1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) (thông tin đưa lên website

27 817 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 328,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, trong đó mỗi âm tiết là một đơn vị hoàn chỉnh đứng độc lập, là đơn vị cuối cùng trong việc phân xuất các đơn vị của lời nói, đồng thời âm tiết cũng là cơ sở để phân tích cấu trúc kết hợp các âm vị. Từ lâu đã có nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu đơn vị cơ bản này, đặc biệt là bằng phương pháp thực nghiệm. Có thể coi Lê Văn Lý là người đầu tiên nghiên cứu thực nghiệm về thanh điệu. Những nghiên cứu thực nghiệm về thanh điệu tiếng Việt còn có thể kể: Nguyễn Hàm Dương (1962), Han Mieko (1968), Hoàng Cao Cương (1982), Cao Xuân Hạo (1986), Vũ Kim Bảng (1984), Nguyễn Văn Lợi Những nghiên cứu thực nghiệm về formant tiếng Việt có thể kể: Nguyễn Văn Ái (1973, 1974), Vũ Kim Bảng (2002). Đối với âm tiết tiếng Việt, xét về các đặc trưng âm học của nó, còn có một số vấn đề chưa được đề cập tới, đó là: mối quan hệ hay vai trò của âm đầu và âm cuối đối với nguyên âm (formant) và thanh điệu (âm vực và đường nét). Những kết quả nghiên cứu này có giá trị cả về mặt lí thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn. Trong vòng 50 năm qua, công nghệ thông tin đã phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Trong xu hướng chung đó cùng với vai trò của mạng Internet và mạng thông tin di động viễn thông nói riêng thì vấn đề xử lí tiếng Việt cho tổng hợp và nhận dạng tiếng nói là một nhu cầu cấp bách đòi hỏi có những nghiên cứu thực nghiệm cụ thể về ngữ âm tiếng Việt. Từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng Việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (Trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) làm đề tài luận án. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chúng tôi đã tổng quan tình hình nghiên cứu về nguyên âm và cấu trúc formant của nguyên âm ở một số ngôn ngữ trên thế giới và trong tiếng Việt. 2.1. Những nghiên cứu về formant của nguyên âm trên thế giới Formant và cấu trúc formant của nguyên âm là một trong những lĩnh vực nghiên cứu mang tính ứng dụng cao đã được thực hiện ở nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Những lĩnh vực được nghiên cứu như: đặc điểm cấu trúc âm học của formant, sự ảnh hưởng của phụ âm tắc đến formant của nguyên âm, ảnh hưởng của tần số cơ bản của thanh điệu đến formant 1 của nguyên âm. Những nghiên cứu ở các ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Thụy Điển, tiếng Trung Quốc…với những nghiên cứu của Peterson và Barney (1952), P.C. Delattre, A. M. Liberman, F. S. Cooper (1958), Ladefoged và Maddieson, G. Fant (1959), Manjari Ohala và John J. Ohala (1998), James J.Hant và Abeer Alwan (1999), Yan Jingzhu (1995), 2.2. Những nghiên cứu về formant của nguyên âm tiếng Việt Formant của nguyên âm tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu Han Mieko (1968), Nguyễn Văn Ái (1973, 1974), Hoàng Cao Cương (1986), Vũ Kim Bảng (2002) công bố trong nhiều công trình nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Dựa vào việc mô tả cấu trúc formant của các nguyên âm đơn trong kết hợp với thanh điệu và âm tắc ở các vị trí khác nhau trong âm tiết, mục đích chính của luận án là: cung cấp các thông số âm học quan trọng cho quá trình tổng hợp tiếng Việt, nhận dạng giọng nói tiếng Việt. Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu cấu trúc formant của nguyên âm ở nước ngoài và ở Việt Nam nhằm xác định rõ hướng nghiên cứu của đề tài. - Xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài trên cơ sở định rõ khái niệm cấu trúc formant của nguyên âm và những vấn đề liên quan. - Tìm các đặc điểm âm học liên quan đến formant của nguyên âm trong quan hệ với thanh điệu và phụ âm tắc, phụ âm mũi; đồng thời xác định sự tác động qua lại của yếu tố như phụ âm (phụ âm tắc, phụ âm mũi) và thanh điệu đến formant của nguyên âm trên ba phương diện: trường độ formant, vùng tần số formant và diễn tiến formant. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cấu trúc formant của các nguyên âm tiếng Việt trong bối cảnh kết hợp với thanh điệu và phụ âm tắc ở cả hai vị trí mở đầu và kết thúc âm tiết. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ giới hạn với cấu trúc formant của nguyên âm tiếng Việt với 6 phụ âm đầu tắc, mũi /m, n, , p, t, k/ và 6 phụ âm cuối tắc, mũi /m, n, p, t/ và /, k/. 5. Ý nghĩa và đóng góp của luận án Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần chỉ ra các đặc điểm cấu trúc formant nguyên âm tiếng Việt trong quan hệ với các đơn vị chiết đoạn và siêu đoạn khác. Trên cơ sở so sánh với một số tác giả khác nhằm chỉ ra các nét đặc thù riêng của tiếng Việt được thể hiện ở các formant. 2 Về mặt thực tiễn: Những kết quả khảo sát của luận án là một tổng quan nghiên cứu về formant của nguyên âm trong mối quan hệ với thanh điệu và âm tắc. Nó có thể làm cơ sở và ứng dụng cho các mục đích tổng hợp, nhận dạng và giám định âm thanh lời nói tiếng Việt. 6. Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ cho việc mô tả cấu trúc formant của nguyên âm trong các kết hợp, luận án sử dụng hai phương pháp chính: phương pháp miêu tả và ngữ âm thực nghiệm. Ngoài ra, một số thủ pháp thống kê và so sánh cũng được sử dụng để trình bày, thể hiện và nhận xét các kết quả. 7. Tư liệu nghiên cứu: Tư liệu nghiên cứu được lấy từ giọng đọc của 6 CTV là các phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam, giọng Hà Nội, có độ tuổi từ 30 đến 40, được yêu cầu phát âm theo bảng từ. 8. Bố cục của luận án: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục luận án được cấu trúc gồm 4 chương: Chương 1- Một số vấn đề cơ sở lí thuyết. Chương 2- Mối quan hệ giữa formant của nguyên âm và thanh điệu. Chương 3- Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm đầu tắc và thanh điệu. Chương 4 - Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm cuối tắc và thanh điệu. Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Khái niệm formant của nguyên âm Formant được định nghĩa bởi Gunnar Fant (1960) "những đỉnh quang phổ của phổ âm thanh được gọi là các formant". Định nghĩa này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu ngữ âm học và các xử lí âm thanh trong công nghệ [93, tr 45]. Khái niệm này còn được Benade (1976) sử dụng với nghĩa tương tự "formant là những đỉnh được quan sát trong sự bao phủ của phổ được gọi là các formant". Nhà vật lí học người Đức, Hermann, L (1989) đưa ra khái niệm formant để chỉ sự gia tăng về cường độ âm thanh của một hay một nhóm tần số do tần số hoạ âm có cùng tần số với khoang cộng hưởng tạo nên đặc trưng của mỗi nguyên âm. Những nghiên cứu sau này của các nhà ngôn ngữ học ngày càng làm hoàn thiện khái niệm này (Lindblom, B, 1986; Ladefoyed, P và Maddieson, I, 1990). Han Mieko (1969) trong ""Studies in phonology of Asian Languages: Vietnamese Vowel" đã định nghĩa: "Nguyên âm được mô tả bởi khoang cộng hưởng tương đối lớn trong so sánh với phụ âm. Khoang cộng hưởng này được mạnh thêm ở những vùng khác nhau theo khẩu hình đặc trưng của bộ máy phát âm của âm thanh lời nói. Những vùng có cộng hưởng tăng mạnh được gọi là các 3 formant. Mỗi nguyên âm có một kiểu formant đặc trưng, và thực nghiệm đã chứng tỏ rằng hai formant đầu tiên mang hầu hết thông tin về phẩm chất của nguyên âm" [98, tr 11]. 