1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần] của Đặng Thân

119 735 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 569 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Đề tài luận văn, một mặt, làm sáng tỏ những đặc điểm nổi bật trong ngônngữ tiểu thuyết, những đóng góp cách tân ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Đặng Thân,

Trang 1

bộ giáo dục và đào tạo TrƯỜng đại học vinh

********************************

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

ĐẶC ĐIỂM NGễN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Hoài Nguyờn

NGHỆ AN - 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,

cô giáo thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ học, khoa Sư phạm Ngữ Văn, TrườngĐại học Vinh đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi trong suốt quá trình họctập, nghiên cứu tại trường

Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS NguyễnHoài Nguyên - người đã trực tiếp tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiệnluận văn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong giađình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện và đóng góp nhiều ý kiếnquý báu cho tôi

Mặc dù đã cố gắng và mong muốn thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnhnhất, song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũngnhư hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếusót nhất định Rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy giáo,

cô giáo và các bạn để luận văn hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 9 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1

2.1 Những nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1

2.2 Những nghiên cứu về tiểu thuyết hậu hiện đại Việt Nam và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân 2

3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của luận văn 4

6 Bố cục của luận văn 4

Chương 1: NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5

1.1 Ngôn ngữ tiểu thuyết 5

1.1.1 Thể loại tiểu thuyết 5

1.1.2 Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết 12

1.1.3 Vài nét về tiểu thuyết đương đại Việt Nam 18

1.2 Đặng Thân và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 25

1.2.1 Tác giả Đặng Thân 25

1.2.2 Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 28

1.3 Tiểu kết chương 1 31

Chương 2: TỪ NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT 3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN] 33

2.1 Từ ngữ trong tiểu thuyết 33

2.1.1 Từ ngữ và các hướng nghiên cứu từ ngữ 33

2.1.2 Từ ngữ trong tiểu thuyết 35

2.2 Một số lớp từ nổi bật trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 37

2.2.1 Từ khẩu ngữ 37

2.2.2 Từ láy 46

Trang 4

2.2.3 Từ HánViệt 55

2.2.4 Từ tiếng nước ngoài 63

2.2.5 Thành ngữ 66

2.3 Tiểu kết chương 2 68

Chương 3: CÂU VĂN VÀ HÌNH THỨC DIỄN ĐẠT TRONG TIỂU THUYẾT 3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN] 70

3.1 Câu văn trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 70

3.1.1 Các hướng nghiên cứu về câu và câu trong tiểu thuyết 70

3.1.2 Câu văn trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 76

3.2 Hình thức diễn đạt trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] 95

3.2.1 Xen thơ, lời bài hát, tiêu đề văn bản 96

3.2.2 Trích dẫn (lời người xưa, mẩu tin nhắn, thông tin báo chí….) 104

3.3 Tiểu kết chương 3 107

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 6

- Từ sau 1975, đặc biệt những năm gần đây, văn học Việt Nam bước vàothời kì đổi mới toàn diện từ cảm hứng sáng tác, quan niệm nghệ thuật về conngười cho đến phương diện ngôn từ Có thể nói, tiểu thuyết Việt Nam đương đại

với các tác phẩm Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh), Cơ hội của chúa, Khải huyền

muộn (Nguyễn Việt Hà), @ tình (Lê Anh Hoài), 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]

(Đặng Thân), v.v đã hình thành cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam Trong số các tiểu thuyết thuộc về trào lưu tiểu thuyết hậu đổi mới đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân có nhiều đóng góp quan trọng về phương diện ngôn từ Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài: Đặc điểm

ngôn ngữ tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân làm luận

văn tốt nghiệp cao học

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài luận văn, một mặt, làm sáng tỏ những đặc điểm nổi bật trong ngônngữ tiểu thuyết, những đóng góp cách tân ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương

đại của Đặng Thân, mặt khác, góp phần khẳng định những dấu hiệu hậu hiện đại

của một nền tiểu thuyết thập niên đầu thế kỉ XXI

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trang 7

2.1 Những nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

- Trên bình diện lí thuyết, công trình Văn học Việt Nam thế kỉ XX do Phan

Cự Đệ chủ biên (2004) đã dành phần hai để tổng quan về tiểu thuyết Việt Namthế kỉ XX, nhấn mạnh về thể loại, chủ thể thể loại đến khung hình thể loại, nhữngvận động, cách tân, trong đó, có hình thức ngôn ngữ của tiểu thuyết Việt Nam

hiện đại Tập tiểu luận - phê bình Tiểu thuyết đương đại Việt Nam của Bùi Việt

Thắng (2009) cũng đặt ra nhiều vấn đề về thể loại, đề tài, nhân vật, ngôn từ,…,cùng với những đánh giá khách quan về hiện trạng và tương lai của tiểu thuyếtđương đại Việt Nam

- Những nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm cụ thể trên các phương diệnnội dung và hình thức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phê bìnhvăn học và nhà ngữ học Đặc biệt, bình diện ngôn từ trong các tiểu thuyết củaNguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Hoàng Minh Tường, HồAnh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, v.v đã trở thành

đề tài hấp dẫn cho các khoá luận tốt nghiệp đại học, luận văn cao học, các luận áncủa nghiên cứu sinh ở các trường đại học, các viện nghiên cứu

2.2 Những nghiên cứu về tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam và tiểu

thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân

- Hiện tại, những nhận định, đánh giá về trào lưu tiểu thuyết hậu hiện đại ở

Việt Nam đã được nêu ra trong một số bài viết như: Bàn về văn học hậu hiện đại

của Nguyễn Văn Tùng (Văn học và tuổi trẻ, 9/2013), Một cách nhìn về tiểu

thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam của Hoàng Cẩm Giang và Lý Hoài Thu

(http//phebinhvanhoc.com), Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn hậu

hiện đại của Thái Phan Hoàng Anh (http//phongdiep.net), Về thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại ở phương Tây của Trần

Mạnh Tiến (http//vannghequandoi.com), v.v

Trang 8

- Những nghiên cứu về tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của

Đặng Thân

Trên trang Phê bình văn học (http//phebinhvanhoc.com, 11/2012) có cuộc

Trình diễn đa thoại về 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] gồm các nhà nghiên cứu

Lã Nguyên, Trần Ngọc Vương, Lê Huy Bắc, v.v và các nhà phê bình Đỗ MinhTuấn, Đào Hải Phong,… với nhà văn Đặng Thân nhằm bàn luận, đánh giá những

yếu tố hậu hiện đại của tác phẩm Các bài viết như Văn xuôi hậu hiện đại Việt

Nam: quốc tế và bản địa, cách tân và truyền thống của Lã Nguyên

(http//phebinhvanhoc.com, 12/2012), Bàn về tiểu thuyết của Đặng Thân của Đỗ

Quyên (http//nhavantphcm.com.vn, 2/2012),… đều khẳng định tiểu thuyết củaĐặng Thân có nhiều yếu tố cách tân theo xu hướng hậu hiện đại

Sinh viên Nguyễn Thị Hà với Yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết 3.3.3.9

[những mảnh hồn trần] của Đặng Thân (khoá luận tốt nghiệp đại học, Trường

Đại học Khoa học, Đại học Huế, 2012) bước đầu đã xem xét một cách có hệthống về những vận động, cách tân hướng tới cái gọi là hậu hiện đại trong tiểuthuyết của Đặng Thân

Như vậy, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu ngôn từ trong

tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần].

3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn từ trong tiểu thuyết 3.3.3.9

[những mảnh hồn trần] của Đặng Thân, Nxb Hội nhà văn, H 2011.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi xác định cho luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Xác lập một cách nhìn có tính hệ thống về ngôn ngữ văn xuôi, ngôn từtiểu thuyết đương đại Việt Nam và ngôn từ trong tiểu thuyết hậu hiện đại

Trang 9

- Chỉ ra những nét đặc sắc về cách dùng từ ngữ trong tiểu thuyết 3.3.3.9

[những mảnh hồn trần].

- Chỉ ra những đặc điểm của câu văn và hình thức diễn đạt trong tiểu

thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần].

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng kết hợp các phươngpháp và thủ pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Các thủ pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp

- Phương pháp so sánh đối chiếu

5 Đóng góp của luận văn

Các kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ nhận định: Ngôn từ trong

tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] thực sự có cá tính, thể hiện xu hướng

đổi mới, cách tân trong ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại Cùng với TạDuy Anh, Nguyễn Việt Hà, Lê Anh Hoài v.v., Đặng Thân là nhà văn tiêu biểucho ngôn từ hậu hiện đại

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của

luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2: Từ ngữ trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]

Chương 3: Câu văn và hình thức diễn đạt trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những

mảnh hồn trần]

Trang 10

Chương 1

NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Ngôn ngữ tiểu thuyết

1.1.1 Thể loại tiểu thuyết

1.1.1.1 Khái quát chung về tiểu thuyết

Trong những bước ngoặt đời sống, thường thì, truyện ngắn đáp trả nhạybén hơn, cập thì hơn trong các thể loại văn xuôi Nhưng tạo nên những chấnđộng, những cao trào văn học thì phải là tiểu thuyết

Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã để lại cho nền văn học thế giới nhữngthành tựu rực rỡ: từ những kiệt tác tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đến nhữngtác phẩm đồ sộ của tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây, từ dòng chảy củatiểu thuyết sử thi hoành tráng trong văn học Nga thế kỷ bạc đến những nguồnmạch văn chương hiện thực huyền ảo Mỹ - Latinh, sự trỗi dậy và vượt thoáttruyền thống của những nền văn học châu Á v.v Những mô hình ấy đã tạo dựngnên diện mạo đặc biệt phong phú của tiểu thuyết trong suốt thời kỳ đã qua tính từkhi hình thành thể loại

Ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, tuy những sáng tác văn xuôi

cổ như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái , Thánh Tông di thảo , Truyền kỳ mạn lục , Truyền kỳ tân phả thế kỷ 14-16 đã đặt những nền móng sơ khai cho tư

duy thể loại, thông qua tiến trình từ sự ghi chép các yếu tố truyền thuyết, thầnthoại, cổ tích đến giai đoạn phản ánh những chuyện đời thường Thế kỷ 18 chothấy sự nở rộ thể loại tự sự với các tác phẩm như Thượng kinh ký sự (ký) của LêHữu Trác, Vũ trung tùy bút (tùy bút) của Phạm Đình Hổ và đặc biệt là Hoàng Lê

nhất thống chí, tác phẩm xuất hiện với tầm vóc tiểu thuyết, là pho tiểu thuyết lịch

sử đầu tiên của Việt Nam có giá trị văn học đặc sắc, tái hiện một cách sống động

Trang 11

bức tranh xã hội rộng lớn thời vua Lê, chúa Trịnh thông qua kết cấu chương hồitương tự tiểu thuyết thời Minh - Thanh tại Trung Hoa

Tuy nhiên, phải đến những năm 30 của thế kỷ 20, văn học Việt Nam mớixuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại Cùng phong tràoThơ mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945 có những bước tiến vượt bậc

và có thành tựu lớn với hai khuynh hướng sáng tác: những cây bút nổi tiếng của

Tự Lực văn đoàn, những người đã thúc đẩy sự hình thành thể loại như NhấtLinh, Khái Hưng, Thạch Lam; và những nhà văn hiện thực phê phán như NgôTất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng

Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), đội ngũcác nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo (Nguyễn Huy Tưởng, TôHoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc) Ítnhiều tiểu thuyết Việt Nam có thành tựu tiệm cận với thể loại tiểu thuyết - sử thivốn mang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ, mà một trong số đó là Vỡ

bờ của Nguyễn Đình Thi Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang mới

với những sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp,

đã hướng đến nội dung sâu sắc hơn về thân phận con người và hình thức có dấuhiệu manh nha hệ hình văn chương hậu hiện đại

1.1.1.2 Quan niệm về thể loại

Việc nghiên cứu tiểu thuyết với tư cách một thể loại vấp phải những khókhăn đặc biệt Đó là, do tính đặc thù của bản thân khách thể này: tiểu thuyết làthể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển, còn chưa định hình và chúng tachưa thể dự đoán được hết những khả năng uyển chuyển của nó Điều quan trọnghơn cả là tiểu thuyết không có những quy phạm như những thể loại khác

M.Bakhtin đã tìm thấy ba đặc điểm cơ bản làm cho tiểu thuyết khác biệt vềnguyên tắc với tất cả các thể loại khác đó là: 1/ Tính ba chiều có ý nghĩa phongcách học tiểu thuyết gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết; 2/

Trang 12

Sự thay đổi cơ bản các tọa độ thời gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết;3/ Khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương tiểu thuyết, chính là khuvực tiếp xúc tối đa với cái hiện tại (đương đại) ở thì không hoàn thành của nó.Chính vì thế, xây dựng lý thuyết tiểu thuyết là việc cực kỳ khó khăn.

Ngay đến định nghĩa tiểu thuyết, cũng có nhiều cách nhìn nhận trái ngượcnhau Có ý kiến cho rằng, tiểu thuyết phải phản ánh chân thực hiện thực đời sống

“tiểu thuyết là sự thực ở đời”; có người lại cho rằng, tiểu thuyết phải tạo ra nhữngđiều phi thực; có văn phái lại khẳng định tiểu thuyết trước hết phải là một câuchuyện tưởng tượng có đầu, cuối hẳn hoi; trong khi, văn phái khác lại không câu

nệ trong lề lối như thế Với họ, tiểu thuyết cần phải linh hoạt, sống động và phứctạp như cuộc đời

Nhóm tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa tiểu thuyết (tiếng Pháp: roman, tiếng Anh: novel, fiction) là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng

phản ánh đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”

[18, 328]

Trong một cách hiểu khác, Belinski nhận định: “tiểu thuyết là sử thi củađời tư” chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó, sự trần thuật tậptrung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của

nó Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệthuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách

Như vậy, có thể hiểu tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thôngqua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và nhữngvấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kểchuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định Có thể nhận diệntiểu thuyết trên các đặc điểm: Thứ nhất, về bản chất loại hình, tiểu thuyết là

Trang 13

những tác phẩm được biết bằng văn xuôi và mang “tính văn xuôi” rõ nét trong cảhình thức ngôn ngữ và nội dung biểu hiện, phản ánh một cách đầy đủ và trungthực những trải nghiệm trong đời sống con người Thứ hai, về phương thức tự

sự (cấp độ ngôn ngữ): cấu trúc tự sự của tiểu thuyết phải dựa trên sự hợp lý,logic, liền mạch và hấp dẫn trong cốt truyện, kết cấu…, cụ thể hơn là giữa cácphân đoạn, các bộ phận, các tình tiết trong đó Nhìn chung, đó là “đòi hỏi” vềmột tổng thể nhất quán và hoàn thiện trên phương diện hình thức tự sự nhằm táihiện rõ nét nhất nội dung hiện thực của tác phẩm Thứ ba, về hình tượng nhân vật

và không - thời gian (cấp độ hình tượng): sự tồn tại của nhân vật và tính cáchnhân vật, sự tồn tại của không - thời gian và tính chất không - thời gian đều đòihỏi phải có sự nhất quán, hợp lý và gắn liền với cốt truyện, với diễn trình của tácphẩm Những gì vượt ra ngoài khuôn hình và khả năng “có thể lý giải”, “có thểdung nạp” của cốt truyện, của diễn trình tự sự đều có thể coi là lạc lõng, dư thừa.Nói một cách cụ thể hơn, “nhân vật” hay “không - thời gian” bao giờ cũng chịu

sự chi phối trọn vẹn, mạnh mẽ bởi những dự liệu và ý tưởng của tác giả, của

“đấng tối cao” đã được cụ thể hóa, mô hình hóa trong cốt truyện, trong bố cục tácphẩm Thứ tư, về vấn đề dung lượng và quy mô tác phẩm: tất nhiên “độ dài mộttác phẩm bao nhiêu thì được gọi là tiểu thuyết” ở đây chỉ mang tính tương đối,song xét một cách toàn diện, theo quan niệm truyền thống, tiểu thuyết thường cómột dung lượng lớn (vài trăm trang trở lên) và đặc biệt có một quy mô đồ sộ, bềthế, là những “đại tự sự” về xã hội, lịch sử và con người, v.v

Theo quan niệm trước đây, đặc biệt là quan niệm của Trung Quốc và NhậtBản, tiểu thuyết bao gồm có hai loại chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyệnngắn, thậm chí là “vi hình tiểu thuyết” (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn hay

“truyện trong lòng bàn tay”) và tiểu thuyết trường thiên (truyện dài) Tuy nhiên,hiện nay, ở Việt Nam, khi nói đến tiểu thuyết, độc giả thường hiểu đó là tác phẩmtruyện dài

Trang 14

Tiểu thuyết có nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ

đề hoặc theo sở trường của người viết Thậm chí người ta còn cho rằng, vềnguyên tắc, tiểu thuyết không có một hình thức thể loại hoàn kết Bởi vì, nó là

“sử thi của thời đại chúng ta”, tức là, sử thi của cái hiện tại, cái đang hàng ngàyhàng giờ đổi thay Bởi vì, điều quan trọng đối với nó là sự tiếp xúc tối đa với cáithực tại dang dở “chưa xong xuôi”, cái thực tại đang thành hình, cái thực tại luôn

bị đánh giá lại, tư duy lại Tuy thường gặp những kết cấu chương hồi, kết cấu tâm

lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến v.v , tiểu thuyết vẫnkhông chịu được những chế định chặt chẽ Nó không có quy phạm cố định vàngười viết, thậm chí, có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng mộtcách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau Kết cấu cho phép tạonên một diện mạo chung nhất về tiểu loại: tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết tâm

lý, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết đa thanh v.v

Tiểu thuyết có những đặc trưng thể loại tiêu biểu của nó Là một thể

loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính chất văn xuôi, vì vậy, trở thành

đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại Tính chất đó đã tạo nên trường lựcmạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúngtrong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiệnthực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiệnthực đời sống

Giống như các hình thái tự sự khác như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu

thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm Thông

thường, ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian cónhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện Tuy sự tồn tại của yếu

tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể chuyệncủa tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong cách: có thể thông quanhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng “tôi”, cũng có thể là một nhân vật

Trang 15

khác trong tác phẩm, từ đó xác lập cho các tác phẩm một điểm nhìn trần thuật.Hiện nay, một trong những xu hướng tìm tòi đổi mới tiểu thuyết là việc tăng thêmcác điểm nhìn ở tác phẩm, khi vai trò của nhân vật trung gian hoặc nhân vật xưng

“tôi” được “san sẻ” cho nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm

Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và

sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực Là một thểloại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn vềchiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn

mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình Ở một phương

diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở

rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật

và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnhngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật

Hư cấu nghệ thuật cũng được coi là một đặc trưng của thể loại, là một thao

tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết Hư cấu chophép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hư cấu,không hiện thực như sử học, và những nhân vật hoàn toàn không bị lệ thuộc bởinguyên mẫu ngoài đời như những tác phẩm thuộc thể ký Trong vô vàn nhữnggương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của lịch sử, nhà văn khi trướctác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện pháp nghệ thuật đồng hóa

và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo.Khi đó, hư cấu nghệ thuật, đối với tiểu thuyết đã trở thành yếu tố bộc lộ rõ rệtphẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn

Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ cũng là một đặc trưng tiêu biểu của thể

loại Các thể loại văn học khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó

để tạo nên âm hưởng của toàn bộ tác phẩm, như bi kịch là cái cao cả, hàikịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp và cái lý tưởng Ở tiểu thuyết, không diễn ra

Trang 16

quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận hiện thực mà nội dung của nóthể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau của các sắc độ thẩm mỹ khác nhau: cáicao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên cái xấu, cái thiện lẫn cái ác, cái bi bên cạnhcái hài v.v

Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng

hợp Nó có thể dung nạp thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệthuật của các thể loại văn học khác như thơ (những rung động tinh tế), kịch (xungđột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật của những loại hìnhngoại biên như hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh âm), điêu khắc (sự cân xứng,chi tiết), điện ảnh (khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và thậm chí, cả các

bộ môn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm học, đạo đức học và các bộ mônkhoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác v.v Nhiều thiên tài nghệ thuật đãđịnh hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể loại, như Tolstoi với tiểuthuyết - sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu thuyết - kịch, Solokhov với tiểuthuyết anh hùng ca - trữ tình, Roman Roland với tiểu thuyết - giao hưởng v.v

Căn cứ để phân loại tiểu thuyết có rất nhiều và cũng vô cùng phức tạp Nếucăn cứ vào thời đại (thời gian) của đề tài, sẽ phân thành tiểu thuyết lịch sử, tiểuthuyết hiện đại, tiểu thuyết đương đại, v.v Nếu căn cứ vào nội dung đề tài, sẽphân thành tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết võ hiệp, tiểu thuyết điều tra, tiểu thuyết

tố cáo, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết thần ma, tiểu thuyết khoa học viễntưởng, v.v Căn cứ vào thể văn, người ta phân tiểu thuyết thành: thể nhật kí, thểthư tín, thể chương hồi, thể tùy bút Còn căn cứ vào ngôn ngữ, người ta chia tiểuthuyết thành thể bạch thoại, thể văn ngôn, thể thơ Ngoài ra, cũng có thể phântiểu thuyết thành tiểu thuyết dạng truyện, tiểu thuyết tính cách, tiểu thuyết tâm lí

Từ thời đổi mới đến nay, những nhà văn có tinh thần tìm tòi, sáng tạo cái mới, đãtiến hành tìm tòi, thể nghiệm táo bạo trên thể loại tiểu thuyết, sáng tạo ra thể tiểuthuyết liên hoàn, tiểu thuyết tả thực mới, tiểu thuyết bút kí mới Tuy đây là những

Trang 17

loại tiểu thuyết có những ưu thế nhất định trong việc tìm tòi, thể nghiệm, nhưngtinh thần, ý thức tìm tòi ấy cần phải được chú ý gia công nghiên cứu thêm.

Căn cứ được phần đông chấp nhận là sự dày mỏng, ngắn dài của dunglượng tiểu thuyết, từ đó phân tiểu thuyết thành: tiểu thuyết dài (trường thiên tiểuthuyết), tiểu thuyết vừa (trung thiên tiểu thuyết), tiểu thuyết ngắn (đoản thiên tiểuthuyết) và tiểu thuyết cực ngắn

Và M Bakhtin khẳng định rằng: “Quá trình biến đổi của tiểu thuyết chưa

kết thúc Ngày nay, nó đang bước vào một giai đoạn mới Nét đặc thù của thời đại là thế giới trở nên phức tạp và sâu sắc phi thường, tính đòi hỏi cao, tính tỉnh táo và óc phê phán của con người cũng tăng trưởng phi thường Những đặc điểm

đó sẽ ấn định cả sự phát triển của tiểu thuyết” [5, 127].

1.1.2 Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết

Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu

của nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - nó là chất liệu của văn học” /Dẫn theo [27,196]/ Nhưng trong thực tiễn văn học thế giới cũng

như ở Việt Nam, có thể nhận thấy, ngôn ngữ không chỉ là chất liệu nghệ thuật mà

ngôn ngữ còn là “sự phát ngôn thể hiện nhãn quan giá trị của những nhóm xã

hội khác nhau với tư cách là những chủ thể giao tiếp thẩm mĩ” [39] Ngôn ngữ

từng thể loại sẽ mang sắc thái khác nhau Theo M Bakhtin “Nghiên cứu các thể

loại khác tựa hồ nghiên cứu những từ ngữ, còn nghiên cứu tiểu thuyết giống như nghiên cứu những sinh ngữ mà lại là sinh ngữ trẻ” [5, 92].

Tiểu thuyết là thể loại văn học được nghiên cứu từ rất sớm Song ngôn ngữtiểu thuyết thì phải đến những năm 20 của thế kỉ XX mới thật sự bắt đầu đượcnghiên cứu một cách bài bản Đã có một số xu hướng nghiên cứu tiểu thuyết củacác tác giả thời bấy giờ: Xu hướng, chỉ phân tích “cái bè” của tác giả trong tiểuthuyết, tức là lời trực tiếp của tác giả được phân định với độ chuẩn xác khác nhaudưới góc độ tính tạo hình và tính biểu cảm thi ca thông thường và trực tiếp

Trang 18

(những ẩn dụ, so sánh, sự lựa chọn từ ngữ…) Xu hướng, sự phân tích phongcách học về tiểu thuyết như một chỉnh thể nghệ thuật bị đánh tráo bằng việc mô

tả ngôn ngữ của nhà tiểu thuyết theo tinh thần ngôn ngữ học trung tính Xuhướng, trong ngôn ngữ của nhà tiểu thuyết, người ta lấy ra những yếu tố đặctrưng cho trào lưu văn học nào mà người ta liệt nhà tiểu thuyết vào trào lưu vănhọc đó (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa ấn tượng…) Xuhướng, người ta cố gắng đi tìm phong cách cá nhân của tác giả được thể hiện quangôn ngữ tiểu thuyết Xu hướng, tiểu thuyết được xem như một thể văn hùngbiện và các thủ pháp được phân tích dưới giác độ hiệu quả của hùng biện /Dẫntheo [5]/

Với những cách tiếp cận ấy, có thể thấy việc nghiên cứu ngôn ngữ tiểuthuyết chưa được đặt ra một cách bài bản, có nguyên tắc Theo Bakhtin, tất cả

những kiểu phân tích phong cách học ấy “ít nhiều đều xa rời những đặc điểm

của thể loại tiểu thuyết, xa rời những điều kiện tồn tại đặc thù của ngôn từ tiểu thuyết” [5, 89] Bởi lẽ “chúng thâu tóm ngôn ngữ và phong cách nhà tiểu thuyết không phải như ngôn ngữ và phong cách tiểu thuyết mà hoặc như những biểu hiện của một cá tính nghệ thuật nhất định, cuối cùng, như một hiện tượng của ngôn ngữ thi ca nói chung” [5, 89].

Vì vậy, việc nghiên cứu tiểu thuyết nói chung, ngôn ngữ tiểu thuyết nóiriêng là một vấn đề phức tạp và hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi Tuy vậy, cómột điều chắc chắn là ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ nghệ thuật và nó mangnhững đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật

- Về hệ thống tín hiệu: Ngôn ngữ phi nghệ thuật (ngôn ngữ tự nhiên) là hệthống tín hiệu thứ nhất, mang tính toàn dân Nó được xác định như là cái mã chung,phổ biến, giúp con người diễn đạt suy nghĩ, tình cảm, là công cụ trực tiếp của giaotiếp, tư duy và là chất liệu của ngôn ngữ nghệ thuật So với ngôn ngữ phi nghệ thuật,

Trang 19

ngôn ngữ nghệ thuật phức tạp hơn nhiều Ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệuthứ hai, được tạo thành nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất

- Về chức năng xã hội: Nếu ngôn ngữ phi nghệ thuật đảm nhận chức nănggiao tiếp và tư duy, và những phẩm chất thẩm mỹ nếu có thì chỉ đóng vai trò phụ,thứ yếu, thì ở ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ tiểu thuyết nói riêng,chức năng thẩm mỹ luôn đóng vai trò chính yếu; nó đẩy chức năng giao tiếpxuống bình diện thứ hai Mặt khác, tính hệ thống đều có ở ngôn ngữ nghệ thuật

và ngôn ngữ phi nghệ thuật, song có sự khác nhau về chất Tính hệ thống của mộtyếu tố ngôn ngữ nghệ thuật được xác định bởi vị trí và vai trò của nó trong hệthống các hình tượng của tác phẩm và phong cách cá nhân tác giả Còn đối vớingôn ngữ phi nghệ thuật, tính hệ thống gắn với sự khu biệt của xã hội đối vớingôn ngữ

- Về bình diện nghĩa: Nếu ngôn ngữ phi nghệ thuật chỉ có một bình diệnnghĩa thì ngôn ngữ nghệ thuật có hai bình diện nghĩa, một bình diện hướng vào

hệ thống ngôn ngữ văn học với ý nghĩa của các từ, của các hình thức ngữ pháp,

và mặt khác, hướng vào hệ thống các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật Phạm

vi sử dụng phương tiện ngôn ngữ của ngôn ngữ tiểu thuyết - nghệ thuật rộng hơnngôn ngữ phi nghệ thuật Đặc biệt, ngôn ngữ tiểu thuyết - nghệ thuật đạt đến độchuẩn mực do hoạt động tìm tòi, sáng tạo ngôn từ của nhà văn

