Vì vậy, chúng tôi quan tâm nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison Fragmentary language in Toni Morrison’s novels, với mong muốn đưa ra một hướng tiếp cậ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lần đầu tiên trong văn học thế giới, nữ sĩ da đen người Mỹ gốc Phi
Toni Morrison đã nhận được giải thưởng Nobel văn học cao quý Tiểu
thuyết của bà đã gây chấn động và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phê bình trên thế giới
Toni Morrison đã kiến tạo một thế giới nghệ thuật đặc sắc, bằng ngôn
ngữ và lối tư duy của hệ hình hậu hiện đại: ngôn ngữ mảnh vỡ Đặc điểm
nghệ thuật này đã tạo nên đặc trưng cho thế giới tiểu thuyết Morrison và
sự thành công vang dội của bà Dường như tiểu thuyết của bà đã đạt được
vị trí những kiệt tác kinh điển Người ta xếp bà vào cùng hạng với
Chekhov, Tagore, Kawabata, Gabriel Garcia Marquez, … những nhà nhân văn của mọi thời đại
Vấn đề mảnh vỡ đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, tuy nhiên,
không thấy có một công trình nào nghiên cứu về ngôn ngữ mảnh vỡ trong
nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Morrison Vì vậy, chúng tôi quan tâm nghiên
cứu đề tài Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison
(Fragmentary language in Toni Morrison’s novels), với mong muốn
đưa ra một hướng tiếp cận khả dĩ khám phá được những lớp ý nghĩa nghệ thuật ẩn sâu trong tác phẩm của nữ văn sĩ người da màu này
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới đối với ngành lí luận văn học Việt Nam Đó là nghiên cứu
các tác phẩm văn học hậu hiện đại dưới góc nhìn kí hiệu học Nó sẽ giúp
chúng ta khai phá những khung trời mới lạ bằng sắc màu kì diệu của nghệ thuật, khắc phục được những hạn chế của các cách tiếp cận trước đây, chủ yếu là tiếp cận ở phương diện thế giới quan, tư tưởng hệ Thành công của luận án sẽ có đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy xây dựng diện mạo hệ thống lí thuyết về nghiên cứu phê bình văn học hậu hiện đại trong nước
Trang 22 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Morrison để thấy
những đặc trưng nghệ thuật của Morrison, những sáng tạo, cách tân của bà trong sáng tác, trên cơ sở đó, luận án hướng đến những vấn đề thuộc về văn hóa da trắng, da đen trong sự xung đột, hòa giải và những di chứng không thể xóa bỏ giữa các chủng tộc áp bức và bị áp bức trong đời sống
con người thời hậu hiện đại Về mặt lí luận, khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ,
một đặc trưng của văn học hậu hiện đại cũng được làm rõ, có thể trở thành một công cụ để nghiên cứu văn học hậu hiện đại nói chung
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết
Morrison Sau khi xác lập khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, luận án khảo sát
ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của bà ở các phương diện cơ bản là
ngôn từ mảnh vỡ và nhân vật mảnh vỡ.
