1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc sắc ngôn ngữ trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái

28 669 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 69,12 KB

Nội dung

Báo cáo phân tích và làm rõ những đặc sắc về mặt ngôn ngữ của tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái. Qua đó, giúp người đọc thấy được phong cách nghệ thuật của nhà văn Hồ Anh Thái cũng như một trong những đổi mới, đặc sắc của ngôn ngữ nghệ thuật văn chương hiện đại Việt Nam.

Trang 1

Sinh viên: Đào Thị Yến

Lớp: Văn D – K60

ĐỀ TÀI:

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT

“SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT” CỦA HỒ ANH THÁI.

giễu nhại, … Do tiểu thuyết “SBC là săn bắt chuột” mới ra đời chưa lâu, xuất bản

lần đầu tiên năm 2012 nên trong nhiều đề tài trước đó, các nhà nghiên cứu chưa đềcập tới, hoặc có, nhưng ít và chỉ đặt nó trong hệ thống các tác phẩm của Hồ Anh Thái

sử dụng làm dẫn chứng

Đề tài của chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm này,

một cách độc lập Có thể nói, đây là những khía cạnh đặc sắc nhất của “SBC là săn

bắt chuột” Nó thể hiện sự hiện đại, sáng tạo của Hồ Anh Thái và cho ta cái nhìn

thống nhất hơn, toàn diện hơn về phong cách nghệ thuật của ông

III Mục đích nghiên cứu.

Trang 2

Qua đề tài này, tôi muốn làm rõ đặc trưng ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết

“SBC là săn bắt chuột” của Hồ Anh Thái, đồng thời, khẳng định sự thống nhất trong

phong cách nghệ thuật của nhà văn như chính ông từng chia sẻ: “người có phong cách

chính là không khư khư bám lấy một phong cách cố định, bất biến Có phong cách tức

là là phải đa giọng điệu, dù anh có đổi giọng điệu đến thế nào thì vẫn là trên cái nền tảng văn hóa của anh, trên tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh mà thôi”.

Trong “SBC là săn bắt chuột”, Hồ Anh Thái đã thể hiện được vốn ngôn ngữ phong

phú và hiện đại cuả bản thân, kết hợp với giọng điệu mới mẻ, đầy hài hước, giễu nhại.Người đọc, đi qua “hai chiếc cầu” ấy, bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, vàthấm thía những bài học nhân sinh sâu sắc

Chương 2: Hồ Anh Thái và tiểu thuyết “SBC là săn bắt chuột”.

I Về tác giả Hồ Anh Thái.

M Gorky từng chia sẻ rằng "Các bạn hãy học viết ở tất cả các nhà văn có phong

cách điêu luyện, nhưng các bạn hãy tìm lấy nốt nhạc và lời ca của chính mình" Văn

chương cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác, trong lãnh địa của nó không có chỗ

dành cho sự “lặp lại”, sự mờ nhạt Muốn tồn tại, muốn thoát khỏi quy luật của sự

“băng hoại”, các cây bút phải tạo được phong cách riêng, tiếng nói riêng.

Thấu hiểu quy luật muôn đời ấy, ngay từ khi bước vào văn đàn, Hồ Anh Thái đã có

ý thức xây dựng nên phong cách riêng, và gặt hái được không ít thành công Sinh năm

1960 tại Hà Nội, sau khi tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế, ông làm việc ở Bộ ngoạigiao Do điều kiện công việc, ông được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người với nhữngmàu da khác nhau trên thế giới Chính điều này, đã góp phần cung cấp cho ông vốnvăn hóa và vốn hiểu biết giàu có và đa dạng Tuy không phải một người được đào tạochuyên nghiệp về văn chương, nhưng Hồ Anh Thái lại bén duyên với nghệ thuật từkhá sớm (năm 27 tuổi đã có tác phẩm gây được tiếng vang) Ông cũng là một nhà văn

có tinh thần lao động văn chương nghiêm túc và đầy đam mê Các tác phẩm của ông

vì thế đã tạo được dấu ấn riêng trong nền văn học Việt Nam đương đại Một số sángtác tiêu biểu như:

- Tiểu thuyết:

+ Người và xe chạy dưới ánh trăng

+ Cõi người rung chuông tận thế

Trang 3

+ Mười lẻ một đêm, …

- Các tập truyện ngắn:

+ Tiếng thở dài qua rừng kim tước

+ Tự sự 265 ngày

+ Bốn lối vào nhà cười, …

Mỗi một nhà văn khi đã “trót dính vào duyên bút mực” đều mang theo vào sáng

tác của mình một cách nhìn, một quan niệm nghệ thuật nhất định Hồ Anh Thái cũng

vậy Nhà văn tâm sự: “Với tôi, tiểu thuyết là một giấc mơ dài, nó vừa thuộc về thế giới

này nhưng lại như ở đâu đó xa xôi lắm Tôi thường ví nó là một giấc mơ mà khi tỉnh dậy người ta vừa mừng như thoát được cơn ác mộng, lại vừa tiếc nuối vì phải chia tay với những điều đời thực không thể có” Trong giấc mơ ấy, Hồ Anh Thái không bao

giờ đánh mất mình, nhưng cũng không chịu lặp lại mình Bởi lẽ ông cho rằng: “người

có phong cách chính là không khư khư bám lấy một phong cách cố định, bất biến Có phong cách tức là là phải đa giọng điệu, dù anh có đổi giọng điệu đến thế nào thì vẫn

là trên cái nền tảng văn hóa của anh, trên tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh

mà thôi”.