Bên cạnh đó, ngôn ngữ tiểu thuyết mang những đặc trưng của thể loại: tínhvăn xuôi, tính tổng hợp và tính đa thanh Nếu ngôn ngữ sử thi dài dòng, lời nóinhân vật chưa được cá thể hoá thì ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ gần gũi tớimức tối đa với đời sống Xoá bỏ khoảng cách sử thi, tiểu thuyết miêu tả hiện thựcnhư cái hiện tại đương thời của người trần thuật, với cách nhìn nhân vật nhưnhững người bình thường, gần gũi cho phép người trần thuật có thái độ thân mật,

suồng sã với nhân vật: “Tác giả không chỉ mô tả cái ngôn ngữ ấy mà còn nói

Trang 20

bằng ngôn ngữ ấy” [5] So với ngôn ngữ thi ca, ngôn ngữ tiểu thuyết có phạm vi

hoạt động tự do và linh hoạt hơn

Bản thân tính văn xuôi đã chứa đựng trong nó tính tổng hợp của ngôn ngữtiểu thuyết Do yêu cầu cá thể hoá cao độ ngôn ngữ nhân vật nên tiểu thuyết thâunạp các dạng thức lời nói khác nhau của nhiều tầng lớp người trong xã hội Nhàvăn được giải phóng khỏi sự lệ thuộc vào một ngôn ngữ duy nhất, thống nhất và

có thể hoán vị ngôn ngữ của nhà văn với ngôn ngữ nhân vật

Nhằm miêu tả cuộc đời và con người như nó vốn có, ngôn ngữ tiểu thuyếtkhông chỉ được soi sáng bởi ngôn ngữ tác giả mà còn được soi sáng bởi ngôn ngữnhân vật Tính đối thoại nội tại là một yếu tố cơ bản trong ngôn ngữ tiểu thuyết.Tác giả hoàn toàn không trung lập mà cùng tranh luận với ngôn ngữ nhân vật.Ngôn ngữ tiểu thuyết không bao giờ thoả mãn với một ý thức, một tiếng nói, màluôn mang tính đa thanh Những đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết thường đượcxem xét và nghiên cứu trong một chỉnh thể nghệ thuật, một hệ thống ngôn từ, thểhiện tư tưởng của tác giả

Đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết như Bakhtin nhận định, vốn có “tính

phức âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là các hình thức kết cấu lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng được đối thoại hóa ở mức độ này hay mức độ khác” [5] Song, mức độ “đối thoại” đến đâu lại phụ thuộc vào từng khuynh

hướng tiểu thuyết, từng giai đoạn tiểu thuyết và từng chủ thể riêng biệt Trongtiểu thuyết, không đơn giản là chuyện người này đối thoại với người kia Tính đốithoại trong tiểu thuyết được thể hiện trên nhiều cấp độ: đối thoại giữa các nhânvật, đối thoại trong độc thoại, đối thoại giữa các chiều văn hóa, sự đa nghĩa trongcác diễn ngôn nghệ thuật

Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trongnhững yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện, nó còn là yếu tố cơ bản thểhiện cá tính sáng tạo của nhà văn Ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật

Trang 21

tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự thông qua đối thoại Nhờ đối thoại

mà các vấn đề trong tác phẩm đặt ra được xem xét dưới những điểm nhìn khácnhau Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm thường gây ra được những tình huốngbất ngờ và tạo cảm giác thực của đời sống đã khúc xạ qua lăng kính nhà văn.Ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong khắc họa tính cách nhân vật Mỗinhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độclập Nhà văn không còn ở vị trí đứng trên, lấn lướt nhân vật, mà hoà nhập, thamgia vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức độc lập, qua hệ thống hình tượng

Ở cấp độ nhân vật, mỗi nhân vật là một tiếng nói, một chủ thể độc lập,bình đẳng với tác giả Điều đáng nhấn mạnh ở đây, không phải là những đối thoạithông thường mà là đối thoại về tư tưởng, về ngữ nghĩa, về quan điểm nằm trong

chính phát ngôn của họ Bakhtin đã viết: “Chính sự định hướng đối thoại của lời

nói con người giữa những lời nói của người khác (với tất cả mọi mức độ tính chất xa lạ) tạo cho ngôn từ những khả năng nghệ thuật mới và cốt yếu, tạo nên tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà biểu hiện đầy đủ nhất và sâu sắc nhất là ở trong tiểu thuyết” [5, 143].

Trong những năm tiền đổi mới, ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò quan trọngtrong các tiểu thuyết của Nguyễn Khải Ông là một trong số hiếm hoi các nhà vănhiện đại sử dụng một cách thuần thục nghệ thuật trần thuật thông qua đối thoại.Ngôn ngữ đối thoại gần như chiếm hết văn bản tác phẩm của Nguyễn Khải Lờiphát ngôn nào cũng thể hiện một đặc điểm tính cách cụ thể, luôn va đập, cọ xát.Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm của Nguyễn Khải được cá thể hoá, đầy cá tính

(Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người ).

Ý thức đối thoại trong tiểu thuyết thời đổi mới tiếp tục được triển khai vàphát huy trong bối cảnh lịch sử mới, trong không khí dân chủ hoá của đời sốngvăn học Dấu vết thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp;nhiều lớp từ mới được hình thành; quan niệm về lời nói cũng được bổ sung

Trang 22

những sắc thái biểu cảm mới Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường,

giàu tính khẩu ngữ (Thời xa vắng, Ngày hoàng đạo, Ngược dòng nước lũ, Ăn

mày dĩ vãng, Cơ hội của Chúa, Cõi người rung chuông tận thế, Cơn giông, Thoạt

kỳ thuỷ, Đi tìm nhân vật, Mười lẻ một đêm, Luật đời và cha con ).

Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trongphương thức trần thuật của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới Độc thoại nội tâm trởthành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật,

đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật Thông qua độc thoại nội tâm,các nhà văn mới nhận ra con người là những “vòng sóng đến vô cùng”, bề mặttưởng như phẳng lặng nhưng lại ẩn chìm biết bao những “sóng ở đáy sông” Vàthông qua độc thoại nội tâm, những suy tư, trăn trở, những cảm xúc, uẩn khúccủa nhân vật - điều mà không ai có thể biết, có thể hiểu và chia sẻ dần được phơi

lộ Theo Bakhtin, “Ở con người bao giờ cũng có một cái gì mà chỉ bản thân nó

mới có thể khám phá bằng hành động tự do của sự tự ý thức và của lời nói, điều này không thể xác định được từ bên ngoài, từ sau lưng con người” [5, 139] Độc

thoại nội tâm là tiếng nói cất lên, vọng lên từ chính nội tâm nhân vật, và là những

âm hưởng của cảm xúc được dội lên từ bên trong

Do có điều kiện tiếp thu những sáng tạo nghệ thuật của các nền tiểu thuyếtthế giới, đặc biệt là tiểu thuyết phương Tây, tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã vậndụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đi vào thế giới tâm linh mộtcách có hiệu quả Kỹ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoàiniệm, dòng suy tưởng, những giấc chiêm bao, nhằm để nhân vật tự bộc lộ nhữngmiền sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của ý thức con người Giấc

mơ và hồi ức là đặc điểm của nhân vật dòng ý thức

Nhiều tiểu thuyết sau những năm đổi mới đến nay đã sử dụng môtíp giấc

mơ, giấc chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô

thức của con người Thủ pháp này thể hiện rõ trong các tiểu thuyết: Nỗi buồn

Trang 23

chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Ngược dòng nước lũ (Ma

Văn Kháng), Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương), Cơn giông (Lê Văn Thảo),

Ngày hoàng đạo (Nguyễn Đình Chính), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), v.v

Tóm lại, trong sáng tạo văn học, ngôn từ có vai trò đáng kể đối với nhàvăn, như Isa Kamari, nhà văn Singapore vừa được giải thưởng văn học Đông

Nam Á năm 2006 chia sẻ: “Trong sự hỗn độn và nông cạn hiện nay, các nhà văn

đóng vai trò tái lập lại mục đích và sự kỳ diệu của ngôn từ Nhà văn đóng vai trò chính trong việc giải phóng ngôn từ ra khỏi các hành vi đầu cơ Nhà văn là người cứu tinh, có thể chuộc lại nhân loại bằng phương tiện ngôn ngữ” Với

những tìm tòi đổi mới nhằm mục đích cách tân về hình thức diễn đạt, các cây búttiểu thuyết đã thể hiện những nỗ lực sáng tạo đáng kể của họ trong nghệ thuật sửdụng ngôn từ, góp phần hiện đại hoá ngôn ngữ văn chương, thúc đẩy sự pháttriển của thể loại

1.1.3 Vài nét về tiểu thuyết đương đại Việt Nam

1.1.3.1 Tiểu thuyết Việt Nam đương đại và chủ nghĩa hậu hiện đại

Hơn một thế kỉ hình thành và phát triển, nền văn học Việt Nam hiện đại đãđạt nhiều thành tựu lớn qua hai thời kì cách tân văn học nổi bật: giai đoạn 1930-

1945 và 1986 đến nay Các thành công của văn học Việt Nam hiện đại chịu sự tácđộng của hoàn cảnh lịch sử xã hội và có liên quan đến các trào lưu hiện đại củaphương Tây

Từ góc độ cấu trúc thể loại tiểu thuyết đã nêu rõ ở trên, có thể nhận địnhtiểu thuyết đương đại Việt Namcó ba xu hướng chủ đạo như sau:

Thứ nhất, xu hướng duy trì hình thức thể loại truyền thống Đó là các tác

phẩm: Cán cờ tre (Trịnh Đình Khôi); Cuộc đời dài lắm, Khúc bi tráng cuối

cùng (Chu Lai); Thượng Đức (Nguyễn Bảo - Trường Giang); Ngày rất dài (Nam

Hà); Những cánh rừng lá đỏ (Hồ Phương), v.v Các nhà văn thuộc dòng chảy

Trang 24

này không thể hoặc không có ý định vượt qua quán tính của quá khứ trong tácphẩm của mình, cụ thể hơn là những “khung hình” quen thuộc của nền văn học1945-1975 xét trên cả phương diện quan niệm nghệ thuật lẫn hình thức thể loại.Chính điều đó đã chi phối đến “tính bất động” trong cả đề tài, chủ đề lẫn cấu trúc

tự sự của các tác phẩm so với những “tiểu thuyết cách mạng” của chính họ trướcđây

Thứ hai, xu hướng tiểu thuyết vừa duy trì vừa cách tân hình thức thể loại

truyền thống với những tên tuổi đã thành danh từ các thập kỷ trước Đó là những

tiểu thuyết có sự tiếp nối, phát huy mạnh mẽ quan niệm, tinh thần của văn họcthời kỳ đổi mới mặc dù chưa có những bứt phá rõ rệt về thi pháp và hình thức thể

loại: Dòng sông mía (Đào Thắng); Ba người khác (Tô Hoài); Hồ Quý Ly, Mẫu

thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh); Giàn thiêu (Võ Thị Hảo); Những bức tường lửa (Khuất Quang Thụy); Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức); Gia đình bé mọn (Dạ