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là ba cuốn tiểu thuyết của Morrison:
Mắt biếc (The Bluest Eye), Người yêu dấu (Beloved) và Bài ca của Solomon (Song of Solomon) Trong đó, Mắt biếc và Người yêu dấu đã được dịch sang tiếng Việt Bài ca của Solomon sẽ được khảo sát trên
nguyên bản tiếng Anh Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đối với hai
cuốn Mắt biếc và Người yêu dấu chúng tôi cũng tiến hành đối chiếu, so
sánh với nguyên tác
Ba cuốn tiểu thuyết này có thể đại diện và kết tinh đặc trưng tiểu thuyết Morrison và đã được giới nghiên cứu phê bình văn học thế giới khẳng định Trong đó, cuộc sống của người da màu được đề cập với sự có
mặt đầy đủ của các thế hệ: Mắt biếc là câu chuyện về một cô bé; Người yêu dấu là câu chuyện về người mẹ và con gái; Bài ca của Solomon viết về
người cha và con trai
Trang 3Ngoài ba cuốn đã được đề cập, Morrison còn có sáu tiểu thuyết khác
là Thiên Đường (Paradise), Sula, Tar Baby, Jazz, Yêu (Love) và Lòng nhân (A Mercy) Tuy chúng tôi không khảo sát kĩ các tiểu thuyết này,
nhưng trong quá trình nghiên cứu luận án sẽ có những liên hệ và so sánh
để thấy được cái nhìn thống nhất trong sáng tác của Morrison
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Luận án kết hợp nghiên cứu lí luận với vận dụng phân tích tác phẩm của tác giả nữ da đen Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel văn học
Ở phương diện lí thuyết, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu hoàn cảnh ra
đời, xác lập nội hàm khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, như là một đặc trưng
của thời kì hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng
Tiếp đó, chúng tôi vận dụng khảo sát trên ba tiểu thuyết tiêu biểu của Toni Morrison Tác phẩm của bà mang đặc trưng của tiểu thuyết hậu hiện đại, với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mới lạ, đóng góp cho văn học thế giới những diện mạo mới
Song song với quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành dịch tiểu
thuyết Bài ca của Solomon sang tiếng Việt Công việc nghiên cứu và dịch
thuật tác phẩm của Toni Morrison góp phần giới thiệu những di sản văn hóa của nhân loại, làm phong phú kho tàng văn học nước ngoài ở Việt Nam Trước mắt, luận án sẽ giúp sinh viên tiếp cận với nền văn học Mỹ - Phi, với phong cách nghệ thuật độc đáo, những cách tân mạnh mẽ, tinh thần nhân văn lớn lao của tác giả đương đại nổi tiếng
Luận án có ý nghĩa khoa học, có đóng góp thiết thực cho việc nghiên cứu lí thuyết phê bình hậu hiện đại, đó là việc xây dựng một thuật ngữ lí luận công cụ và tập dượt vận dụng nghiên cứu những tác phẩm văn xuôi hậu hiện đại, một lĩnh vực hãy còn khá mới mẻ ở trong nước
Ở Việt Nam, đây là luận án đầu tiên có tính chất tổng hợp, khái quát
về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Morrison trên những phương diện cơ bản Luận án đã tập hợp được một số nhận định về đặc trưng nghệ thuật
Trang 4tiểu thuyết, đặc biệt là tính mảnh vỡ – đặc trưng của văn học hậu hiện đại –
trong tiểu thuyết của bà
Thành công của luận án bắc một cây cầu nhỏ cho những người nghiên cứu tiếp theo về thế giới nghệ thuật của Morrison nói riêng, cũng như nghiên cứu về văn học hậu hiện đại nói chung
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài này, dưới cái nhìn của lí thuyết Phê bình hậu hiện đại, chúng tôi áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp văn hóa – xã hội: Chúng tôi nghiên cứu tiểu thuyết của
Morrison trong mối liên hệ mật thiết với hoàn cảnh văn hóa, xã hội Những nội dung của tiểu thuyết được phân tích, soi rọi từ góc nhìn văn hóa, xã hội Đó là những vấn đề văn hóa, xã hội của người da đen, cộng đồng người da đen trong môi trường văn hóa, xã hội người da trắng
- Phương pháp liên ngành: Được sử dụng để khảo sát và xây dựng
khái niệm “ngôn ngữ mảnh vỡ” Ở đây, chúng tôi kết hợp nghiên cứu văn học với nghiên cứu lịch sử, triết học, kinh tế, văn hóa, để xác lập hoàn cảnh ra đời và nội hàm khái niệm mảnh vỡ, cũng như sử dụng để khảo sát các tiểu thuyết của Toni Morrison
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học lịch sử: Phương pháp này
chúng tôi sử dụng để chỉ ra những cách tân trong văn học hậu hiện đại –
những hình thức nghệ thuật phản truyền thống, những kĩ thuật tiểu thuyết
còn mang tính thử nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học lí thuyết: Phương pháp này
được áp dụng chủ yếu khi chúng tôi phân tích, tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật cơ bản của nhà văn khi xây dựng tác phẩm Luận án chỉ ra vai trò, giá trị của những chi tiết, kĩ thuật, hình thức nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để biểu đạt nội dung tư tưởng trong tác phẩm