Mang trong mình những quan niệm đúng đắn và cấp tiến đó về sáng tạo nghệthuật, cùng lòng đam mê và tinh thần trách nhiệm, Hồ Anh Thái đã xây dựng chomình một phong cách riêng độc đáo Đó là tính hiện thực kết hợp huyền ảo, ngôn ngữhiện đại, chất giọng đa thanh, mà nổi lên là giọng điệu hài hước, giễu nhại, châmbiếm Cùng với nhiều nhà văn hiện đại như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,Nguyễn Bình Phương, …, Hồ Anh Thái đã góp phần đưa văn học Việt Nam ngày cànggần hơn với văn chương thế giới

II Về tác phẩm “SBC là săn bắt chuột”

Hồ Anh Thái là một cây bút nổi lên trong nền văn chương đương đại Việt Nam Từnhững năm 1986, khi phong trào Đổi mới diễn ra, Hồ Anh Thái với cảm quan nhạybén cùng sự nỗ lực tìm tòi và cách tân đã cho ra đời nhiều tác phẩm gây được sự chú ý

như: Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987), Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Bốn lối vào nhà cười (2005), … Gần đây nhất, ông có hai tác phẩm là “SBC là săn bắt chuột” (2011) và “Dấu về gió xóa” (2012), trong đó phải nói tiểu thuyết “SBC là săn bắt chuột” được nhiều bạn đọc đón

nhận một cách đầy hứng thú Thoát ra khỏi ánh hào quang của văn học sử thi, Hồ Anh

Trang 4

Thái nắm bắt được một cách tinh nhạy những biến động, rạn vỡ của cuộc sống đươngđại với muôn vàn những cái phức tạp, nhố nhăng, cũng như những cái bi hài, tráikhoáy của nó Các tác phẩm của ông ngoài việc cho chúng ta cái nhìn chân thực về sựsống còn lôi cuốn chúng ta bằng thứ ngôn ngữ hiện đại, suồng sã và chất giọng giễunhại, hài hước khó mà nhầm lẫn với ai được.

“SBC là săn bắt chuột” kể về cuộc chiến đấu giữa Người và Chuột mang màu sắc

huyền hảo được kể bằng một nghệ thuật trần thuật độc đáo Qua đó, Hồ Anh Thái đãchỉ ra bộ mặt của hiện thực xã hội đầy những phức tạp, thói tật, xấu xa Đó là chuyện

về đủ loại người: Giáo sư, ông Cốp, Đại Gia, Luật Sư, Thư Ký, cô Báo, anh Thơ,doanh nhân (như Nàng), … với đủ vấn đề nhức nhối của cuộc sống đương đại như:lấy đất làm sân gôn, đại gia và chân dài, đút lót quan chức, phá biệt thự cổ, buôn matúy, đổi tình lấy điểm, nữ doanh nhân kén chọn rồi lỡ thì, …v…v… Sự xâm phạm của

con người tới thế giới của loài Chuột đã góp phần vạch ra những “bộ mặt thật” bình

thường được giấu dưới lớp vỏ đẹp đẽ, hào nhoáng; chỉ ra cái vô thường của cuộc đời,

và gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm

Chia sẻ cảm xúc của mình khi đọc “SBC là săn bắt chuột”, nhà văn Ma Văn

Kháng bày tỏ: ông đã đọc một mạch tiểu thuyết này “trọn vẹn trong một ngày Gấp

sách lại, thở phào, khoan khoái, thỏa mãn và thích thú.[ ] Người đọc trăn trở với những vấn đề của đời sống hôm nay, trăn trở với hướng đi đổi mới cho văn học chắc

sẽ thú vị với cuốn tiểu thuyết này”.

Như vậy, có thể nói, tác phẩm này đã một lần nữa khẳng định được sức hấp dẫn vàmới lạ về mặt ngôn ngữ và giọng điệu trong phong cách Hồ Anh Thái, khẳng định vịtrí của ông trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

Chương 3:

Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết “SBC là săn bắt chuột”.

I Đôi nét khái quát về ngôn ngữ và giọng điệu trong văn học.

1 Ngôn ngữ văn học.

Macxin Gorky cho rằng: ““Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, không có người nghệ sĩ chân chính nào lại không gắn quá trình lao động nghệ thuật của mình

Trang 5

với quá trình sáng tạo câu chữ ngôn từ trong văn học.” Đúng vậy, khi tiếp xúc với

một tác phẩm văn chương, cái trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta chính là

ngôn từ Chính “ma trận” chữ nghĩa trên trang giấy vẽ ra trước mắt ta những hình

tượng nhân vật sống động, truyền tải những bức thông điệp mà nhà văn gửi gắm Và

một nhà văn thành công, phải là một “phù thủy ngôn từ” Khả năng sử dụng ngôn ngữ

thể hiện tài năng, sự dụng công và khả năng ngụp lặn trong đời sống của tác giả Ngôn

ngữ văn học xuất phát từ ngôn ngữ đời sống, nhà văn là người biết “nhặt lấy chữ” của

“đời rơi vãi” để “góp lên trang” Nhưng ngôn ngữ văn chương không phải thứ ngôn

ngữ “thô” mà là thứ ngôn ngữ đã được chọn lọc, tinh luyện, mang dấu ấn riêng của

người sáng tạo.

