Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (LA tiến sĩ Ngữ Văn)
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Đối tượng nghiên cứu 3
2.3 Phạm vi nghiên cứu 3
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 6
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1 PHÊ BÌNH LÍ LUẬN VỀ “MẢNH VỠ” 7
1.1.1 Trên thế giới 7
1.1.2 Ở Việt Nam 10
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TONI MORRISON 16
1.2.1 Nghiên cứu về Toni Morrison trên thế giới 16
1.2.2 Nghiên cứu về Toni Morrison ở trong nước 33
Chương 2: KHÁI NIỆM “NGÔN NGỮ MẢNH VỠ” 40
2.1 NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 40
2.2 “NGÔN NGỮ MẢNH VỠ” 47
2.2.1 Mảnh vỡ như là đặc trưng của tư duy hậu hiện đại 51
2.2.2 Nội hàm khái niệm 62
Chương 3: NGÔN TỪ MẢNH VỠ 65
3.1 NGÔN TỪ HỖN ĐỘN 66
3.1.1 Mảnh vụn ngôn từ – tấm gương của thế giới đảo ngược 69
3.1.2 Sức mạnh phá hủy của ngôn từ trong thế giới ảo 74
3.2 NGÔN TỪ RỜI RẠC VÀ PHI CHUẨN 79
3.2.1 Ngôn từ rời rạc 79
Trang 23.2.2 Ngôn từ phi chuẩn 90
3.3 NGÔN TỪ SAI LẠC 93
3.3.1 Sự sai lạc ngẫu nhiên 96
3.3.2 Nick – name (biệt hiệu) 98
3.3.3 Cái tên bị nguyền rủa 101
Chương 4: NHÂN VẬT MẢNH VỠ 105
4.1 KHÁI NIỆM “NHÂN VẬT” VÀ “NHÂN VẬT MẢNH VỠ” 105
4.1.1 Nhân vật 105
4.1.2 Nhân vật mảnh vỡ 108
4.1.2.1 Nhân vật truyền thống 108
4.1.2.2 Nhân vật mảnh vỡ 111
4.2 NHÂN VẬT MẢNH VỠ CỦA TONI MORRISON 114
4.2.1 Sự phá hỏng bản thể – Pecola 115
4.2.2 Ghép nối mảnh vỡ bản thể – Milkman 123
4.2.3 Nửa người nửa ma hay bản thể Beloved 131
4.2.4 Vị thánh bất hạnh hay bản thể vỡ nát của Baby Suggs 137
4.2.5 Cuộc chiến đấu vì bản thể của người mẹ giết con – Sethe 142
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các thông tin và kết quả trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách nghiêm túc, trung thực trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Thảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại khoa Ngữ văn, Bộ môn Lý luận văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS
Lê Huy Bắc, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu; giúp tôi có thể hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, các thầy cô trong Bộ môn Lí luận văn học và Văn học nước ngoài của nhà trường, đã nhiệt tình giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người thân luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Tác giả
ThS Nguyễn Thị Minh Thảo
Trang 5MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lần đầu tiên trong văn học Hoa Kỳ (Mỹ), nữ văn sĩ người da đen Toni
Morrison đã nhận được giải thưởng Nobel văn học cao quý Viện Hàn lâm
Thụy Điển khi công bố giải thưởng đã nhận định Morrison là một “văn sĩ thượng thặng”, mà tác phẩm “được khắc họa đẹp đẽ và gắn bó một cách kì diệu với cuộc sống, con người” Tình yêu và sức sống, bi kịch, khát vọng và nỗi đau… của người nô lệ da đen đã được thể hiện bằng một tài năng nghệ thuật trác tuyệt Tất cả những điều ấy đã hoà trộn và tạo nên vẻ đẹp kinh ngạc trong những tác phẩm của bà Tiểu thuyết của Toni Morrison đã gây chấn động và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phê bình trên thế giới
Sáng tác của Morrison được xếp vào vị trí của những kiệt tác kinh điển
Bà được đưa vào hàng ngũ những nhà nhân văn của mọi thời Tác phẩm của
bà hiện đang được dạy ở nhiều trường đại học và phổ thông ở Mỹ, cũng như một số trường đại học, cao đẳng trên thế giới Ở Việt Nam hiện nay đã có hai
tiểu thuyết là Người yêu dấu (Beloved) và Mắt biếc (The Bluest Eye) được dịch
sang tiếng Việt
Ngôn ngữ nghệ thuật là phương tiện để nhà văn mô hình hóa thế giới, qua
đó bộc lộ toàn bộ tài năng nghệ thuật và tư tưởng của nhà văn, đồng thời là tiếng nói nghệ thuật của nhà văn về thế giới Morrison trong nỗ lực không mệt mỏi của mình, đã kiến tạo một thế giới nghệ thuật đặc sắc, bằng ngôn ngữ và
lối tư duy của hệ hình hậu hiện đại: ngôn ngữ mảnh vỡ
Ngôn ngữ mảnh vỡ là lối diễn ngôn để Morrison khắc họa thực trạng và
cuộc đấu tranh giành quyền sống cho những người đồng bào đáng thương của
bà Đồng thời, bà cũng đề nghị tha thiết về một sự bình đẳng giữa các tiếng nói, các ngôn ngữ; đồng nghĩa với việc giành quyền sống công bằng cho các chủng tộc, màu da Ta có thể nhận thấy, ngòi bút tràn đầy thiên tính nữ và tình yêu thương mênh mang, sức sống lạc quan của Morrison cuộn chảy trên từng trang viết Viết về một thế giới bị tàn phá, lệch lạc song Morrison không hề tuyệt vọng Bà chỉ cho những người đồng bào yêu quý con đường đến với tự do: đó
Trang 6là tình yêu thương, sự nối kết với lịch sử và văn hóa Morrison là người đã ca khúc ca chiến thắng, đã cất đôi cánh vĩ đại kết tinh từ tôn giáo da đen nhân bản
nguyên thủy và sức mạnh của cộng đồng, của tình yêu thương
Trong phạm vi tài liệu chúng tôi thu thập được, các nhà nghiên cứu mới
chỉ đề cập đến vấn đề mảnh vỡ, chưa có bài nào khái quát và chỉ ra đặc trưng
ngôn ngữ mảnh vỡ trong diễn ngôn nghệ thuật hậu hiện đại và trong tiểu thuyết
của Morrison Sự cách tân này xuyên suốt, tạo ra sự độc đáo, sức cuốn hút kì
lạ, thể hiện tài năng nghệ thuật phi thường và đó có lẽ cũng chính là nguyên nhân mang lại thành công vang dội cho Morrison
Vì thế, chúng tôi quan tâm nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ mảnh vỡ trong
tiểu thuyết của Toni Morrison (Fragmentary language in Toni Morrison’s
novels) với mong muốn đưa ra một hướng tiếp cận khả dĩ khám phá được
những lớp ý nghĩa nghệ thuật ẩn sâu trong tác phẩm của nữ văn sĩ da màu này Thực hiện đề tài, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới đối với ngành lí luận văn học Đó là nghiên cứu các tác phẩm văn học
hậu hiện đại thế giới dưới góc nhìn kí hiệu học hậu hiện đại Nó sẽ giúp chúng
ta khai phá những khung trời mới lạ bằng sắc màu kì diệu của nghệ thuật, khắc phục được những hạn chế của các cách tiếp cận trước đây, chủ yếu là tiếp cận ở phương diện thế giới quan, tư tưởng hệ Thành công của luận án sẽ có đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy xây dựng diện mạo hệ thống lí thuyết về nghiên cứu phê bình văn học hậu hiện đại trong nước, một gương mặt vừa quen thuộc vừa đầy lạ lẫm
2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của
Morrison để thấy những đặc trưng nghệ thuật của Morrison, những sáng tạo, cách tân của bà trong sáng tác
Trên cơ sở đó, luận án hướng đến những vấn đề thuộc về văn hóa da trắng, da đen trong sự xung đột, hòa giải và những di chứng không thể xóa bỏ giữa các chủng tộc áp bức và bị áp bức trong đời sống con người thời hậu hiện đại
Trang 7Về mặt lí luận, khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, một đặc trưng của văn học
hậu hiện đại cũng được làm rõ, có thể trở thành một công cụ để nghiên cứu văn học hậu hiện đại nói chung
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Morrison Trọng tâm là cách biểu đạt, cách cắt nghĩa thế giới ấy bằng hình
tượng ngôn từ Sau khi xác lập khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, luận án khảo sát
ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của bà ở các phương diện cơ bản là lớp
ngôn từ mảnh vỡ và lớp nhân vật mảnh vỡ Chúng tôi quan niệm “ngôn từ” và
“nhân vật” là ngôn ngữ, là lối biểu đạt, diễn ngôn mảnh vỡ hậu hiện đại
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là ba cuốn tiểu thuyết của Toni Morrison:
Mắt biếc (The Bluest Eye), Người yêu dấu (Beloved) và Bài ca của Solomon (Song of Solomon) Trong đó, Mắt biếc và Người yêu dấu đã được dịch sang
tiếng Việt, tiểu thuyết Bài ca của Solomon, chúng tôi tiến hành khảo sát trên
nguyên bản tiếng Anh Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đối với hai cuốn
Mắt biếc và Người yêu dấu chúng tôi cũng tiến hành đối chiếu, so sánh với
nguyên tác
Ba cuốn tiểu thuyết này có thể đại diện và kết tinh đặc trưng tiểu thuyết Morrison, đã được giới nghiên cứu phê bình văn học thế giới khẳng định Trong đó, thế giới của người da màu được đề cập với sự có mặt đầy đủ của các
thế hệ: Mắt biếc là câu chuyện về một cô bé; Người yêu dấu là câu chuyện về người mẹ và con gái; Bài ca của Solomon viết về người cha và con trai
Đối với Người yêu dấu, tác phẩm được giới phê bình nghiên cứu trên thế
giới đánh giá cao, thời báo Los Angeles khẳng định, đây là “một kiệt tác… thật tuyệt vời… không thể tưởng tượng nổi nền văn học Mỹ nếu thiếu nó”, còn tạp chí Chicago Sun ca ngợi “Tác phẩm hoàn hảo nhất của Toni Morrison Chưa
có cái gì bà viết lại nâng bà lên cao đến thế, lại thể hiện tài năng phi thường, gây sửng sốt đến thế”…
Ngoài ba cuốn đã được đề cập, Morrison còn có sáu tiểu thuyết khác là
Thiên Đường (Paradise), Sula, Tar Baby, Jazz, Yêu (Love) và Lòng nhân (A
Trang 8Mercy) Tuy chúng tôi không khảo sát kĩ các tiểu thuyết này, nhưng trong quá
trình nghiên cứu luận án sẽ có những liên hệ và so sánh để thấy được cái nhìn thống nhất trong sáng tác của Morrison
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Luận án kết hợp nghiên cứu lí luận với vận dụng phân tích tác phẩm của tác giả nữ da đen Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel văn học
Ở phương diện lí thuyết, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu hoàn cảnh ra đời, xác lập nội hàm khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ như là một đặc trưng diễn ngôn của thời kì hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng
Tiếp đó, chúng tôi vận dụng khảo sát trên ba tiểu thuyết tiêu biểu của Toni Morrison Tác phẩm của bà mang đặc trưng của tiểu thuyết hậu hiện đại, với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mới lạ, đóng góp cho văn học thế giới những diện mạo mới
Song song với quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành dịch tiểu thuyết
Bài ca của Solomon (Song of Solomon) sang tiếng Việt Công việc nghiên cứu
và dịch thuật tác phẩm của Toni Morrison góp phần giới thiệu những di sản văn hóa của nhân loại, làm phong phú kho tàng văn học nước ngoài ở Việt Nam Trước mắt, luận án giúp sinh viên tiếp cận với nền văn học Mỹ – Phi, với phong cách nghệ thuật độc đáo, những cách tân mạnh mẽ, tinh thần nhân văn lớn lao của các tác giả đương đại
Luận án có ý nghĩa khoa học, có đóng góp thiết thực cho việc nghiên cứu
lí thuyết phê bình hậu hiện đại, đó là việc nghiên cứu một thuật ngữ lí luận công cụ và tập dượt vận dụng nghiên cứu những tác phẩm văn xuôi hậu hiện đại, một lĩnh vực hãy còn khá mới mẻ ở trong nước
Ở Việt Nam, đây là luận án đầu tiên có tính chất tổng hợp, khái quát về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Morrison trên những phương diện cơ bản Luận
án đã tập hợp được một số nhận định về đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết, đặc