- Phương pháp phê bình tiểu sử: Chúng tôi nghiên cứu tiểu sử của nhà
văn để thấy được mối quan hệ, tác động qua lại giữa cuộc đời và sự nghiệp
Trang 5sáng tác, những cơ sở để minh giải về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của một cây bút khá đặc biệt trên thế giới: một nữ văn sĩ người da đen.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các thao tác phân tích, bình giá… để vừa
mở rộng vừa đào sâu vấn đề cần nghiên cứu
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Về phương diện lí thuyết, đề tài tổng hợp và xác định nội hàm khái
niệm ngôn ngữ mảnh vỡ đặc trưng của văn học hậu hiện đại Thuật ngữ
này đã được sử dụng rải rác trong các công trình nghiên cứu về văn học hậu hiện đại, tuy nhiên, nội hàm khái niệm vẫn chưa được làm rõ Từ chỗ minh giải nội hàm khái niệm, đóng góp của luận án là xây dựng một công
cụ lí luận để nghiên cứu về văn học hậu hiện đại nói chung
Về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Morrison, luận án làm sáng tỏ ngôn ngữ mảnh vỡ của Morrison, khẳng định những giá trị chân, thiện, mỹ và
những đóng góp lớn của Morrison đối với văn học hậu hiện đại thế giới - một nữ nhà văn hãy còn khá mới mẻ đối với bạn đọc Việt Nam
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Sau phần Mở đầu, luận án được triển khai theo bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Khái niệm “ngôn ngữ mảnh vỡ”
Chương 3: Ngôn từ mảnh vỡ
Chương 4: Nhân vật mảnh vỡ
Các chương này dù đứng độc lập vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hướng vào việc chỉ ra đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Morrison và ý nghĩa của nó đối với nghiên cứu, phê bình lí luận văn học
Cuối cùng là phần Kết luận, Danh mục các công trình liên quan đến
đề tài luận án và Tài liệu tham khảo.
Trang 6CHƯƠNG MỘT
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 PHÊ BÌNH LÍ LUẬN VỀ “MẢNH VỠ”
1.1.1 Trên thế giới
Phần này chúng tôi khảo sát dựa vào các công trình nghiên cứu của
Stuart Sim, cuốn Từ điển phê bình về tư tưởng hậu hiện đại (Critical Dictionary of Postmodern Thought) và của nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc trong Truyện ngắn hậu hiện đại Các biểu hiện sinh động của nghệ thuật
mảnh vỡ ở đây được khảo cứu khá công phu: không có chủ đề, không có kết thúc, không có cốt truyện,… không có bất kì một cảm xúc, cấu trúc nào của tiểu thuyết truyền thống, văn tự bị biến dạng dưới nhiều hình thức:
con số, dấu hoa thị, các bức tranh, các vết bẩn…
1.1.2 Ở Việt Nam
Luận án tiến hành khảo sát sự sử dụng và xuất hiện của thuật ngữ mảnh vỡ trong đời sống phê bình, lí luận văn học ở Việt Nam Với 11 bài nghiên cứu chúng tôi tập hợp được của các tác giả như: Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Châu Minh Hùng,… tuy chưa thể nói là đầy đủ, nhưng qua
đó, cũng thấy được sự xuất hiện khá dày của các công trình nghiên cứu sử dụng thuật ngữ mảnh vỡ Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu, dịch thuật của Lã Nguyên, Ngân Xuyên,… là những điểm tựa chắc chắn để chúng tôi xác lập nội hàm khái niệm, làm điểm tựa để triển khai đề tài
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TONI MORRISON
1.2.1 Nghiên cứu về Toni Morrison trên thế giới
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu tiểu thuyết Morrison, chúng tôi thấy các có hai xu hướng nghiên cứu chính Xu hướng thứ nhất nghiên cứu tư tưởng của nhà văn: các vấn đề chủng tộc, giới tính, lịch sử, vấn đề bản sắc, cá nhân và cộng đồng, vấn đề nữ quyền, tinh thần nhân văn… Bên
Trang 7cạnh đó, là xu hướng thiên về thi pháp và kỹ thuật tiểu thuyết của Toni Morrison như chất thơ trong tiểu thuyết, các yếu tố văn hoá dân gian, không khí tôn giáo, nghệ thuật trần thuật đa chủ thể thông qua dòng tâm tư
và sự luân phiên điểm nhìn, các đặc điểm của kỹ thuật tiểu thuyết hậu hiện
đại Đặc biệt, tính mảnh vỡ được nhìn nhận như là một đặc trưng của tiểu
thuyết Morrison, thể hiện ở cả trong nội dung cũng như kĩ thuật tiểu thuyết Chúng tôi tóm tắt những hướng nghiên cứu cơ bản như sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết của Toni Morrison được nghiên cứu dưới cái nhìn phân tâm học Những vấn đề về nỗi sợ hãi, ám ảnh, những chấn
thương tinh thần, tâm lí nô lệ… được phân tích khá kĩ để lí giải những nội
dung tư tưởng trong tiểu thuyết của Morrison Thứ hai, tiểu thuyết của Morrison được khám phá từ góc độ thi pháp học Thứ ba, một hướng
nghiên cứu phê bình nổi bật không thể không nói tới đó là tiếp cận các tác
phẩm của Morrison ở phương diện văn hóa, tôn giáo.