Ngân); Con ngựa Mãn Châu (Nguyễn Quang Thân); Tìm trong nỗi nhớ (Lê Ngọc Mai); Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), v.v Đây là những nhà văn có ý thức

và sự nhạy cảm nhất định đối với vấn đề đổi mới tiểu thuyết song vẫn chưa cónhững động thái cách tân dứt khoát mà vẫn chịu ảnh hưởng tương đối của nhữngquan niệm và khung hình thể loại đã có từ trước đó

Thứ ba, xu hướng cách tân mạnh hình thức thể loại truyền thống với các

tác giả tiêu biểu như Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, HồAnh Thái, Thuận…, với những khám phá và cách tân hoàn toàn mới so vớinhững giai đoạn trước Họ là một thế hệ người viết trẻ ít chịu ám ảnh hơn củanhững gánh nặng hoài niệm và ký ức cộng đồng, do đó, cũng là thế hệ luôn sẵnsàng cái tâm thế đón nhận và thay đổi trước những “làn sóng mới” Họ để lại

những dấu ấn rõ rệt cho cuộc đổi mới cấu trúc thể loại bằng những cái tên: Trí

nhớ suy tàn, Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Những đứa trẻ chết già, Ngồi (Nguyễn Bình Phương); Chinatown, Made in Vietnam, Paris 11.8, T mất

Trang 25

tích (Thuận); Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh); Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà); Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng),

v.v Đây chính là “miền đất” mà cái gọi là “dấu ấn hậu hiện đại” có điều kiện và

cơ sở để nảy mầm, bắt rễ hơn cả

Trong những sáng tác theo xu hướng này, không có một mẫu số chung vềhiện thực mà chỉ có những góc chiếu đa chiều, đa cực về hiện thực “Hiện thực”không chỉ bao gồm hiện thực lịch sử - xã hội hay số phận cá nhân mà còn là hiệnthực ngôn ngữ - sáng tạo Tiểu thuyết trở thành một “tiểu tự sự” về nội tâm vàkhát vọng cá nhân của con người…, đồng thời, là nơi gặp gỡ, giao thoa, đan càicủa nhiều loại hình, loại thể nghệ thuật khác nhau Cốt truyện nhiều tuyến, phânmảnh, không có mốc phân định rõ ràng, phi logic, rời rạc, mang tính “gợi”,thường là kết cấu xáo trộn, đứt đoạn, tự do và đầy ngẫu hứng (lắp ghép, cắtdán…), do đó, xuất hiện nhiều tiểu thuyết dạng “truyện trong truyện”, “truyện vềtruyện”, đặc biệt hiện tượng liên văn bản trở nên phổ biến Điểm nhìn của tác giảluôn thay đổi (đa diện, đa cực), ranh giới giữa các điểm nhìn trở nên nhòe mờ, lẫnlộn Người kể chuyện có xu hướng trở thành những “cái bóng”, những kí hiệuhay biểu tượng hơn là những thực thể trọn vẹn vốn là hình chiếu của con ngườingoài xã hội (các dấu hiệu lịch sử - xã hội bị xóa mờ) Tiểu thuyết đã xuất hiệnnhiều nhân vật phi tính cách, phi tâm lý, được làm cho “mỏng dẹt”, khó hiểu, philogic thông thường và được giải mã theo nhiều cách khác nhau Không gian, thờigian không xác định, được huyền ảo hóa, tâm linh hóa Giọng đa âm, đathanh, lưỡng tính trở thành chủ âm Tính nhất quán dần mất đi, thay thế vào đó làtính đứt đoạn, thách thức, khó hiểu, v.v Tính giễu nhại, đùa bỡn cũng chiếm vịtrí chủ đạo Tính đối thoại trở nên mạnh mẽ hơn

Có thể nói, đó là những dấu hiệu “hậu hiện đại” của một nền tiểu thuyếtđang chuyển mình Nhìn chung, những tiền đề của sự đổi mới quan niệm về hiệnthực và bản chất thể loại văn học (đặc biệt là thể loại tiểu thuyết - thể loại đặc

Trang 26

biệt “năng động” và “nhạy bén”) đã không ngừng được đặt ra qua nhiều “lànsóng” của các thế hệ sáng tác nối tiếp nhau trên văn đàn: từ “làn sóng thứ nhất”(với Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Trần Huy Quang,…) đến “lànsóng thứ hai” (Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, BảoNinh,…) Song, để có một sự biến chuyển sâu sắc “nòng cốt thể loại”, “đặc trưngthể loại” thì phải đến đầu thế kỉ XXI, với những “thử nghiệm”, những thành tựucủa các nhà văn sinh ra trong một thế hệ đã khác trước (“làn sóng thứ ba”) Giờđây, với “làn sóng thứ ba” (Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà,

Hồ Anh Thái, Thuận, Đặng Thân,…), nhu cầu “tràn bờ” đã thực sự mạnh mẽ

Sự ra đời của thế hệ này trên văn đàn đương đại là một kết quả tất yếu củanhững nguyên nhân thuộc về bản thân các “lực lượng” tham gia đời sống tiểuthuyết (tác giả, độc giả) Nó không chỉ là kết quả của sự hội nhập giữa nhiềuluồng văn hóa và thông tin như trong khoảng mười lăm năm vừa qua, mà còn là

kết quả của sự đổi mới trong nhận thức của một thế hệ “đang lớn dần, một thế hệ

đã đủ xa cách để vượt qua khỏi những mặc cảm và giáo điều trong cả văn học và cuộc sống” (Nguyễn Thanh Sơn) Đó là một sự phát triển mang tính vận động

nội tại; một sự biến đổi về chất, từ những đổi mới về “lượng”; một sự biến đổi vềhình thức, từ những biến đổi về nội dung Bản thân sự độc đáo, phong cách sángtạo riêng biệt của mỗi người đã là một đóng góp vào tính phong phú của nền vănhọc mang “dấu ấn hậu hiện đại”

Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) là một thuật ngữ được dùng trongnhiều lĩnh vực tư tưởng, từ triết học, mĩ học, các ngành phê bình, nghiên cứunghệ thuật, trong đó có phê bình, nghiên cứu văn học, v.v Thuật ngữ chủ nghĩahậu hiện đại lần đầu tiên được dùng trong một cuốn sách xuất bản năm 1917 củanhà triết học người Đức Rudolf Pannwitz Nhiều nhà nghiên cứu sau RudolfPannwitz đã phát triển ý nghĩa của thuật ngữ này, có thể kể một số tên tuổi nhưIrving Howe, Ihab Hassan, Jane Jacobs, Michel Foucault, Jean-Francois Lyotard,

Trang 27

Richard Rorty, v.v Mặc dù xuất hiện từ năm 1917, nhưng chủ nghĩa hậu hiệnđại bắt đầu được hình thành như một trào lưu tư tưởng và phát triển từ nhữngnăm 50, 60 của thế kỉ XX Hiểu đơn giản, chủ nghĩa hậu hiện đại là một một cáchnhìn nhận thế giới và con người, là hệ quả tất yếu của thời đại khoa học kĩ thuậtphát triển như vũ bão Theo những người chủ trương phát triển chủ nghĩa hậuhiện đại, thì đó là một bước tiến so với chủ nghĩa hiện đại Văn học hậu hiện đại

là trào lưu văn học phương Tây được bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai,nhưng đến đỉnh cao vào những năm 70, 80 của thế kỉ XX Cho dù còn nhiều ýkiến tranh luận, song có thể nhận định, văn học hậu hiện đại là một bước pháttriển mới của văn học nhân loại Bản chất, mục đích không thay đổi, nhưngphương thức thể hiện có nhiều sự biến đổi cho phù hợp với sự tiến bộ của khoahọc kĩ thuật và thị hiếu thưởng thức nghệ thuật giàu tính trí tuệ và ẩn ý của bạnđọc đương đại [42]

Có thể nói, cuối thế kỷ XX, sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại trongvăn chương đã phá vỡ ranh giới của hàng loạt quan niệm mang tính định giá: vềchủ nghĩa hiện thực, về vai trò của chủ đề tư tưởng trong tác phẩm, về tầm vóc vàquy mô của các tự sự, về ranh giới giữa các thể loại và loại hình, v.v Với nhữngcách tân ở nhiều mức độ khác nhau của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, BảoNinh,… (từ cuối thế kỷ XX) và Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ AnhThái, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thân, Lê Anh Hoài,… (đầu thế kỷ XXI),nền văn xuôi Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong nỗ lực thay đổi đểhòa nhịp cùng dòng chảy của văn học đương đại thế giới Với những nỗ lực này,

có thể nghĩ rằng dòng văn chương của những người cách tân theo hướng “hậuhiện đại hóa” (một trong ba khuynh hướng lớn của văn học đương đại) sẽ “chíndần” và trở thành dòng văn học chủ lưu trong tương lai

Riêng với tiểu thuyết, như xu thế chung của tiểu thuyết phương Tây, tiểuthuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI cũng đang ngày càng tiến gần đến với “truyện

Trang 28

ngắn”, đến “thơ”, đến “tiểu luận triết học”, v.v Sự giao thoa của các thể loại

trong tự sự nghệ thuật đương đại, nói cho cùng là vấn đề “thu hút và biến đổi các

thể loại khác” của tiểu thuyết - như M Bakhtin đã từng nhận định Nó gắn liền

với bản chất, đồng thời cũng là cách thế tồn tại và phát triển riêng của thể loạiđặc biệt này Tất nhiên, công cuộc cách tân một thể loại, một nền văn học khôngphải là một việc dễ dàng và nhanh chóng; trên đường đi của nó sẽ luôn có nhữngthử nghiệm thất bại và những sáng tạo thành công Song dù thuộc về kết quả nào,

nó cũng sẽ là động lực thúc đẩy những nhà văn sau đó tiếp tục tiến lên để khẳngđịnh bản lĩnh nghệ thuật cá nhân, đồng thời gián tiếp khẳng định thể loại và làmmới thể loại Do đó, chặng đường mà những nhà văn như Nguyễn Bình Phương,

Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thân, Lê Anh Hoài,

… đang đi, có thể chỉ là điểm khởi đầu của một chặng đường mới, nơi cái đíchcuối cùng chính là một chân trời khác của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

1.1.3.2 Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết hậu hiện đại

Để thể hiện cảm quan hậu hiện đại thì các nhà văn không chỉ cách tân vềkết cấu, nhân vật, điểm nhìn trần thuật mà một phương diện quan trọng tạo nênmàu sắc hậu hiện đại trong văn chương đương đại là ngôn ngữ

Văn chương hậu hiện đại thường phổ biến hình thức lời dẫn đối thoại trungtính (không nhận xét, đánh giá lời đối thoại ngay trong lời dẫn) Nó được giảnlược một cách tối đa chỉ để lại một cấu trúc chủ vị không thể giản lược hơn nữa,điều này tạo nên giọng điệu khách quan, tưng tửng, tỉnh táo đến lạnh lùng Bêncạnh đó là việc xoá bỏ các dấu hiệu về lời đối thoại (dấu hai chấm, dấu gạchngang) Nhìn bề ngoài, người đọc dễ lầm tưởng là truyện không có lời đối thoạicủa nhân vật nhưng thực ra chúng được trình bày lẫn vào trong ngôn ngữ trầnthuật của nhà văn, hoàn toàn khác lạ so với chuẩn mực trước đây

Một vấn đề khác về ngôn từ trong tiểu thuyết hậu hiện đại đó là sự xuấthiện của rất nhiều từ ngữ thông tục (những câu chửi thề, những từ chỉ các bộ

Trang 29

phận kín đáo của đàn ông, đàn bà, những từ chỉ hoạt động bản năng của conngười,…) Các tác giả hậu hiện đại ưa sử dụng lời ăn, tiếng nói bình dân hơnnhững lời nói quyền uy cao đạo Những khẩu ngữ, phương ngữ, tiếng lóng vànhững phát ngôn đặc trưng của xã hội hiện đại đi vào tác phẩm Nhà văn đươngđại không hề có ý định tô hồng hiện thực, làm đẹp nó lên với lớp vỏ giả tạo,trong khi, ruột nó đã mục ruỗng, mà lột tả tất cả những cái thô nhám, xù xì củahiện thực vào trang viết, vì vậy, không có lý do gì lại phải đưa những ngôn từtrau chuốt, gọt giũa, mĩ miều vào tác phẩm của mình.

Đặc biệt, sự bùng nổ của thông tin và nhu cầu hội nhập, nhu cầu “toàn cầu

hoá” đã in bóng vào tác phẩm Nếu trước đây, văn đàn chủ yếu là “sân chơi” của

các nhà văn trong nước, thì giờ đây có sự xuất hiện không ít của các nhà văn làngười Việt sống ở nước ngoài Ngôn ngữ đời sống không ngừng biến đổi; lớp từmượn có nguồn gốc châu Âu ngày càng nhiều, và nó cũng để lại dấu ấn khá đậmnét trong văn chương đương đại Lớp ngôn từ đặc trưng của thời đại kỹ thuật số,công nghệ thông tin, những khái niệm kinh tế, tiền tệ,… nghiễm nhiên có mặt

trong các tác phẩm như: ôsin, vila, gay, les, vip, sếp, sê ri, v.v Tiếng nước ngoài nguyên dạng cũng xuất hiện với tần số cao: Miracle, Doctor, Expansion, Citizen,

v.v

Một đặc trưng nữa của ngôn ngữ tiểu thuyết hậu hiện đại chính là ngônngữ rất giàu chất thơ và giàu nhịp điệu Nếu với tiểu thuyết trước đây, ngườiđọc say mê những câu chuyện li kì, những tình tiết hấp dẫn, có nguyên nhân, cócao trào, kết thúc, có thắt nút, mở nút, thì tiểu thuyết đương đại lại mang dángdấp một bản nhạc, một bức tranh lập thể

Giọng điệu giễu nhại cũng là nét nổi bật trong ngôn ngữ văn chương hậuhiện đại Nếu ở giai đoạn trước, do cảm hứng sử thi chi phối, nên giọng điệu hàosảng, ngợi ca, bi hùng,… là chủ âm, thì các tác giả hậu hiện đại trong nỗ lực kéovăn chương gần hơn với cuộc sống, đã phát hiện ra những cái lố bịch của thực tại

Trang 30

và khai thác đến cùng phương tiện gây cười của nó để đưa vào cốt truyện Bằngcách ấy, các nhà văn phanh phui, đả kích, phủ định những thói hư tật xấu của thếthái nhân tình, phê phán sự xuống cấp trong đời sống tinh thần người Việt, mặttrái của cơ chế thị trường, những dục vọng vô độ, lối hưởng lạc, sự huỷ hoại củađồng tiền Giễu nhại nhưng không nhằm mục đích hạ bệ, bác bỏ xã hội mà là sựcông phá mạnh mẽ vào cái xấu xa, lỗi thời, đồng thời khẳng định cái mới, bộc lộniềm khao khát đi tìm những giá trị thật của cuộc sống Nó là vũ khí tạo nên sứcmạnh của tác phẩm hậu hiện đại.

Như vậy, sự thay đổi ngôn ngữ trong tiểu thuyết hậu hiện đại là mộtphương diện tiêu biểu trong thay đổi quan niệm về thi pháp văn học hậu hiện đại

Nó đánh dấu, ghi nhận khát vọng, tài năng, sức sáng tạo của các tác giả hậu hiệnđại đồng thời thể hiện một cách chân thực hiện thực và đời sống tâm hồn conngười Việt Nam trong thời đại mới

1.2 Đặng Thân và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]

1.2.1 Tác giả Đặng Thân

Đặng Thân là nhà thơ song ngữ, nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam về tiểuthuyết hư cấu, truyện ngắn và tiểu luận Giới phê bình Việt Nam đánh giá ông làđiển hình của văn học hậu đổi mới với những tác phẩm đã tạo ra bước ngoặt quantrọng bậc nhất về lối viết trong văn học Việt Nam Báo chíMỹ thì nhận định:

“Trong những dòng văn chương ông theo đuổi, Đặng Thân được ca ngợi nhờ có giọng văn rất độc đáo và phong cách nổi loạn” Đặng Thân hiện (2009) là Giám

đốc đào tạo của Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển giáo dục IVN, kiêm Chủ nhiệm

bộ môn Dự trắc học của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Kinh Dịch

Đặng Thân viết nhiều tác phẩm độc đáo bằng tiếng Việt trong nhiều thểloại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết và tiểu luận, đồng thời có nhiều sáng tác bằngtiếng Anh đã được xuất bản tại Hoa Kỳ trong các tuyển thơ The Colors of

Life, Eternal Portraits và The International Who's Who in Poetry, v.v Một số tác

Trang 31

phẩm của ông được in trên các tạp chí văn học như Wordbridge, The Writers

Post, Beehive hay trong tuyển tập Blank Verse.

Đặng Thân là kiểu nghệ sĩ nổi loạn, viết nhiều nhưng sung sức và vạm vỡ,nhất ở các sáng tác mang phong cách hậu hiện đại Ở thời điểm hiện nay, ĐặngThân là chất liệu phong phú bậc nhất cho những người quan tâm nghiên cứu vănxuôi hậu đổi mới ở nước ta Người nghiên cứu có thể tìm thấy trong sáng tác củaĐặng Thân nhiều vấn đề có ý nghĩa lịch sử và lí thuyết liên quan tới việc vẽ bản

đồ văn học, nguồn gốc của một hiện tượng văn học, cách viết và cách đọc một tácphẩm văn học

Đặc trưng trong các sáng tác của Đặng Thân là lối viết “phi thực”, thể hiện

“không gian n chiều” và được ví với “cách nhìn của đại bàng” Thành công vớinhững tác phẩm đầu tay khẳng định tên tuổi Đặng Thân trên văn đàn, có thể thấy

điều này qua một số tác phẩm như tập truyện ngắn Ma net (2008) với 12 truyện

ngắn.Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] ngay lập tức làm

chao đảo văn đàn, với “cái mới và cái lạ nổi rõ, cái hay khi ẩn khi hiện” Nó làm

“thay đổi cả thế giới tư duy lẫn nhận thức”, “nó khơi mở định nghĩa, xác lập cáibản chất của đời sống, bản chất của xã hội chúng ta đang sống” Có nhà phê bình

khẳng định, với 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] sẽ chỉ có những ý kiến “cực khen

hoặc cực chê” và cho rằng : “tiểu thuyết của Đặng Thân đáng có một số phận nhưvậy” Đặng Thân được coi là “đã tạo ra một thế giới nghệ thuật đi xa hơn những

gì nhiều nhà văn hàng đầu khác đã làm”

Tháng 1 năm 2013, Đặng Thân xuất bản tập tiểu luận - chân dung

Dị-nghị-luận Đồng-chân-dung, đã được coi là “một sự kiện lớn, rất lớn trong đời sống

học thuật của dân tộc Việt đầu thế kỷ XXI”, bởi “cuốn sách có nhiều cái lạ trongnội dung và cách viết” Có người thì gọi cách vẽ chân dung của ông là “bầu trờitrong giọt nước”, người thì gọi là “vẽ rồng trong mây”, ngoài “mỹ học của cáithanh” còn có “mỹ học của cái tục” và “giễu nhại cả trong phê bình”, đặc biệt là

