Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
338,03 KB
Nội dung
Bộ giáo dục và đào tạo bộ t pháp trờng đại học luật hà nội NG CễNG CNG VAI TRề CA TềA N TRONG VIC BO V QUYN CON NGI VIT NAM HIN NAY Chuyờn ngnh: Lut Hin phỏp Mó s: 62 38 10 01 TóM TắT Luận án tiến sĩ luật học Hà nội 201 Công trình được hoàn thành tại Trường đại học luật Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS.Thái Vĩnh Thắng 2. TS. Tô Văn Hòa Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Tất Viễn Phản biện 2: TS. Ngô Đức Mạnh Phản biện 3: TS. Hoàng Thị Ngân Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường đại học Luật Hà Nội. Vào hồi…… giờ……, ngày …tháng … năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện của Trường đại học luật Hà Nội. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 01/2014, trang 6-11; 2. Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của Tòa án ở Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và phát triển, số 01/2014, trang 46-53; 3. Bảo đảm sự độc lập của Tòa án bằng Hiến pháp, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số 5+6/2013, trang 65-72; 4. Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền công dân, Tạp chí TAND, số 22/2013, trang 7-11; 5. Hoàn thiện chế định quyền con người trong tố tụng hình sự thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, Tạp chí Kiểm sát, số 23/2013, trang 46-51. 6. Vị trí, vai trò và chức năng của tòa án ở Thái Lan hiện nay, Thông tin pháp lý, số 13/2012, trang 2-5; 7. Mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với các đảng phái chính trị trong nhà nước tư sản, Thông tin pháp lý, số 10/2012, trang 14-20 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ quyền con người là một trong những trách nhiệm pháp lý quan trọng của Nhà nước. Trong xu thế hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền con người không chỉ là nghĩa vụ của nhà nước đối với người dân mà còn là nghĩa vụ của một quốc gia trước cộng đồng quốc tế. Nghĩa vụ pháp lý này được ràng buộc chặt chẽ bởi các công ước quốc tế về quyền con người mà trực tiếp là quy định của Điều 8 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người: “Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định”[34]. Việt Nam là một trong những quốc gia thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người đồng thời là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên bảo vệ quyền con người trở thành nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ pháp lý đặc biệt quan trọng của các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở các quan điểm của Đảng về bảo đảm, bảo vệ quyền con người, Nhà nước đã thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu thụ hưởng quyền con người của các cá nhân trong đời sống xã hội. Trong những năm qua, hoạt động thực hiện và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu, như: các quyền dân sự, chính trị của mọi người dân Việt Nam luôn được bảo đảm, việc thụ hưởng các quyền này của người dân ngày càng toàn diện và đầy đủ; các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, được thể hiện rõ trong các chính sách phát triển đất nước của Chính phủ và được thực thi trên thực tế, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước; Quyền của các nhóm dễ bị tổn thương được nội luật hóa đầy đủ trong Hiến pháp và các văn bản luật tương ứng với từng nhóm đối tượng cụ thể theo các chuẩn mực pháp lý quốc tế mà Việt Nam cam kết tham gia, như: Quyền trẻ em, quyền không phân biệt về giới tính, quyền của người khuyết tật, quyền bình đẳng của người dân tộc thiểu số[3]. Mặc dù, đã đạt nhiều thành tựu hoạt động xét xử của TAND trong những năm qua vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, đó là: "Một số 2 Toà án chưa khắc phục triệt để việc để các vụ việc dân sự quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật; tỷ lệ giải quyết các vụ án hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị huỷ, sửa còn cao; còn nhiều trường hợp Toà án áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của TAND tối cao; vẫn còn có bản án, quyết định của Toà án tuyên không rõ ràng, thiếu tính khả thi. Hiệu quả công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử ở một số địa phương chưa cao, TAND cấp tỉnh chưa kiên quyết kháng nghị để sửa chữa, khắc phục những sai lầm của Tòa án cấp dưới"[95, tr.16]; "Vẫn còn tình trạng một số cán bộ, Thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm, sa sút về phẩm chất, thiếu ý thức rèn luyện, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự"[96, tr.3]. Những hạn chế này đã khiến cho năng lực bảo vệ quyền con người của TAND bị ảnh hưởng nghiêm trọng, niềm tin của người dân vào công lý bị xói mòn và có lúc, có nơi, những hạn chế của TAND đã bị một số thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc và bôi nhọ chủ trương, chính sách cũng như năng lực lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, những bất cập pháp lý của Tòa án Việt Nam cũng đã tạo ra những rào cản pháp lý dẫn đến hạn chế năng lực bảo vệ quyền con người của Tòa án Việt Nam đối với người nước ngoài cũng như trường hợp công dân Việt Nam có quan hệ với người nước ngoài. Trên cơ sở quan điểm của Đảng về