biệt là tính mảnh vỡ – đặc trưng của văn học hậu hiện đại – trong tiểu thuyết
của bà
Luận án cũng làm nổi bật được sự độc đáo trong nghệ thuật trần thuật,
Trang 9khẳng định ngôn ngữ mảnh vỡ trong thế giới tiểu thuyết Morrison, một lối hành văn táo bạo, mới mẻ, kiệt xuất
Thành công của luận án bắc một cây cầu nhỏ cho những người nghiên cứu tiếp theo về thế giới nghệ thuật của Morrison nói riêng, cũng như nghiên cứu
về văn học hậu hiện đại nói chung
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài này, dưới cái nhìn của lí thuyết Phê bình hậu hiện
đại, chúng tôi áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp văn hóa – xã hội: Chúng tôi nghiên cứu tiểu thuyết của
Morrison trong mối liên hệ mật thiết với hoàn cảnh văn hóa, xã hội Những nội dung của tiểu thuyết được phân tích, soi rọi từ góc nhìn văn hóa, xã hội Đó là những vấn đề văn hóa, xã hội của người da đen, cộng đồng người da đen trong môi trường văn hóa, xã hội người da trắng
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học lịch sử: Phương pháp này chúng
tôi sử dụng để chỉ ra những cách tân trong văn học hậu hiện đại – những hình
thức nghệ thuật phản truyền thống, những kĩ thuật tiểu thuyết còn mang tính
thử nghiệm, mới mẻ
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học lí thuyết: Phương pháp này được
áp dụng chủ yếu khi chúng tôi phân tích, tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật
cơ bản của nhà văn khi xây dựng tác phẩm Luận án chỉ ra vai trò, giá trị của những chi tiết, kĩ thuật, hình thức nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để biểu đạt nội dung tư tưởng trong tác phẩm
- Phương pháp phê bình tiểu sử: Chúng tôi nghiên cứu tiểu sử của nhà
văn để thấy được mối quan hệ, tác động qua lại giữa cuộc đời và sự nghiệp sáng tác, những cơ sở để minh giải về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của một cây bút khá đặc biệt trên thế giới: một nữ văn sĩ người da đen
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các thao tác phân tích, bình giá… để vừa mở rộng vừa đào sâu vấn đề cần nghiên cứu
Trang 105 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Về phương diện lí thuyết, luận án tổng hợp và xác định nội hàm khái niệm
thuật ngữ ngôn ngữ mảnh vỡ, đặc trưng của văn học hậu hiện đại Thuật ngữ
này đã được sử dụng rải rác trong các công trình nghiên cứu về văn học hậu hiện đại, tuy nhiên, nội hàm khái niệm vẫn chưa được làm rõ Từ chỗ minh giải nội hàm khái niệm, đóng góp của luận án là xây dựng một công cụ lí luận để nghiên cứu về văn học hậu hiện đại nói chung
Về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Morrison, luận án làm sáng tỏ nghệ thuật ngôn ngữ mảnh vỡ, khẳng định những giá trị chân, thiện, mỹ và những đóng góp lớn của Morrison đối với văn học hậu hiện đại thế giới – một nữ nhà văn hãy còn khá mới mẻ đối với bạn đọc Việt Nam
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Sau phần Mở đầu, luận án được triển khai theo bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Khái niệm “Ngôn ngữ mảnh vỡ”
Chương 3: Ngôn từ mảnh vỡ
Chương 4: Nhân vật mảnh vỡ
Các chương này dù đứng độc lập vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hướng vào việc chỉ ra đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Morrison và ý nghĩa của nó đối với nghiên cứu, phê bình lí luận văn học
Cuối cùng là phần Kết luận, Danh mục các công trình liên quan đến đề
tài luận án và Tài liệu tham khảo
Trang 11Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ở chương tổng quan này, chúng tôi tiến hành khảo sát, tóm tắt, tổng thuật
những luận điểm cơ bản trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến tính
mảnh vỡ ở trong nước và trên thế giới, cũng như những công trình khảo cứu
chuyên sâu về vấn đề này trong tiểu thuyết của Toni Morrison
1.1 PHÊ BÌNH LÍ LUẬN VỀ “MẢNH VỠ”
1.1.1 Trên thế giới
Khó có thể bao quát hết mảng tài liệu này đối với việc nghiên cứu xuất phát từ Việt Nam Dẫu sao, chúng tôi cũng cố gắng thu thập các công trình nghiên cứu trong phạm vi có thể Dưới đây là những tài liệu chúng tôi có được
ở vào thời điểm thực tại
Thuật ngữ mảnh vỡ (còn gọi là tính phân mảnh, ghép mảnh, mảnh ghép),
là một trong những đặc tính nổi bật của văn học hậu hiện đại Các nhà nghiên
cứu chú ý đến những đặc trưng của tự sự hậu hiện đại: mảnh vỡ, chắp nối, những phiến đoạn chia cắt, không liền mạch… Trong cuốn Các khái niệm và
thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ, phần
viết về Chủ nghĩa hậu hiện đại đã khái quát: “Cốt lõi của phê bình hậu hiện đại
chính là việc nghiên cứu những phương thức khác nhau của kỹ thuật trần thuật, tập trung vào việc xây dựng diễn ngôn rời rạc, tức tính cắt mảnh (fragmentaire) của trần thuật” [35;398]
Trong cuốn Dẫn luận lí luận văn học, nhà phê bình văn học Terry
Eagleton xác định, “tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại điển hình nhất là tùy tiện,
đa trị, lai ghép, lệch tâm, dễ thay đổi, ngưng đọng, hệt như một mô phỏng” [dẫn theo 9;30]
Khi đi vào đặc trưng của văn xuôi hư cấu hậu hiện đại, nhà nghiên cứu Barry Lewis đã đề cập đến các phương diện sau: “sự hỗn độn thế tục, cóp nhặt, mảnh vỡ, sự nới lỏng tổ chức, tính hoài nghi và vòng tương tác” [9;31]
Trang 12Do chưa có điều kiện nghiên cứu sâu rộng tính mảnh vỡ trong văn học thế giới nói chung, phần này chúng tôi khảo sát và thuật lại theo công trình của
Stuart Sim, cuốn Từ điển phê bình về tư tưởng hậu hiện đại (Critical
Dictionary of Postmodern Thought)
Theo Stuart Sim, các nhà văn hậu hiện đại tấn công vào những nền tảng muôn đời của văn học “John Hawkes có lần đã tiết lộ, khi bắt đầu viết lách, ông cho rằng “những kẻ thù thực sự của tiểu thuyết là cốt truyện, nhân vật, cấu trúc và chủ đề” Tất nhiên là, rất nhiều tác giả sau đó đã làm rất tốt công việc của họ để giáng những đòn búa tạ vào bốn hòn đá tảng trên của văn học, đưa
nó vào địa hạt của sự lãng quên Không những cốt truyện bị nghiền, bị tán thành những mảnh nhỏ của sự kiện và chi tiết, các nhân vật thì tan rã ra thành những mớ ước muốn mãnh liệt, cấu trúc thì không hơn gì những màn cảnh sân khấu chớp nhoáng, ngắn ngủi, mà cả các chủ đề cũng trở nên quá mờ nhạt đến mức có thể nói một sự sai lầm đến tức cười nếu nói rằng chắc chắn các cuốn tiểu thuyết là một “thể loại như thế, như thế nào đó” [131;125–26]
Jonathan Baumbach quan sát một truyện ngắn trong tập Sự trở về của
nghi lễ (The Return of Service,1979), và nhận định nếu “bạn đọc một truyện
trong thời buổi này thì nó không hề là câu chuyện một tẹo nào cả, không hề có những cảm xúc truyền thống” [131;126]
Các nhà văn hậu hiện đại không tin tưởng ở sự trọn vẹn và tính hoàn chỉnh, người bạn đồng hành của các câu chuyện trong quá khứ Một trong những cách để thay thế đó là sự đa kết thúc (nhiều khả năng kết thúc cho một câu chuyện), điều này đã chống lại sự đóng kín bằng cách đưa ra rất nhiều kết thúc cho một cốt truyện
Theo nghiên cứu của Stuart Sim, một số nhà văn khác phá vỡ cách kể chuyện theo trình tự có mở đầu, kết thúc trọn vẹn bằng những cách khác nhau:
“Fowles phá vỡ lối kể chuyện bằng cách nhảy dù, (phô bày sự thân mật, gần gũi) của ông với Marx, Darwin và những người khác Ông trực tiếp nói chuyện với người đọc, thậm chí ở một mức độ bước hẳn vào trong câu chuyện của chính ông với tư cách như là một nhân vật Đa kết thúc là một phần của những chiến thuật nhảy dù đó Fowles từ chối chọn lựa giữa hai kết cục hoàn chỉnh
Trang 13cho tiểu thuyết của ông: kết thúc thứ nhất là Charles và Sarah tái hợp sau chuyện tình giông bão, kết thúc thứ hai là họ tiếp tục tách rời, không thay đổi
Do đó ông tạo nên một yếu tố chính không chắc chắn trong cuốn sách Ông thậm chí còn dây dưa đến một khả năng thứ ba, đó là để Charles ở trên tàu, tìm kiếm Sarah trong thành phố: „nhưng quy ước ngầm của tiểu thuyết Victorian cho phép, không có điểm bắt đầu, không có kết thúc ‟” [131;127]
Một cách thức khác để phá vỡ tính hoàn kết của văn học truyền thống là
“làm cho không có điểm bắt đầu và không có kết thúc, bằng cách bẻ gẫy văn
bản thành những mảnh vụn hoặc từng phần, bị chia cắt bởi không gian, nhan
đề, các con số hoặc các biểu tượng Tiểu thuyết và truyện ngắn của Richard
Brautigan và Donald Barthelme đầy ắp những mảnh vỡ Một số tác giả khác thậm chí còn đi xa hơn và mảnh vỡ là của chính kết cấu văn bản với các hình minh họa, bản in hoặc trộn lẫn với điện ảnh Như Raymond Federman đưa nó
vào trong lời giới thiệu cho Tiểu thuyết siêu thực: Tiểu thuyết hiện nay và
mai sau (1975): “trong những không gian nơi không có gì để viết, các tác giả
tiểu thuyết có thể, ở bất cứ thời điểm nào, đưa vào chất liệu (dấu trích dẫn, các bức tranh, các sơ đồ, bảng biểu, chữ ký, những mẩu của văn bản/diễn ngôn khác ) hoàn toàn không liên quan gì đến câu chuyện” [131;127]
Minh họa cho điều này, Stuart Sim dẫn câu chuyện Người vợ cô đơn của
Willie Master (1967) của William Gass “Tác giả đã thực hiện tất cả những
điều trên trong 60 trang giấy kì quặc của nó, và đó là một văn bản của nhà văn
hậu hiện đại tuyệt vời (parexelence) Những trang giấy đó, trong bản thân nó
gồm bốn màu khác nhau: màu xanh sổ tay ghi chép, xanh kaki, màu đỏ dâu và màu trắng bóng láng Một phụ nữ “nude” nằm ườn chiếm hết trang bìa trước Nàng là một người vợ vỡ mộng, người ẩn dụ cho sự hiện thân của ngôn ngữ tình dục (lovemaking language)” Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến một ví dụ nữa, để minh họa cho tính ghép mảnh, sự bị bẻ gãy của văn bản, đó là tác phẩm của Marshall McLuhan “Sự bài trí, bày đặt thực sự kì cục, lập dị có lẽ được thiết kế bởi Marshall McLuhan trong chất gây ảo giác Sự đa dạng của các mặt chữ (in đậm, in nghiêng), các phông chữ (Gô tích; kí tự), các kí hiệu (biểu tượng của âm nhạc, chất giọng), và sự pha tạp các cách sắp xếp (nhiều cột,
Trang 14nhiều lời chú thích), tranh giành không gian với những hình ảnh lố bịch (những vết bẩn của tách cà phê, dấu hoa thị khổng lồ) Trong một bài nghiên cứu khái quát, Ronald Sukenic gọi đó là “một cơn mưa rào bất chợt của những sự kiện mảnh vỡ”” [131;127–28]
Tác giả nhận định, “Với những tác phẩm theo kiểu như vậy được viết bởi Fowles, Brautigan, Barthelme và Gass, quả thật là điều khó khăn khi chúng ta
không nhớ đến lời đề từ nổi tiếng của E M Forster trong Howards End: “Sống
trong những mảnh vỡ sẽ chẳng còn bao lâu nữa.” Chúng ta có thể thấy những
đối âm này với một lời phát biểu của nhân vật trong tác phẩm Xem trăng của Barthelme (1968): „Những mảnh vỡ là hình thái duy nhất mà tôi tin tưởng‟ Hai