Khuynh hướng thứ tư nghiên cứu về thế giới tiểu thuyết Morrison dưới cái nhìn xã hội học Các vấn đề lịch sử, chủng tộc của người da đen
trong xã hội da trắng được nghiên cứu kĩ lưỡng để giải thích những tấn thảm kịch của người da màu phải chịu đựng trong lịch sử chế độ nô lệ
Bên cạnh đó, các cây bút nhấn mạnh tính chất hậu hiện đại da đen của cây
bút Morrison Đồng thời, còn có khuynh hướng nghiên cứu ở góc độ trần thuật học về tiểu thuyết của Toni Morrison
Các công trình này đã cho chúng tôi những nhận định quý báu, những định hướng ban đầu để chúng tôi triển khai luận án Bên cạnh những công trình đề cập trực tiếp đến mảnh vỡ, có một số tuy không trực tiếp đề cập, nhưng cũng đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc xác lập nền tảng văn hóa xã hội cho “mảnh vỡ” và đặc thù mảnh vỡ trong tác phẩm Morrison
1.2.2 Nghiên cứu về Toni Morrison ở trong nước
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến nữ sĩ
Morrison và tiểu thuyết của bà chúng tôi tập hợp được không nhiều Ngoài
Trang 8một số bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm trên các sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet, ở nước ta có ba công trình nghiên cứu có tính chất chuyên biệt, đó là luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hiếu Thiện với đề tài
Con đường tới tự do của người Mỹ da đen trong nghệ thuật thuật tiểu thuyết Toni Morrison (2003) và Nguyễn Phương Khánh với đề tài Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tác phẩm “Người yêu dấu”(2008) Ngoài
ra, còn có công trình của Đường Thị Thùy Trâm, Luận văn Thạc sỹ,
“Người yêu dấu” của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại (2009) Như vậy, nghiên cứu về mảnh vỡ là một xu thế tương đối tập trung,
được nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học hậu hiện đại trên thế giới cũng như trong nước quan tâm Có thể thấy, mảnh vỡ được khảo sát và luận bàn trên nhiều bình diện: ngôn ngữ, nhân vật, cốt truyện… Thông qua
đó, những sáng tạo, cách tân, những quan điểm nghệ thuật mới mẻ… của các cây bút hậu hiện đại được đào sâu, khám phá, lí giải một cách khoa học, thuyết phục và hấp dẫn
Nghiên cứu tiểu thuyết Toni Morrison bao gồm các vấn đề như chất nhân văn, những chấn thương kinh hoàng người da đen phải chịu đựng trong xã hội mà họ bị coi là nô lệ; khát vọng tự do, hạnh phúc, tình mẹ, khát vọng về mái ấm; vấn đề chủng tộc, bản sắc, cá tính, các yếu tố lịch sử
và tôn giáo ; về kỹ thuật tiểu thuyết, các vấn đề đã được phát hiện như sự tồn tại của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, sự lai ghép giữa các thể loại, ảnh hưởng từ Kinh thánh, sự sử dụng nhiều khung thời gian, tính mơ hồ và đa nghĩa, kỹ thuật dòng ý thức, sử dụng lối kể chuyện đa chủ thể, phi tuyến tính, đặc biệt tính mảnh vỡ được nhìn nhận như là một đặc điểm nổi trội trong nghệ thuật tiểu thuyết Morrison Đó là những gợi ý để chúng tôi kế thừa và phát triển trong luận án
Ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu về ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu
thuyết của Toni Morrison còn là một vấn đề đang bỏ ngỏ Những nhận xét ban đầu chỉ có tính khái quát, và mới dừng ở mức độ gợi ý Vì đây là nét
Trang 9nghệ thuật tự sự rất đặc trưng của tiểu thuyết Morrison, nên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này, với mong muốn tìm ra một con đường để tiếp cận các lớp giá trị của những thiên kiệt tác, mở ra một ô cửa để bước đầu tìm hiểu những đại dương mênh mông của nền văn học thế giới, đặc biệt là
nền văn học được gọi là hậu hiện đại, với những cách tân và sáng tạo
mạnh mẽ trên nhiều phương diện
CHƯƠNG HAI
KHÁI NIỆM “NGÔN NGỮ MẢNH VỠ”
Mảnh vỡ thường được xem như là một tính chất trong sáng tạo nghệ thuật Đôi lúc nó được nâng lên thành chủ nghĩa: chủ nghĩa mảnh vỡ
(fragmentarism) Từ đó, trong văn học, có thể xem đây là một khuynh hướng sáng tác Ở phạm vi luận án, chúng tôi chỉ tập trung xác định và
khai thác khái niệm ở khía cạnh là một tính chất của diễn ngôn nghệ thuật, cách cắt nghĩa cuộc sống đặc thù của văn chương hậu hiện đại nói chung
và của Toni Morrison nói riêng Trước khi xác lập khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, chúng tôi bắt đầu từ ngôn ngữ nghệ thuật.