1.2. Cấu tạo bộ máy phát âm của con người Các cơ quan cấu âm bao gồm có phổi, khí quản, thanh hầu, các khoang họng, khoang miệng cùng với các bộ phận cấu thành của chúng tạo thành một nhóm được gọi bằng thuật ngữ là bộ máy phát âm (vocal tract). Bộ máy phát âm thường được chia ra thành hai phần, một phần nằm ở phía trên thanh hầu, và một phần nằm ở phía dưới thanh hầu. Nằm trong thanh hầu là các dây thanh: kẽ hở giữa các dây thanh được gọi là khe thanh (glottis), và bộ máy phát âm phía trên khe thanh vì thế được gọi là bộ máy phát âm phía trên thanh hầu (supraglottal), còn ở phía dưới nó là bộ máy phát âm phía dưới thanh hầu (subglottal). Các công trình mô tả ngữ âm về âm thanh lời nói chủ yếu quan tâm đến hoạt động phía trên thanh hầu. 1.3. Những đặc trưng vật lý của âm thanh tiếng nói Phần này trình bày các khái niệm về sóng âm, cao độ âm thanh, cường độ, trường độ của âm thanh. 1.4. Đặc trưng cấu âm của nguyên âm và phụ âm Các nguyên âm và các âm giống nguyên âm được tạo thành bằng cách thay đổi hình dạng của các khoang họng và miệng, nhưng không có một sự tắc hoặc sự cản trở nào đối với luồng không khí. Bên cạnh đó, kích cỡ và hình dáng của bộ máy phát âm có thể bị thay đổi, về cơ bản hoạt động định vị của lưỡi và hai môi. Vì vậy, hai hoạt động phát âm cơ bản nhất trong khi tạo ra các âm nguyên âm khác nhau là hình dáng và vị trí của lưỡi xác định hình dáng khoang miệng và khoang họng, còn hai môi điều khiển hình dáng và khu vực thuộc phía trước của bộ máy phát âm. Sự chúm môi cũng cung cấp một phương tiện mở rộng chiều dài chung của bộ máy phát âm. Đặc trưng cấu âm của phụ âm được tạo ra do cơ chế luồng hơi từ hầu sử dụng luồng hơi phía trên dây thanh. Dây thanh khép lại, và thanh quản bị di chuyển lên trên và xuống dưới họng, dưới sự điều khiển của các cơ thanh quản ngoài, để tạo ra luồng hơi. Ngoài ra, các âm phụ âm còn được tạo ra bằng cách sử dụng các khả năng cấu âm của lưỡi, răng và môi theo cách luồng không khí đi qua khoang miệng sẽ bị siết lại một cách đột ngột hoặc tạm thời bị cản trở hoàn toàn. 4 1.5. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt và mối quan hệ giữa các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính trong âm tiết 1.5.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt Cho đến nay, trong phân tích ngữ âm tiếng Việt, có ít nhất là ba quan điểm khác nhau về cấu trúc nội tại của âm tiết, phần này trình bày các quan điểm và các mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt. 1.5.2. Quan hệ giữa các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính trong âm tiết Âm tiết tiếng Việt không chỉ là sự kết hợp của các âm vị đoạn tính, mà còn các yếu tố siêu đoạn tính cũng làm nên nét đặc trưng có ý nghĩa của âm tiết. Trong nội bộ âm tiết tiếng Việt, có nhiều mối quan hệ như: quan hệ giữa âm đầu và âm chính, quan hệ giữa âm chính và âm cuối, quan hệ giữa phụ âm cuối và thanh điệu. Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA FORMANT CỦA NGUYÊN ÂM VÀ THANH ĐIỆU Chương này trình bày mối quan hệ của các thanh điệu cụ thể là quan hệ của tần số cơ bản F0 đối với cấu trúc formant của nguyên âm. 2.1. Trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu Các mẫu khảo sát cho thấy thanh điệu có ảnh hưởng lớn đến trường độ formant của các nguyên âm. Khi đo trường độ nguyên âm ở tất cả các mẫu trong kết hợp với thanh điệu chúng tôi nhận thấy đối với các thanh bằng như huyền và ngang, trường độ của nguyên âm dài hơn khi kết hợp với các thanh trắc. Trong tương quan so sánh thì nguyên âm khi kết hợp với thanh điệu có thể sắp xếp theo trật tự: từ dài đến ngắn tính theo ms như sau: huyền - ngang - ngã - sắc - hỏi - nặng. 2.2. Vùng tần số formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu Khi kết hợp với các thanh điệu khác nhau, vùng tần số formant của các nguyên âm có sự thay đổi phụ thuộc vào kết hợp thanh điệu; những thanh có đường nét gãy, trắc làm cho phần cuối của nguyên âm mà nó kết hợp có những biến động về vùng phân bố formant giữa F1 và F2. 2.2.1. Vùng tần số của nguyên âm /i/ Khi kết hợp với thanh ngang tần số formant của /i/ thấp nhất 291Hz đối với nam và 312Hz đối với nữ. Sự kết hợp với các thanh điệu khác làm cho tần số F1 của /i/ có xu hướng tăng từ 10 đến 50Hz, F2 có xu hướng 5 tăng cao hơn từ 30 đến 300Hz so với tần số F2 của /i/ khi kết hợp với thanh ngang. 2.2.2. Vùng tần số của nguyên âm /e/ Đối với nguyên âm /e/ thanh điệu không làm ảnh hưởng đến F2, ở tất cả các kết hợp thanh điệu F2 luôn ổn định ở tần số 2210Hz (các CTV nam), và 2420Hz (CTV nữ). Thanh điệu làm thay đổi tần số F1, kết hợp với thanh ngang F1 có tần số thấp nhất 394Hz (nam), 510Hz (nữ), sự kết hợp với thanh ngã khiến cho tần số formant của nguyên âm F1 biến đổi từ thấp đến cao và tần số cao nhất 495Hz (nam), 570Hz (nữ). 2.2.3. Vùng tần số của nguyên âm /  / Thanh điệu không làm biến đổi tần số F2 của /  /, F2 luôn duy trì ổn định ở tần số 2300Hz (nam), 2500Hz (nữ). Thanh điệu khiến F1 của /  / có xu hướng tăng dần trong khoảng 571-708Hz tùy từng kết hợp. Trong đó kết hợp với thanh ngã làm biến đổi F1 lên cao nhất, thanh ngang F1 thấp nhất. 2.2.4. Vùng tần số của nguyên âm /  / Thanh điệu không chỉ làm biến đổi tần số F1 mà còn làm F2 của /  / thay đổi đáng kể, F1 thấp nhất khi kết hợp với thanh ngang 399Hz (nữ), 353Hz (nam) F1 dao động trong khoảng 353- 710Hz, sự kết hợp với thanh ngã làm cho F1 tăng mạnh. Đối với F2 tần số thấp nhất khi kết hợp với thanh nặng 1190Hz và cao nhất khi kết hợp với thanh ngã 1659Hz. 2.2.5. Vùng tần số của nguyên âm /  / Vùng tần số F1 của // dao động trong khoảng từ 400 đến 700Hz, trong đó các kết hợp với thanh ngang, thanh sắc có tần số thấp từ 400 đến 450Hz, các kết hợp với thanh nặng có tần số cao nhất. Vùng tần số F2 thay đổi không đáng kể chủ yếu dao động trong khoảng 1200-1400Hz. 2.2.6. Vùng tần số của nguyên âm /a/ Các thanh điệu làm cho forman của /a/ phân tán rời rạc lúc lên cao lúc xuống thấp không ổn định. Khoảng tần số F1 chuẩn của /a/ 707- 1000Hz, F2 1190-1410Hz, tuy nhiên trong kết hợp với các thanh điệu tần số F1 của /a/ đôi khi xuống rất thấp thậm chí chỉ ở mức tần số 431Hz, 480Hz khi kết hợp với thanh ngã, thanh sắc. Đối với F2 sự ảnh hưởng của thanh điệu khiến F2 của /a/ có chiều ngược lại, đó là tần số F2 tăng vọt dao động trong khoảng từ 1519 -1951Hz, sự ảnh hưởng này thể hiện rõ nét nhất ở các thanh ngã, hỏi, sắc, nặng. 2.2.7. Vùng tần số của nguyên âm /u/ Kết hợp với các thanh điệu F1 của /u/ dao động trong khoảng 322- 510Hz, F2 nằm trong khoảng khá rộng 647-1700Hz, trong đó kết hợp với 6 các thanh cao như thanh ngang, thanh ngã có tần số F2 cao hơn các thanh khác. 