãi mới lấy được một anh thương binh hạng 4/6

Theo mạch kể của người nhân viên cùng phòng, câu chuyện của gia đình bà Nhàn ngày càng được hiện ra rõ nét, chân thực trước mắt người đọc Mặc cho người em rể quỵ lụy, khẩn cầu, van xin, bà Nhàn vẫn lạnh lùng, thờ ơ, vô tâm, bất nhẫn Không những bà không có ý định về thăm người em gái đang ốm đau, hoạn nạn, và có nguy cơ không qua khỏi mà bà còn nhiếc móc, dè bỉu và nghĩ xấu về hai đứa em Dọc theo mạch truyện, người đọc đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi thái độ vô tình, ích kỷ, tráo trở đến táng tận lương tâm của bà Nhàn Dường như bà ta chưa từng biết rằng trên đời này bà còn có một cô em gái Bà dửng dưng trước lời thỉnh cầu muốn gặp chị lần cuối trong phút hấp hối của đứa em ruột Bà đã đi đến tận cùng của cái ác Sự lạnh lùng, tàn nhẫn của bà Nhàn trước cái chết của người em khiến ta cảm thấy ghê sợ về sự xuống cấp đạo lý, tình nghĩa ở con người

Nhà văn đã thật đúng đắn khi chọn cho mình vai người cùng phòng Bởi từ ngôi kể thứ nhất (chúng tôi), từ điểm nhìn bên trong, người trần thuật có thể kể lại diễn biến sự kiện một cách chi tiết, rành mạch Bên cạnh đó, với vai trò của một nhân vật trong tác phẩm, người kể chuyện còn có thể bộc lộ

thái độ, quan điểm, tình cảm, suy nghĩ của mình: “Chúng tôi ái ngại cho

người đàn ông, và sợ rằng ông sẽ không chịu đựng nổi thái độ rất vô sỉ của người chị vợ mình” [25,tr.111] “Trời Tôi thấy mình như tê dại Tôi nhầm hay thư viết sai … Một lần nữa chúng tôi lại bị bất ngờ và lần này chúng tôi như chết lặng” [25,tr.123]

Cùng với việc dẫn dắt các tình tiết, sự kiện, người trần thuật đã không ngần ngại thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình Nhân vật tôi có vai trò định hướng tư duy, tư tưởng, tình cảm cho độc giả Nhà văn Ma Văn Kháng đã phát hiện và đề cập đến một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay: đó là sự vô tâm, thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng trước nỗi đau của người khác; đó là

Trang 35

thói ích kỷ xấu xa Nhà văn đã báo động và cảnh tỉnh trước người đọc một tình trạng đáng lo ngại của xã hội thời hiện tại

Ở truyện Người giúp việc, nhà văn hóa thân thành người hàng xóm để

quan sát, trần thuật những sự kiện diễn ra trong gia đình Hoằng kể từ khi có bà cụ Mạ về giúp việc Từ ngôi thứ nhất, người trần thuật đã khắc họa những

ấn tượng đầu tiên khi gặp bà cụ Mạ: “Phút đầu tiên gặp bà cụ ở cái máy nước

công cộng, thấy bà cụ thành thạo vặn cái vòi rô - bi - nê, nhắc nhở trẻ con xếp hàng thứ tự sau trước, thái độ rất hiền hòa, tôi nghĩ bà cụ vốn đã quen thuộc với sinh hoạt phố phường Nhưng chỉ thoáng sau tôi đã nhận ra, bà cụ chẳng dấu nổi vẻ quê mùa ở cái động tác khom cổ đổi vai gánh đôi thùng nước, ở cái dây yếm đeo trên khúc cổ gầy và cái quần chân quê bạc phếch cứng quèo của mình” [25/346] Bà cụ Mạ không chỉ làm trọn bổn phận của

người giúp việc mà ở bà, ta còn thấy một tình yêu thương chân thành tự nguyện đối với con trẻ Bà cụ đã nhập cuộc bén ngọt vào gia đình Hoằng Đến

mức, “nghe cái khúc luyến láy bà cụ ngọt ngào dỗ dành đứa trẻ bốn tuổi và

ru rín đứa trẻ mới sinh của vợ chồng Hoằng (…) và buổi trưa bảo trẻ con hàng xóm đi chơi, trật tự cho vợ chồng Hoằng nghỉ ngơi, còn mình thì ngồi ở hàng hiên lẩn mẩn nhặt sạn trong giá gạo để sửa soạn bữa chiều” nhân vật

tôi lại nghĩ rằng “đây đích thị là người mẹ đẻ ra Hoằng hoặc mẹ vợ Hoằng ở

quê mới lên thăm nom con cháu”