Trang 32

đem đến “cách đọc văn chương panorama” mở ra những chiều kích sâu rộng và

đa tầng cho mọi đối tượng văn học, dù là tác giả hay tác phẩm

Đặng Thân được cho là đại diện cho một chủ thể diễn ngôn hoàn toàn mới,vượt ra khỏi các chủ thể diễn ngôn “chiến thắng” và “chấn thương” từng có tạiViệt Nam, mà có người gọi là “trào tiếu trang nghiêm” Điều đó đồng nghĩa vớiviệc Đặng Thân đã tạo ra chủ thể lời nói mới, thể loại diễn ngôn mới và từ vựngmới Mảng từ vựng ông dùng đều mang nghĩa rộng, nghĩa mở (connotation),khác với lối dùng từ độc điệu, đơn nhất (denotation) thường được sử dụng

Với những đóng góp của Đặng Thân, giới phê bình đã đưa ra thuật ngữ

“Tiểu - thuyết - Đặng - Thân” nhằm khẳng định vai trò của ông trên văn đàn vàphong cách mới trong tiểu thuyết Giải thưởng của Hội liên hiệp Văn học nghệthuật Hà Nội là phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực của Đặng Thân

Nhận định “Đặng Thân là điển hình của văn chương hậu đổi mới” cùng bài

giới thiệu trên báo Văn nghệ số 53 (31/12/2011) mang tiêu đề Cuộc chạy tiếp sức

lịch sử (Đặng Thân nhìn từ Nguyễn Huy Thiệp) với câu nói:“Nói từ Nguyễn Huy

Thiệp đến Đặng Thân là nói từ (chủ nghĩa) hiện đại đến hậu hiện đại” của nhà lýluận - phê bình Đỗ Lai Thúy đã khẳng định tên tuổi của tác giả trong nền văn họcViệt Nam đương đại Rồi đây, văn chương sẽ có nhiều khởi sắc với những đónggóp của những cây bút như Đặng Thân và “ngoài” Đặng Thân cho văn đàn

Trong sáng tác văn học, Đặng Thân “ủng hộ mọi sự bứt phá, dù là đi trên

con đường chưa ai từng bước hay là trên những lối mòn đã có người đi mà vẫn

vô cùng lạ lẫm ” Ông “không đặt ra vấn đề gì với mình” mà “cứ kệ ý tứ nó có thì nó sinh ra” “Như một sáng thế cụ, văn chương không nên và không cần copy thô bạo tôn giáo và triết học Nó có “con mắt thứ ba” của riêng mình Độc đáo giữa vũ trụ” [47, 95].

Một số sáng tác tiêu biểu của Đặng Thân: Về truyện ngắn: Ma Net (gồm 12 truyện ngắn), Mẩu thịt thừa, Bài học tiếng Việt mới Về tiểu thuyết: 3.3.3.9

Trang 33

[những mảnh hồn trần], Những kênh bão người / Channels of the Homo Storms, Factum [a] Cave Về tiểu luận và chân dung: Dị-nghị-luận Đồng-chân-dung Về

thơ: [phô] phố, TỪ ĐIỂN THI X/X LOẠI [chúng sinh], Thơ phụ âm

(Alliteration), hài ku[l], TAO'S POETRY - or the Poetic Pursuit of the self

Truest-1.2.2 Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]

Tháng 11 năm 2011, tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] do Nhà

xuất bản Hội nhà văn ấn hành được xuất bản trong nước, đưa đến nhiều giá trị,tranh luận, xu hướng và cảm quan mới mẻ trong văn học nước nhà Nhà nghiên

cứu Đỗ Lai Thúy nhận xét: 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân là

điển hình của văn học hậu đổi mới, một "cuộc cách mạng từ dưới lên", cuộc cáchmạng của mỗi người và vì mỗi người Nó diễn ra âm thầm nhưng đầy ý thức tựgiác Tác phẩm này giống như một phản-tiểu thuyết, theo cái nghĩa nó khác hẳnvới các hình thức tiểu thuyết trước đó, ít nhất là ở Việt Nam; nó có cả viết vềphiêu lưu, cả phiêu lưu của viết, nhưng trên hết là viết về viết, phản tư về viết Có

thể nói, qua 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], Đặng Thân đã thể hiện rõ nét một

cuộc cách tân hoàn toàn về nghệ thuật viết và đọc tiểu thuyết Việt Nam, biến nótrở thành “cú sốc văn hóa” trong đời sống văn học hậu hiện đại Việt Nam

3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] thực sự là một bước đi tiếp trong sáng tạo,

một sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Đặng Thân, đặc biệt, trong bối cảnh cuộc sốngđang diễn ra với nhiều mặt, đa chiều, phức tạp, nhiều tầng nấc đan xen, chằngchịt, với tốc độ chóng mặt, mà nhiều nhà văn đã chững lại, thậm chí rất khó khăn

để tiếp tục sáng tạo, v.v Đặng Thân giãi bày ở cuối bản thảo: “Tôi đã ngồi viếtcâu chuyện này liên tục hàng ngày, đêm nào cũng thức đến khoảng 4-5-6 giờsáng, có hôm thông đến 9-10-11 giờ luôn, trong hơn 7 tháng, kể cả ngày khởi đầucho đến lúc hoàn thành thì thời gian là hơn 30 tháng” thực sự khiến ta cảm kích

và thêm trân trọng tâm huyết lao động, sáng tạo của nhà văn

Trang 34

Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] đưa đến cách biểu đạt mới (lối

viết mới), lối viết đa tuyến tính, xuyên suốt cùng một lúc 5 “kênh” nhân vật: Ông Bà/A Bồng, 2- Schditt von deBalle-Kant, 3- Tác giả, 4- Mộng Hường (nhânvật nữ), 5- Lời bàn [phím…] của các Netizen, đưa lại cho người đọc những thôngtin phong phú đến ngồn ngộn, buộc người tiếp cận phải thay đổi cách đọc, vàluôn phải giữ được sự liền mạch của từng mối dây, từng kênh phát ra, từ đó, hiểuđược từng “câu chuyện nhỏ”, trong một “câu chuyện lớn”:

1-1- Ông Bà/A Bồng: tiếng nói của thế giới có tính siêu nhiên, đóng vai trò

“contrebass” trong “dàn nhạc”

2- Schditt: một trí thức, doanh nhân người Đức, có một tiểu sử, phả hệ khá

ly kỳ Schditt và người mẹ rất yêu đất nước, con người Việt Nam, có những đónggóp cụ thể, thiết thực cho Việt Nam và được ghi nhận (đặc biệt người mẹ có đónggóp về Việt ngữ) Schditt yêu và luôn trăn trở, suy nghĩ về quá khứ - hiện tại -tương lai, về nơi mà mình gắn bó, , là nhân vật chính của câu chuyện

3- Mộng Hường: nhân vật nữ, cô gái quê, từ chỗ còn vụng về, trần tục,

“thô ráp”, , dần dần trưởng thành, chịu học tập, tuy không đẹp, nhưng có nhữngnét duyên trời cho, hấp dẫn, những nét lôi cuốn của thôn nữ Việt Cô đã thực sựbước vào những “cuộc chơi” đầy thử thách, vượt qua những nghiệt ngã của cuộcsống thời hội nhập, và một cái kết tốt đẹp đã đến với cuộc đời cô

4- Bàn phím: một dạng nhân vật ảo (mạng), góp phần làm “mềm” và sinhđộng cho câu chuyện, với vô số giọng điệu của thế giới mạng

5- Tác giả: vừa là nhân vật (theo nghĩa đen, ngôi thứ nhất, nhà văn ĐặngThân), nhưng vừa có “trách nhiệm” kết nối tất cả các kênh “phát sóng” vào mộtgiường mối

3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] gồm 60 chương, độ dày 658 trang, đã mang

đến một bức tranh liên hoàn, đan xen nhiều màu sắc Một câu chuyện lớn (từ lịch

sử - văn hóa - truyền thống - hiện đại - nhân loại,…) chứa đựng nhiều câu chuyện

Trang 35

nhỏ (gia phả, đạo, âm nhạc, kinh doanh, văn học, dịch thuật, phong tục, nhân vật,

du lịch, cửa Phật, ngôn ngữ, thời sự trong nước và thế giới, ) Có thể nói, công

phu thể hiện 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] là đáng trân trọng, cần ghi nhận

Cuốn tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] với một “kiểu cấu trúc lạ,

… đa sự - thế sự rất ấn tượng,… hấp dẫn, có tính đời sống,…” đậm dấu ấn hậuhiện đại được thể hiện qua hai bình diện: tâm thức hậu hiện đại và thi pháp hậuhiện đại Đó là sự kết hợp hài hòa các yếu tố hậu hiện đại, không hề có sự hơnthua mà chỉ có sự hòa quyện, bện chặt: kết cấu mê lộ (kết cấu truyện lồng truyện,kết cấu đa thanh, kết cấu phân mảnh) được kết hợp với giọng điệu ngôn ngữ nhịphân (giọng giễu nhại, ngôn ngữ mạng, nghệ thuật kết hợp nhiều giọng điệu ngônngữ) tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và là một “mẫu mực” của

văn học hậu hiện đại đối với các nhà lý luận phê bình Tất cả tạo nên một 3.3.3.9

[những mảnh hồn trần] độc đáo và không lặp lại, tạo hứng thú cho người đọc

ngay từ những trang đầu, và đáng chú ý là tên tác phẩm, những con số đòi hỏingười đọc đào sâu để lý giải, nhưng khi tất cả ngã ngũ thì thật bất ngờ Đó cũngchính là một thành công của tác giả

Đặc biệt, trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], dấu ấn hậu hiện đại còn

được thể hiện giữa tính nhục thể và giải nhân cách hóa nhân vật với tâm thức đốithoại và đả phá đại tự sự Cách tân trong nghệ thuật, với lối đối thoại luân phiêntạo nên mạch liền trong tác phẩm Những vấn đề được đề cập đến không hề bị bóhẹp, mà được mở rộng biên độ theo câu chuyện đối thoại của nhân vật, bao gồmnhiều lĩnh vực: âm nhạc, triết học, văn học, lịch sử, v.v

Đã có người nhận xét rằng 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] là một cuốn tiểu

thuyết mạng Điều này dễ thấy qua những trang email để mở của chính tác giả(dangthan@live) và của nhân vật (monghuong@live, ), những lời bình sau mỗichương, đối thoại của tác giả với các comment, v.v Một điều nữa, do chính tác

giả tiết lộ rằng cuốn 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] được đăng trên blog cá nhân

Trang 36

và hoàn thiện qua những đóng góp trên blog, vì vậy, tác giả cho in thành sáchnhững gì đã có trên blog (ý kiến đóng góp, những lời bình, chat,…) Một sự đổimới về thể loại tiểu thuyết qua “trung gian” là mạng internet Nét đặc biệt đậm

dấu ấn hậu hiện đại trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] là sự công bằng khi

tham gia trên mặt văn bản giữa nhân vật và tác giả Tác giả cũng là một nhân vật,không có đặc quyền sinh, quyền sát, khác hẳn với văn học truyền thống

Mọi sự phát triển, cách tân đều xuất phát trên sự kế thừa, văn chương hậu

hiện đại cũng không phải là một ngoại lệ: “Hậu hiện đại không phải là cáo

chung của Hiện đại (…) mà là một quan hệ khác với Hiện đại” (J.F.Lyotard).