trạng thái này chứng tỏ sự khác biệt dữ dội giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại” [131;128]
Có thể thấy, mảnh vỡ là một đặc trưng tiêu biểu của văn học hậu hiện đại phương Tây Các nhà văn hậu hiện đại đã nói bằng ngôn ngữ mảnh vỡ, thứ ngôn ngữ nghệ thuật, mà theo họ, có thể giải phóng được tư duy, xúc cảm, thể hiện sinh động vẻ đẹp vốn có của cuộc sống Những sáng tạo mới lạ của các nhà văn hậu hiện đại trong ngôn ngữ mảnh vỡ trên các yếu tố: ngôn từ, nghệ thuật kể chuyện, nhân vật, cốt truyện, theo chúng tôi nhận thấy, như là một biểu hiện chống lại những trung tâm đã cũ mòn, xơ cứng, muốn phá vỡ, bẻ gẫy, lật tung, đào xới tất cả, muốn tìm đến những mảnh đất mới lạ cho sáng tác nghệ thuật, đồng thời, đó cũng là biểu hiện của sự khao khát thoát khỏi những
hệ thống quy tắc, chuẩn mực đã lỗi thời, khiến họ ngạt thở, không còn khả
năng tái sinh Ngôn ngữ mảnh vỡ, là một sáng tạo đặc biệt thành công của các
nhà văn hậu hiện đại, để có thể thể hiện, bộc lộ tâm thức của con người thời đại
Trang 15Thằng điên và quỷ sứ của Sarkadi Imre” của Mai Thị Liên Giang; “Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép trong tác phẩm của Murakami” của Nguyễn Anh Dân;
“Về mảnh vỡ ngôn ngữ của David Lurie trong Ruồng bỏ của J.M Coetzee” do Nguyễn Thị Ngọc Thủy viết; “Ngôn từ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison” của Nguyễn Thị Minh Thảo; “Kí hiệu rỗng trong ngôn ngữ trần
thuật của Kafka” của Đoàn Thị Việt Nga Ngoài ra, hầu hết các bài viết còn lại
đều có đề cập đến thuật ngữ mảnh vỡ như là một đặc trưng của văn học hậu
hiện đại
Trong bài đề dẫn Hậu hiện đại như là một siêu ngôn ngữ, Lê Huy Bắc nhận xét “Ngày nay, những khái niệm mảnh vỡ, phân mảnh, trò chơi, phi trung
tâm, liên văn bản, nhại, hỗn độn, đã trở nên quá quen thuộc với giới nghiên
cứu trẻ và sách báo” [68;5] Lê Nguyên Cẩn trong công trình Về một vài khái
niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại, ghi nhận: “Chủ nghĩa hậu hiện đại là sự tiếp
nối điển hình xu hướng tính phân mảnh”, về sự “giải” các siêu tự sự, tạo ra các
tiểu tự sự “Với đại tự sự sẽ có giải đại tự sự, nghĩa là tạo ra các tiểu tự sự, bởi
vì theo J.F Lyotard thì ngày nay “chúng ta là nhân chứng chứng kiến sự đập vụn, xé lẻ “những lịch sử lớn” và sự xuất hiện vô vàn những “câu chuyện lịch
sử manh mún”, đơn giản, cục bộ; ý nghĩa của những thiên trần thuật có bản chất “cực kì nghịch lí” ấy không phải là hợp thức hóa tri thức, mà là “kịch tính hóa sự hiểu biết của chúng ta về khủng hoảng” [68;10] Nhà nghiên cứu khẳng định: phi trung tâm hóa, phân rã, phân mảnh (mảnh vỡ) là khuynh hướng của triết học hậu cấu trúc (giải cấu trúc), nhằm mục đích loại bỏ tư tưởng “trung tâm”:
“Cũng như vậy, phi trung tâm hóa nghĩa là tạo ra nhiều trung tâm, mỗi nhân vật trong tác phẩm trở thành một trung tâm của một câu chuyện nào đó; giữa các câu chuyện này có thể hoặc không có mối liên hệ nào và không có khả năng kết hợp lại với nhau; tất cả tạo thành các mảnh vỡ được khớp nối theo sở thích của tác giả Vì thế, khi đọc tác phẩm hậu hiện đại, người đọc sẽ phải phiêu lưu trôi dạt theo các mảnh vỡ mà không nắm bắt được câu chuyện, vả lại cũng chẳng có một câu chuyện nào theo mô hình kể chuyện truyền thống được đưa ra ở đây cả Người đọc sẽ rơi vào trạng thái bất định mà nguyên lí bất định
Trang 16trong toán học đã được E Thom đưa ra Trạng thái bất định đó cũng là hiện thực của cuộc sống đương diễn ra
“Mỗi mảnh vỡ trở thành một câu chuyện, có thể lôgic có thể không, tùy thuộc trạng thái của nhân vật người kể chuyện, trạng thái kể có ý thức hay vô thức Cho nên, mỗi mảnh vỡ đều có giá trị tự thân, giá trị đó lớn hay nhỏ, tùy thuộc chuẩn đánh giá của người đọc mà không nằm trong ràng buộc với một chuẩn chung nào cả Chuẩn chung chỉ xuất hiện khi xã hội là một tổng thể, còn
ở chủ nghĩa hậu hiện đại, xã hội là giải kết hợp, là không thể liên kết được với nhau, là nằm trong trạng thái tâm thần phân lập Tính đa trị được hiểu là như thế” [68;13]
Trong bài Phân tâm học cấu trúc và lí thuyết ngôn ngữ của J Lacan, Châu Minh Hùng phân tích tính luôn luôn phân mảnh của ngôn ngữ do bản
chất của ngôn ngữ khi được diễn đạt ra bên ngoài sau khi đã được sắp xếp, cắt xén, biên tập bởi ý thức (do trật tự và luật lệ quy định, chi phối) “Trong cách nhìn ấy, với Lacan, vô thức là một cấu trúc phức tạp của tinh thần, nó chỉ bắt đầu xuất hiện khi con người tham gia vào đời sống văn hóa xã hội Nó là sản phẩm của xung đột và hòa hoãn giữa tự nhiên và văn hóa xã hội, giữa ham
muốn và trật tự luật lệ, giữa tính toàn vẹn và tính bị phân mảnh Điểm khác
biệt giữa Lacan với Freud là trong khi Freud nhấn mạnh vào bản tính tự nhiên
và sinh lí mà con người có thể nhận diện thông qua kết tập các mảnh vỡ trong giấc mơ, Lacan lại nhấn mạnh vào tính văn hóa xã hội đã tạo ra lối mòn và sự
chệch hướng trong nhận thức thông thường Theo Lacan, bản tính tự nhiên và
sinh lí là cái toàn vẹn nhưng không thể nhận diện được trọn vẹn vì nó luôn luôn bị phân mảnh, tức bị cắt xén, biên tập bởi trật tự và luật lệ của Biểu trưng
Bao viền xung quanh đời sống chúng ta là những Biểu trưng với hình thức ước
lệ là kí hiệu ngôn ngữ, cho nên không có chủ thể nào độc lập với trật tự Biểu
trưng và ngôn ngữ, chính Biểu trưng và ngôn ngữ đã đi vào chiều sâu tinh thần
và điều hành cuộc sống của chúng ta, nó che đậy và kìm nén sự thực và tư
tưởng làm cho chúng ta rơi vào trạng thái vô minh hay ngộ nhận
(misrecognition) Nói một cách đơn giản (trong khi bản chất của vấn đề không
hề đơn giản), chúng ta luôn bị (nhưng lại tự tin là được) nói và hành động theo
Trang 17các nguyên tắc của trật tự và luật lệ mà quên rằng thực chất cuộc sống không
phải thế, chúng ta ít có cơ hội phản tỉnh rằng, các Biểu trưng và ngôn ngữ đã tạo thành thứ mặt nạ che đậy thực chất cuộc sống luôn muốn nổi loạn ở xung
quanh chúng ta và trong chúng ta” [68;34]
Nghiên cứu về Nhân vật hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam sau
1986, Lê Văn Trung chỉ ra bốn kiểu nhân vật điển hình, đó là kiểu nhân vật
phân rã hình tượng trung tâm, những nhân vật ngoại biên, dị biệt; kiểu nhân vật
nữ quyền; những nhân vật kí hiệu và những nhân vật mảnh vỡ, ghép mảnh Ở
kiểu nhân vật mảnh vỡ, ghép mảnh, tác giả nhận xét: “Đặc điểm nổi bật của kiểu nhân vật này là sự vụn vỡ từng mảnh của mỗi cá nhân, là mối quan hệ cực
kì lỏng lẻo, rời rạc của các nhân vật trong cùng một tác phẩm “Những nhân vật
“tôi” trong rất nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nhật Chiêu là những cái “tôi” vụn vỡ thành những mảnh rời rạc Đó không phải là những cái tôi phân thân nữa mà là nhiều cái tôi trong một hình tượng Những cái tôi đa diện, những cái tôi vô nghĩa lí, những cái tôi nghịch dị” [68;96]
Phùng Văn Tửu trong bài Biểu tượng “Ông bố chết” trong tiểu thuyết của
Donald Barthelme ghi nhận về tính chất mảnh vỡ của phong cách ngôn từ
“Cuốn Cẩm nang…, truyện trong truyện Ông Bố Chết, về cơ bản vẫn cùng phong cách với đại bộ phận còn lại, có những mục câu cú mảnh vụn, nhưng
cũng có những mục loằng ngoằng thiếu các loại dấu chấm câu Có nhiều ý kiến nghiêm túc chắc chắn khiến Thomas và Julie tâm đắc, nhưng lại xen lẫn với vô
số điều vô nghĩa lí hoặc hài hước như các mục nói về màu sắc của các ông bố chi phối tính cách, về bộ phận sinh dục của các ông bố so với của những ai không phải là bố ” [68;141]
Cùng đề cập đến Mảnh vỡ, bài viết Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép trong
tác phẩm của Murakami của Nguyễn Anh Dân nghiên cứu các kiểu cấu trúc
cốt truyện mang phong cách hậu hiện đại của nhà văn người Nhật Đó là các kiểu “cốt truyện phân mảnh, lắp ghép; phi tuyến tính; mô hình cốt truyện lồng khung” Với các kiểu kết cấu này, tác giả đã tạo nên những “không – thời gian
ảo hóa, mê lộ khiến con người lạc lối, lầm lẫn; những cốt truyện và kết cấu mê
Trang 18cung, phân mảnh, đầy biến ảo, lôi cuốn, hấp dẫn” Về kiểu cốt truyện phân mảnh, qua khảo sát, tác giả nhận xét: “Cốt truyện phân mảnh là hình thức tổ chức các sự kiện, biến cố không theo một trình tự mà có sự gián đoạn, phân cách, khiến cho người đọc khó theo dõi, khó giải mã Phân mảnh là một hình thức đặc trưng của tư duy hậu hiện đại, nơi mà mọi giá trị đều bị phá vỡ và cảm quan “phân mảnh” về thế giới ngự trị” [68;157]
Với bài Kiểu nhân vật mảnh vỡ phụ nữ trong “Thằng điên và Quỷ sứ”
của Sarkadi Imre, Mai Thị Liên Giang khảo sát và thấy nhân vật trong tác
phẩm này là những con người mảnh vỡ – đặc trưng của nhân vật hậu hiện đại, lạc loài, cô đơn, không tính cách, không tình cảm, mất liên lạc với nhau “Cũng như nhiều nhà văn hậu hiện đại khác, một trong những thủ pháp nghệ thuật của Sarkadi Imre là xây dựng kiểu nhân vật mảnh vỡ Tiếp xúc với các nhân vật
trong tác phẩm, chúng ta gặp các nhân vật với những đổ vỡ, chấn thương tinh
thần trước những điều phi lí của xã hội Trong Thằng điên và quỷ sứ, kiểu nhân
vật này thể hiện rõ nhất qua hình ảnh bác sĩ Sebuếc Dôntan Mảnh vỡ là khuynh hướng sáng tác tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại Đơn giản bởi
mảnh vỡ chính là bản thể của hiện tồn hậu hiện đại” [68;205]
Ngôn ngữ mất chức năng giao tiếp, ngôn ngữ vô nghĩa, vô hồn, ngôn ngữ bất lực là những đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật David Lurie trong tác phẩm
Ruồng bỏ, tác phẩm của nhà văn Nam Phi đoạt giải Nobel năm 2003 mà
Nguyễn Thị Ngọc Thủy đã chỉ ra trong bài viết Về “mảnh vỡ ngôn ngữ” của
David Lurie trong “Ruồng bỏ” của J.M Coetzee Những kiểu loại ngôn ngữ
đối thoại đó, tác giả cho rằng “Chúng tôi gọi kiểu ngôn ngữ đối thoại này là ngôn ngữ có tính chất mảnh vỡ.” David Lurie mặc dù biết ba thứ tiếng nhưng cuối cùng ấp úng không thể sử dụng được ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ của mình “Ông hoàn toàn mất khả năng diễn đạt cho người khác hiểu tâm trạng ngổn ngang và những suy nghĩ của mình về bản chất thật của cái mà người ta gọi là nỗi nhục nhã ông đang mắc phải Hơn ai hết, một giáo viên dạy thông tin như ông hiểu rằng ngôn ngữ đang bị “sáo, mòn như bị mối ăn ruỗng từ bên trong” Chỉ còn các đơn âm là còn nghe thấy, thậm chí nghe cũng không hết” [68;220] Kiểu ngôn ngữ vô hồn đó thể hiện sự mất niềm tin và đứt vỡ trong
Trang 19tâm hồn con người
Lê Huy Bắc trong bài Trung tâm – ngoại biên: vua thất thế, sãi làm vua (website: phongdiep.net) phân tích tính mảnh vỡ, vô thức trong đời sống hậu hiện đại và tính chất trò chơi của ngôn ngữ, sự dao động của trung tâm – ngoại
biên – một quy luật của tồn tại lịch sử trong tác phẩm của Đặng Thân: “Cái
„ngoại biên‟ hiện nay là ngoại biên hậu hiện đại (hoặc giả tất cả mọi ngoại biên trong lịch sử đều là ngoại biên hậu hiện đại?) Tác phẩm hậu hiện đại tiêu biểu