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ mang tính

nghệ thuật dùng trong tác phẩm văn học,…là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn, … là hình thái hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mỹ …” Không chỉ là “dấu triện” của phong cách, ngôn

ngữ còn có vai trò to lớn trong việc kiến tạo nên thế giới xúc cảm của người viết cũngnhư người đọc Mỗi từ, mỗi câu như những phép màu thần kì, mở ra một khoảng trời

khác, mênh mông, rợn ngợp “Các tiểu thuyết của tôi thường xuất phát từ những chữ

đầu tiên, nhân vật, cốt truyện, lời văn, ý tưởng, kết cấu … ra đời sau đó, câu đầu tiên

đã viết ra rồi thì các câu khác cứ thế mà xuất hiện: câu đầu tiên là cánh cửa mở dẫn dắt ngòi bút của tôi đi đến tận cùng của tác phẩm, câu đầu tiên là cái lỗ khóa để ông ghé mắt nhìn vào cánh cửa diệu kỳ ” (Aragong)

Nguyễn Tuân từng phát biểu: “Nghề văn là nghề của chữ - chữ chơi với tất cả mọi

nghĩa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu Nó là nghề dùng chữ nghĩa

mà sinh sự để sự sinh” Chính vì thế, mà trong quá trình phát triển của văn học, có

một sự phát triển khác cũng ngấm ngầm diễn ra, đó là quá trình phát triển, làm mớingôn ngữ văn chương Đã một thời, ngôn ngữ ước lệ, công thức, tượng trưng đứng ở

vị trí thống soái của văn học Việt Nam Đã một thời, những lời tuyên truyền, cổ vũ,khẩu hiệu hào hùng vang lên giục giã trong mỗi trang văn Nhưng khi hòa bình lập lại,khi quá trình hiện đại hóa – toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, văn

chương Việt Nam cũng có những cái “vặn mình” đáng kể Trong đó, phải kể đến sự

kiện Đổi mới văn học được phát động từ những năm 1986 Ngôn ngữ của các nhà vănngày càng trở nên gần gũi với đời sống thường nhật, sống động như chính hơi thở của

sự sống đang diễn ra ngoài kia

Trang 6

Hồ Anh Thái nổi lên như một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học ViệtNam đương đại Ngôn ngữ trong tay ông được lựa chọn, tổ chức theo một cách riêng.

Ma Văn Kháng trong bài viết “Cái mà văn chương ta còn thiếu” đã chỉ ra: “Nghệ

thuật thật sự luôn làm nên cái bất ngờ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, nhất là những cái gần đây, thú vị trước hết ở chỗ đó, ở từng con chữ có đời sống là lạ; ở mỗi tình tiết giàu sức khám phá, ở các mối liên tưởng lạ lùng và gần gũi; ở tổng thể câu chuyện, nó mở ra một góc nhìn nhân sinh, nó cho ta thấy tính đa tầng, những thực tại nhìn thấy và không nhìn thấy, những ấn tượng đặc sắc thông qua chủ đề của

nó, ở chính cuộc đời này, hôm nay …” Rõ ràng, các nhà văn hiện đại đều có ý thức

làm mới văn chương, nhưng không hề có sự trùng lặp, bắt chước, giữa những cây bút

có tài năng và phong cách Không ai có thể quên được một Nguyễn Huy Thiệp vớigiọng văn khinh bạc, vô âm sắc; hay một giọng văn chua cay, chát chúa của Phạm ThịHoài, … Hồ Anh Thái cũng có ngôn ngữ và giọng văn riêng Ấy là thứ ngôn ngữ nhại,hiện đại và chẳng kém phần nhộn nhạo như đủ mọi loại người ngoài đời, cùng chấtgiọng giễu nhại, châm biếm đầy hóm hỉnh khó mà nhầm lẫn với ai được

2 Giọng điệu.

Mọi tác phẩm văn chương đều có một nguồn phát khởi, ấy chính là tình cảm củanhà văn Mỗi nhà văn khi đưa vào tác phẩm của mình bất cứ một sự kiện gì của đờisống, đều tất yếu mang theo trong đó một thái độ, tình cảm nhất định Dấu ấn củanhững xúc cảm, thái độ ấy trong đứa con tinh thần của nhà văn được thể hiện rõ nhất

ở giọng điệu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường,

tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm …” Chính vì mang đậm

màu sắc quan điểm cá nhân như vậy, nên giọng điệu gắn bó mật thiết với phong cách

tác giả Như Khrachenco từng khẳng định trong “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự

phát triển của văn học” rằng: “Do chỗ giọng điệu gắn liền với việc dùng hình tượng

để miêu tả đối tượng của sáng tác, cho nên nó có những đặc điểm của cách nhìn nhận riêng của cá nhân đối với cuộc sống Những người sành sỏi về văn học có thể căn cứ vào những đặc điểm về giọng điệu của một đoạn văn tự sự nhất định mà họ chưa hề biết hoặc căn cứ vào mấy dòng của một bài thơ mới lạ để xác định tác giả của những tác phẩm ấy”.