mục tiêu và động lực của chiến lược xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và thực trạng năng lực bảo vệ quyền con người của TAND hiện nay, chúng tôi nhận thấy, việc tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận, luận giải những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực bảo vệ quyền con người của TAND, đồng thời xây dựng những giải pháp khoa học phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa chính trị Việt Nam nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trên đây là việc làm có ý nghĩa xã hội sâu sắc góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thành công. Đó là lý do để tác giả chọn đề tài "Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu 3 Luận án phân tích và chứng minh các phương diện lý luận thể hiện vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Trên cơ sở lý luận đã được chứng minh, luận án đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con người bằng hoạt động xét xử ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở các tiêu chí nhất định và đề xuất một số giải pháp khoa học nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích và chứng minh những phương diện cơ bản thể hiện vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người; - Phân tích và làm rõ thực trạng của “bảo vệ quyền con người bằng Tòa án án” đặc biệt là những tồn tại, hạn chế của hoạt động này; - Nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay; - Xây dựng phương hướng và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người. 3. Phương pháp nghiên cứu (1) Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tổng hợp và phân tích tư liệu, nhất là các tư liệu sơ cấp, so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa các đối tượng được chọn lựa; (2) Phương pháp nghiên cứu trực tiếp qua tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu, những người phụ trách và nghiên cứu lĩnh vực chính trị và pháp luật; (3) Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, liên ngành khoa học xã hội và nhân văn đặc biệt chú trọng đến luật học (chủ yếu là phương pháp tiếp cận của chuyên ngành luật Hiến pháp, Lý luận nhà nước và pháp luật, luật Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự); Để giải quyết mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và trừu tượng hóa được sử dụng trong quá trình xây dựng khái niệm bảo vệ quyền con người bằng Tòa án; phân tích, chứng minh và luận giải những đặc điểm, những ưu điểm và vai trò của hoạt động bảo vệ quyền con người bằng Tòa án; - Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng trong quá trình chứng minh tính phổ biến của “vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người” (chủ yếu so sánh quy phạm của Hiến pháp một số nước và các công ước quốc tế về quyền con người); phương pháp 4 này cũng được sử dụng trong việc luận chứng cơ sở khoa học của các giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. - Phương pháp mô tả và phân tích quy phạm chủ yếu được sử dụng trong quá trình làm rõ những hạn chế của pháp luật về vị trí, vai trò; chức năng; thẩm quyền và trình tự, thủ tục xét xử của Tòa án; những hạn chế của pháp luật bảo đảm độc lập của hoạt động xét xử, tổ chức hệ thống Tòa án và quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán; - Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê được sử dụng để chứng minh những hạn chế trong thực tiễn xét xử của Tòa án (chủ yếu sử dụng ở chương 3). Ngoài ra, để bảo đảm cơ sở thực tiễn, tính cấp thiết của vấn đề khoa học cần giải quyết, đặc biệt để nâng cao tính thuyết phục của các giải pháp khoa học, phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê được sử dụng trong các luận điểm thể hiện các phương diện của giải pháp đề xuất - Phương pháp phân tích- dự báo khoa học nhằm dự báo xu hướng phát triển nhu cầu của xã hội về vị trí, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người và các yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN đối với Tòa án trong tương lai gần. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề khoa học liên quan đến vị trí, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản, như sau: - Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người; - Thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử của Tòa án ở Việt Nam hiện nay; - Phương hướng cải cách tư pháp hiện nay và giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Từ năm 1945 đến nay 5. Những đóng góp mới của Luận án Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. 