tại thời điểm này chính là 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân
Người đọc có thể tìm thấy ở đây vô vàn điều “khác biệt” với tư duy tiểu thuyết Việt đương thời và trước đó Cấu trúc sách cho thấy thân phận của một môn đồ trung thành của mảnh vỡ trí tuệ, mảnh vỡ internet Những mảnh vỡ vô chủ, vô đích, trôi dạt trên sự sống theo những ngẫu nhiên, nhưng vẫn không thiếu những biểu tượng, ẩn dụ về một gái Việt nạ dòng lang chạ với đủ phường đàn ông vì sự thông minh, lãng mạn nhưng nhẹ dạ, vì đam mê xác thịt nhưng lại muốn làm giàu, vì một lí tưởng vật chất nhưng lại nghiêng ngả trước những cám dỗ đồi bại đội lốt tinh thần cao cả bởi nhiều kẻ đốn mạt, trục lợi thâm hiểm Theo đó, với lối tư duy trác tuyệt của mình, Đặng Thân đã biến ngôn ngữ thành phi ngôn ngữ, biến khả năng giao tiếp thành thảm họa, biến lịch sử thành hư cấu và hư cấu thành lịch sử, biến khoa học thành trò chơi, biến chuyện tình yêu thành xác thịt và xác thịt thành tình yêu, biến bạn thành thù và thù thành bạn, biến nhà thông thái thành kẻ ngốc và kẻ ngốc thành thông thái, biến tri thức thành phản tri thức, biến vĩ nhân thành cuồng nhân ngay trong chính “cái vĩ” của mình Một cái nhìn đa diện, đầy chất chơi về cuộc đời như thế đã cho thấy sự bất an về bản thể, về hành trình sống của nhân loại Một bất
an ngẫu nhiên, không xuất phát từ thực tại mà dường như tự khi cái được gọi là trái đất hình thành và khi cái được gọi là con người ra đời”
Tác giả Nguyễn Hưng Quốc trong bài: Các lí thuyết phê bình văn học
(chuyên đề Chủ nghĩa hậu hiện đại), đưa ra nhận xét sau: “Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn đặt trên nền tảng chủ nghĩa duy lý của Descartes và gắn liền với phong trào Khai Sáng, nhấn mạnh vào lý trí, khoa học, kỹ thuật và những sự tiến bộ theo hướng tuyến tính; chủ nghĩa hậu hiện đại gắn liền với chủ nghĩa
Trang 20hậu cấu trúc, đề cao tính bất định, tính đứt đoạn, tính đa dạng và tính phân
mảnh Chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trương phi tâm hoá (de – centring), do đó,
chấp nhận những sự lắp ghép ngẫu nhiên (collage) và những sự nhại lại (pastiche), chấp nhận sự kết hợp lỏng lẻo giữa các thành tố trong tác phẩm như những thủ pháp nghệ thuật quan trọng Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn hoàn toàn hướng đến tương lai, cổ vũ các cuộc cách mạng, khuyến khích mọi hành
vi phủ định và phản kháng, chủ nghĩa hậu hiện đại kết hợp cái nhìn về tương lai với một chút hoài niệm đối với quá khứ, kết hợp dễ dàng giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và sự cách tân” [153]
Như thế, mảnh vỡ là một trong những phạm trù trung tâm của của lí thuyết phê bình hậu hiện đại Các nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài nước
đã sử dụng rộng rãi khái niệm này để khảo cứu tác phẩm văn chương hậu hiện đại Nhưng quả đúng như tinh thần hậu hiện đại, mỗi người sử dụng mỗi kiểu
và chưa có ai quy tụ thành khái niệm cụ thể Chúng tôi nhận thấy, cũng chưa có
ai chỉ ra đặc trưng của ngôn ngữ hậu hiện đại là ngôn ngữ mảnh vỡ, mặc dù họ
có thể phân tích rất kỹ các biểu hiện của nó Từ tất cả những quan điểm và cách
sử dụng trên, chúng tôi dựa vào đó để xác lập khái niệm “ngôn ngữ mảnh vỡ” ở chương hai
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TONI MORRISON
1.2.1 Nghiên cứu về Toni Morrison trên thế giới
Với sự nổi tiếng của mình, Toni Morrison được nghiên cứu hầu như là rộng khắp thế giới, công việc đó vẫn đang tiếp diễn Đến nay, việc thống kê có bao nhiêu công trình nghiên cứu về bà gần như là không thể, kể cả việc hiểu thấu đáo tác phẩm của bà vẫn là thách thức lớn đối với nhiều thế hệ nghiên cứu Xuất phát từ Việt Nam, nơi văn học Mỹ và Toni Morrison chưa được nghiên cứu nhiều, thì đối với chúng tôi, việc tập hợp tài liệu tham khảo quả là không dễ
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu tiểu thuyết Morrison, chúng tôi thấy các khuynh hướng tiếp cận các tiểu thuyết của bà chủ yếu là: Phê bình nữ quyền, phê bình hậu hiện đại, phê bình phân tâm học, tiếp cận từ góc độ văn
Trang 21hoá, lịch sử… tập trung vào các vấn đề sau:
Xu hướng nghiên cứu tư tưởng của nhà văn: các vấn đề chủng tộc, giới tính, lịch sử, vấn đề bản sắc, cá nhân và cộng đồng, vấn đề nữ quyền, tinh thần nhân văn… Bên cạnh đó, còn có xu hướng thiên về thi pháp và kỹ thuật tiểu thuyết của Toni Morrison như chất thơ trong tiểu thuyết, các yếu tố văn hoá dân gian, không khí tôn giáo, nghệ thuật trần thuật đa chủ thể thông qua dòng tâm tư và sự luân phiên điểm nhìn, các đặc điểm của kỹ thuật tiểu thuyết hậu
hiện đại Đặc biệt, tính mảnh vỡ được nhìn nhận như là một đặc trưng của tiểu
thuyết Morrison, thể hiện ở cả trong nội dung cũng như kĩ thuật tiểu thuyết Với nỗ lực của bản thân, chúng tôi tóm tắt những hướng nghiên cứu cơ bản về tiểu thuyết của Morrison như sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết của Toni Morrison được nghiên cứu dưới cái nhìn phân tâm học Những vấn đề về nỗi sợ hãi, ám ảnh, những chấn thương tinh
thần, tâm lí nô lệ… được phân tích khá kĩ để lí giải những nội dung tư tưởng trong tiểu thuyết của Morrison
Quan tâm tới những bi kịch của người da màu, J Brooks Bouson (Phó
giáo sư tiếng Anh tại Đại học Loyota ở Chicago) có bài Yên lặng như vốn dĩ:
Xấu hổ, chấn thương và chủng tộc trong tiểu thuyết của Morrison (Quiet As
It‟s Kept: Shame, Trauma, and Race in the Novels of Toni Morrison) Phân tích sâu ở phương diện phân tâm học, tâm thần học và văn hóa, nhà nghiên cứu
đã đi vào những vấn đề tâm lý của người da đen trong xã hội mà họ không được coi là người Họ luôn cảm thấy đau đớn trong từng giờ khắc của cuộc sống, nỗi xấu hổ chủng tộc tràn ngập (luôn thấy mình xấu xí, thấp kém – điều
mà văn hóa trắng đã ghim vào tâm khảm của họ, như những chiếc kim châm), khiến cho tâm hồn và cuộc sống của họ vỡ nát: những trái tim vỡ nát, tâm hồn tan nát, những gia đình vụn nát J Brooks Bouson khám phá những vấn đề này
trong cả bảy tác phẩm của Morrison (The Bluest Eye, Sula, Song of Solomon,
Tar Baby, Beloved, Jazz và Paradise)
Cuốn Mỹ học của Toni Morrison: Nói những điều không thể nói, (The
Aesthetics of Toni Morrison: Speaking the Unspeakable) tuyển công trình của các tác giả: Marc C Conner, Susan Corey, Barbara Johnson ), nhà nghiên cứu
Trang 22Marc C Conner viết “Số phận của Pecola trong tiểu thuyết này là mảnh vỡ và
sự tan rã tinh thần toàn diện: „Một sự hủy hoại tổng thể‟ Bị tàn phá đồng thời bởi sự tiếp xúc của cô với điều không thể nói và bởi sự phản đối cô của cộng đồng, Pecola bị tổn thương tinh thần, được kí thác cho sự tồn tại vĩnh hằng trên cái ngoại biên, “bên rìa thành phố”, vĩnh viễn vô gia cư Miner miêu tả sự hủy hoại tâm lí của cô như “một giới hạn cuối cùng mà việc xác định nhân dạng cô
là cả vấn đề” [85,52]
Viết về Nỗi xấu hổ và sự tức giận trong“Mắt biếc” (Shame and anger in
The Bluest Eye), Jill L Matus nhận định: “Chấn thương của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đối với cả kẻ phân biệt chủng tộc lẫn nạn nhân, là sự vỡ mảnh
khốc liệt của một cái tôi” [111;36–37]
Morrison từng nói động cơ thúc đẩy bà bắt tay viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên là cảm giác về sự mất mát, sự trống rỗng “Mọi thứ cứ trôi tuột quá nhanh vào đầu những thập niên 1960 và 1970 thật náo nhiệt nhưng nó lại khiến tôi
bị mất mát Chẳng có cuốn sách nào về tôi, tôi không tồn tại trong bất cứ dòng văn nào tôi đọc Con người này, phụ nữ này, người da đen này đã không tồn tại như một cái tôi trung tâm” Phản ứng lại cảm giác trống vắng và sự thiếu
mất trong hình dung đó, Mắt biếc là một lịch sử tưởng tượng về những gì nuôi
dưỡng người da đen và phụ nữ trưởng thành trong những thập niên 1930 và
1940, nhưng còn có cách thức quan trọng khác, theo đó nó phản ứng lại những phong trào chính trị đường thời – cái cách mà mọi thứ đang di chuyển quá nhanh vào đầu những thập niên 1960 và 1970
Trong bài viết Toni Morrison: Tra cứu văn chương về cuộc đời và sự
nghiệp của bà (Toni Morrison: A Literary Reference to Her Life and Work),
nhà nghiên cứu Carmen Gillespie nhận định về nguyên nhân sâu xa của sự tan
vỡ trong tâm hồn cô bé Pecola Đó là do sự chấn thương tâm lý, sự đơn độc và trơ trọi của cô bé, sự trống rỗng từ trong bản thể, không có bất kỳ mối liên kết
nào “Kết thúc Mắt biếc, Pecola ở trong không gian hỗn độn, không thoải mái,
bẩn thỉu mà Morrison tuyên bố như là thiên đường, một thiên đường cuộc sống
và có thể là trung thực duy nhất, một không gian trong đó gạch đá và sự đổ nát của những phạm trù áp bức dỡ bỏ những khái niệm truyền thống của sự xung
Trang 23đột, của sự khác biệt – trắng/đen, đực/cái, tốt/xấu, tình dục/trong trắng, giàu /nghèo – rường cột cấu trúc và trật tự của nghĩa đã khuyến khích sự tách li của Pecola
“Sự suy sụp tâm lí hoàn toàn của Pecola có nguồn gốc từ những trải nghiệm với cái ác mà cô nếm qua, nhưng sâu xa hơn, những mảnh vỡ tâm lí (psychological fragmentation) của cô bắt nguồn từ sự trống rỗng của các quan
hệ – với bản thân, với gia đình, với cộng đồng Pecola thiếu đi cái nền tảng mà ngược lại, đã cho phép Claudia sống sót trước những khó khăn để trưởng thành như một cô gái da đen bé bỏng” [95;123]
Cùng viết về Mắt biếc, trong Những cảnh tượng xấu hổ: Phân tâm học,
nỗi xấu hổ và lối viết (Scenes of Shame: Psychoanalysis, Shame, and Writing),
Joseph Adamson, Hilary Anne Clark phân tích nghệ thuật trần thuật mảnh vỡ, một biện pháp mà Morrison sử dụng để giảm bớt nỗi hổ thẹn, “chống lại nỗi kinh hoàng, nói điều không thể nói” Tuy nhiên, tác giả vẫn thấy vẫn còn có gì
đó vướng mắc ở khu trung tâm, có gì đó vẫn tắc nghẹn, không thể nói: “Nói
điều không thể nói, Mắt biếc của Morrison ngập tràn sự xấu hổ và chấn thương
Nhưng nó cũng sử dụng cấu trúc trần thuật và thiết kế thẩm mĩ không chỉ để
mê hoặc và gây ấn tượng cho độc giả – và vì vậy để chống lại sự xấu hổ – mà còn phần nào đó chống lại nỗi kinh hoàng mà nó được ấn định để khám phá Nếu phiên bản đầu của cuốn tiểu thuyết tái hiện sự trần thuật mảnh vỡ (fragmented narrative) của Pecola, nạn nhân chấn thương xấu hổ – vì nguyên
gốc Mắt biếc là chuyện của Pecola và gia đình cô được kể từ người kể ở ngôi thứ ba “theo từng mảnh giống như một chiếc gương vỡ” – Morrison, nhận thấy
rằng “không có sự tiếp nối giữa cuộc sống của Pecola với mẹ và cha cô,” nên
đã dựng Claudia như một người kể chuyện xưng “tôi” và vì thế đã đưa vào sự