2.2.8. Vùng tần số của nguyên âm /o/ Theo nghiên cứu của chúng tôi /o/ khi kết hợp với thanh điệu có F1 thấp nhất 420Hz cao nhất 550Hz. F2 khi kết hợp với thanh điệu dao động trong khoảng 820Hz - 1370. Như vậy, khi kết hợp với các thanh điệu tần số formant của nguyên âm /o/ tăng lên đối với cả F1 và F2 từ 100 đến 400Hz. 2.2.9. Vùng tần số của nguyên âm /  / Đối với nguyên âm dòng sau // tần số F1 trung bình của // nằm trong khoảng 595-707Hz, F2 trong khoảng 840-1000Hz. Khi kết hợp với 6 thanh điệu khoảng tần số này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu trước đó. Cụ thể F1 của // dao động trong khoảng rất rộng 430 - 1124Hz, F2 của // 1002 - 1429Hz. 2.3. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu 2.3.1. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh ngang Kết hợp với thanh ngang khiến cho F1 của hầu hết các nguyên âm đều xuất phát từ tần số cao nằm trong vùng tần số đặc trưng của các nguyên âm, sau đó có diễn tiến đi xuống và đạt mức thấp nhất ở điểm cuối cùng của diễn tiến formant. Ngược lại, ở tần số F2 diễn tiến đường nét formant của các nguyên âm có ba dạng: một dạng xuất phát ở tần số thấp sau đó đi lên và kết thúc ở tần số cao, dạng này xảy ra đối với các nguyên âm dòng trước /i, e, / và dòng giữa /, , a/, nhiều chỗ cấu trúc formant bị phá vỡ, nhất là cấu trúc F2 của các nguyên âm dòng trước /i, e, /. Dạng đường nét thứ hai xuất phát ở tần số cao sau đó có đường nét đi xuống và hơi đi lên ở phần cuối trường hợp hai nguyên âm dòng sau /u,o/, riêng // có đường nét F2 tương đối bằng phẳng từ đầu đến cuối. 2.3.2. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh huyền Cũng tương tự như thanh ngang khi kết hợp với thanh huyền diễn tiến F1 của các nguyên âm xuất phát từ tần số cao sau đó đi xuống đều đặn và kết thúc ở tần số rất thấp. Diễn tiến F2 có chiều hướng ngược lại, có hướng đi lên. Tuy nhiên, ở trường hợp nguyên âm /o/ F2 lại có chiều hướng đi xuống. Kết hợp với thanh huyền làm cho cấu trúc F2 của // bị phá vỡ. 7 Có thể nói, sự kết hợp với thanh ngang và thanh huyền không làm mất đi cấu trúc đặc trưng formant của các nguyên âm. Nhìn chung, chúng vẫn giữ sự ổn định từ đầu đến cuối. 2.3.3. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh ngã Kết hợp với thanh ngã làm cho cấu trúc F1 của nguyên âm đi xuống không đều đặn, thỉnh thoảng có đoạn đi lên ở giữa khiến cho đường nét F1 có hình sóng. Một số đoạn cấu trúc formant của /a, u, / bị phá vỡ. Thanh ngã có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc F2 của nguyên âm. Sự ảnh hưởng này thể hiện rõ ở việc phá vỡ các đường nét F2 nhất là ở các nguyên âm dòng trước /i, e, /, khiến cho F2 chỉ là những điểm rời rạc, đứt đoạn. 2.3.4. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh hỏi Nhìn chung F1 của nguyên âm khi kết hợp với thanh hỏi có dạng đi xuống đều đặn, càng về cuối diễn tiến formant mất ổn định cấu trúc bị phá vỡ thành những điểm rời rạc với tần số rất thấp, những nguyên âm dòng sau /u, o, / cấu trúc F1 bị đứt đoạn. Ở khu vực F2 cấu trúc chỉ được giữ vững với hai nguyên âm /i, e/, các nguyên âm còn lại F2 bị phá vỡ thành các điểm lên xuống rời rạc không ổn định. 2.3.5. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh sắc Kết hợp với thanh sắc diễn tiến F1 các nguyên âm bắt đầu ở tần số cao, đi xuống đều đặn và kết thúc ở tần số thấp, cấu trúc F1 luôn được duy trì. Trong khi đó, F2 bị phá vỡ cấu trúc thành các điểm rời rạc ở các nguyên âm dòng trước, dòng giữa. Các nguyên âm dòng sau có diễn tiến F2 ổn định đi lên ở đoạn cuối, và kết thúc ở cao độ cao. 2.3.6. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh nặng Kết hợp với thanh nặng F1 của các nguyên âm tương đối bằng phẳng, F2 không ổn định đối với các nguyên âm dòng trước và dòng giữa, có đôi chỗ cấu trúc bị phá vỡ. 2.4. Tiểu kết Từ những khảo sát về cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Các khía cạnh chiết đoạn và siêu đoạn của tín hiệu lời nói không hành chức một cách độc lập với nhau. Có nhiều sự tương tác lẫn nhau quan trọng giữa cấu trúc chiết đoạn ở đây là nguyên âm và mô hình cao độ của thanh điệu đi kèm. Cụ thể: - Thanh điệu có ảnh hưởng đến trường độ của nguyên âm, các kết hợp nguyên âm với thanh ngang, ngã có trường độ dài hơn các kết hợp với thanh sắc, hỏi, nặng. 8 - Thanh điệu cũng tác động đến vùng tần số của các nguyên âm đơn tiếng Việt. Nhìn chung, những ảnh hưởng của thanh điệu làm cho tần số F1, F2 của nguyên âm tăng lên đáng kể. Sự ảnh hưởng này xảy ra ở các kết hợp thanh cao, nhất là đối với các kết hợp thanh ngang, ngã, sắc. - Thanh điệu có ảnh hưởng tới diễn tiến formant của các nguyên âm ngay ở phần đầu, sự ảnh hưởng này kéo vùng tần số formant của nguyên âm cao hơn hoặc thấp hơn tần số thông thường của nó tạo nên một đoạn đi lên hoặc đi xuống giữa thanh điệu và nguyên âm mà nó kết hợp. Điều này biến đổi cấu trúc đường nét formant làm cho nó có thể đi lên hay đi xuống ở phần đầu so với cấu trúc ban đầu. Một số thanh điệu khiến cho tần số F2 của nguyên âm không ổn định mà bị phá vỡ thành các điểm rời rạc. Các giá trị âm học cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu đã trình bày ở trên là cơ sở để chúng tôi so sánh với kết quả khảo sát của những chương tiếp theo. Chương 3: FORMANT CỦA NGUYÊN ÂM TRONG KẾT HỢP VỚI ÂM ĐẦU TẮC VÀ THANH ĐIỆU Chương này trình bày đặc điểm cấu âm của các âm tắc, sự ảnh hưởng của nhóm phụ âm tắc vô thanh /p, t, k/, nhóm phụ âm mũi /m, n, ŋ/ trên các phương diện: vùng tần số, diễn tiến đường nét đoạn quá độ và trường độ formant của nguyên âm. 3.1. Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm đầu /p, t, k/ Các âm tắc /p, t, k/ trong tiếng Việt có một động tác khép hoàn toàn trước một động tác mở ra. Khởi âm đột ngột phân biệt cấu âm của các phụ âm tắc với các phụ âm xát. Khởi âm của các âm xát là từ từ còn đặc điểm cơ bản của các âm tắc, ngược lại, là một dải sóng điếc có một khoảng im lặng đằng trước, mà dưới những điều kiện nhất định thì một xung động của các dải thanh âm có thể bị thay thế. 3.1.1. Trường độ formant của nguyên âm Trong một phạm vi nào đó, trường độ phụ thuộc và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể là bởi chất lượng của nguyên âm và các phụ âm đứng sát cạnh nguyên âm. Theo kết quả nghiên cứu, ảnh hưởng của các phụ âm kế cận lên trường độ nguyên âm là rất khác nhau, và không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt sự ảnh hưởng của một phụ âm đứng cạnh với những nét phát âm riêng một cách giản đơn đối với nguyên âm liên quan. Các kết quả khảo sát cho thấy phụ âm tắc /p, t, k/ cùng với 9 thanh điệu có ảnh hưởng trực tiếp đến trường độ formant của nguyên âm trong ngữ cảnh CV. Các nguyên âm khi đứng sau các phụ âm này có trường độ formant ngắn hơn từ 50 đến 100 ms. Trong đó, nguyên âm đứng sau /p/ có trường độ ngắn nhất so với hai phụ âm còn lại. Nghiên cứu cho thấy trường độ formant của nguyên âm khi đứng sau các phụ âm tắc vô thanh có xu hướng bị rút ngắn, điều này chứng tỏ vị trí cấu âm của các phụ âm tắc /p, t, k/ có ảnh hưởng đến trường độ formant của nguyên âm. Trong số đó, một phụ âm khi phát âm đòi hỏi phải có một sự dịch chuyển của lưỡi như /t, k/, thì cần phải có thời gian hơn để tạo ra một phát âm phụ âm tính điều này làm cho nguyên âm đứng cạnh có trường độ dài hơn. Vì vậy, các nguyên âm sẽ dài hơn khi đứng sau các phụ âm lợi và các âm mạc so với khi đứng sau các âm hai môi như /p/. 