5 Thứ nhất, luận án đã xây dựng được các phương diện lý luận cơ bản bổ sung vào hệ thống lý luận về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, gồm: - Khái niệm “bảo vệ quyền con người bằng Tòa án”; - Phân tích và chứng minh những đặc điểm cơ bản của bảo vệ quyền con người bằng Tòa án; - Luận chứng các phương diện cơ bản thể hiện vai trò quan trọng của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người; - Làm rõ các yếu tố cơ bản bảo đảm vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Thứ hai, luận án đánh giá một cách toàn diện những hạn chế của Tòa án Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người trên cơ sở các phương diện thể hiện vai trò của Tòa án trong lĩnh vực này, dồng thời chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của những bất cập và tồn tại đó. Thứ ba, Luận án đã xây dựng hệ thống các giải pháp khoa học phù hợp với điều kiện và định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, bao gồm các giải pháp như sau: - Hoàn thiện pháp luật ghi nhận vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, gồm: Hiến định quyền xét xử hành vi vi hiến xâm hại quyền con người được thực hiện bởi quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp; trao cho Tòa án quyền giải thích Hiến pháp, luật. - Nâng cao tính độc lập của hoạt động xét xử thông qua việc mở rộng nội dung hiến định tính độc lập của tư pháp trong Hiến pháp; xây dựng đạo luật bảo đảm độc lập xét xử; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với hoạt động xét xử; xây dựng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề Thẩm phán; và xóa bỏ quyền kiểm sát hoạt động xét xử của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình xét xử vụ án hình sự. - Xây dựng trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp khoa học, toàn diện và phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền con người, như: Sửa đổi, bổ sung pháp luật tố tụng hình sự; sửa đổi, bổ sung pháp luật tố tụng dân sự; sửa đổi, bổ sung pháp luật tố tụng hành chính. - Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, gồm: Xây dựng quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm Thẩm phán (mới); cải cách chương trình đào tạo cử nhân luật. 6 - Nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nước và người dân về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngườ - Nâng cao chất lượng hoạt động thi hành án dân sự 6. Kết cấu của Luận án Luận án bao gồm: Mở đầu; Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài của luận án; Chương 2. Cơ sở lý luận về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người; Chương 3. Đánh giá vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay; Chương 4. Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; Kết luận và kiến nghị nghiên cứu tiếp theo. NOI DUNG CUA LUAN AN Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Qua các công trình nghiên cứu đã được khảo cứu có thể khẳng định, trên thế giới hoạt động nghiên cứu về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người đã diễn ra ở nhiều quốc gia. Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể trong việc làm rõ vị trí, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người và những yếu tố cơ bản bảo đảm địa vị pháp lý này của tòa án. Các kết quả nghiên cứu đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng làm nền tảng khoa học để tác giả xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Trong các giá trị khoa học được luận án kế thừa thì vấn đề bảo đảm độc lập tư pháp và quyền xét xử hành vi vi hiến của quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp được đặc biệt quan tâm. 1.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Những công trình nghiên cứu đã được khảo cứu chủ yếu đề cập đến yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với quyền tư pháp, vị trí và vai trò của Tòa án trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước và bảo vệ công lý cho người dân. Đồng thời, chúng đã phân tích những hạn chế của pháp luật và thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án hiện hành. Trong các bài viết, các tác giả đã đề xuất những giải pháp 7 khoa học nhằm nâng cao độc lập của Tòa án, Thẩm phán cũng như việc cải cách hệ thống Tòa án theo cấp xét xử đã được định hướng trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài của luận án 1.3.1. Những ưu điểm và kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển Các công trình nghiên cứu (đặc biệt là ở trong nước) đã đề cập và phân tích cơ sở lý luận của việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng tư pháp trước hết là xuất phát từ mối quan hệ giữa quyền con người và bảo đảm quyền con người trong các quan hệ pháp luật phát sinh trong tố tụng tư pháp. Hoạt động xét xử có đặc thù là mang tính tài phán và được bảo đảm bằng quyền lực cưỡng chế của nhà nước, do đó gắn liền với các hoạt động xét xử luôn là sự phát sinh, hạn chế hoặc chấm dứt một số quyền cơ bản của cá nhân. Trong tố tụng Tòa án, các biện pháp bảo đảm pháp lý quyền của các chủ thể tham gia tố tụng bao gồm các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính; các quy định về thủ tục, trình tự tố tụng, các giai đoạn của tố tụng hình sự, các hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là điểm xuất phát rất quan trọng, là cơ sở lý luận mang tính tiền đề để tác giả luận án tiếp tục đi sâu phân tích cơ sở lý luận về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài đã cung cấp cho tác giả bức tranh toàn diện về khái niệm bảo đảm quyền con người, bảo vệ quyền con người và hiệu quả bảo vệ quyền con người bằng hoạt động xét xử. Những tri thức này (chủ yếu là từ các công trình nghiên cứu nước ngoài) là cơ sở để tác giả luận giải, phân tích những ưu điểm của hoạt động bảo vệ quyền con người bằng Tòa án theo góc nhìn của luật học so sánh và khoa học luật hiến pháp. Một trong những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả của Luận án là các công trình nghiên cứu nói trên đã khái quát khá đầy đủ thực trạng pháp luật quốc tế và Hiến pháp của nhà nước pháp quyền dân chủ về vị trị, vai trò của Tòa án quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người, từ đó giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu so sánh với thực trạng vị trí, vai trò của Tòa án Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người cũng như việc xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. [...]