Trang 7

Giọng điệu trong văn chương rất đa dạng, không chỉ có một sắc thái đơn nhất, mà

có khi nó là “đa thanh, phức điệu”, phản ánh thế giới cảm quan phong phú của nhàvăn và thái độ của nhà văn đó trước cuộc sống Trong thực tế sáng tác qua các thời kỳ,

ta thấy có rất nhiều kiểu giọng điệu như: giọng tâm tình cảm thương, giọng châmbiếm, giọng hài hước, giọng triết lý, giọng lạnh lùng, giọng hoài nghi, giễu nhại, …Tuy nhiên, mỗi nhà văn thường có một giọng điệu chủ đạo nhất định, những giọngđiệu khác khi đó như những “bè”, “hợp âm”, hay như những vì sao vây quanh tinh túsáng nhất trên bầu trời “giọng điệu” mà thôi! Lựa chọn được một giọng điệu riêng phùhợp, chính là một trong những yếu tố quyết định giúp tác giả thành công trong sángtạo nghệ thuật

Hồ Anh Thái cũng đã tạo ra được một dấu ấn riêng với giọng điệu của mình Như

tác giả Lê Hồng Lâm đã viết: “Ngay từ khi mới xuất hiện, anh đã phả vào văn học

một giọng điệu tươi mới, trẻ trung hiện đại khi văn chương Việt Nam vẫn chưa đi qua khỏi sự ám ảnh và nỗi buồn của chiến tranh” Trong văn học 1945 – 1975, khi dân tộc

ta đang phải đương đầu với hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ,nhà văn cũng trở thành chiến sĩ, và khi ấy, cả đất nước chung một gương mặt Vănchương cất lên những bài ca hào hùng, bất khuất, thúc giục con người ta tiến lên chiếnđấu với quân thù:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

Tuy nhiên, sau 1975 thì vầng hào quang của văn học Cách Mạng đã dần mờ đi,nhường chỗ cho những bụi bặm đời thường Chẳng còn nhiều những giọng ngợi ca, cổ

vũ nữa, con người lắng lại với giọng triết lý, suy tư; giọng hoài nghi; giọng tỉnh táo,sắc lạnh hay giọng tâm tình sâu lắng, … Một trong những xu hướng mới nổi bật củavăn học thời kì Đổi mới không thể không nhắc đến chính là giọng giễu nhại - mà HồAnh Thái là một đại diện khá tiêu biểu Giọng châm biếm của ông có sắc điệu riêngcủa một người “chán đời” mà vẫn tha thiết với đời, một người thấy rõ những cái lốlăng của xã hội hiện đại, nhưng vẫn nhìn nó với cái nhìn bao dung Ông không loại bỏ

nó, mà nhìn nó bằng cái nhìn chế giễu, hóm hỉnh Vì thế đọc Hồ Anh Thái, ta thấythấp thoáng sau những câu văn hiện đại, hài hước, là bóng dáng chân thực của cuộcsống đương đại Người đọc được cười và đồng thời, cũng được thức tỉnh!

Như chính mình từng tâm niệm: ““Hiện thực và không gian nghệ thuật của mỗi

cuốn sách đòi hỏi một cách xử lí riêng, một giọng điệu riêng Tôi tránh lặp lại người

Trang 8

khác và lặp lại chính mình Tôi cho rằng người có phong cách chính là không khư khư bám lấy một phong cách cố định, bất biến Có phong cách tức là là phải đa giọng điệu, dù anh có đổi giọng điệu đến thế nào thì vẫn là trên cái nền tảng văn hóa của anh, trên tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh mà thôi Cho rằng thay đổi giọng điệu sẽ làm loãng phong cách của chính mình là một cách hiểu đơn giản và làm cho người sáng tạo lười biếng, ngại làm mới mình”, Hồ Anh Thái luôn tìm cách đổi

mới bản thân, mà vẫn không đánh mất mình Trong hành trình hơn 30 tác phẩm củamình, anh đã khẳng định rằng, mình là một nhà văn có phong cách Người đọc bấtngờ, ngỡ ngàng một chút thôi, nhưng cuối cùng vẫn chẳng thể nhầm anh với ai, bởithứ ngôn ngữ tự nhiên, nóng hổi hơi thở đời sống kia; bởi chất giọng châm biếm, giễunhại mà không hề lạnh lùng, khinh bạc của anh

II Ngôn ngữ trong tiểu thuyết “SBC là săn bắt chuột”.