kể một ai đó để “cảm thông” với Pecola và cũng để “làm chùng bớt sự cực đoan” của sự kể Nhưng với Morrison, bất chấp sự cẩn trọng của bà về cấu trúc cuốn tiểu thuyết, thì vẫn còn vướng mắc ở trong “khu trung tâm” của sự trần thuật” [73;1–3]
Trong quá trình khảo sát bài Đổ vỡ là một điều tồi tệ: Thế giới chia cắt
trong “Mắt biếc” (The Break Was a Bad One: The Split World of The “Bluest
Trang 24Eye”), chúng tôi nhận thấy, tác giả đã đi sâu phân tích những chấn thương tâm hồn, sự mất mát, cùng cực, những đau khổ và tủi nhục mà người da đen Mỹ phải chịu đựng Nguyên nhân chủ yếu ở đây, như tác giả đã chỉ ra và phân tích,
đó là do sự nô dịch về văn hóa Người da đen bị áp đặt những chuẩn mực văn hóa da trắng Sự mất gốc và bị tẩy não đã khiến cho cuộc sống của họ trở thành những tấn thảm kịch trên đất Mỹ Mỗi nhân vật trong tác phẩm được mô tả ở những mảnh vỡ, cuộc đời họ là một chuỗi dài những đổ vỡ, chia cắt, chấn thương, tập trung điển hình ở nhân vật Pecola Trong quá trình đi tìm bản sắc
và cái tôi, cô bé đã bị hủy hoại hoàn toàn
Tác giả Lynda Koolish trong bài viết “Được yêu thương và hổ thẹn kêu
gào”: một cách đọc tâm lí học về“Người yêu dấu” của Toni Morrison (“To be
Loved and Cry Shame”: a psychological reading of Toni Morrison‟s
„Beloved‟) cho bạn đọc thấy được sự vận dụng tâm lí học vào việc nghiên cứu tác phẩm văn học Ở đây, Koolish phân tích làm rõ các chấn thương tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm qua việc vận dụng các lí thuyết về phân tâm học Đây cũng là cơ sở để chúng tôi đi tìm hiểu cội nguồn mảnh vỡ trong tác phẩm của Morrison
Thứ hai, tiểu thuyết của Morrison được khám phá từ góc độ thi pháp học
Từ điển Wikipedia giới thiệu khá đầy đủ về phong cách Morrison ở mục
từ Beloved Ngoài sơ lược về tiểu sử nhà văn, tóm tắt tác phẩm, còn có một số
nội dung thú vị khi đề cập đến các chủ đề được nói đến trong tác phẩm, như
vấn đề lịch sử: Năm 1856, Margaret Garner đã giết đứa con mình để ngăn cho
nó khỏi phải trở lại kiếp sống nô lệ (…); vấn đề nhân tính (manhood); vấn đề
sự lưỡng nghĩa (ambiguity); sự thú vị của các con số (ngôi nhà 124 khuyết
thiếu con số 3 trong dãy liên tục, tương ứng với đứa con thứ 3 bị giết và cuốn sách được xuất bản vào năm 1987, nếu trừ đi số ngôi nhà 124 ra con số 1863 –
năm tổng thống A Lincoln kí sắc lệnh giải phóng nô lệ (Emancipation
Proclamation) [143]
Từ điển Encarta cũng đề cập đến nội dung và kỹ thuật trong tiểu thuyết
của Toni Morrison, nhà văn đương đại nổi tiếng của Hoa Kỳ Nhận định về
Trang 25cuốn Người yêu dấu, các tác giả viết: “Morrison sử dụng một cách đa dạng
những khuôn hình thời gian và sự xuất hiện kì ảo, qua đó thể hiện tài năng kể chuyện của bà” [91]
Cuốn Tiểu thuyết của người Mỹ gốc Phi và truyền thống của Benard W Bell
do nhà xuất bản Đại học Massachusetts ấn hành, với những nội dung thông tin về bản sắc Châu Phi trong các tác phẩm của các nhà văn da màu Tác giả dành hẳn một mục cho Toni Morrison mà ông cho là tiêu biểu cho Chủ nghĩa hiện thực đầy chất thơ (Poetic Realism) và Truyện ngụ ngôn Gôtích (the Gothic Fable) [78]
Jill L Matus đề cập đến thế giới mảnh vỡ của Mắt biếc trong cuốn Toni
Morrison, Những nhà văn thế giới đương đại (Toni Morrison, Contemporary World Writers) Bà cho rằng đằng sau dấu hiệu của ngôn từ mảnh vỡ, cấu trúc
mảnh vỡ của câu chuyện, là cả một thế giới tan vỡ, “sự tan vỡ này diễn ra
trong tự nhiên, trong các vật thể của tự nhiên, trong các đồ vật do con người làm, trong mỗi cá nhân, trong các gia đình, trong cộng đồng và trong xã hội”
[111;38]
Philip Page nhấn mạnh đến motif phân mảnh trong tiểu thuyết của
Morrison qua công trình nghiên cứu Tự do nguy hiểm, Sự hợp nhất và mảnh vỡ
trong tiểu thuyết của Toni Morrison (Dangerous Freedom, Fusion and Fragmentation in Toni Morrison‟s Novels, 1995) Nhận xét về tiểu thuyết của
Morrison, nhà nghiên cứu viết: “Trong khi các nhân vật của bà đấu tranh để giành lấy ý nghĩa cho vai trò, vị trí và bản sắc, họ phải đương đầu với một vấn
đề không thể tránh khỏi đó là bị chia tách Tiểu thuyết của bà tràn ngập các
motif của sự phân mảnh Các thực thể bị phân tách này là một chủ đề lặp đi lặp
lại trong tiểu thuyết của Morrison Xuất hiện ở nhiều cấp độ, sự đa diện trong một thực thể tác động đến những người kể chuyện, trật tự thế giới, các cá nhân, các cặp vợ chồng, các gia đình, các khu dân cư, các chủng tộc” [121;83]
Nghiên cứu về Bài ca của Solomon, Vladimir Kleyman đã đi vào phân tích các yếu tố chủ đề, motif và biểu tượng Tác giả đã luận giải và làm rõ nghĩa
một số chủ đề, motif và biểu tượng trong tác phẩm: chuyến bay như là một phương tiện để trốn chạy; những người phụ nữ bị bỏ rơi; sự bị xa lánh, hậu quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc; vấn đề tương đồng trong Kinh Thánh;
Trang 26những cái tên; những bài hát; màu trắng; những bông hoa hồng giả và vàng Công trình giống như là một cuốn sách hướng dẫn cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học nghiên cứu và học tập tác phẩm Nó cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khái quát ban đầu, để từ đó tìm hiểu sâu hơn các giá trị của tiểu thuyết
Nhà nghiên cứu Betty Jane Powell viết bài: Từng phần sẽ được giữ lại?
Cuộc hành trình đi tìm sự liên kết cái tôi trong “Người yêu dấu”(“Will the
parts hold?”: The journey Toward a Coherent self in Beloved), trong cuốn Tìm
hiểu tác phẩm của Toni Morrison: Beloved và Sula (Tuyển tập tiểu luận và phê bình tác phẩm của các nhà văn đoạt giải Nobel) Trong bài viết, tác giả đề cập
tới một vấn đề mà chúng tôi quan tâm, đó là đặc điểm cấu trúc mảnh vỡ của các nhân vật, cũng là cấu trúc nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm Bên cạnh đó là khát vọng hàn gắn, hồi phục, tác giả nhận định: “Đặc điểm chính trong các nhân vật của Morrison đó là sự tan vỡ cả về mặt thể xác và tâm hồn trong mỗi
cá nhân, họ không liên kết trong bản thân họ, không liên kết với nhau và không liên kết với cộng đồng (…) người đọc tiếp nhận câu chuyện từng phần, từng mảnh, được tạo bởi kí ức vỡ vụn, cùng lúc đó, tiếp nhận sự miêu tả những mảnh vỡ của các nhân vật” [123;142] Nhà nghiên cứu khẳng định đó là cách
mà Morrison sử dụng để có thể tái hiện lại những câu chuyện không thể chịu đựng nổi (unbearable) và không thể nói ra (unspeakable)
Cũng trong Tìm tiểu tác phẩm của Toni Morrison: Beloved và Sula
(Tuyển tập tiểu luận và phê bình tác phẩm của các nhà văn đoạt giải Nobel), tác
giả Carl D Malmgren với bài Các thể loại hỗn hợp và logic của chế độ nô lệ
trong “Người yêu dấu” của Toni Morrison (Mixed Genres and the logic of
Slavery in Toni Morrison‟s “Beloved”) – Nhà nghiên cứu đã phân tích sự hòa trộn, lai ghép giữa các thể loại tiểu thuyết, và lý giải đó là cách thức mà tác giả
sử dụng để tái hiện một tình trạng xã hội kinh hoàng: Chế độ nô lệ “Trước tiên,
đọc Người yêu dấu của Toni Morrison thấy nổi bật lên là một câu chuyện lai
tạp không bình thường – một phần là chuyện ma, một phần là tiểu thuyết lịch
sử, một phần là kể về chế độ nô lệ, một phần là chuyện tình yêu” [109;189–90] Sau đó, tác giả lần lượt chứng minh sự tồn tại của các mảnh ghép đó trong tính logic của chế độ nô lệ, cùng với việc thể hiện khát vọng được hàn gắn của con
Trang 27người, như Morrison đã nói qua lời của Sixo: “Cô ấy là người bạn tâm giao của tôi Cô ấy hiểu tôi Khi tôi tan ra thành những mảnh vụn, cô ấy gom chúng lại
và mang trả cho tôi nguyên dạng, nguyên hình Thật là tốt khi có người phụ nữ như thế (…) thứ tình yêu là bạn với người khác, thu gom những mảnh vụn của
họ và khôi phục cho họ” [109;190]
Kathryn Vanspanckeren với cuốn Phác thảo văn học Mỹ (do Lê Đình
Sinh, Vũ Hồng Chương dịch) có giới thiệu Toni Morrison và các tác phẩm của
bà Mặc dù là giới thiệu sơ lược, nhưng tác giả đã có những nhận xét ban đầu
về cả nội dung và kỹ thuật tiểu thuyết: “Beloved là câu chuyện về nỗi thống khổ của một người đàn bà thà giết chết những đứa con của mình còn hơn là để chúng sống như những kẻ nô lệ Cuốn tiểu thuyết sử dụng những kỹ thuật như trong một giấc mơ của chủ nghĩa hiện thực huyền bí trong việc phác họa một nhân vật huyễn hoặc, Beloved, cô gái trở về sống với người mẹ đã cắt cổ mình” [67;280]
Thứ ba, một hướng nghiên cứu phê bình nổi bật không thể không nói tới
đó là tiếp cận các tác phẩm của Morrison ở phương diện văn hóa, tôn giáo
Teresa N Washington trong bài Mối quan hệ Àjé giữa mẹ và con gái
trong “Người yêu dấu” của Tony Morrison (The mother – daughter Àjé
relationship in Toni Morrison‟s “Beloved”), (“Àjé”, theo tác giả, là một từ Yoruba và là khái niệm miêu tả sức mạnh tinh thần được cho rằng tồn tại cố hữu trong người phụ nữ châu Phi; hơn nữa, những người được ban cho sức mạnh tinh thần được gọi là Àjé) đã đưa ra những nhận định, hiểu biết mới mẻ
về văn hóa và quan niệm dân gian châu Phi về tình mẫu tử Bên cạnh đó, bài viết cho bạn đọc thấy được văn hóa bản địa châu Phi qua các biểu tượng tôn giáo, những câu chuyện trong thần thoại, và niềm tin tín ngưỡng của người da đen được phản ánh trong tác phẩm Qua đó, tuy không đề cập trực tiếp đến mảnh vỡ nhưng người viết cũng hé lộ cho chúng ta thấy những mảnh vỡ không thể tránh trong tác phẩm của Morrison, khi những mối quan hệ thiêng liêng đó
bị giằng xé thô bạo trong xã hội vô nhân tính
Wendy Harding, Jacky Martin trong Đọc trên phương diện văn hóa: biểu
tượng Ngô trong “Người yêu dấu” (Reading at the cultural interface: the corn
Trang 28symbolism of “Beloved”), cung cấp cho người đọc những hiểu biết về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa châu Phi qua việc phân tích hình ảnh cây ngô và cánh đồng ngô, nơi Sethe và Halle làm tình hai lần đầu tiên với nhau và cũng là nơi
họ hẹn nhau trong cuộc hành trình giải thoát khỏi kiếp nô lệ Có sự trùng lấp văn hóa hoặc đan bện văn hóa qua biểu tượng cây ngô hay cánh đồng ngô đó Thân phận người nô lệ da đen trong xã hội da trắng, hạnh phúc họ có được chỉ
là sự che chở của thiên nhiên
Trong bài Kinh thánh, văn bản ngầm trong tiểu thuyết của Toni Morrison,
Ágens Surányi cho rằng Morrison có “sự say mê và có quan điểm phê bình đối với Kinh thánh; bà cố gắng sử dụng và chống lại Kinh thánh thông qua các phúng dụ, sự sử dụng đảo ngược, văn học hóa, báo hiệu, hay giấu diếm trích dẫn làđặc trưng trong các tiểu thuyết của bà” [130;116] Ở đây chúng tôi thấy nhiều yếu tố giễu nhại, hạ bệ, giải thiêng đối với Thánh kinh, đó là một đặc trưng của ngôn ngữ - diễn ngôn hậu hiện đại Chúng ta thấy sự tháo rời, hóa giải những thứ mà xã hội hiện đại tôn thờ Bởi vì biết bao thế hệ người da đen
đã cầu nguyện trong bao năm ròng rã, nhưng quả thật Chúa không xuất hiện và giúp đỡ họ, nên họ nghi ngờ sức mạnh, sự màu nhiệm và quyền năng của Chúa chăng?