Chính “quan hệ khác” ấy đã tạo nên diện mạo mới cho văn học hậu hiện đại hômnay Và việc đưa yếu tố hậu hiện đại vào trong các tác phẩm là một điều hết sức

dễ hiểu 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] là một trong những tác phẩm được thai

nghén vào lúc yếu tố hậu hiện đại đang chế ngự Những tư tưởng, triết lý… manghơi thở của thời đại, đó như một đóng góp trong hành trình đi đến giá trị: Chân -Thiện - Mỹ của loài người

Rồi đây, không chỉ dừng lại ở một 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] mà sẽ

còn có nhiều, nhiều hơn nữa trong dòng chảy chung của nền văn học đương đạiViệt Nam

1.3 Tiểu kết chương 1

Tiểu thuyết với những đặc trưng thể loại riêng biệt và giá trị chuyển tải đặcbiệt của nó đã khẳng định vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà Trongbối cảnh chuyển mình và giao thoa văn hóa rộng lớn hiện nay, việc tiểu thuyếtkhẳng định vững chắc vị trí của mình trong nền văn học và phát triển, biến đổiuyển chuyển, không ngừng trên đặc trưng vốn có của thể loại, đặc biệt có sự xuấthiện của xu hướng sáng tác mang yếu tố hậu hiện đại là điều tất yếu Nó thực sựtạo nên sự khởi sắc, đổi mới, đa dạng cách viết, cách đọc và cách tiếp nhận tiểuthuyết hiện nay

Trang 37

Đặng Thân với tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] có thể coi là

điển hình của nền văn học nước nhà hậu đổi mới, mang yếu tố hậu hiện đại ĐặngThân thực sự đã tạo ra một tác phẩm đa thanh phức điệu, xây dựng được mộtkhung truyện kể giản đơn để tạo ra ở bên trên một cấu trúc ngữ nghĩa vô cùngphong phú, phức tạp

Với ý nghĩa ấy thì tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] là một sự

kiện văn học cực kỳ quan trọng trong đời sống văn học của chúng ta Ngôn ngữ

trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] có thể coi là biểu hiện tập trung cho cá tính

ngôn ngữ tiểu thuyết Đặng Thân

Ở các chương tiếp theo, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ

tiểu thuyết Đặng Thân trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] ở các

phương diện: từ ngữ, câu văn và hình thức diễn đạt

Trang 38

Chương 2

TỪ NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT 3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN]

2.1 Từ ngữ trong tiểu thuyết

2.1.1 Từ ngữ và các hướng nghiên cứu từ ngữ

2.1.1.1 Định nghĩa và đặc điểm của từ

Từ là đơn vị cơ bản, đơn vị cốt lõi để tạo nên những đơn vị lớn hơn nhưcụm từ, câu, văn bản Từ là đơn vị hết sức quan trọng, được ví như viên gạch đểxây dựng tòa lâu đài ngôn ngữ nhằm phục vụ cho nhu cầu giao tiếp và trao đổithông tin của con người Xung quanh khái niệm về từ có rất nhiều ý kiến, có thể

kể đến một số định nghĩa về từ:

- Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể

nhỏ nhất có ý nghĩa, dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết rời” [21, 72].

- Định nghĩa của Nguyễn Kim Thản: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ,

có thể tách các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng và pháp ngữ) và chức năng ngữ pháp” [46, 64].

- Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên: “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm

một hoặc một số âm tiết, có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và được vận dụng tự do để tạo nên câu” [36, 18].

- Định nghĩa về từ của tác giả Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một

hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [14, 16]

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy, các nhà Việt ngữ đều có sự thống nhấtchung trong cách hiểu về từ ở các mặt âm thanh, ý nghĩa, cấu tạo và khả năng

Trang 39

hoạt động Từ định nghĩa của tác giả Đỗ Hữu Châu, có thể khái quát các đặcđiểm của từ như sau:

a Từ có hình thức ngữ âm và ý nghĩa nhỏ nhất

b Từ được cấu tạo theo một phương thức ngữ pháp nhất định

c Từ là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo câu

Từ là đơn vị nhỏ nhất, có khả năng kết hợp với nhiều từ khác để tạo nên câu.Hình vị cũng giống từ ở chỗ là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất nhưng hình vị không cókhả năng hoạt động tự do để tạo thành câu mà luôn bị ràng buộc trong từ

2.1.1.2 Các hướng nghiên cứu từ ngữ

Từ là đơn vị có sẵn của ngôn ngữ, chứa đựng rất nhiều thông tin về tổchức, về lịch sử, về hoạt động của ngôn ngữ Có nhiều hướng nghiên cứu từ ngữ,nhưng có thể chia theo hai hướng: hướng nghiên cứu từ trong ngôn ngữ và hướngnghiên cứu từ trong sử dụng Ở mỗi cá nhân, từ được tích lũy dần theo thời gian

và tồn tại trong tiềm năng ngôn ngữ, trở thành vốn từ riêng của từng người Chỉkhi tham gia vào hoạt động giao tiếp, từ mới thật sự có cuộc sống của riêng mình,mới bộc lộ hết các thuộc tính, đặc điểm và vẻ đẹp của mình Mặt khác, từ thực tế

sử dụng, từ đã có những sự biến đổi và chuyển hóa đa dạng, đem lại những ýnghĩa mới, ngoài nghĩa gốc ban đầu của nó

Với tư cách là một đơn vị của ngôn ngữ, khi nằm trong từ điển, từ ở dạngtách rời và có tính trừu tượng Nhưng khi tham gia vào hoạt động hành chức, đặcbiệt là khi được sử dụng để thể hiện hình tượng nghệ thuật, từ lại rất linh hoạt vàmang đậm dấu ấn của nhà văn Trong quá trình sáng tạo, nhà văn đã cung cấp

thêm cho từ những giá trị mới, ngoài giá trị vốn có của nó Những y, thị, hắn,

thằng,… trong truyện ngắn của Nam Cao không còn là những đại từ nhân xưng

nữa mà còn trực tiếp thể hiện thái độ của tác giả trước nhân cách và phẩm giá củacon người Hay trong những trang văn của Nguyễn Tuân, vốn từ tiếng Việt đã trởnên phong phú, sinh động hơn rất nhiều lần nhờ sự kết hợp hết sức mới lạ, độc

Trang 40

đáo của tác giả Ngoài việc tích lũy cho mình một kho từ thật “rủng rỉnh”, cácnhà văn còn luôn có ý thức làm giàu và đẹp thêm vốn ngôn ngữ dân tộc bằngnhững cách kết hợp, sáng tạo mới mẻ của mình.

Ở nhiều tác giả, việc sử dụng ngôn ngữ thực sự là một cuộc trình diễn của

cá tính sáng tạo, thể hiện rõ phong cách của nhà văn, trong đó, phải kể đến vai trò

quan trọng của các lớp từ Lớp từ là “tập hợp các từ của ngôn ngữ được phân

chia theo những tiêu chí, đặc điểm nhất định” Trong thực tiễn, nhà văn bao giờ

cũng hướng đến việc xác lập phong cách ngôn ngữ của riêng mình, trong đó, việclựa chọn, sử dụng các lớp từ như là một biểu hiện nổi trội mang đậm dấu ấnphong cách nhà văn nhằm biểu đạt thế giới nghệ thuật

2.1.2 Từ ngữ trong tiểu thuyết

Văn học là nghệ thuật ngôn từ Muốn hiểu được một cách sâu sắc, cặn kẽbản chất thẩm mĩ của ngôn từ trong tác phẩm văn học cũng như phong cách ngôn

ngữ của nhà văn, nhất thiết phải gắn nó với thể loại, bởi “mỗi thể loại đòi hỏi

một thứ ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ của thể loại ấy” [5] Có thể áp dụng quan

niệm này để xem xét mọi cấp độ ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, trước hết là ởcấp độ từ ngữ

Do những quy định của thể loại, từ ngữ trong tiểu thuyết có những đặctrưng riêng, và những đặc trưng này dễ thấy nhất khi ta đối sánh từ ngữ trongtruyện với từ ngữ trong thơ

Từ ngữ trong thơ - xét từ góc độ ngôn ngữ học thuần túy - là những từ ngữcủa đời sống, được lấy ra từ cái vốn từ ngữ toàn dân Những từ ngữ ấy đã cónghĩa xác định, giúp chúng luân chuyển, tồn tại trong các ngữ cảnh khác nhau vớinhững người sử dụng khác nhau Nhà thơ không sản sinh ra từ mới trước đó chưa

hề có, mà chỉ sử dụng chúng bằng năng lực sáng tạo của mình Có những trườnghợp, nhà thơ không hề dùng một từ nào lạ mà câu thơ, bài thơ vẫn bị xem là “hũnút”, khó hiểu Cái khó hiểu không phải nằm ở nghĩa tự vị độc lập của mỗi từ, mà

Ngày đăng: 19/07/2015, 18:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w