1 Ngôn ngữ hiện đại, mới mẻ, nóng hổi hơi thở của đời sống đương đại.

Ngôn ngữ là sản phẩm của quá trình giao tiếp của con người, nó bao giờ cũng gắn

bó chặt chẽ với hiện thực đời sống Mỗi thời kỳ, mỗi lĩnh vực đều có ngôn ngữ riêng

của nó Nói như GS Trần Đình Sử thì: “ngôn ngữ văn học một thời kỳ luôn gắn với

đặc trưng tư duy hình tượng của thời ấy” Cũng như “mỗi chữ đều soi bóng hoàn cảnh và tình hình XH lúc chữ ấy ra đời … Người viết văn ko thể ngồi bóp óc nghĩ ra cách trau dồi câu chữ mà phải đi vào thực tế đời sống mới bồi bổ được chữ nghĩa cho ngòi bút” (Tô Hoài – “Công việc viết văn”).

Nếu như trong văn học trung đại, ngôn ngữ mang đậm tính ước lệ tượng trưng thìvăn học hiện đại mang tới một hệ thống ngôn ngữ mới lạ, phong phú và sống động

như chính cuộc sống phức tạp dang diễn ra ngoài kia Nhà văn là người “mở hồn ra

đón lấy những vang động của đời” để “viết lên trang”.

a Ngôn ngữ suồng sã, thô nhám, tính thị dân hiện đại.

Trong “SBC là săn bắt chuột”, Hồ Anh Thái đã thể hiện một vốn từ ngữ vô cùng

phong phú và hiện đại Rõ ràng, ngôn ngữ ở đây hoàn toàn theo kịp những biến đổikhông ngừng của hệ thống ngôn ngữ của người Việt Nó xù xì, thô nhám, nó lai căng,chắp vá, thậm chí thô tục và mang đậm tính cá tính người nói

Trong tiểu thuyết này, sự kiện nhân vật Đại Gia phất lên, có tiền đầu tư vào bấtđộng sản, trong đó có việc thu mua bãi rác của bệnh viện để xây khu nghỉ mát, đã dẫntới việc đang dồn băng Chuột Trùm vào con đường phải đi tìm một địa bàn sinh sốngkhác Để tạo móng cho công trình của mình, Đại Gia đã phải phá rừng, phá núi, lấy

Trang 9

đất để san lấp, tân trang khu bãi rác Hành động phá hoại thiên nhiên ấy, dưới góc nhìnphê phán và không kém phần hóm hỉnh của Hồ Anh Thái, chẳng khác gì việc người ta

đang “phẫu thuật thẩm mĩ” cho một người muốn thay đổi “bộ mặt” trời cho của mình.

“Cái mặt thiên nhiên không được giữ nguyên lành mà phải mỹ viện, cắt mắt bơm môi, nâng mũi kẹp hàm”.

Những thuật ngữ như “mỹ viện”, “cắt mắt”, “bơm môi”, “nâng mũi”, “kẹp hàm”

là sản phẩm của xã hội hiện đại, khi mà công nghệ ngày càng xâm nhập sâu vào từng

góc của đời sống Hiện tượng “chỉnh sửa” nhan sắc tự nhiên đã trở thành cái gì vô cùng quen thuộc, đặc biệt với những người không may có nhan sắc “xấu xí” hay với

những người cho rằng, sự hoàn hảo chỉ có khi có sự can thiệp từ bên ngoài!

Xã hội hiện đại, đời sống vật chất của con người tăng lên, nhưng cùng với nó là sựlên ngôi của vật chất, của đồng tiền Nó làm suy đồi đạo đức con người Nó khiếnngười ta thành những người có thể vì tiền mà bán rẻ lòng tự trọng, bỏ qua tình cảm

Hồ Anh Thái đã chỉ thẳng mặt những “anh chàng đào mỏ muốn được cha thì phải yêu

con gái xấu” Cô gái chỉ là phương tiện để những anh chàng này thực hiện mục đích

của mình

“Gã đã quyết Trong đám con gái theo gã như một tiểu đoàn, gã chọn Chọn ra như chọn cá Con cá tươi nhất là con một ông tướng Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy Tức là thầy mới là mục đích, còn yêu là biện pháp để đạt mục đích Yêu cha mà lấy con Con là phương tiện.”

Đó là những “trăn trở” của anh chàng đẹp mã - anh trai của ông Cốp, nhằm tìm

cho mình một người “nâng khăn sửa ví” suốt cả cuộc đời Hóa ra, với người đàn ông

này, phẩm chất cần của một người vợ không phải cô ấy có nết na không? Biết chăm logia đình không? Anh ta chỉ cần biết, cha cô ta làm chức gì? Có chức quyền to không? Ngoài ra, là người hiện đại, ta sẽ thấy thú vị khi bắt gặp những từ ngữ của đời sống

thường nhật được đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên Như “tí tỉn”, “luộc lại”, bôi

trơn, vượt rào, bồ non, bồ nhí … Hồ Anh Thái đã đưa chúng vào đúng những tình

huống đắt giá, để nó phát huy hết khả năng của mình

Như khi miêu tả chiến lược của Đại gia trong việc tạo dựng và giữ gìn mối quan hệ

với những ông to như ông Vip, ông Cốp: “Bánh ngon mỗi người bẻ một miếng Đại

Gia phải biếu con gái ông Cốp một căn chung cư, coi như biếu ông Mấy ông Vip mỗi

oong một căn Làm đối ngoại bôi trơn khắp lượt”.