Trong Những người cha có thể đã bay xa (The Fathers may soar), nhà
nghiên cứu Naomi Van Tol nhấn mạnh đến tầm quan trọng của văn hóa dân
gian truyền thống và nhạc Blues trong Bài ca của Solomon Morrison đã sử
dụng hai yếu tố này một cách đậm đặc trong tiểu thuyết, như một phương tiện
để tiếp tục duy trì sự sống của tâm hồn da đen, liệu pháp xoa dịu và chữa lành những vết thương, nâng đỡ tâm hồn họ trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, đồng thời giúp họ tìm thấy bản sắc, tìm được cái tôi trong điều kiện bị nô dịch
về văn hóa Ngôn ngữ thi ca và chất nhạc Blues đan dệt trong tiểu thuyết đã mang đến những hơi thở của chất liệu văn hóa da đen, tạo ra không gian mầu nhiệm, đặc trưng cho những câu chuyện ẩn bên dưới trang giấy sống lại
Khuynh hướng thứ tư nghiên cứu về thế giới tiểu thuyết Morrison dưới
cái nhìn xã hội học Các vấn đề lịch sử, chủng tộc của người da đen trong xã
hội da trắng được nghiên cứu kĩ lưỡng để giải thích những tấn thảm kịch của
Trang 29người da màu phải chịu đựng trong lịch sử chế độ nô lệ Bên cạnh đó, các cây
bút nhấn mạnh tính chất hậu hiện đại da đen của cây bút Morrison
Với bài Diễn ngôn chủng tộc trong “Mắt biếc”của Toni Morrison (Racial Discourse in Toni Morrison‟s The Bluest Eye), Syed Mujahid đã đi sâu phân
tích những chấn thương mà người da đen – ở đây là một bé gái – Pecola, phải chịu đựng trong xã hội phân biệt chủng tộc Tác giả phân tích sự áp đặt những chuẩn mực trắng lên người da đen đã khiến cuộc sống của họ biến thành những
thảm kịch không lối thoát “Mắt biếc nghiên cứu một thảm kịch, hậu quả của
màu trắng ưu việt, những vẻ đẹp lí tưởng của giai cấp da trắng trung lưu lên một bé gái người Mỹ gốc Phi đang hình thành nhân cách trong những năm đầu của thập kỷ 40 (thế kỷ 20) Được thôi thúc bởi tình huống mà Morrison có lần
đã gặp trong đời, một cô bé tiểu học đã ước ao có đôi mắt xanh, tiểu thuyết đã
mô tả sâu sắc sự hủy hoại, tàn phá tâm lý của một bé gái người da đen, Pecola Breedloved, người tìm kiếm tình yêu và sự chấp nhận trong một thế giới từ chối, phủ nhận và phá hủy các giá trị người trong chủng tộc của cô Cùng với trạng thái tinh thần bị tách ra dần dần, niềm tuyệt vọng của Pecola kéo dài trong những chuẩn mực mà người Mỹ da trắng quy ước cho vẻ đẹp nữ: tên đẹp,
da trắng, tóc vàng, mắt xanh ( ) Được viết theo lối trần thuật mảnh vỡ, từ rất
nhiều biểu hiện phối cảnh và dấu hiệu sai lệch của sự sắp chữ (in ấn), Mắt biếc
đã đặt bức chân dung nhạy cảm của bé gái Mỹ gốc Phi cạnh bức tranh Dick and Jane trong bài học của trường tiểu học, tấn công vào chủ nghĩa chủng tộc ” [117;57–58] Những nhận xét này là gợi ý trực tiếp giúp chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu những biểu hiện của ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết Morrison
Gurleen Grewal trong bài Ranh giới của Nỗi buồn, Đường tranh đấu:
Tiểu thuyết của Toni Morrison (Circles of Sorrow, Lines of Struggle: The
Novels of Toni Morrison) đưa ra nhận xét: “Việc nghiên cứu kĩ lưỡng về sáu cuốn tiểu thuyết đầu tiên này của Toni Morrison đã định vị bà như một nhà văn
Mỹ Phi trong truyền thống văn học Mỹ, người chất vấn cá tính dân tộc và tái
tạo kí ức xã hội Ranh giới của Nỗi buồn, Đường tranh đấu khắc họa chân
dung Morrison, người đoạt Nobel như là một sử quan nỗ lực bắc cây cầu qua
Trang 30cái hố giữa tầng lớp trung lưu da đen Mỹ vừa nổi với nguồn gốc hạng dưới của
họ Gurleen Grewal chứng minh cách tiểu thuyết của Morrison trình diễn trách nhiệm khôi phục chính trị và chữa bệnh Điều gì hấp dẫn nhất trong văn xuôi
hư cấu Morrison, Grewal ghi nhận, “là sự tái định giá cá nhân qua di sản chính trị xã hội phức tạp mà cá nhân đó bộc lộ Sau rốt, “ranh giới của nỗi buồn” hư cấu này mời người đọc vào cuộc tranh đấu chung của nhân loại, những người đang sống trong sự phán quyết lâu dài của lịch sử bằng cách lặp lại, tranh đấu
và tái tạo nó” [96;1]
Tiến sĩ Peter A Muckley trong bài viết Từ câu chuyện của Garner: Lưu ý
giữa Margaret và Sethe, trong và ngoài lịch sử, và“Người yêu dấu” của Toni Morrison (To Garner stories: A note on Margaret and Sethe in and out of
history, and Toni Morrison‟s “Beloved”), cho chúng ta thấy được một câu chuyện có thật trong lịch sử nước Mĩ về sự kiện chạy trốn của những nô lệ và
vụ án giết con của người phụ nữ da đen tên là Margaret được so sánh với các
sự kiện trong tác phẩm Qua sự so sánh đó ta thấy được tài năng của Toni Morrison cũng như hiện thực lịch sử của những người nô lệ da đen trên nước
Mĩ trong một giai đoạn lịch sử cụ thể Những sự thật bị cố tình quên lãng, những mảnh vụn của lịch sử đã được Morrison góp nhặt lại, để viết lên những tác phẩm làm rung động xã hội, cung cấp cho chúng ta một diện mạo lịch sử trung thực hơn
Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Carl D Malmgren trong công trình: “Da
đen Hậu hiện đại”: “Người yêu dấu” của Toni Morrison và hồi kết của tiểu thuyết - lịch sử được viết bởi nữ sĩ da đen (“Postmodern blackness”: Toni
Morrison‟s „Beloved‟ and the end of history–novel by Black female author)
đăng trên trang web www.findarticles.com có những nhận xét rất bổ ích cho
chúng tôi như sau: “Rất ít người đọc nhớ đến cấu trúc có tính thực nghiệm của
Beloved Nó không phải là câu chuyện được kể theo trật tự tuyến tính, theo
hình thức kể chuyện từ đầu đến cuối Đó là một câu chuyện vây quanh bởi các cấp độ của quá khứ, từ con tàu chở nô lệ đến Sweet Home, đồng thời với hiện tại Quá khứ đôi khi được kể ở trong những hồi tưởng, đôi khi được kể trong những câu chuyện, đôi khi được kể một cách trực tiếp, rõ ràng, hiển nhiên như
Trang 31thể nó đã đang xảy ra ở hiện tại Cuốn tiểu thuyết, trong bản chất, được viết bởi những mảnh vỡ, những miếng bị vỡ vụn và để cho độc giả nơi tập hợp Sự đặt cạnh nhau của quá khứ và hiện tại nhằm tăng thêm ý nghĩa rằng quá khứ vẫn đang sống ở hiện tại (…) Cấu trúc của tác phẩm được kết hợp với sự di chuyển liên tục các điểm nhìn Tất cả các nhân vật, thậm chí cả nhân vật chết và nhân vật chỉ sống một nửa, đều kể một phần của câu chuyện Tại một điểm nhìn này, Paul D và Sethe trao đổi với nhau những hồi ức Tại một điểm nhìn khác, điểm nhìn được thay đổi giữa bốn người da trắng Những người sẵn sàng thể hiện cái nhìn định kiến của một số người, vốn xem những người nô lệ như là những động vật đã được thuần hoá Sự đa dạng trong điểm nhìn sáng tạo ra một bức thảm thêu những con người, mà mỗi cá nhân đều có ảnh hưởng, tham gia vào quá khứ hay hiện tại trong cộng đồng Morrison sử dụng cả hai lối viết, chất thơ và dòng kí ức, ở đó tất nhiên không nổi trội, cũng không thường xuyên phù hợp trong văn học Kể chuyện một cách cứng nhắc, bà nhận ra, là không đủ khả năng để nắm bắt được những trạng thái cảm xúc của con người, và bà đã nắm bắt chúng bằng một vài tác phẩm văn học hiện đại nổi tiếng nhất Cuối cùng, việc bà sử dụng chủ nghĩa tương đồng khách quan cũng đáng chú ý Cách sử dụng những ẩn dụ Kinh Thánh, và những biểu tượng đa nghĩa, mơ hồ
sáng tạo ra một không khí tôn giáo sinh động và biểu cảm Người yêu dấu có ý
nghĩa hơn là một câu chuyện, nó là lịch sử, và nó là cuộc đời” [88;1] Nghệ thuật trần thuật mảnh vỡ cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập như một đặc trưng trong tiểu thuyết Morrison, để có thể kể những câu chuyện “không nói hết”
Về vấn đề lịch sử trong các tiểu thuyết của Morrison, tác giả này đã đưa
ra nhận định rằng, mặc dù người ta thấy rõ ràng Morrison theo đuổi tính xác thực trong khi tái hiện lịch sử, “họ thấy rằng bà chấp nhận sự phê phán hậu cấu trúc” và “Trong khi bà tự thấy mình là một sử gia sáng tạo giữa những người tái cấu trúc, Morrison cũng làm việc để giải cấu trúc tường thuật bậc thầy của
„lịch sử chính thức‟ Người yêu dấu” [88;3]
Tuy nhiên, lịch sử được viết lại trong tác phẩm của Morrison khác với lý thuyết về “lịch sử hậu hiện đại” mà Jameson xây dựng Như Linda Hutcheon
Trang 32đã chỉ ra, “vấn đề cơ bản là, Jameson đã phân biệt cứng nhắc giữa lịch sử xác thực và nghĩa lịch sử giả dối Jameson đã mô tả xã hội hậu hiện đại của chúng tôi như là một thứ xã hội “bị tước mất tất cả lịch sử, quá khứ giả định không gì khác là tập hợp các cặp kính che bụi (dính đầy bụi) quá khứ là thấy mình dần dần trong ngoặc vuông, và sau đó bị xóa bỏ hoàn toàn, để lại chúng tôi với không có gì, ngoài văn bản Đối với Morrison, lịch sử với nghĩa lịch sử là một
và giống nhau”[88;3]
Công trình nghiên cứu cũng đề cập đến tính mở, sự mơ hồ, lưỡng nghĩa trong tác phẩm của Morrison Tác giả cho rằng, Morrison đã lựa chọn hai lời đề từ để nhấn mạnh tính hai mặt này: “một mặt là để chỉ sự thật lịch sử “Middle Pasage”, mặt khác,
đó là văn bản (Kinh thánh), điều luôn được xem như là sự thật Trong khi bản thân Kinh thánh không có biên giới rõ ràng giữa sự thật và hư cấu, con số “600 người và hơn thế nữa” là một ước đoán được lượm lặt từ những bản ghi chép từ lịch sử, mặc
dù cuộc Cưỡng bức giữa thế kỉ là một sự thật lịch sử khủng khiếp, nhưng những con
số được tính toán là một sự thực không thể kiểm tra được, vì cái chết của những người nô lệ thường là những số liệu bị làm hụt đi đến khó tin Tất cả những cuộc sống bị mất đi có thể không bao giờ được tính toán bởi vì sự tiếp cận của chúng ta đối với lịch sử luôn luôn bị hạn chế bởi các từ ngữ và bởi những người có quyền lực điều khiển sự ra đời của văn bản Do đó, mở đầu cuốn tiểu thuyết với những lời đề từ này, Morrison dường như đã đặt tiểu thuyết của mình ở cả hai bình diện: sự thật lịch sử đồng thời là câu hỏi khả năng tìm được một lịch sử khác bên ngoài hay cái gì đó đã