2.1 NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Chúng tôi dựa vào khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật của I.U Lotman,
nhà kí hiệu học, đồng quan điểm với các nhà hậu cấu trúc luận về ngôn ngữ Theo Lotman, tất cả các yếu tố tạo nên thế giới nghệ thuật: khung, không gian, cốt truyện, sự kiện, nhân vật, kết cấu… đều là đơn vị tạo nghĩa
và đều là ngôn ngữ nghệ thuật Khi ngôn ngữ tự nhiên được sử dụng để kể
lại sự kiện (có yếu tố kể chuyện và có người kể chuyện) thì nó trở thành ngôn ngữ nghệ thuật Đó là những tiếng nói được hư cấu, nhào nặn, sáng tạo, có giọng điệu riêng, có phong cách riêng Đơn vị ngôn ngữ nghệ thuật,
do đó, không phải là từ ngữ, mà là những motif Đồng quan điểm đó,
Trang 10Ludwig Wittgenstein, Mikhail Bakhtin và các nhà hậu cấu trúc xác định ngôn ngữ luôn thuộc về những tương tác, đối thoại nào đó, nghĩa là, bao giờ cũng ở trong quá trình vận động Do đó, ngôn ngữ nghệ thuật gắn liền mật thiết với xã hội và lịch sử Ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại được xem là một diễn ngôn (discourse), tức ngôn ngữ đang được sử dụng, trong quá trình sản sinh và tạo nghĩa, có khả năng mở rộng và phát triển giới hạn của nó đến vô cùng.
Lotman quan niệm ngôn ngữ nghệ thuật rộng hơn những gì được các
nhà nghiên cứu trước đây ghi nhận và đây cũng chính là tinh thần mà các nhà hậu hiện đại quan niệm về ngôn ngữ Theo đó, ngôn ngữ nghệ thuật là
dạng ngôn ngữ thứ sinh, được kiến tạo trên hệ thống ngôn ngữ xã hội
Ngôn ngữ nghệ thuật của một tác phẩm văn chương là ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ không gian, ngôn ngữ cốt truyện là bất cứ hình thức nào của văn bản mà có thể giao tiếp tạo nghĩa, tạo khả năng thẩm mĩ đối với người
đọc Đương nhiên, ngôn ngữ nghệ thuật hậu hiện đại sẽ khác với ngôn ngữ nghệ thuật truyền thống Sự khác biệt đó đến từ nhãn quan xem thế giới là một chỉnh thể của tập hợp những mảnh vỡ và xem thế giới không là chỉnh thể của những mảnh vỡ, mà là sự liền kề của những mảnh vỡ mà
thôi
Tiến hành khảo sát và so sánh đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật truyền thống và ngôn ngữ mảnh vỡ - đặc trưng của diễn ngôn hậu hiện đại, luận án tiến đến kết luận: dưới ảnh hưởng của triết học lí tính, ngôn ngữ văn học truyền thống là ngôn ngữ chỉnh thể, thống nhất, đăng đối, những mảnh vỡ, nếu có, cũng chỉ là những phần của một chỉnh thể, hướng tâm Còn ngôn ngữ mảnh vỡ, là ngôn ngữ của hệ hình tư duy hậu hiện đại, sản phẩm của triết học phi lí tính, phi trung tâm Nó kêu gọi giải đại tự sự, cổ
vũ phân tán
2.2 “NGÔN NGỮ MẢNH VỠ”
Tiếp tục làm sáng tỏ khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, chúng tôi đi sâu
Trang 11khảo sát khái niệm mảnh vỡ Đầu tiên, chúng tôi tiến hành khảo sát bối