Trang 10

Hay từ “vượt rào” trong đời sống hiện nay, mang nhiều ý nghĩa rất ý nhị Nó thể

hiện sứ phá luật, dám làm những điều trái lẽ thường Đặc biệt, nó thường sử dụng khiđôi trai gái yêu nhau, đi quá giới hạn của những người chưa kết hôn Trong SBC làsăn bắt chuột, tác giả đã qua lời của ông sếp cũ của Thư Kí đúc kết một quy luật rằng:

“Làm người mà không biết vượt rào thì chỉ có húp nước rửa bát mà sống Thời buổi

này” Vượt rào đã vươn sang lĩnh vực khác, khi con người dám bước qua mọi ranh

giới Có người cha nào lại chọn con rể theo tiêu chí “vượt rào”? Thế mà người cha ở

SBC là săn bắt chuột lại đánh trượt Thư Ký chỉ vì anh ta đã đàng hoàng bấm chuông

vào nhà nói chuyện đàng hoàng cùng gia đình bạn gái, thay vì trèo tường vào phòngngủ của con gái ông? Chi tiết ấy khiến người đọc bật cười, và cũng lắc đầu chán nản,

vì sự sa sút về cách đánh giá con người của thời hiện đại

Trong văn học trước Đổi mới, người ta có xu hướng thánh hóa mọi thứ, tránh cách

nói thô tục, gọi tên trực tiếp mà hay nói ước lệ, hay bóng gió Ví như, trong Truyện

Kiều, chuyện trai gái được tác giả dùng cụm từ “trận gió táp mưa sa” hay Chinh phụ ngâm lại dùng hình ảnh “hoa – nguyệt”:

“Hoa dãi nguyệt nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau”

Tiểu thuyết đương đại nói chung, trong đó có tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã hòa vào

xu hướng giải thiêng, giải huyền thoại của văn học hiện đại Nó chẳng ngần ngại gọitên những bộ phận kín đáo trên cơ thể con người, cùng không mỹ lệ hóa cách ăn nói,

cư xử của con người mà phản ánh nó như chính nó trong hiện thực

Giáo sư là người mà nhắc tới chúng ta sẽ liên tưởng tới người đạo mạo, đáng kính,

có học vấn uyên thâm Nhưng ở “SBC là săn bắt chuột”, Hồ Anh Thái đã vẽ ra một vị

Giáo sư đi lên bằng sự may mắn, và khôn lỏi, đặc biệt cái găm lại trong tâm trí ta là

một vị giáo sư cuồng dâm, phong tình “Chim to không lo chết đói” – ông ta tự hào

với cái “của quý” trời cho của mình và khai thác nó triệt để từ khi chưa vợ, cho tới

khi con cái đã lớn hết, vẫn không bỏ thói Ông cũng chẳng ngần ngại khoe với gã lái

xe trải nghiệm của mình trong vườn chuối: “vùng này đàn bà ngon thế mà gái góa bỏ

không cũng phí” Trơ trẽn, suy đồi đến thế là cùng! Chính bởi những kẻ như thế này,

Trang 11

mà nền giáo dục nước nhà mới có những vụ “đổi tình lấy điểm” xôn xao dư luận suốt

một thời gian dài

Trong tiểu thuyết này, nhà thơ cũng không ngại thuật lại lời chửi nhau, hằn học củamột con người đại diện cho công lý, đó là Luật Sư Anh ta nói thẳng vào mặt đồngnghiệp như tát:

“…Nếu chị là bạn tôi thì chị phải nhét cứt vào mồm nó chứ!”

Hay lời vàng ngọc phát ra từ một nhà thơ, cứ tưởng lãng mạn thế nào, nhưng cũngchỉ tầm thường như ai:

“Ông ngủ với thằng ấy hay sao mà khen cứt nó thơm, tôi sẽ vạch mặt ông ra cho

thiên hạ cùng biết!”

Các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người không còn bị né tránh nữa, mà nhà vănnói ra trực tiếp Ngôn ngữ khi đi vào văn học không bị tô hồng lên, giấu kín đi, màhiện ra như chính nó trong đời sống thường nhật

Lời miêu tả của ông trường đoàn văn công với ông Cốp về anh trai ông:

“Thằng anh mày chỉ gái Lúc nào cũng nhắng lên như con chó dái”.

Cảnh tổng kết chiến dịch phòng chống tệ nạn ma túy giữa Đại Gia và á hậu kimtiêm:

“Nhờ em cả đấy Ông đặt tay lên bộ ngực trần của á hậu kim tiêm Mọi sự là nhờ anh Á hậu dịch tay xuống dưới cái mông trần của ông Họ tổng kết chiến dịch trên

những khu vực bỏ ngỏ, trong căn hộ chung cư cao cấp gần Bờ Hồ mà ông tặng cô”.

