1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của hồ anh thái

112 1,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 578 KB

Nội dung

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học Vinh NGUYN TH LNG từ ngữ câu trong tiểu thuyết sbc săn bắt chuột của hồ anh thái CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC Mã Số: 60.22.02.40 LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. HONG TRNG CANH NGhÖ an - 2012 2 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình theo học ngành Ngôn ngữ học - khoa Ngữ văn - trường Đại học Vinh quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, chúng tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Vinh. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của gia đình bạn bè. Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo, gia đình bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập thực hiện luận văn. Đặc biệt, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS. TS. Hoàng Trọng Canh, người thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, chúng tôi đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo các bạn. Nghệ An, tháng 10 năm 2012. Tác giả MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu .2 5. Đóng góp của đề tài .2 6. Cấu trúc của luận văn 3 Chương 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4 1.1. Ngôn ngữ tiểu thuyết 4 1.1.1. Thể loại tiểu thuyết 4 1.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết .6 1.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết .8 1.2. Hồ Anh Thái - tác giả, tác phẩm lịch sử nghiên cứu các tác phẩm của ông .12 1.2.1. Vài nét về tác giả .12 1.2.2. Lịch sử nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Anh Thái tiểu thuyết “SBC săn bắt chuột” 15 1.3. Tiểu kết chương 1 .21 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT SBC SĂN BẮT CHUỘT CỦA HỒ ANH THÁI 22 2.1. Từ ngữ trong ngôn ngữ từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật 22 2.1.1. Từ ngữ trong ngôn ngữ 22 2.1.2. Từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật 23 2.2. Các lớp từ ngữ nổi bật trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái 25 2.2.1. Từ láy trong tiểu thuyết “SBC săn bắt chuột” của Hồ Anh Thái 25 2.2.2. Từ ngữ hội thoại 44 2.2.3. Thành ngữ trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái .52 2.3. Tiểu kết chương 2 64 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CÂU TRONG TIỂU THUYẾT SBC SĂN BẮT CHUỘT CỦA HỒ ANH THÁI 66 3.1. Các hướng tiếp cận câu hiện nay câu trong văn bản nghệ thuật 66 3.1.1. Các hướng tiếp cận câu hiện nay .66 3.1.2. Câu trong văn bản nghệ thuật 68 3.2. Câu đơn trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái 69 3.2.1. Câu đơn bình thường .71 3.2.2. Câu đơn đặc biệt 76 3.3. Câu ghép trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái 88 3.3.1. Câu ghép có từ liên kết 88 3.3.2. Câu ghép không có từ liên kết .91 3.4. Một số nét nổi bật của Hồ Anh Thái về biện pháp tu từ cú pháp ngôn ngữ trần thuật .92 3.4.1. Biện pháp tu từ cú pháp .92 3.4.2. Ngôn ngữ trần thuật .95 3.5. Tiểu kết chương 3 .98 KẾT LUẬN .99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .103 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học nghệ thuật ngôn từ. Điều này được xem như một tiền đề lí thuyết định hướng cho cách tiếp cận văn học của ngôn ngữ học. Hướng nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ học một hướng đi mới đã đang mang lại những hiệu quả nhất định. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn góp phần vào nghiên cứu văn học theo hướng mới này. 1.2. Văn học Việt Nam đương đại có nhiều đổi mới. Hồ Anh Thái một nhà văn có nhiều tác phẩm thể hiện rõ xu hướng đổi mới đó. Vì vậy, nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ góc độ ngôn ngữ không chỉ thấy được đặc điểm ngôn ngữ trong các tác phẩm của ông mà còn có ý nghĩa đối với việc đánh giá, nhìn nhận những đóng góp của ông đối với những thành công của văn học Việt Nam đương đại. 1.3. SBC săn bắt chuột cuốn tiểu thuyết mới nhất của Hồ Anh Thái. Ngay sau khi được xuất bản vào tháng 9 năm 2011, tác phẩm đã nhanh chóng nhận được sự chú ý, quan tâm của độc giả các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Tuy nhiên, các ý kiến nhận xét, đánh giá mới chỉ những bài báo, bài viết nhỏ lẻ nghiên cứu tác phẩm từ góc độ phê bình văn học chứ chưa có công trình nào nghiên cứu tác phẩm này một cách quy mô từ góc độ ngôn ngữ học. Với những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài: “Từ ngữ câu trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái” làm đề tài luận văn của mình. 2. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề từ ngữ câu trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái. 