3.1.2. Vùng tần số formant của các nguyên âm Trong phần này, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào những ảnh hưởng của các phụ âm vô thanh đối với vùng tần số formant của các nguyên âm kế cận. Chẳng hạn, các âm tắc vô thanh /p, t, k/ bắt đầu bằng một luồng hơi thở ra từ phổi sinh ra một cao độ thấp hơn chi phối đến các nguyên âm đứng sau. Qua dữ liệu khảo sát cho thấy, trong âm tiết CV ranh giới giữa âm vị /p, t, k/ với nguyên âm theo sau có sự thay đổi rõ ràng, sự thay đổi này không chỉ xảy ra ở vùng tần số chuyển tiếp giữa phụ âm và nguyên âm mà ngay cả trên biểu đồ sóng và biên độ cũng có sự thay đổi rõ rệt. Biên độ của nguyên âm đi sau tăng lên rất mạnh. Trên biểu đồ phổ, các formant của nguyên âm có độ đậm rõ ràng hơn rất nhiều, tuy nhiên sự thay đổi trên biểu đồ phổ xảy ra chậm hơn so với trên biểu đồ sóng trong khoảng thời gian 5-10ms. Phụ âm đầu /p, t, k/ có ảnh hưởng đến vùng tần số formant của nguyên âm đứng sau, nó làm suy giảm vùng tần số formant của nguyên âm, đặc biệt ở những vùng tần số thấp như F1 và F2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực tần số của một phụ âm đều được điều chỉnh triệt để theo các formant của các nguyên âm đi sau, ảnh phổ vùng tần số xuất hiện của /p, t, k/ trước các nguyên âm /i, e, u, o,  có một tâm vùng thấp hơn kéo tâm vùng của các nguyên âm gần hơn với tâm vùng của /p, t, k/ hơn so với trường hợp các nguyên âm độc lập. Tâm vùng thấp và gần hơn với tâm vùng của /p, t, k/ được thể hiện rõ nhất ở đoạn chuyển tiếp formant tiếp giáp giữa phụ âm tắc và nguyên âm nhất là đối với các nguyên âm có độ mở rộng /, a, / vùng tần số F1 bị suy giảm đáng kể. 10 [...]... C trong cấu trúc âm tiết thường gặp khó khăn và cần phải dựa vào thông tin của V 3 Đối với cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp với hai nhóm phụ âm cuối tắc trong so sánh với formant của nguyên âm kết hợp với thanh điệu và nhóm phụ âm đầu tắc như sau: Nếu như trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp CV phụ thuộc vào kết hợp thanh điệu và có sự cách biệt tương đối lớn giữa các kết hợp thanh. .. cho cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp với hai nhóm phụ âm tắc cuối trong so sánh với formant của nguyên âm kết hợp với thanh điệu và nhóm phụ âm tắc đầu như sau: Sự kết thúc của phụ âm cuối [p, t, k, m, n, ŋ] khiến trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp VC rất ngắn và không có sự cách biệt quá lớn giữa các kết hợp thanh điệu So sánh kết quả thu được khi đo trường độ nguyên âm trong kết. .. biệt cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp âm tắc đầu và tắc cuối với một ngôn ngữ khác chỉ ra sự khác biệt 16 riêng vốn có và đặc trưng của tiếng Việt Nội dung chương được trình bày làm hai tiểu mục: Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm cuối /p, t, k/ và Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm cuối /m, n, / 4.1 Formant của nguyên âm trong kết hợp âm cuối [p, t, k] Xét về phương thức cấu. .. phần hữu thanh của nguyên âm ở đầu bị ảnh hưởng Xét về vị trí cấu âm môi - lưỡi các âm cuối [p] là âm môi, [t, k] là