có trước/ xảy ra trước những gì được nói đến ở hiện tại” [88;7]
Đúng hơn, những gì ta nhận được đó là những mảnh vỡ của lịch sử Có
nhiều khoảng trống và lỗ hổng, và những khoảng trống này “cần được đọc như
là đặc tính của hậu hiện đại” [88;9]
Morrison viết Người yêu dấu như một cuốn tiểu thuyết để đưa ra một
tiếng nói về một sự kiện không thể nói, một sự kiện gần như bị xóa khỏi bộ nhớ văn hóa Mỹ Nhà nghiên cứu cho rằng, bút pháp hậu hiện đại của Morrison cần được đọc theo một hướng mới, không thể chỉ khuôn theo những lí thuyết về hậu hiện đại mà các nhà lập thuyết đã nói trước đó, vì hậu hiện đại ở đây là hậu hiện đại da đen, nó bắt nguồn từ văn hóa, lịch sử và tư tưởng chính trị của
Trang 33người Mỹ da đen khi xây dựng tác phẩm Ông cũng khẳng định rằng, mặc dù Morrison từng có lần phản đối khi giải thích tác phẩm của bà theo lý thuyết của Jameson, nhưng chiến lược trần thuật và kỹ thuật tiểu thuyết cũng như tư tưởng
chính trị của Morrison khiến cho những tác phẩm của bà mang đặc trưng hậu
hiện đại Bài viết này đã giải quyết cho chúng tôi những băn khoăn khi khảo
sát tác phẩm của Morrison, rõ ràng thật không thoải mái khi xếp bà vào cùng hàng với các nhà văn hậu hiện đại như Milan Kundera, Thomas Pynchon Chúng ta cần chú ý rằng đây là nhà văn da đen hậu hiện đại
John N Duvall nghiên cứu Toni Morrison qua cuốn Nhận dạng tiểu
thuyết của Toni Morrison, tính chất xác thực hiện đại và nhà văn da đen hậu hiện đại (The Identifying Fiction of Toni Morrison, Modernist Authenticity and
Postmodern Blackness) Cuốn sách là một công trình nghiên cứu dày dặn đi sâu phân tích, lý giải và xác định những đặc trưng nghệ thuật trong tiểu thuyết
của Morrison Trong đó, chúng tôi quan tâm đến các chương: chương 2, Cái
tên vô hình và tác giả phức tạp trong “Mắt biếc” (Invisible Name and
Complex Authority in “The Bluest Eye”); chương 4: “Bài ca của Solomon”,
tương đồng trần thuật và liên văn bản Faulkner (“Song of Solomon”, Narative
Identity and the Faulknerian Intertext); chương 6: Morrison đích thực: Phản
thân và tường thuật lịch sử (Authorized Morrison: Reflexivity and the
Historiographic) Các bài nghiên cứu tập trung lý giải về những mối quan hệ giữa cuộc đời nhà văn và những trang viết, về tính lịch sử và thời đại, những sự thật khốc liệt được phơi bày… Về những cái tên được biến tấu từ tên thật của
bản thân nhà văn (ví dụ, tên nhân vật trong Mắt biếc – cô bé Claudia, được cho
là bắt nguồn từ Chloe – tên thật của Toni [89;29–31], những chấn thương vì là người da đen trong xã hội da trắng, hay phân tích quá trình Morrison làm luận văn Thạc sĩ về Faulkner và những ảnh hưởng của ông đến Toni, đồng thời là những ảnh hưởng của Toni tới Faulkner Tuy nhiên, ở đây, nhà nghiên cứu đã đưa ra một vấn đề mới: “Nhưng tranh luận về mối quan hệ liên văn bản ở đây không phải để yêu cầu cho Faulkner một vị trí bậc thầy Trên thực tế, mục đích của tôi không phải là thảo luận về những ảnh hưởng của Faulkner đến Morrison, mà hơn thế, đó là đọc Morrison như thế nào và khôi phục lại cách
Trang 34đọc Faulkner ( ) Việc mở rộng những khái niệm liên văn bản, nhấn mạnh vào những ý nghĩa cộng hưởng, mở rộng ra đến vô cùng của ngôn ngữ, điều đó có
ý nghĩa là, khi đọc một cách đúng đắn, không chỉ thấy những ảnh hưởng của Faulkner đối với Morrison, mà cả những ảnh hưởng của Morrison với Faulkner – làm thế nào để những tiểu thuyết của bà và phê bình văn học có thể trở thành nguyên nhân để nghĩ lại tác phẩm của Faulkner theo rất nhiều cách khác nhau” [89;75] Ở chương cuối (chương 6), nhà nghiên cứu khẳng định Morrison đã tái hiện lại lịch sử và cuộc sống của bản thân bà, cuộc đời bà đã phản chiếu trong các tác phẩm Tóm lại, John N Duvall đi sâu nghiên cứu các yếu tố lịch sử và tiểu sử của Morrison, xem xét những ảnh hưởng của hai yếu
tố này trong tiểu thuyết của bà
Đặc biệt là, trong cuốn sách đó, với bài viết Đặt tất cả bên nhau: Nỗ lực
hợp nhất trong “Bài ca của Solomon” (Putting It All Together: Attempted
Unification in “Song of Solomon”) khi nhận định về Bài ca của Solomon,
Philip Page đã chỉ ra khát vọng hàn gắn của Morrison về một thế giới đổ vỡ tàn
khốc: “Trong Mắt biếc là những hình ảnh chia cắt khủng khiếp của một cộng
đồng bị vỡ, những gia đình vỡ và đặc biệt là sự vỡ vụn của những cá thể Trong
Sula, tác giả tập trung vào những sự chia cắt không thể tránh khỏi giữa các cặp
đối lập, Bài ca của Solomon ban đầu cũng được đặt vào một thế giới chia cắt
tương tự như vậy, nhưng tiểu thuyết này chuyển dịch theo hướng nỗ lực và tham vọng hòa giải những phần bị chia tách ( ), tiểu thuyết thứ ba này của Morrison mở rộng tìm kiếm sự trả lời cho câu hỏi về bản sắc và ý nghĩa thông qua những hiểu biết về tổ tiên và văn hóa trong quá khứ Cũng như hai cuốn
sách đầu, vấn đề là, một trong những mảnh vỡ – các gia đình đều “vỡ vụn hoàn
toàn”, đến mức “không có ai biết mình là ai”, nhưng ở đây, nỗ lực giải quyết
không phải là tìm ra bản sắc và ý nghĩa trong các mối quan hệ cặp đôi, mà là hợp nhất các yếu tố khác hẳn nhau và các đầu mối xung đột thành một tổng thể đầy ý nghĩa, nói tóm lại, là “đặt tất cả bên nhau” [122;84]
Về Milkman, nhân vật trong Bài ca của Solomon, nhà nghiên cứu Marc C Coner phân tích tính vỡ mảnh trong cái tôi của nhân vật này: “Bài ca của
Solomon cũng khắc họa một nhân vật trung tâm dễ vỡ Milkman Dead, một
Trang 35nhân vật thiếu cá tính, một cái tôi không có ý thức mạnh mẽ về cái tôi Được chăm bẵm rất lâu bởi người mẹ luôn gắn chặt với anh ta, Milkman thấy khó có thể xác định rõ ý kiến của chính anh ta về bản thân hay về thế giới của anh ta –
“Tất cả những gì anh ta biết trong thế giới về thế giới là những gì người khác nói với anh ta” – và sự tự tha hóa này được bám rễ trong sự tha hóa của anh ta
từ cộng đồng Như Kathleen O‟Shaugnessy chỉ rõ, “trong cộng đồng da đen [Milkman] lạc lõng hoàn toàn từ mỗi nhóm người, mỗi cá nhân anh ta tiếp xúc, đặc biệt là với chính gia đình anh ta” Khi anh ta soi mình trong gương, Milkman nhận thấy rằng “nó thiếu sự gắn kết, sự kết nối các nét thành tổng thể Tất cả chỉ là nỗ lực, cái cách anh ta nhìn, như thể một người trộm nhìn quanh cái góc ở đâu đó anh ta không chắc là mình ở đó, cố đưa ra quyết định nên tiến tới hoặc quay lại” Theodore Mason nhận định rằng “nhân dạng của Milkman
số các nhà phê bình giải thích cái kết của cuốn tiểu thuyết: những chuyện Milkman hấp thu được ở miền Nam cho phép anh ta cảm nhận sự gắn kết, ý thức về cái tôi có thật cũng như tội lỗi rõ ràng đối với người khác Giống như khi Milkman hướng đến cộng đồng xung quanh, thì cộng đồng cũng trải lòng
ra với Milkman: “toàn bộ cộng đồng của thị trấn quê Virginia tham dự vào sự khám phá của Milkman về bản thể anh ta qua sự gỡ rối cái quá khứ của anh ta” Nếu Milkman khám phá ra anh ta là ai và anh ta từ đâu đến, thì anh ta có thể quay về quê hương mình ở Michigan với cảm giác trách nhiệm và gắn kết Mặc
dù anh ta đến quá trễ để ngăn cái chết của Hagar, nhưng anh ta đảm đương trách nhiệm về linh hồn cô, mang mái tóc cô trở về ngôi nhà của cha anh ta, nơi từng là cái bẫy của sự giàu có mà anh đã từ bỏ Như O‟Shaugnessy đã chỉ ra,
“Mặc dù không thể quay ngược quá khứ, nhưng anh ta nỗ lực tương tác với cộng đồng nơi anh ta từng có một phần quá khứ trước đó” [85;64–75]
Trang 36Bên cạnh đó, còn có khuynh hướng nghiên cứu ở góc độ trần thuật học
về tiểu thuyết của Toni Morrison Cuốn từ điển riêng về Toni Morrison do tác giả Elizabeth Ann biên tập, Nhà xuất bản Green Wood, 2003, đề cập đến rất nhiều nội dung về Morrison cũng như các tác phẩm của nữ văn sĩ Riêng về
Người yêu dấu, cuốn sách có những nhận xét: “Trong Người yêu dấu, có sự kết
hợp các yếu tố lịch sử, văn hoá dân gian và một trí tưởng tượng sáng tạo tuyệt vời để kể một câu chuyện về sự vật lộn của tình yêu dưới sự đàn áp khốc liệt và
những thương tổn nặng nề mà nó gây nên Hình thức kể chuyện của Người yêu
dấu bao gồm sự tập hợp lại những mảnh vỡ của các nạn nhân sống sót sau khi
bị làm chấn thương nặng nề tại Sweet Home Câu chuyện trước tiên và hầu hết
là thuộc về Sethe, nhưng sự tường thuật của cô và sự tập hợp lại bắt buộc phải nghĩ về qua các thông tin tiết lộ từ người kể chuyện ngôi thứ ba và giọng kể của các nhân vật khác Câu chuyện có liên quan đến nhiều giọng kể trong các hồi tưởng, dẫn chúng ta đi từ thế giới tự do đến chế độ nô lệ và quay trở lại Hình thức kể chuyện do đó, không theo trật tự thời gian niên biểu cũngchẳng
theo một con đường thẳng nào Cách kể chuyện của Người yêu dấu quanh co,
gấp khúc, tiến lên phía trước, trượt về sau, xoắn ốc lên trên và xuống dưới, rồi lại tiến về phía trước (…) Người đọc bắt buộc phải tham gia vào việc tập hợp lại câu chuyện…” [74] Nhận định này đã chỉ ra phần nào hiện tượng mảnh vỡ trong trần thuật của Morrison Luận án sẽ tiếp thu ý kiến này
Với bài Sự đặt tên và kể chuyện trong“Bài ca của Solomon” của
Morrison (Naming and Storytelling in Morrison‟s Song of Solomon), Ashe chú
ý đến nghệ thuật kể chuyện của Morrison: Bài ca của Solomon thực chất là câu
chuyện về những cái tên Tác giả nhận thấy có một mối quan hệ, những mối liên kết giữa những cái tên và những câu chuyện Ví dụ như trường hợp của Milkman: việc tìm ra tên cũng chính là câu chuyện về cuộc đời của Milkman Tác giả chỉ cho người đọc sự nhấn mạnh và dụng ý nghệ thuật của Morrison về những cái tên “Lời đề từ của Morrison giới thiệu cho người đọc hướng tới hai chủ đề nổi bật: chuyến bay và những cái tên Và những từ ngữ đó ẩn chứa một vài bí mật, những sự thật ẩn giấu, thứ mà thế hệ sau phải được thụ hưởng từ tổ tiên của họ Mỗi cái tên kể một câu chuyện, bắt nguồn từ Kinh thánh hoặc từ