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những đặc điểm về từ ngữ trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái. - Tìm hiểu những đặc điểm về câu trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái. - Trên cơ sở việc phân tích đặc điểm về cách dùng từ ngữ câu của Hồ Anh Thái chỉ ra một số đặc điểm phong cách ngôn ngữ của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại từ ngữ câu trong tác phẩm trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa. - Phương pháp so sánh: so sánh việc sử dụng từ ngữ câu trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái với một số tiểu thuyết cùng thời của các tác giả khác để rút ra những điểm tương đồng khác biệt. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa trên những cứ liệu thu thập được, tiến hành phân tích về mặt ngữ pháp ngữ nghĩa nhằm chỉ ra những đặc sắc hiệu quả trong việc xử lý ngôn từ của Hồ Anh Thái, đồng thời rút ra đặc điểm sử dụng từ ngữ câu trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái. 5. Đóng góp của đề tài Đây đề tài đầu tiên nghiên cứu đặc điểm từ ngữ câu trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột một cách hệ thống. Đề tài góp phần giúp người đọc hiểu thêm về đặc điểm ngôn ngữ cũng như phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái. 2 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những giới thuyết liên quan đến đề tài Chương 2. Đặc điểm sử dụng từ ngữ trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái Chương 3. Đặc điểm câu trong tiểu thuyết SBC săn bắt chuột của Hồ Anh Thái 3 Chương 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Ngôn ngữ tiểu thuyết 1.1.1. Thể loại tiểu thuyết Xét trên phương diện thể loại, cho đến nay, tiểu thuyết mặc dù thể loại ra đời sớm nhưng lại đang nằm trong quá trình vận động chưa thực sự ổn định, vì thế nó một trong những thể loại chưa có được sự đánh giá thống nhất đối với các nhà nghiên cứu. Cũng chính vì lẽ đó, việc đưa ra một định nghĩa chính xác, cụ thể mà vẫn đảm tính khái quát, bao trùm về thể loại tiểu thuyết gặp nhiều khó khăn. Có nhiều định nghĩa về tiểu thuyết nhưng theo Nguyễn Thái Hòa, chung quy lại, có thể nhận diện tiểu thuyết thông qua một số đặc điểm cơ bản: "Là thể loại văn xuôi tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, có cả chi tiết thực hư cấu, do hành động kể lại, trần thuật một loại hình không bị hạn chế về độ dài, không bị hạn chế về thời gian không gian; một phương tiện sáng tạo nghệ thuật có tính thông tin phổ cập, nhờ đó con người hiểu biết, khám phá thế giới ngoại vật khám phá thế giới nội tâm quá khứ cũng như hiện tại, dự kiến thời tương lai, . đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người [17; 229]. Theo các soạn giả Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết "tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng" [11; 328]. Ở châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kì xã hội cổ đại tan rã văn học cổ đại suy tàn. Cá nhân con người lúc ấy không còn cảm thấy lợi ích nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội cổ đại, nhiều vấn đề của 4 đời sống riêng được đặt ra gay gắt. Đến thời Phục hưng, tiểu thuyết châu Âu (thế kỉ XIV-XVI) có một bước phát triển mới đến thế kỉ XIX, thể loại này đã đạt tới sự nảy nở trọn vẹn với sự xuất hiện của các nghệ sĩ bậc thầy như Xtăng-đan, Ban-dắc, Thác-cơ-rây, L.Tôn-xtôi, Đốt-xtôi-ép-xki. Khác với châu Âu, tiểu thuyết Trung Quốc Việt Nam đều chủ yếu bắt nguồn từ lịch sử. Ở Trung Quốc, mầm mống của tiểu thuyết cũng xuất hiện khá sớm vào thời Ngụy Tấn (thế kỉ III-IV) dưới dạng truyện ghi chép những sự việc, những người ngoài giới hạn kinh sử như chí quái, chí nhân. Sang đời nhà Đường xuất hiện thể loại truyền kỳ, đời Tống lại có thêm dạng thoại bản, tất cả đều có thể coi tiền thân của tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại. Từ đời Minh, văn học Trung Quốc nói chung văn xuôi Trung Quốc nói riêng phát triển rực rỡ với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh. Đến đời Thanh, tiểu thuyết chương hồi đã phát triển đến đỉnh cao qua hàng loạt danh tác như Chuyện làng Nho (Nho lâm ngoại sử) của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Thời hiện đại, tiểu thuyết Trung Quốc vượt thoát những thể loại truyền thống, ảnh hưởng lớn từ các trào lưu văn học phương Tây đương thời với sáng tác của các tác gia như Lỗ Tấn, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn v.v. Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, tuy nhiên những sáng tác văn xuôi cổ như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả (thế kỉ XIV-XVI) đã đặt những nền móng sơ khai cho duy thể loại, thông qua tiến trình từ sự ghi chép các yếu tố truyền thuyết, thần thoại, cổ tích đến giai đoạn phản ánh những chuyện đời thường. Hoàng Lê nhất thống chí (thế kỉ XVIII) được xem pho tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt Nam có giá trị văn học đặc sắc. Bên cạnh đó, yếu tố đời mạch tự sự trong các truyện Nôm khuyết danh hữu danh đương thời như Hoa tiên, Nhị độ mai, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa 5