các âm lưỡi, trong đó [t] là âm đầu lưỡi, [k] là âm mặt lưỡi; vị trí cấu âm và phương thức cấu âm bị chi phối bởi sự ảnh hưởng của nguyên âm đứng trước 4.1.1 Trường độ formant của nguyên âm Nếu như trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp CV phụ thuộc vào kết hợp thanh điệu và có sự... âm cuối với vị trí cấu âm và phương thức cấu âm khác nhau được khái quát như sau: am an a ap at ak KẾT LUẬN Luận án đã tiến hành khảo sát cấu trúc formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Việt trong kết hợp với thanh điệu và phụ âm tắc ở những vị trí đầu và kết thúc âm tiết bằng phương pháp thực nghiệm và đã khái quát các đặc trưng về trường độ, vùng tần số và diễn tiến tần số formant trong các kết hợp Từ... của nguyên âm trong kết hợp phụ âm [t] Trong kết hợp với phụ âm [p], phần nguyên âm hữu thanh nên sóng tuần hoàn và biên độ lớn hơn âm [p] bên cạnh Ranh giới giữa nguyên âm và phụ âm bên cạnh là sự thay đổi về biên độ và tần số sóng Do nguyên âm có năng lượng cao hơn phụ âm nên các formant rõ ràng hơn và ảnh hưởng đến phụ âm, điểm chuyển hướng hay gãy của formants của nguyên âm trong kết hợp với [p] là... nguyên âm, các kết hợp nguyên âm với thanh ngang, ngã có trường độ dài hơn các kết hợp với thanh sắc, hỏi, nặng 22 - Thanh điệu cũng tác động đến vùng tần số của các nguyên âm đơn tiếng Việt Nhìn chung, những ảnh hưởng của thanh điệu làm cho tần số F1, F2 của nguyên âm tăng lên đáng kể Sự ảnh hưởng này xảy ra ở các kết hợp thanh cao, nhất là đối với các kết hợp thanh ngang, ngã, sắc - Thanh điệu có... mạnh mẽ tới cấu trúc formant của nguyên âm trong cấu trúc VC Diễn tiến vùng chuyển tiếp giữa nguyên âm và phụ âm rất mờ nhạt đối với nhóm phụ âm [p, t, k], khó xác định ranh giới khiến khu vực phụ âm gần như bị hòa kết liền với nguyên âm Cấu trúc và diễn tiến formant của nguyên âm trong đoạn chuyển tiếp bị thay đổi, tại điểm kết thúc nguyên âm các sóng đi lên hoặc đi xuống với chu kỳ đều đặn với biên... (2013), Dấu hiệu quá độ (transient) của kết hợp phụ âm và nguyên âm trong âm tiết có cấu trúc CV, Đề tài khoa học cấp cơ sở năm, Viện Ngôn ngữ học 4 Vũ Thị Hải Hà (2013), Ảnh hưởng của thanh điệu và âm đầu /k/ đến formant của nguyên âm tiếng Việt, BCKH tại Hội thảo Ngữ học toàn quốc 5 Vũ Thị Hải Hà (2013), Formant của nguyên âm [i, u, ] trong quan hệ với thanh điệu tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 12 27 ... Chương 4 :FORMANT CỦA NGUYÊN ÂM TRONG KẾT HỢP VỚI ÂM CUỐI TẮC VÀ THANH ĐIỆU Trong chương này, luận án đi vào tìm hiểu sự ảnh hưởng của nhóm phụ âm cuối /p, t, k/, nhóm phụ âm /m, n, ŋ/ tới cấu trúc formant của nguyên âm trên 3 phương diện: 1) Trường độ, 2) Vùng tần số; và 3) Diễn tiến đường nét Để xem xét sự tác động của nhóm phụ âm cuối tắc /p, t, k/ lên nguyên âm có khác gì so với nhóm phụ âm cuối . giữa formant của nguyên âm và thanh điệu. Chương 3- Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm đầu tắc và thanh điệu. Chương 4 - Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm cuối tắc và thanh điệu. . hai tiểu mục: Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm cuối /p, t, k/ và Formant của nguyên âm trong kết hợp với âm cuối /m, n,  /. 4.1. Formant của nguyên âm trong kết hợp âm cuối [p, t,. 1124Hz, F2 của // 1002 - 1429Hz. 2.3. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu 2.3.1. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh ngang Kết hợp với thanh ngang

Ngày đăng: 16/09/2014, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w