Hay cảnh người ta lao vào giải cứu cho cô Báo và anh nhà thơ Lửa, thì được chứngkiến một cảnh có một không hai:

“… người ta phá cửa xông vào phòng cặp bài trùng thơ và báo Nhà thơ Lửa và cô Báo sồn sồn đang quấn lấy nhau Hai thân người trần trụi chết cứng Như đôi sam Phải bóc tách mãi mới lôi được thân thể này ra khỏi thân thể kia Bóc ra Tách ra”.

Có một thời bất cứ bụi bặm gì của đời bay vào văn chương cũng bị phủi đi, quét đicho sạch sẽ, không thì cũng bị xa lánh, bài trừ Nhưng tới văn học hiện đại thì khác,cái đời thường phồn tạp, thô nhám đi vào văn chương như chính bản chất của nó Hồ

Anh Thái không ngần ngại nhắc tới cái xấu, cái tục Người ta thường nói “tầm

Trang 12

thường là cõi chết của văn chương”, nhưng ở đây nhà văn suồng sã mà không tầm

thường Bởi đặt vào văn cảnh, chỉ những từ ngữ ấy mới hợp, mới đắc địa và mang lạinhững rung cảm chân thực nhất đối với người đọc khi hình dung về đời sống đươngđại Cuộc sống không phải một giấc mơ như cổ tích, mà là những mảnh vỡ tranh sángtranh tối Nó giúp người đọc thấy rõ hơn bộ mặt thật của đời sống

b Ngôn ngữ chêm xen nhiều từ nước ngoài, tiếng lóng.

Thế kỉ XX, cùng với sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, ngôn ngữ có

sự phát triển theo hướng tiếp nhận vào kho ngôn ngữ những từ mới, những cách sửdụng mới Có khi trong một câu nói, người nói sử dụng hai ngôn ngữ cùng lúc, có khilại phiên âm thẳng ngoại ngữ sang cách đọc của tiếng Việt và đưa vào sử dụng

Trong “SBC là săn bắt chuột”, Hồ Anh Thái đưa vào những từ nước ngoài, từ

lóng, tuy không nhiều lắm, nhưng nó cũng cho thấy một hướng sử dụng ngôn ngữ phổbiến hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ

Ta có thể thấy điều này ngay trong cách gọi tên nhân vật Ông Vip hay ông Cốp

vốn có nguồn gốc từ tiếng Anh Vip là viết tắt của Very important person trong tiếng

Anh, chỉ những người có địa vị xã hội, có tiếng tăm, được trọng vọng Còn Cốp là

cách gọi từ tiếng lóng “cop” chỉ cảnh sát trong tiếng Anh Hồ Anh Thái đã sáng tạo

khi sử dụng cách gọi tên nhân vật theo địa vị xã hội như thế Nó làm cho nhân vật trởthành cái điển hình, đại diện cho một hạng người, một vai trong xã hội

Ngôn ngữ nước ngoài có khi được mượn nguyên văn:

“Cặp bài trùng giờ gặp lại anh Nói liên thanh, cười hi hí trước cáu mauvais gout thị hiếu lùn của khách sạn, trước cái nouveau riche giàu xổi của ông chủ khách sạn”.

Các từ ngữ in đậm đều có nguồn gốc là tiếng Pháp Chúng làm câu văn như một sựchâm biếm nhẹ, hình như người ta chêm xen ngoại ngữ vào chỉ nhằm mục đích thểhiện ta đây biết ngoại ngữ, chứ chẳng phải là tiếng Việt nghèo nàn! Bằng chứng là

ngay sau từ “mauvais gout” – tác giả đã “phiên dịch” ngay bằng từ “thị hiếu lùn” Nó

cũng gián tiếp cho chúng ta thấy thái độ của Chàng trước cái dinh cơ khổng lồ của ĐạiGia ở vùng biên Ông ta trang trí khu khách sạn hồ bơi bằng hàng loạt các bức tượngcủa đủ nền văn minh:

“Ở gốc cây này là một đôi trai gái sơn cước , lấy tích chàng Bốc nàng Bông cổ tích địa phương Chàng nàng đều đội mũ lông chim theo kiểu người Việt thời vua

Trang 13

Hùng, trai mình trần đóng khố, gái ngực trần quấn lá quanh hông như cái nơm úp cá”.

Rồi tượng thần Vệ nữ Mi - lô - cô gái cụt tay có thân hình tuyệt mỹ, đặt bên cạnh

tượng “mấy anh chàng thổ dân đội mũ lông chim đang chày cối giã gạo kiểu Hùng

Vương”.

Chỉ hình dung trong đầu thôi, ta đã thấy ngay sự tạp nham, và thiếu hiểu biết thẩm

mỹ của chủ khách sạn này Cứ tưởng mình sẽ mang văn minh tới bằng các bức tượngđại diện cho văn hóa, nhưng sự xếp đặt ấy đã tố cáo thị hiếu tầm thường của Đại Gia –

một kẻ “giàu xổi” – phất lên nhanh chóng bằng con đường phi pháp – một kẻ “giàu” nhưng không “sang”, cứ tưởng dùng tiền là đắp lên mình cái vẻ sang trọng được,

nhưng chỉ là vạch rõ hơn cái lố lăng của bản thân mà thôi!