cảnh ra đời của thuật ngữ và tiến tới xác lập nội hàm khái niệm Qua việc khảo cứu các tài liệu trong nước và trên thế giới, chúng tôi kết luận mảnh
vỡ là đặc trưng của tâm thức hậu hiện đại và cũng là một đặc trưng của văn học hậu hiện đại, với nền tảng là triết học phi trung tâm, phản đối lí tính
2.2.1 Mảnh vỡ như là đặc trưng của tư duy hậu hiện đại: Có thể
thấy, mảnh vỡ là một đặc trưng của tư duy và của văn học hậu hiện đại phương Tây Các nhà văn hậu hiện đại đã nói bằng ngôn ngữ mảnh vỡ, thứ ngôn ngữ nghệ thuật mà theo họ, có thể giải phóng được tư duy, xúc cảm, thể hiện sinh động vẻ đẹp vốn có của cuộc sống Ngôn ngữ mảnh vỡ là một sáng tạo đặc biệt thành công của các nhà văn hậu hiện đại, để có thể thể hiện, bộc lộ tâm thức của con người thời hậu hiện đại
2.2.2 Nội hàm khái niệm: Từ những cơ sở trên, chúng tôi tạm thời
xác định nội hàm khái niệm như sau: Ngôn ngữ mảnh vỡ hay lối biểu đạt
bằng mảnh vỡ (diễn ngôn mảnh vỡ) là một đặc trưng cơ bản cho cách tiếp cận hiện thực của văn học hậu hiện đại Lối viết này ra đời trên cơ sở giải tâm, bất định, đứt đoạn, rời rạc, lắp ghép, phân mảnh, trống rỗng, ngoại biên, phi nghiêm cẩn, ngẫu nhiên xuất hiện hầu hết trong các tác phẩm văn chương, thể hiện cảm quan “hoài nghi các đại tự sự” của con người hậu hiện đại
Ngôn ngữ mảnh vỡ thể hiện ở tất cả các phương diện, tất cả các yếu tố
cơ bản của hình thức nghệ thuật trong tác phẩm như: cốt truyện, nhân vật, tâm lí nhân vật, thời gian, không gian, nghệ thuật trần thuật, ngôn từ… Chúng ta không thể thấy sự tuân theo một trật tự, khuôn mẫu nào như những tác phẩm văn học truyền thống, mà luôn luôn có sự xáo trộn, đứt gãy, biến động, phi lí, bất thường Người đọc không thể hy vọng một trật
tự tuyến tính trong cách trần thuật, mà phải tham gia tích cực vào việc sắp xếp, tập hợp, thu gom các phần mảnh đó lại để có thể hình dung và tiếp nhận câu chuyện
Trang 12Từ cái nhìn triết học, ta thấy mảnh vỡ là sản phẩm của quan niệm hỗn
độn về cuộc sống, khi xã hội đang đứng ở ngưỡng vận động, thay đổi Những mảnh vỡ va chạm, tương tác nhau tạo nên sự sống và sự phát triển
Từ cái nhìn mĩ học, mảnh vỡ diễn đạt về Cái đẹp là cái chưa hoàn hảo
trong hình hài của những mảnh vỡ Mảnh vỡ luôn cho thấy sự khiếm khuyết, sự chưa hiện diện thành một cái “tôi” với đầy đủ nhân hình, nhân dạng và nhân tính Mảnh vỡ là cái đẹp đang trên sự vận động để trở thành
“nó là”
Từ cái nhìn lí thuyết phê bình văn học: mảnh vỡ là sản phẩm của giải cấu trúc Khi cái ngoại biên được xem trọng như cái trung tâm và dần dịch
chuyển vào trung tâm để làm phi trung tâm một sự vật hiện tượng nào đó
thì mảnh vỡ ra đời Vậy, khi nói đến mảnh vỡ là nói đến hiện tượng phi trung tâm, giải chính thống, giải những đại tự sự đã trở nên lỗi thời.