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (chủ biên, 2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
2. M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu, in lần thứ hai năm 2003), Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
3. Diệp Quang Ban (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
4. Phan Mậu Cảnh (2006), Ngữ pháp tiếng Việt, các phát ngôn đơn phần, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, các phát ngôn đơn phần
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
5. Phan Mậu Cảnh (2008), Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
6. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
7. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ học tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia
Năm: 2004
8. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sởngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
9. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nxb Hội Nhàvăn
Năm: 2011
10. Hà Minh Đức (chủ biên, 2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
11. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
13. Hoàng Văn Hành (2008), Từ láy tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ láy tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2008
14. Hoàng Thị Thuý Hằng (2007), Những cách tân trong văn xuôi Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cách tân trong văn xuôi Hồ AnhThái
Tác giả: Hoàng Thị Thuý Hằng
Năm: 2007
15. Cao Xuân Hạo (1991), Sơ thảo ngữ pháp chức năng (tập 1), Nxb Khoa học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Khoahọc Hà Nội
Năm: 1991
16. Cao Xuân Hạo (1991), Sơ thảo ngữ pháp chức năng, tập 2, Nxb khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb khoahọc
Năm: 1991
17. Đỗ Đức Hiểu (2002), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2002
18. Nguyễn Thái Hòa (2006), Từ điển tu từ-phong cách - thi pháp học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tu từ-phong cách - thi pháp học
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2006
19. Nguyễn Văn Hiệp (1992), Các thành phần phụ trong câu tiếng Việt, Đại học Tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thành phần phụ trong câu tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 1992
20. Đinh Trọng Lạc (2000), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Từ lỏy trong SBC là săn bắt chuột phõn loại về cấu tạo Loại lỏyLỏy hoàn toànLỏy bộ phận - Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của hồ anh thái
Bảng 2.1. Từ lỏy trong SBC là săn bắt chuột phõn loại về cấu tạo Loại lỏyLỏy hoàn toànLỏy bộ phận (Trang 33)
Bảng 2.1. Từ láy trong SBC là săn bắt chuột phân loại về cấu tạo - Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của hồ anh thái
Bảng 2.1. Từ láy trong SBC là săn bắt chuột phân loại về cấu tạo (Trang 33)
Bảng 2.2. Thành ngữ trong tỏc phẩm của một số tỏc giả khỏc Tờn tỏc phẩm thành ngữSố lượng xuất hiệnLượt - Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của hồ anh thái
Bảng 2.2. Thành ngữ trong tỏc phẩm của một số tỏc giả khỏc Tờn tỏc phẩm thành ngữSố lượng xuất hiệnLượt (Trang 59)
Bảng 2.2. Thành ngữ trong tác phẩm của một số tác giả khác - Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của hồ anh thái
Bảng 2.2. Thành ngữ trong tác phẩm của một số tác giả khác (Trang 59)
Bảng 3.1. Cõu trong SBC là săn bắt chuột phõn theo cấu tạo ngữ phỏp Tổng số cõuCõu đơnCõu ghộp - Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của hồ anh thái
Bảng 3.1. Cõu trong SBC là săn bắt chuột phõn theo cấu tạo ngữ phỏp Tổng số cõuCõu đơnCõu ghộp (Trang 75)
Bảng 3.1. Câu trong SBC là săn bắt chuột phân theo cấu tạo ngữ pháp - Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của hồ anh thái
Bảng 3.1. Câu trong SBC là săn bắt chuột phân theo cấu tạo ngữ pháp (Trang 75)
Bảng 3.3. Cỏc loại cõu đơn đặc biệt trong SBC là săn bắt chuột - Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của hồ anh thái
Bảng 3.3. Cỏc loại cõu đơn đặc biệt trong SBC là săn bắt chuột (Trang 81)
Bảng 3.3. Các loại câu đơn đặc biệt trong SBC là săn bắt chuột Tổng số Câu đặc biệt - Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của hồ anh thái
Bảng 3.3. Các loại câu đơn đặc biệt trong SBC là săn bắt chuột Tổng số Câu đặc biệt (Trang 81)
Bảng 3.4. Cỏc loại cõu ghộp trong SBC là săn bắt chuột - Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của hồ anh thái
Bảng 3.4. Cỏc loại cõu ghộp trong SBC là săn bắt chuột (Trang 93)
Bảng 3.4. Các loại câu ghép trong SBC là săn bắt chuột Tổng số - Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của hồ anh thái
Bảng 3.4. Các loại câu ghép trong SBC là săn bắt chuột Tổng số (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w