Bà cụ vừa chịu khó lại khéo dỗ trẻ, bà thực sự là một bảo mẫu về trí tuệ và tình cảm cho những đứa con của vợ chồng Hoằng Từ khi có bà cụ về giúp việc, vợ chồng Hoằng có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc Rõ ràng bà cụ Mạ đã làm lợi cho gia đình Hoằng rất nhiều Cái lợi trực tiếp mà

không thể dùng gì đo đếm được là hai đứa con Hoằng “Đứa bốn tuổi, đứa

sáu tháng, còn trong thời kỳ trứng nước Hu hi, váng mình sốt mẩy, dị ứng, cảm mạo là chuyện cơm bữa Viêm V.A, sốt mọc răng, sởi, thủy đậu, bỏng rạ là những biến động tất nhiên … Nay chúng được dìu dắt, giữ gìn, tránh né

Trang 36

khỏi các sự tai biến Chúng được bàn tay Phật ân ưu độ trì Chúng được bảo hiểm, được an toàn” [25,tr.351] Bà cụ cùng một lúc đóng trọn hai vai: kẻ hầu

hạ và người bà thật sự của hai đứa trẻ Nhưng khi những đứa trẻ đã qua thời kỳ trứng nước thì vợ chồng Hoằng không còn cần tới bà cụ nữa Họ đã bàn mưu tính kế để đuổi bà cụ ra khỏi nhà Vợ Hoằng và mẹ vợ Hoằng thì nói bóng nói gió, chửi cạnh chửi khóe để sỉ nhục bà cụ Còn Hoằng thì thể hiện rõ là một kẻ nhu nhược không có chính kiến Bọn họ trở thành những kẻ vong ơn bội nghĩa, vắt chanh bỏ vỏ

Từ điểm nhìn bên trong, người trần thuật đã thể hiện rõ thái độ, tình cảm của mình với bà cụ Mạ: đó là thứ tình cảm vừa thương vừa giận, vừa nâng niu, trân trọng, ngợi ca vừa trách móc

Tác giả trân trọng ngợi ca tấm lòng nhân ái của bà cụ: “Tôi, kẻ ở bên lề

cái đời sống của gia đình nọ, nhiều lần đã phải rưng rưng vì nhận ra điều bấy lâu bị chìm lấp trong cái mớ bòng bong rắm rối của thói đời đen bạc, con người dẫu không là máu mủ ruột rà, vẫn có thể đầy lòng nhân ái sống bên nhau như máu mủ ruột rà” Nhưng ở một khía cạnh khác, nhà văn lại nêu lên

một vấn đề mới, tình yêu, sự nhân hậu rất cần cho cuộc sống song tình yêu, sự nhân hậu phải đặt đúng chỗ Nếu không con người ta sẽ trở thành nạn nhân

đáng thương: “Khốn khổ thay cho bà cụ thật thà! Cái thật thà, thơ ngây, cái

lòng vị tha bản năng, không sở cứ và vô duyên Điều tưởng là cao thượng hóa ra chỉ là cái thói hay xúc động dễ dãi và thứ tình cảm mù quáng của kẻ quen phận nô bộc Là nạn nhân mà không biết mình là nạn nhân” Bà cụ Mạ

không có nhu cầu thoát khỏi kiếp đi ở Bà sẵn sàng chịu đựng sự mắng chửi, sự xỉ nhục và cả sự lừa dối của người đời để đi ở chứ nhất định không chịu về quê với con cháu Dòng máu nô lệ đã thấm vào máu của bà từ thủa nhỏ, từ đời ông cha, trở thành một tập tính cố hữu Nhà văn đề cập đến tâm lý nô lệ, thói quen ỷ lại vẫn đang tồn tại dù ít dù nhiều trong mỗi con người

Trang 37

Sử dụng điểm nhìn bên trong, người trần thuật được coi là người tham dự vào câu chuyện như là một nhân vật, được gia nhập vào hội thoại, được nhận xét trực tiếp, được nói tiếng nói của mình Hình thức trần thuật này có tính bộc lộ chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao

Cùng sử dụng điểm nhìn trần thuật bên trong nhưng Ma Văn Kháng và Nguyễn Khải có nhiều điểm khác nhau trong nội dung thể hiện Nguyễn Khải thường dùng điểm nhìn bên trong để viết nên những dòng tự truyện hấp dẫn

Trong Nghề văn cũng lắm công phu, nhân vật tôi đã kể về quá trình đến với

văn học, từ chập chững, qua trau dồi, rèn luyện mà trở nên vững vàng Đem cuộc đời mình ra viết với một sự thành thực, ở những truyện ngắn này, người trần thuật hiện lên như một bức chân dung tự họa mà phần linh hồn của nó là những trăn trở, suy tư, là quá trình tự ý thức để vượt lên chính mình trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp văn chương