Từ đó ta có, ngôn ngữ mảnh vỡ (fragmentary language) hay còn gọi
là diễn ngôn mảnh vỡ chính là cách diễn đạt ngôn từ, hình tượng mang tính mảnh vỡ trong hư cấu nghệ thuật Ngôn ngữ ở đây, như đã xác định,
là lối diễn đạt nghệ thuật của tác phẩm văn học thông qua các đơn vị tạo nghĩa Do vậy, trong phạm vi luận án này, chúng tôi tập trung vào hai lĩnh
vực: ngôn từ mảnh vỡ và nhân vật mảnh vỡ
CHƯƠNG 3
NGÔN TỪ MẢNH VỠ
Chúng tôi chỉ ra dụng ý nghệ thuật của Morrison khi sáng tạo và sử
dụng ngôn từ mảnh vỡ Nhận thức được sức mạnh và quyền uy của ngôn
ngữ, bà đã tập trung sức sáng tạo của mình vào đó Ngôn ngữ là hình ảnh, trật tự của thế giới, thông qua đó, giới cầm quyền da trắng biểu thị ý chí, quyền lực, đặt ra luật lệ bắt mọi người phải phục tùng Bằng các cách thức khác nhau, bà đã đập vỡ hệ thống ngôn ngữ chuẩn mực của người da trắng
Trang 13trên đất Mỹ, thay thế nó bằng hệ thống ngôn từ riêng của bà – của người
da đen Tấn công vào ngôn ngữ, tức là tấn công vào hệ thống tri thức, quyền lực da trắng được tạo dựng bao đời của diễn ngôn bá quyền Bà phơi bày tính bất khả tín, sự dối trá, bịa đặt của ngôn ngữ “trắng”, giáng những đòn chí mạng vào nền tảng văn hóa trắng, làm lung lay cơ sở mỹ học độc tôn da trắng… Một mặt, làm phi trung tâm văn hóa da trắng, mặt khác, khẳng định ngôn ngữ, văn hóa, bản sắc da đen, đấu tranh cho quyền được nói, được sống, được tự do của người da đen – những số phận bị vỡ nát trong cuồng phong của lịch sử Ngôn từ là tiếng nói, là sự sống còn của một dân tộc, nên ta thấy trong tiểu thuyết của Morrison, bà đặc biệt chú ý
tới ngôn từ nghệ thuật Những mảnh vỡ ngôn từ trong tiểu thuyết Morrison
đặc biệt giàu ý nghĩa, giàu khả năng chuyển nghĩa và xúc cảm
3.1 NGÔN TỪ HỖN ĐỘN
3.1.1 Mảnh vụn ngôn từ - tấm gương của thế giới đảo ngược
Việc bẻ vụn và dồn ép ngôn từ để nói về hai thế giới trắng - đen, khiến ngôn từ như một tấm gương của hai thế giới đối nghịch hoàn toàn: thế giới của bé Pecola bị hủy diệt và thế giới đẹp đẽ chuẩn mực của người da trắng
Ở tiểu thuyết của Toni Morrison, người đọc có thể nhận thấy tác giả sử
dụng ngôn ngữ mảnh vỡ đặc thù trong các văn bản, ở nhiều cấp độ Sự
ngắt câu, khoảng cách giữa các từ, việc sử dụng các dấu chấm, cách thức viết hoa…; việc cắt một đoạn từ ngữ thành mảnh nhỏ đặt lên đầu mỗi đoạn
thay cho tên chương mục… trong tác phẩm đầu tay Mắt biếc, cho thấy
dụng ý của bà trong việc tạo ra một kiểu ngôn từ vỡ vụn cho văn bản
3.1.2 Sức mạnh phá hủy của ngôn ngữ trong thế giới ảo
SEEMOTHERMOTHERISVERYNICEMO
THERWILLYOUPLAYWITHJANEMOTH
ERLAUGHSLAUGHMOTHERLAUGHLA.
Sau đó, để nói lên những sự thật kinh hoàng và khủng khiếp sâu thẳm,
bà đã bẻ gẫy câu chuyện thành nhiều mảnh đoạn, xáo trộn trật tự tuyến