... bảo đảm vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam 2.3.1 Nhận thức của Đảng, Nhà nước và người dân về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngươi - Nhận thức của Đảng và Nhà nước về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người - Ý thức của người dân về quyền con người và vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người Thứ nhất, nhận thức của người dân về quyền. .. HIỆN NAY 3.1 Đảng, Nhà nước và người dân chưa nhận thức đúng đắn vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người của cá nhân - Đảng và Nhà nước chưa nhận thức đúng đắn vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người của cá nhân - Người dân chưa coi trọng vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người 3.2 Pháp luật chưa ghi nhận đầy đủ vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. .. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI 2.1 Khái niệm, đặc điểm của bảo vệ quyền con người bằng tòa án 2.1.1 Khái niệm bảo vệ quyền con người bằng tòa án Trên cơ sở nội dung của hoạt động xét xử và nội dung của bảo vệ quyền con người thì bảo vệ quyền con người bằng tòa án là hoạt 11 động trừng phạt những hành vi vi phạm quyền con người, khôi phục lại những quyền con người. .. - Bảo vệ quyền con người bằng tòa án chịu sự chi phối toàn diện của pháp luật - Bảo vệ quyền con người bằng tòa án được hình thành trên cơ sở nhu cầu của cá nhân, nhà nước - Bảo vệ quyền con người bằng tòa án được thực hiện công khai, độc lập và bảo đảm công bằng 2.2 Khái niệm, nội dung vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người 2.2.1.Khái niệm vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con. .. tòa án nên nâng cao chất lượng và hiệu quả thi hành án là yêu cầu quan trọng bảo đảm vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người 2.4 Các tiêu chí cơ bản đánh giá vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam 2.4.1 Tiêu chí đánh giá nhận thức của Đảng, Nhà nước và nhân dân về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người - Mức độ đúng đắn và toàn diện trong quan niệm của. .. sản Việt Nam về con người và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN 18 Hai là, phải gắn nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người với chiến lược cải cách tư pháp Việt Nam đến năm 2020 Ba là, nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người gắn chặt với việc bảo đảm độc lập xét xử của Tòa án Bốn là, nâng cao vai trò của Tòa án. .. quyền con người Thứ hai, nhận thức của nhân dân về vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người 2.3.2 Pháp luật ghi nhận vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người - Pháp luật ghi nhận quyền xét xử hành vi vi hiến của Tòa án - Pháp luật ghi nhận thẩm quyền của Tòa án trong việc bảo vệ quyền tự do và an toàn cá nhân 2.3.3 Tính độc lập của hoạt động xét xử Hiến định sự độc lập của Tòa án. .. là Tòa án nhằm bảo đảm giải quyết các nhu cầu bức thiết và cụ thể của người dân trong việc giải quyết tranh chấp, xung đột, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và góp phần làm bình ổn xã hội 4.2 Các quan điểm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam Một là, nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người phải được tiến hành trên cơ sở các quan điểm của. .. rõ; - Vị trí và vai trò của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người; - Các yếu tố cơ bản bảo đảm vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế chưa được chứng minh làm rõ nên cần được tiếp tục nghiên cứu; - Hệ thống tiêu chí đánh giá vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người chưa được... xử hình sự trong việc bảo vệ quyền con người của bị cáo và người vô tội b) Những hạn chế của hoạt động xét xử dân sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng c) Những hạn chế của hoạt động xét xử hành chính trong việc bảo vệ quyền con người 3.3.2 Những nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh hạn chế của hoạt động xét xử trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay a) Tính độc . tài của luận án; Chương 2. Cơ sở lý luận về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người; Chương 3. Đánh giá vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay; . Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người - Ý thức của người dân về quyền con người và vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người Thứ nhất, nhận thức của người dân về quyền con người. giá vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam 2.4.1. Tiêu chí đánh giá nhận thức của Đảng, Nhà nước và nhân dân về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người