Không chỉ mượn nguyên bản, trong tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái còn đưa và

những từ ngữ nước ngoài đã được phiên âm ra tiếng Việt Như: “ơ rê ka, pít tông, xi

líp, Mi lô, Cốp, Pơ giô, Sen – kô, …”

“Một yêu anh có Sen – kô Hai yêu anh có Pơ giô cá vàng”

Là một người Việt, nhưng Hồ Anh Thái làm việc ở nước ngoài rất nhiều, những từngữ hiện đại này cho thấy sự vốn văn hóa của nhà văn Ông có vốn từ phong phú,cũng như sự cập nhật nhanh nhạy Đặc biệt, khi đặt trong văn cảnh, những từ ngữ nàykết hợp với giọng điệu châm biếm, giễu nhại, đã giúp nhà văn phản ánh hiện thực mộtcách hài hước Nó cho ta thấy phần nào thực trạng văn hóa – tinh thần của người ViệtNam hiện đại Quá trình hội nhập, giao lưu, làm kho tàng ngôn ngữ của ta mở rộng,nhưng nó cũng là nguy cơ làm giảm sự trong sáng của tiếng Việt, làm con người đichệch hướng, ra khỏi đường ray của cái gọi là bản sắc dân tộc

2 Ngôn ngữ vận dụng linh hoạt, sáng tạo thành ngữ, tục ngữ.

"Những chữ xơ xác nhất mà chúng ta đã nói đến cạn cùng, mất sạch tính chất hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại lấp lánh, lại kêu giòn và tỏa hương" (Pauxtoxky) Ngôn ngữ văn học có nguồn gốc từ ngôn ngữ của đời sống,

nhưng qua bàn tay của người nghệ sĩ, nó được khoác lên mình những ý nghĩa mới

Trong “SBC là săn bắt chuột”, các thành ngữ, tục ngữ được Hồ Anh Thái vận

dụng với tần suất dày đặc Tuy nhiên, nhà văn không bê nguyên xi chúng vào trong

Trang 14

tác phẩm, mà có sự sáng tạo, biến tấu đi theo những dụng ý nhất định Có khi, nhà vănchêm xen thêm vế nữa, có khi lại tách ra, diễn đạt theo kiểu hiện đại Những “biếntấu” thêm đó đã mở rộng nghĩa cho thành ngữ, tục ngữ, đồng thời nó gắn bó mật thiếtvới những từ ngữ, đồ vật của đời sống đương đại Từ đó, những câu thành ngữ, tụcngữ tưởng như rất xưa, rất thâm thúy ấy, trở nên gần gũi hơn và pha sắc thái hài hước.Trước giờ khi nói về chuyện duyên tình bị cản trở, chia rẽ, người ta hay dùng thành

ngữ: Chia uyên rẽ thúy, hay Chia loan rẽ phượng Nhưng “Chia sim rẽ dế” thì phải

thời hiện đại mới có! Không phải là bụi sim và con dế mà “sim” và “dế” ở đây là simđiện thoại và điện thoại – sản phẩm của khoa học công nghệ tiên tiến Sim và dế cũng

đi liền với nhau, cùng nhau làm thành một chỉnh thể, phát huy được tính năng liên lạc

của điện thoại Chính vì thế mà Hồ Anh Thái đã “biến tấu” thêm một vế mới vào bên

cạnh thành ngữ mà chúng ta vẫn quen dùng Nó tạo nên sự hứng thú cho người đọc.Mỗi câu nói dân gian qua Hồ Anh Thái đều trở thành một tiền đề sáng tạo Nhà thơluôn mở rộng nó ra bằng lời của riêng mình

Có khi là liên tưởng, sáng tạo ra ý mới tương tự:

- “Buôn có bạn, bán có phường Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân.

Hành trình viễn xứ lẻ loi thì buồn Người chết rủ đi Đi với nhau cho vui Đi”.

Có khi nêu ra để làm tiền đề, đối lập với thực tế, gây bất ngờ cho tâm thế chờ đợicủa người đọc:

- “Hai chị em bán cà phê gái Tuyên Chè Thái gái Tuyên Chắc là chè đã nhạt và

gái Tuyên đã nhạt Không có gì sắc nước hương trời như lời đồn đại”.

- “Xin ra khỏi hợp tác, riêng lẻ khỏe ăn Ăn thì khỏe mà năng suất ko khỏe”

Có khi là sự tăng tiến, nhấn mạnh, sáng tạo bằng cách “nhại” cấu trúc vế trước, để

sáng tạo vế mới tương tự, nhưng mang đậm cách nói của người hiện đại:

- “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn móng tay nhọn có bấm móng tay sắc”…

Quy luật được đúc kết của dân gian được “hiện đại hóa” bằng sự sáng tạo của nhà

văn “Móng tay nhọn có bấm móng tay sắc” Chỉ thêm sự xuất hiện của cái “bấm

móng tay” thôi, câu tục ngữ của cha ông đã trở thành câu nói vui nhộn, hóm hỉnh và ý

vị của những con người của thế kỉ XXI!

Ngày đăng: 01/05/2018, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w