Ở những truyện sử dụng điểm nhìn bên trong, Ma Văn Kháng thường lựa chọn cho mình một vai phù hợp để nhập vào người trần thuật, do đó tác giả vừa quan sát được những biểu hiện của nhân vật vừa có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình

Trong vai một người hàng xóm, nhà văn đã kể lại khá tỉ mỉ cuộc sống của anh Rư: anh Rư là người có bản tính hiền lành, chịu khó, đặc biệt anh là người yêu thương vợ hết mực Với tình yêu ấy, anh có thể cải biến thực tại: anh đắp đập, khơi dòng, trồng cấy Sự cần cù chịu khó của anh khiến cho

nhân vật “tôi” đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác “Lần đi vắng một tuần

trở về này, tôi vẫn có cảm giác chân mình lạc bước Đập ngay vào mắt tôi là cảnh quan lạ lẫm, khác thường của nơi hẻm núi quen thuộc Giờ đây, cỏ lau đã được phát quang Bên bờ trái, nơi bù hoang kết đọng đã được vét sạch và rải đều một lớp cuội trắng phau Qua vòm lim che phủ ở tít trên cao, nắng lọt xuống lỗ đỗ những cái chấm vàng nhảy nhót vô tư trên dòng suối thông dòng long lanh thanh tĩnh” [25,tr.705] Khung cảnh tươi đẹp hài hòa ấy gần như

Trang 38

sắp hoàn thành thì anh chuyển sang một công việc khác Anh đào giếng lấy nước cho vợ tắm Anh coi việc đào giếng là nét chấm phá cuối cùng tạo nên sự hoàn thiện cho giấc mơ của anh về một thiên đường hạnh phúc nơi rừng xanh núi đỏ, nhưng trớ trêu thay nó cũng là nguyên nhân kết thúc tấn bi kịch của đời anh

Đứng ở vị trí quan sát vô cùng tiện lợi - một người hàng xóm thân thiện, nên người kể có thể nhận rõ sự kiện diễn ra trong cuộc sống của anh Rư: những biểu hiện tình cảm chân thành, mãnh liệt của anh và thói lăng loàn của người vợ Nhân vật “tôi” được chứng kiến sự bào mòn cả về thể xác lẫn

tinh thần của anh nên càng về cuối lời văn càng chua xót, đau đớn: “Không

một lời nhờ cậy vợ, anh như con dúi dũi đất, một thân một mình trần lực ra làm, lặng lẽ cô đơn (…) Chỉ có tôi chiều chiều bế con ra thăm anh (…) Tôi gọi anh, tiếng âm vang (…) Tôi rùng mình, sờn cả gai ốc khi nhìn thấy âm ty địa ngục” [25,tr.717] Càng kể, lời trần thuật càng trào dâng một niềm cảm

xúc vừa giận, vừa thương: thương cho nỗi cô đơn tuyệt vọng, giận cho sự ngây thơ đến mông muội của con người Và nỗi xót thương cho nhân vật đã

đồng vọng trong lời bình luận của nhân vật “tôi”: “Cuộc sống thật trớ trêu và

khốn khổ! Người vo tròn, kẻ bóp méo Nhịn nhường hết mực mà hạnh phúc vẫn xa vời là thế … Nhưng anh là con người thực sự chân chính, không một kẻ nào được phép lợi dụng, sỉ nhục anh! Không được phép!” [25,tr.724]

Người trần thuật luôn bộc lộ tình cảm của mình khiến cho tính chủ quan trong lời kể càng được khắc họa, tư tưởng tác phẩm được soi sáng Hóa ra cái dòng suối trong trẻo trong khu rừng ấy cũng chỉ mãi mãi có trong giấc mơ của con người mà thôi

Trong truyện Tóc huyền màu bạc trắng, từ vai kể của người hàng

xóm, tác giả đã khắc họa thật rõ nét diện mạo và cuộc đời đầy bất trắc của ông Thại Ông Thại bị đi tù oan suốt hai mươi năm Sống trong tù ông bị bọn quản giáo lên mặt hách dịch hành hạ, mắng chửi Hai mươi năm trong tù đã chôn

Trang 39

vùi cả thời thanh xuân, tình yêu và hy vọng của ông Để rồi, ở tuổi sáu mươi lăm ông mới được làm đám cưới Câu chuyện mang dáng dấp một thiên tình sử đẹp nhất thế gian này Những người yêu nhau hơn hai mươi năm trước đã

trở về với nhau “Ông thì vượt qua song sắt nhà tù, bà thì ra khỏi cánh cửa

Phật Đời sống trần gian dẫu sao vẫn là chốn thiên thai Ông Thại đã được đền bù” [25,tr.420]