Trang 37một nguồn gốc huyền bí nào đó Ở đây, chúng ta nhận thấy cái tên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Thâm nhập vào đó, mỗi cá nhân tìm được bản sắc và bản lĩnh của chính họ” [76;3]
Đây là một gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và khảo sát tác phẩm, chúng tôi đã chú ý hơn đến cái tên cũng như dụng ý nghệ thuật của Morrison và phát hiện ra có một sự sai lạc và sự đặt lại của những cái tên Đằng sau mỗi cái tên ẩn chứa những bí mật, những câu chuyện bí ẩn Điều này có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp tới cuộc đời, số phận của mỗi cá nhân, của cộng đồng và cả lịch sử của người Mỹ gốc Phi sống trên đất Mỹ Đồng thời, sự ngập ngừng và hoài nghi nghệ thuật có lẽ là một dụng ý để Morrison phác họa lại lịch sử đã bị cố tình xuyên tạc, tìm lại bản sắc và văn hóa da đen
đã bị tẩy trắng trên đất Mỹ
Những tài liệu nghiên cứu về Morrison trên thế giới mà chúng tôi thu thập được, có lẽ chưa nhiều và chưa đầy đủ, nhưng phần nào đã cho thấy được tài năng nghệ thuật bậc thầy của Toni Morrison Các công trình này đã cho chúng tôi những nhận định quý báu, những định hướng ban đầu để chúng tôi triển khai luận án Bên cạnh những công trình đề cập trực tiếp đến mảnh vỡ, có một
số tuy không trực tiếp đề cập, nhưng cũng đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc xác lập nền tảng văn hóa xã hội cho những mảnh vỡ và đặc thù mảnh vỡ trong tác phẩm Morrison
1.2.2 Nghiên cứu về Toni Morrison ở trong nước
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến nữ sĩ
Morrison và tiểu thuyết của bà chúng tôi tập hợp được không nhiều Ngoài một
số bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm trên các sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet, ở nước ta có ba công trình nghiên cứu có tính chất chuyên biệt, đó là
luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hiếu Thiện với đề tài Con đường tới
tự do của người Mỹ da đen trong nghệ thuật thuật tiểu thuyết Toni Morrison
(Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2003) và Nguyễn Phương
Khánh với đề tài Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tác phẩm “Người yêu
dấu”(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2008) Bên cạnh đó, có công trình của Đường Thị Thùy Trâm, Luận văn
Trang 38Thạc sỹ, “Người yêu dấu” của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại,
(Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2009)
Cuốn Hồ sơ văn hoá Mỹ của tác giả Hữu Ngọc là một tài liệu quí, tập hợp
những kiến thức bổ ích về lịch sử, văn hoá, tôn giáo, kinh tế, khoa học, con
người Trong đó ông dành hẳn một mục để giới thiệu về nền văn học Mỹ: Dạo
chơi vườn văn Mỹ Trong phần này, nữ sĩ Toni Morrison được ông trân trọng
dành hẳn một phần, đó là bài Di sản văn hoá Mỹ da đen: Nhà văn nữ Toni
Morrison Ngoài việc giới thiệu về tiểu sử, vinh quang của nhà văn, ông đã tóm
lược những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của bà, đó là
“Chất người xuyên qua những tiểu thuyết trữ tình lớn ấy bay bổng trên những
bể khơi và lục địa, đắm chìm trong những truyền thuyết và hiện thực của tâm hồn da đen Mỹ” [53;671] Và viện Hàn Lâm Thuỵ Điển đã quyết định tặng giải Nobel cho bà, một nhà văn “mà nghệ thuật tiểu thuyết được đặc trưng bởi một trí tưởng tượng mãnh liệt và một cách thể hiện thi ca phong phú, đã vẽ lên một bức họa sinh động của một diện mạo cơ bản về hiện thực Mỹ” [theo 53;671]
Ngoài ra, ông còn lưu ý đến chất nhạc jazz trong các tác phẩm của Toni
Morrison
Cuốn Tiếp cận đương đại văn hoá Mỹ do tác giả Nguyễn Liên và Jonathan Auerbach biên tập, có bài giới thiệu về tiểu thuyết Người yêu dấu của Morrison: Đối kháng giai cấp trong văn xuôi Mỹ da đen đương đại của Nicole
King Bài viết đã nhấn mạnh đến vấn đề mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ cộng đồng người Mỹ da đen, nguyên nhân là do tâm lý nô lệ đã thấm sâu vào họ; và
về vấn đề chủng tộc Còn các nội dung khác thì tác giả không đề cập tới “ Qua việc đọc kỹ lưỡng các tác phẩm của Lee và Morrison, tôi phát hiện thấy các tác giả này đã nhìn nhận khát vọng giai cấp là vấn đề mấu chốt của phương pháp tìm hiểu màu da đen như một phạm trù lưu chuyển, đặc biệt là sự lưu chuyển này tạo lợi thế cho cuộc đấu tranh đang tiếp diễn của người dân da đen vì bình đẳng chủng tộc và công bằng xã hội ở Hoa Kỳ” [41;130] Ngoài mâu thuẫn chủng tộc, tác giả còn chỉ rõ sự thiếu liên kết, sự chia rẽ trong bản thân cộng đồng người da màu đã dẫn đến những hậu quả rất nặng nề Khi nghiên cứu về
đề tài ngôn ngữ mảnh vỡ, đây cũng là một nội dung mà chúng tôi lưu tâm
Trang 39Dành hẳn một chương trong chuyên luận Lịch sử văn học Hoa Kỳ để bàn
về Toni Morrison, Lê Huy Bắc đã đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp, những tác
phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ da màu này Nhà nghiên cứu chú ý đến tính mảnh
vỡ trong nghệ thuật kể chuyện của Toni Morrison qua việc hướng đến khẳng
định cái tôi của nhân vật: “Tự do gắn với ý thức của cá nhân về tự do Nhân vật của Morrison cảm nhận được sự thay đổi tinh tế nhất trong thể xác, tình cảm,
tư duy của mình Họ thấy cánh tay họ cử động cho họ, trái tim đập vì họ, cái tên gọi là của họ Thế là một cái tôi được khẳng định trên đời Tính chất ghép
mảnh, đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại tỏ ra phát huy hiệu quả trong việc
tái nhận thức, tái hiện về cái tôi này Từng phần cơ thể trước đây bị mất đi,
ngay cả cái tên mang một kí hiệu viết tắt (Paul D) kiểu Kafka nay cũng được ghép nối để trở thành một hiện hữu thống nhất Sethe là quá khứ nô lệ, tù nhân, ghép nối với thực tại tự do, Beloved là bóng ma quá khứ được ghép nối với con người da thịt thực tại Baby Suggs là quá khứ nô lệ ghép nối với thực tại thánh nhân Paul D là nạn nhân nô lệ ghép nối với chủ nhân của sự tự do ” [8;902]
Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Hiếu Thiện với đề tài Con đường tới tự
do của người Mỹ da đen trong nghệ thuật tiểu thuyết Toni Morrison (2003), đã
tập trung làm rõ những vấn đề sau:
– Những chấn thương tinh thần do chế độ nô lệ da đen ở Mỹ để lại trong tâm thức của người Mỹ da đen được thể hiện trong ba tác phẩm mà trọng tâm
là Người yêu dấu
– Mối quan hệ giữa quá khứ với hiện tại và những bài học nhân sinh được
thể hiện tập trung trong tác phẩm Người yêu dấu
– Mối quan hệ giữa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc định chế hoá, “cái nhìn” và căn bệnh tự – khinh – ghét – dòng – giống – mình được thể hiện trong
ba tác phẩm với trọng tâm là Mắt biếc
– Cuộc hành trình đi tìm cái tôi trong ba tác phẩm với trọng tâm là Bài ca
của Solomon và Người yêu dấu
– Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, trọng tâm là Bài ca của
Solomon và Người yêu dấu
– Bản sắc của người Mỹ da đen trong Mắt biếc và Bài ca của Solomon
Trang 40Luận văn tuy đi sâu vào khai thác vấn đề nội dung mà chưa đề cập nhiều đến kỹ thuật tiểu thuyết, nhưng cũng cung cấp cho chúng tôi cái nhìn tương đối toàn diện về bức tranh nghiên cứu phê bình ở Mỹ đối với các tác phẩm của Morrison, về giá trị nội dung, và bước đầu có những gợi ý về nghệ thuật, kỹ
thuật tiểu thuyết Trong luận văn, tác giả nhận xét: “Nhìn chung các công trình
nghiên cứu ở Mỹ cho thấy về cơ bản tiểu thuyết của Morrison bao gồm các yếu
tố của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, thuyết nữ quyền, chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại giàu chất gô tích Mỹ gốc Phi, văn học viễn tưởng Sáng tác của Toni Morrison cũng chịu ảnh hưởng của nhiều trường phái phê bình hiện đai như phê bình cổ mẫu, tâm phân học, chủ nghĩa lịch sử mới” [64;16]
Luận văn của tác giả Nguyễn Phương Khánh với đề tài Chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo trong tiểu thuyết “Người yêu dấu” của Toni Morrison là công
trình khá dầy dặn, trong đó tác giả đi sâu vào các vấn đề nghệ thuật, kỹ thuật tiểu thuyết, khẳng định hai yếu tố hiện thực và huyền ảo đan cài tạo nên phẩm chất nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm Trong đó, luận văn tập trung vào các nội dung sau:
– Cái huyễn hoặc và cụ thể lịch sử Tác giả chỉ ra các yếu tố huyền ảo
trong tiểu thuyết, đó là sự xuất hiện của hồn ma, ma đội lốt người, những cái tôi lưỡng phân, yếu tố Ki Tô giáo trong văn hoá da đen Bên cạnh đó là những
sự kiện lịch sử chân thật của nước Mỹ, có kèm theo năm, tháng cụ thể
– Cái huyền ảo trong không – thời gian hiện thực
– Chất thơ trong tiểu thuyết Trong đó tác giả chỉ rõ cấu trúc xoay vòng
và cấu trúc của nhạc thấm đẫm trong từng trang tiểu thuyết
Đây là công trình chuyên biệt đầu tiên khi tác giả đi sâu vào nghiên cứu, khai thác các mảng về nghệ thuật, kỹ thuật tiểu thuyết, khẳng định sự có mặt
của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tác phẩm Luận văn mang đến cho
chúng tôi một số gợi ý trong quá trình thực hiện đề tài Trong luận văn, tác giả nhận định: “Nhân vật của cuốn tiểu thuyết là tập hợp của những mảnh vỡ, những đoạn đứt gãy bên trong của tinh thần và thể xác bị huỷ hoại Dường như mọi nhân vật đều đứng giữa những biến động dữ dội trong tâm hồn…” [39;33]
Đường Thị Thùy Trâm với luận văn Thạc sỹ, “Người yêu dấu” của Toni