Qua câu chuyện tác giả muốn nói rằng: “Con người là một con vật có

lý trí và rất biết uyển chuyển Nó biết cách sống cả trong những hoàn cảnh khủng khiếp nhất” [25,tr.419] Dù cuộc đời gặp nhiều nghịch lý, trắc trở, ông

Thại vẫn sống ung dung như một bậc chính nhân quân tử Đó là những con người có nghị lực mạnh mẽ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn vững vàng như cây xương rồng luôn vươn lên trên cát cằn, sỏi đá

Ở truyện Miền an lạc vĩnh hằng, người trần thuật vào vai một người

cháu để khắc họa hình ảnh bà cô Sẹc với tất cả tình yêu thương, cảm phục,

trân trọng sâu sắc: “Cô tôi cả đời thiệt thòi, nhưng luôn nín nhịn, hỉ xả, trọn

vẹn nghĩa tình Cô chăm chỉ, chịu thương, chịu khó (…) Cô sống với ai cũng được người ta yêu mến, kính mộ, vì chính cô luôn mến mộ, cưu mang họ”

Với một tình cảm gắn bó sâu nặng, một giọng điệu chân thành ngợi ca người trần thuật lần lượt kể lại những biến cố, những sự kiện và những đức tính tốt đẹp của bà cô mình Lời trần thuật vì thế thấm đượm cảm xúc chủ

quan của nhân vật “tôi”: “Cô là người mẹ của vợ chồng tôi Cô tỏa vào gia

đình tôi một tình thương mến mẫu tử thật sự với một phong cách riêng: chuộng việc, chuộng tình, không chuộng lời” [25,tr.617] “Bà cô tôi là cả một kho báu kinh nghiệm săn sóc ốm đau Thuốc thang nồi lớn, siêu nhỏ suốt ngày đỏ lửa Cơm nước, giặt giũ, quét quáy, chăm sóc lợn gà” [25,tr.623]

Cô Sẹc nhân hậu, tần tảo, đảm đang nhưng số phận lại gặp nhiều thiệt thòi Cô sống chan hòa, luôn nhường nhịn chịu phần thua thiệt về mình nhưng lại bị hạng người xấu xa, ích kỷ, đố kỵ, ghen ghét làm hại Cho dù bị dồn đẩy

Trang 40

tới hoàn cảnh khó khăn, cô Sẹc vẫn không kêu ca, oán thán, không mảy may một ý định trả thù Đáp trả lại những con người làm tổn hại đến mình, cô Sẹc

vẫn thản nhiên, ung dung, cao thượng trong suy nghĩ và hành động: “Cô tôi,

một đời người bình dị mà quả cảm vô song, cô tôi đã dám sống hết chiều kích, tự lập tự trống trả, và bây giờ bà đang tự giải thoát”

Ở truyện Thầy Khiển, trong vai một người học sinh, người trần thuật

có thể quan sát đầy đủ và kể lại tỉ mỉ chi tiết về thầy Khiển Cuộc đời thầy là sự đấu tranh không mệt mỏi, không khoan nhượng với những kẻ thực dụng, cơ hội, ích kỷ, xấu xa

Nhà văn Ma Văn Kháng sử dụng điểm nhìn bên trong để ngợi ca, trân

trọng những con người có nhân cách cao đẹp.Từ anh Rư (Suối mơ) đến ông Thại (Tóc huyền màu bạc trắng), bà Sẹc (Miền an lạc vĩnh hằng), thầy Khiển (Thầy Khiển) …, người nào cũng đẹp, dù có những cách ứng xử khác

nhau trước thời thế nhưng họ đều là những con người có nhân cách cao thượng

1.2.2.3 Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật

Nghiên cứu truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1975, ta thấy một đặc điểm quen thuộc trong bút pháp trần thuật của tác giả là sự đan cài các điểm nhìn trần thuật Trong một số tác phẩm, nhà văn không duy trì trọn vẹn từ đầu đến cuối một điểm nhìn khách quan bên ngoài mà còn dịch chuyển vào điểm nhìn bên trong của nhân vật Từ điểm nhìn của nhân vật này chuyển sang điểm nhìn của nhân vật khác Việc dịch chuyển điểm nhìn giúp nhà văn phản ánh hiện thực muôn màu của đời sống Vì thế truyện ngắn Ma Văn Kháng trở nên đa dạng, sinh động và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với độc giả Nhờ sự dịch chuyển điểm nhìn, người đọc có thể đến với một thế giới nhân vật với mọi phương diện thể hiện: cả hình thức bề ngoài và bề sâu tâm hồn con người

Ngày đăng: 09/11/2012, 13:50

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN