MỤC LỤC
Có thể kể đến các giải thưởng mà ông đã vinh hạnh được trao tặng như: giải thưởng truyện ngắn 1983-1984 của báo Văn nghệ với truyện Chàng trai ở bến đợi xe; giải thưởng văn xuôi 1986-1990 của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng; giải thưởng văn học 1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tập truyện ngắn Người đứng một chân. Cùng chung quan điểm đó, trong lời giới thiệu tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo cho bản in của Nhà xuất bản L'aube, Pháp, 2001, Janine Gillion bày tỏ sự ngạc nhiên trước cách đặt vấn đề thẳng thắn và mạnh mẽ của Hồ Anh Thái khi đề cập đến số phận của những cựu binh chống Mỹ, đặc biệt là cách nhà văn đưa ra vấn đề tính dục và ham muốn của con người trong một trường hợp thật đặc biệt như thế.
Có nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá về tác phẩm, tuy nhiên các ý kiến, nhận định này mới chỉ dừng lại ở những ấn tượng khi tiếp xúc với tác phẩm chứ chưa có công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm một cách công phu, toàn diện trên các cứ liệu cụ thể. Do vậy, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: "Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái" với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phong cách và đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
Có từ mang chức năng định danh, có từ không mang chức năng định danh; có từ chỉ là dấu hiệu của những cảm xúc nào đó; có từ liên hệ với những sự vật, hiện tượng ngoài thực tế, có từ lại chỉ biểu thị những quan hệ trong ngôn ngữ mà thôi; có từ có kết cấu nội bộ; có từ tồn tại trong nhiều dạng thức ngữ pháp khác nhau, có từ chỉ tồn tại trong một dạng thức. Ở đây, chúng tôi chọn định nghĩa của tác giả Đỗ Hữu Châu làm cơ sở cho việc xác định và nghiên cứu đơn vị từ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái: "Từ tiếng Việt là những phân đoạn ngữ âm cố định, bất biến, phản ánh một cách trực tiếp theo quan hệ một-một số lượng hình vị và phương thức cấu tạo; toàn bộ ứng với một hoặc một số từ-ngữ nghĩa gồm một khuôn từ loại và những nét nghĩa riêng cho mỗi từ và ứng với một tập hợp với những đặc điểm ngữ pháp chủ yếu là ngoài từ phù hợp với mỗi từ-ngữ nghĩa.
Căn cứ vào quy tắc tạo từ (điệp và đối), chúng tôi chia từ láy bậc 1 thành các tiểu loại, từ đó, chúng tôi chỉ ra đặc điểm sử dụng và hiệu quả nghệ thuật của chúng trong tác phẩm của Hồ Anh Thái. Kết quả thống kê và phân loại các tiểu loại từ này cụ thể như sau:. Từ láy trong SBC là săn bắt chuột phân loại về cấu tạo. Loại láy Láy hoàn toàn Láy bộ phận. Điệp vần Đối vần Điệp vần Đối vần. a) Từ láy hoàn toàn điệp vần. Từ láy hoàn toàn điệp vần trong tác phẩm chủ yếu thuộc từ loại tính từ chúng được sử dụng nhằm miêu tả tính chất và trạng thái của sự vật, hiện tượng. Trước hết, những từ láy hoàn toàn điệp vần chủ yếu được tác giả sử dụng để diễn tả những hoạt động mạnh hoặc những hoạt động diễn ra liên tiếp trong thời gian dài, có tính quá trình. Bùng bùng là cháy vọt lên và kéo dài trạng thái đó trong một khoảng thời gian nhất định. Nổ phành phành cho ta cảm giác đây là tiếng nổ với âm lượng lớn, âm thanh. Có thể bắt gặp hàng loạt những từ láy hoàn toàn được sử dụng với mục đích này trong tác phẩm: rau ráu, tạch tạch, xè xè, sòn sòn, ào ào, rào rào, đùng đùng, ù ù, sồn sồn, lầm lầm, sầm sầm, rầm rầm, tua tủa, xăm xăm, nhong nhong, lừ lừ, rùng rùng, bon bon, oang oang, ùn ùn, xèo xèo, phừng phừng,.. Những từ láy này được cấu tạo đa dạng về thanh điệu, nhưng phần lớn là. những từ có các thành tố điệp thanh cùng âm vực thấp, điều này phù hợp với ý đồ của tác giả khi diễn tả mức độ và cường độ của những hoạt động mạnh, dồn dập, liên tiếp. Thứ hai, với những từ láy miêu tả tính chất của sự vật mà cả 2 thành tố cấu tạo đều không xác định được yếu tố gốc và nghĩa của tiếng gốc thì chúng thường được dùng để nhấn mạnh và làm tăng sắc thái, thuộc tính của sự vật. Rành rành chức danh, rành rành địa chỉ, rành rành số điện thoại. Từ láy "rành rành" ở câu trên có tác dụng làm tăng mức độ chính xác, rừ ràng, khụng cũn nghi ngờ, khụng thể chối cói của sự việc được nhắc đến. Nắng chang chang là cái nắng mùa hè, nắng to, chói chang, nắng như rót mật và trải đều trên diện rộng. Cái hạt bắp rang bơ đã hóa thành tượng đài sừng sững che chắn cho đồng bọn và đàn em tầu thoát [VI; 215]. Sừng sững có sức diễn tả mức độ to lớn của một vật về cả chiều dài, chiều rộng và bề ngang, làm cản trở tầm nhìn. Tác giả phải dùng từ sừng sững ở đây mới miêu tả được kích thước đồ sộ và tư thế án ngữ hiên ngang của con chuột Trùm. Trái lại, với những từ láy hoàn toàn điệp vần mà sau phương thức láy tác động vào tiếng gốc kết quả tạo ra từ láy có cấu tạo: yếu tố láy đứng trước, yếu tố gốc đứng sau thì chúng thường có tác dụng làm nhòe và làm giảm tính chất của hiện tượng được miêu tả. Con gái đần độn đui què mẻ sứt thì ở lại quê cắm mặt xuống ruộng, vùng vụng xâu xấu thì lên thành phố làm ôsin, khéo tay hay mắt thì dạt đến một phương trời xa che giấu tung tích làm gái [VI; 82-83]. Vụng và xấu vốn là từ đơn, có nghĩa. Sau khi phương thức láy tác động vào hai tiếng gốc này, kết quả tạo ra từ láy vùng vụng và xâu xấu thì nghĩa của hai từ láy này đều giảm so với nghĩa của tiếng gốc ban đầu. Trong tác phẩm, ta bắt gặp rất nhiều những từ láy hoàn toàn được sử dụng với mục đích trên: con con, hay hay, ngon ngon, hồng hồng, vàng vàng, sơ sơ, cao cao, thương thương, tội tội, ngường ngượng, dong dỏng, nhè nhẹ,.. b) Từ láy hoàn toàn đối vần. Để miêu tả trạng thái mất trọng lượng của các nhân vật, tác giả khai thác tối đa hiệu quả diễn đạt của các từ láy có khuôn vần -ênh: bồng bềnh (6 lần xuất hiện), bập bềnh, lềnh bềnh và khuôn vần -ung:. Đây là những khuôn vần này có giá trị gợi hình, diễn tả sinh động hình ảnh các nhân vật bị rơi vào tình trạng chống chếnh, mất thăng bằng. Cách kết hợp từ láy trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái. a) Từ láy đứng trước động từ. Động từ là những từ miêu tả hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng. Động từ đóng vai trò làm vị ngữ trong câu. Để câu văn sinh động, tác giả thường kết hợp động từ, cụm động từ với từ láy. Nhưng Hồ Anh Thái không dừng lại ở đó, với cái nhìn trực diện, không khoan nhượng vào đối tượng, ông chú trọng cách kết hợp đặt từ láy đứng trước động từ nhằm nhấn mạnh tính chất, cách thức của hành động. Bởi, mọi hành động có thể giống nhau, trùng lặp nhau và quen thuộc, cái khác biệt có chăng là ở cách thức mà nó diễn ra và chính điều này lại có thể nói lên rất nhiều điều về bản chất của đối tượng. Nước cuồn cuộn tràn xuống tầng hầm để xe như một thác nước [VI; 28]. Với việc đặt từ láy cuồn cuộn trước động từ tràn, tác giả nhấn mạnh mức độ chảy của dòng nước là rất lớn, hết lớp này đến lớp khác, dồn dập, mạnh mẽ, liên tiếp. Từ đó, câu văn có sức nặng trong việc phản ánh hiện tượng ngập lụt tại Hà Nội - một vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Xe hơi cái nổi nổi bồng bềnh, ngúng nguẩy lắc đầu lắc mông chà xát vào xe bên cạnh [VI; 28]. Trước tình cảnh ngập lụt, giao thông gần như bị tê liệt hoàn toàn, bởi lúc này đường phố đã biến thành một "dòng sông hoang vắng", xe hơi thì cái nổi cái chìm. Ở câu văn trên, nếu tác giả chỉ dừng lại ở vế đầu để miêu tả chiếc xe hơi nổi bồng bềnh thì câu văn sẽ nhanh chóng bị "chìm" giữa mênh mông những câu văn khác, không tạo được ấn tượng mạnh đối với độc giả. Từ láy ngúng nguẩy và cụm từ lắc đầu lắc mông ở vế câu thứ hai đã làm cho câu văn cất cánh bay lên. Từ láy ngúng nguẩy có giá trị gợi hình cộng thêm với thủ pháp nhân hóa của tác giả khiến cho chiếc xe hơi đang phải chịu thảm cảnh lụt lội cũng có cảm xúc như con người: vùng vằng, giận dỗi, không chấp nhận thực tại. Ông giáo sư thiếu tí nữa thì bung binh vọt lên, đầu chạm trần nhà. Liên quan đến những chia bôi nội bộ, ông giáo sư cùng với 3 người nữa đều bị mất trọng lượng sau khi nhìn vào mặt của Đại Gia sau tấm kính ở nắp ván thiên. Từ bung binh vừa gợi hình vừa gợi thanh, nó cho người liên tưởng đến hình ảnh quả bóng đầy hơi vừa bị bật đứt khỏi sợi dây, chuẩn bị ngúc ngoắc bay lên. Tính chất gợi tả này làm cho hình ảnh vốn mang tính hư cấu trở nên có dáng vẻ và đường nét cụ thể, sự việc hiện lên sinh động như nó đã và đang diễn ra ngay trước mắt người đọc. Nhân vật người bạn nhân thấy tình trạng bung binh của giáo sư bèn vội vàng kéo giáo sư xuống. Trong trường hợp này, trật tự vội vàng ~ túm chân kéo xuống là không thể thay thế nếu muốn diễn tả đúng tính chất vội vàng của hành động. Ta có cảm nhận Hồ Anh. Thái cũng phải rất vội khi hạ từ láy vội vàng để diễn tả sự khẩn trương, nhanh chóng, gấp gáp của nhân vật người bạn giáo sư. b) Đặt từ láy đứng đầu câu hoặc tách riêng thành một câu độc lập. Trong tác phẩm SBC là săn bắt chuột, có rất nhiều câu văn tác giả đưa từ láy lên đầu câu hoặc tách riêng thành một câu độc lập với mục đích nhấn mạnh đặc điểm, thuộc tính của đối tượng. Hàng ngày Chàng vẫn để ý thấy Nàng thỉnh thoảng vốc một nắm thuốc ấy bỏ vào miệng nhai. Câu thứ hai vốn dĩ là một bộ phận của câu thứ nhất, đóng vai trò bổ nghĩa cho động từ nhai. Ở đây, tác giả đã tách nó thành một câu độc lập với từ láy rau ráu đứng đầu câu nhằm nhấn mạnh thuộc tính của hành động nhai. Chính tiết lạ lùng Nàng dùng thuốc chữa bệnh mà ăn với vẻ ngon lành như ăn kẹo đã trở thành một mắt xích quan trọng liên kết với nội dung của những bức thư nặc danh về xuất thân của Nàng, về làng ăn thịt chuột lôi cuốn nhân vật Chàng lần lượt có những phát hiện bất ngờ, thú vị về bạn gái của mình. Nhưng Chàng cảm thấy hình như ở Nàng vẫn có một cái gì đó. Một thứ cảm giác. Một thứ linh cảm. Một thứ gì đó cứ quẩn quanh trong từ trường của Nàng. Đoạn văn trên có sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức biểu đạt, qua đó ta thấy được tài năng, bút lực của Hồ Anh Thái. Các từ láy khang khác, bàng bạc, là lạ diễn tả cảm giác của nhân vật Chàng được tách riêng thành câu độc lập thể hiện được sự phân vân, băn khoăn của Chàng. Hơn nữa, Hồ Anh Thái tách riêng từ láy thành câu độc lập còn có tác dụng giúp cho câu văn giàu tính nhạc điệu, biểu cảm. Điều đó cho thấy, nhạc tính không còn là sở hữu đặc quyền, là đặc trưng bản chất của riêng các thể loại thơ nữa mà trong văn xuôi, các nhà văn cũng rất chú ý khai thác giá trị biểu cảm cao của nó. Những dấu chấm câu và giọng điệu rời rạc, chậm chạp của câu văn diễn tả tinh tế những khoảng lặng đăm chiêu trong chuỗi cảm xúc. mơ hồ khó lý giải của Chàng. Cứ như vậy, chữ gọi chữ, câu gọi câu, chi tiết này gọi chi tiết khác xuất hiện, sự việc này là điểm đệm cho sự việc khác diễn ra. Đằng sau đó, ta nhận ra cả một sự sắp xếp tinh ý, tài tình của tác giả: đây là một sự chuẩn bị cho việc Nàng - cô gái xuất thân từ làng ăn thịt chuột với món đặc sản cốm chuột - sẽ chỉ huy tiểu đội SBC vây bắt Chuột Trùm ở phần cuối truyện. Rồi chúng trở lại. Tíu tít như hội chen hội bóp. Một bãi chiến trường mở ra. Những địa đạo lấp đầy xác chuột. Ví dụ bên trên nói về sự hoành hành của lũ chuột sống. Từ láy tíu tít và rầm rập được đặt vị trí đầu hai câu văn liên tiếp mang lại cho người đọc hình dung về sự đông đúc, ồn ào, nhốn nháo của bầy chuột. Ở ví dụ bên dưới, tác giả vẽ ra cảnh lũ chuột chết ngợp ngụa, kinh hoàng: la liệt, ngổn ngang, bạt ngàn. Đọc tác phẩm ta thấy ở đâu cũng có sự hiện diện của chuột. Chuột tinh ranh và xảo quyệt, ngang nhiên và ương ngạnh, có tổ chức quân luật quõn lệnh, cú tỡnh cảm yờu ghột rừ ràng như con người. Thậm chớ, nhiều khi, chuột và người lẫn vào nhau, người giống như chuột. Đó là hai cô cháu của Đại Gia vì nhìn vào mắt của Chuột Trùm mà mắc bệnh tâm thần, bị. "chuột hóa": một cô cứ nói một câu lại chin chít một câu, một cô không bao giờ ăn cơm nữa mà vớ được cái gì cũng gặm gặm nhấm nhấm, gặm từ bánh xà phòng gặm đi. Hay nhân vật làm nghề diệt chuột cũng giống chuột từ cái tờn ụng Chuột đến tướng mạo mặt quắt, mừm nhọn, hai cỏi răng cửa nhọn hoắt đỡ môi trên. c) Sử dụng liên tiếp nhiều từ láy.
Với việc dùng nhiều thành ngữ liên tiếp như vậy, tác phẩm của Hồ Anh Thái có khả năng dồn nén thông tin, bao quát hiện thực sâu rộng, thêm vào đó là khả năng biểu cảm sâu sắc bởi cách ví von giàu hình ảnh do đặc trưng của thành ngữ mang lại. Tác giả đưa vào tác phẩm nhiều từ ngữ mang màu sắc biểu cảm, đánh giá và từ ngữ có sắc thái nghĩa mới, nghĩa lâm thời nhằm mục đích lột tả sự ồn ã, phồn tạp của đời sống thị dân, tái hiện bản chất lố bịch, xấu xa, kệch cỡm của đối tượng đồng thời thể hiện thái độ phê phán và phản tỉnh đối tượng qua tiếng cười giễu nhại, mỉa mai.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác giả: Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Phan Thiều, Lê Cận, Hồ Lê, Hoàng Trọng Phiến, Hữu Quỳnh, Đỗ Thị Kim Liên, Hoàng Văn Thung,… Theo hướng tiếp cận này, câu được định nghĩa: “là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ, có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện truyền đạt tư tưởng tình cảm, câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” [Dẫn theo 34; 19]. Với cách làm này, chúng tôi tiến hành khảo sát câu trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, phân tích đặc điểm, chỉ ra hiệu quả trong cách sử dụng và từ đó rút ra một số nhận xét về phong cách ngôn ngữ của Hồ Anh Thái.
Kiểu câu này được Hồ Anh Thái sử dụng trong tác phẩm với số lượng rất lớn (3689 câu). và thành phần phụ. Đây là những câu chỉ có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, trong đó, chủ ngữ thường do danh từ hay ngữ danh từ đảm nhiệm, vị ngữ có thể là động từ hoặc tính từ. Loại câu này có số lượng từ ngữ rất hạn chế. nhưng có tác dụng cung cấp thông tin nhanh gọn, diễn tả thái độ, hành động dứt khoát của nhân vật. Loại câu này có thể đứng ở đầu, giữa hay cuối đoạn văn. Trong mạch tự sự kéo dài, chúng là những nút thắt, là những điểm tiếp hợp mở ra một sự kiện mới hoặc khép lại một vấn đề với thái độ và hành động quyết liệt của nhân vật. Có đầy đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, tức có cả phần nêu và phần báo, nhưng những câu văn này được tinh giản ngắn đến mức tối đa, do vậy, chúng thể hiện được tính khách quan của hiện tượng. Hơn nữa, nó cũng có tác dụng tác động trực tiếp đối với người đọc, giúp họ tránh được những thông tin nhiễu, thừa, không cần thiết, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. b) Câu đơn có nhiều vị ngữ. Loại câu này được sử dụng với số lượng lớn trong tác phẩm. Chúng có tác dụng diễn tả đầy đủ sự đa dạng, phong phú của các tính chất, trạng thái của đối tượng hoặc miêu tả sự dồn dập, liên tiếp, phức tạp của hành động của các nhân vật. Nàng khóa cửa phòng làm việc, ra khỏi công ty, xuống tầng năm, tầng cà phê và ẩm thực [VI; 26]. Chàng không quen Đại Gia, không quen ông Cốp, không đàn đúm gì với họ trong cái cuộc họp kín, không có chung quyền lợi với bọn họ [VI; 77]. Thông tấn xã bể bơi truyền tin, giới thiệu việc làm, điều động cán bộ, tiết lộ thông tin giúp cho ông này không mất vợ bà kia không mất chồng [VI; 135]. Bảo vệ ngồi ghế trước nhanh nhẹn mở cửa lao ra, xốc gọn bà già từ sau lưng như bế một đứa trẻ, lăng sang bên vỉa hè cho một chú công an giao thông [VI; 165]. Hàng loạt vị ngữ theo sau kết cấu C - V1 +V2,… diễn tả được sự liên tục, xô bồ, hối hả, gấp gáp, khẩn trương của đời sống xã hội thời kinh tế thị trường. Giữa sự nhốn nháo, phức tạp, đa chiều của cuộc sống ấy, con người ở mọi tầng lớp không ngừng bon chen, tính toán, chèn ép, sát phạt nhau đến mức vô tình. Bằng việc khai thác hiệu quả diễn đạt của câu đơn nhiều vị ngữ, các chi tiết, sự kiện được đưa vào liên tục như những nhát chém dồn dập làm tăng thêm sức nén cho cuốn tiểu thuyết. Câu đơn có một kết cấu C - V và thành phần phụ a) Câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ. Ở câu (c), chủ ngữ có thể là người dân của làng ăn thịt chuột nhưng cũng có thể ngầm hiểu là mọi người hay người đọc, vì chúng miêu tả cách bắt và làm thịt chuột phổ biến đối với nhiều người ở nhiều vùng miền khác nhau. Loại câu này thường được sử dụng trong các văn bản hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay chế biến món ăn. Như vậy, tác giả đã lược bỏ chủ ngữ trong câu một cách có dụng ý, nhằm phiếm định hóa ý nghĩa biểu đạt, mở ra sự tiếp nhận từ nhiều phía, nhiều đối tượng, nhiều hoàn cảnh khác nhau. Điều này làm gia tăng tính chất hoạt kê trong văn chương Hồ Anh Thái. Ngoài ra, trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái cũng sử dụng câu tỉnh lược chủ ngữ - vị ngữ. Loại câu này, trên bề mặt của nó chỉ còn lại thành phần phụ làm đại diện cho cả câu về mặt cấu tạo và nội dung:. Chàng viết vào văn bản chuot.doc: không được gọi là thuốc chuột, không được nói ra mồm từ thuốc chuột, phải gọi là kẹo, kẹo chuột. Viên kẹo màu xanh hòa bình, to bằng ngón tay trỏ. Chuột ăn thấy ngon, hợp khẩu vị, ăn một thì muốn ăn hai, đêm nay ăn vài viên, ngày mai quay lại ăn thêm vài viên. Xuất xứ từ nước Đức. Một vài con chết thì cả bọn thất kinh, bỏ đi mấy tháng trời. Đêm nay nhé. Câu văn được giản lược đến mức tối đa, trên bề mặt câu chữ chỉ còn lại thành phần phụ trạng ngữ, sau đó câu bị bỏ lửng. Với việc sử dụng kiểu câu này, Hồ Anh Thái gợi sự tò mò, lôi cuốn đối với người đọc. Hơn nữa, đoạn văn nói về việc Chàng âm thầm, bí mật tìm cách tiêu diệt lũ chuột trong nhà, vì lũ chuột này rất tinh ranh nên không thể để rò rỉ thông tin đằng miệng lưỡi cũng như ngầm ý được mà phải bí mật tuyệt đối. Do đó, Chàng phải hết sức dè chừng, không viết toàn bộ kế hoạch diệt chuột đêm nay như thế nào. Câu văn bị bỏ lửng như một lời thì thầm ngắt quãng nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những toan tính và mưu kế diệt chuột đang sùng sục, tuôn trào, kéo dài trong suy nghĩ của Chàng. Chẳng phải là Nàng chơi bời phá phách vác bụng lùm lùm. Câu tỉnh lược ở đây đã được Hồ Anh Thái lược bỏ phần chủ ngữ và vị ngữ, chỉ còn giữ lại thành phần liên ngữ nhưng nó vẫn thể hiện được trọn vẹn nội dung của cả câu. Thậm chí, sắc thái khẳng định của nó còn cao hơn so với câu đầy đủ thành phần. Câu đặc biệt tách biệt. Loại câu này có cấu tạo ngắn gọn chỉ gồm một từ hoặc một cụm từ, tồn tại trong mối liên hệ về ngữ pháp và ý nghĩa với phát ngôn cơ sở, nó không biểu đạt phán đoán mà chỉ xác minh, nhấn mạnh thêm những chi tiết cần thiết của phán đoán đã được nêu ở phát ngôn cơ sở. Trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột có những loại câu tách biệt sau:. a) Câu tách biệt vị ngữ. Kiểu câu này vốn dĩ có chức năng ngữ pháp đồng vị với câu đứng trước nó, nhưng được tác giả tách ra nhằm nhấn mạnh quá trình, trạng thái, tính chất của đối tượng đề cập:. Hễ ở đâu có quỹ xóa đói giảm nghèo hoặc quỹ hỗ trợ người thua thiệt là cô tìm đến. Xin một suất vốn là vị ngữ của câu đi trước, khi tách thành một câu riêng biệt, nó nhấn mạnh sắc thái nghĩa dửng dưng, vụ lợi, hời hợt, của cô chủ nhiệm - người đàn bà vẫn thường "vô tư hồn nhiên" để chồng lái xe hơi đưa đi xin hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Mỗi người tốn một vốc đồ khô vào miệng để tự làm tĩnh trí. Nhai lạo xạo lạo xạo. Từ chuỗi câu trên, ta có thể khôi phục chúng về lại câu bình thường ban đầu: Mỗi người tốn một vốc đồ khô vào miệng nhai lạo xạo lạo xạo, nhai côm cốp côm cốp để tự làm tĩnh trí. Nhưng ở đây, tác giả tách vị ngữ nhai thành câu riêng và chuyển về phía sau của câu cơ sở nhằm nhấn mạnh hành động nhai và tính chất của hành động này lạo xạo lạo xạo, côm cốp côm cốp, từ đó gợi cho người đọc hình dung về đặc điểm của món thuốc cốm chuột: khô, giòn, thơm, ngon. b) Câu tách biệt trạng ngữ. Nhiều loại trạng ngữ được Hồ Anh Thái tách thành câu riêng: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ cách thức nhằm nhấn mạnh thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức diễn ra của sự việc, hiện tượng đồng thời tăng cường sắc thái biểu cảm cho câu văn:. Đoạn nào sâu thì chàng lội nước dắt đi. Qua tất cả những gì có thể nổi lềnh bềnh. Qua tất cả những cửa hàng cửa hiệu, những SeAbank những Ocean Bank, những ngân hàng biển ngân hàng đại dương [VI; 30]. Phần trạng ngữ của câu đầu tiên được tách ra thành hai câu riêng biệt có tác dụng xác định và nhấn mạnh bối cảnh sự việc diễn ra, không gian bị ngập lụt như được mở rộng ra hết loạt đường phố Hà Nội và kéo dài theo suốt quãng đường đi của Chàng và Nàng. Giờ thì Nàng đoán đích xác chúng đang ở bên ấy. Trong phòng làm việc của Chàng. Âm thanh phát ra cách mặt đất khoảng bảy mươi lăm phân. Vậy là chúng đang ở trên bàn làm việc. Giữa đống giấy tờ, bàn phím và máy tính [VI;. Cũng nhằm mục đích xác định và nhấn mạnh nơi chốn, địa điểm, nhưng ngược lại với trường hợp câu tách biệt trạng ngữ ở trên, trong trường hợp này, Hồ Anh Thái tách trạng ngữ để thu hẹp không gian sự việc diễn ra. Giữa đêm thanh vắng, Nàng nghe thấy tiếng động lạ. Nàng yên lặng nghe ngóng và xác định được tiếng động này phát ra từ bên ấy, cụ thể hơn đó là trong phòng làm việc của Chàng. Sau đó, Nàng suy đoán âm thanh đó đang phát ra từ bàn làm việc của Chàng. Cuối cùng, Nàng định vị chính xác vị trí phát ra âm thanh đó là ở chính giữa đống giấy tờ, bàn phím và máy tính. Câu tách biệt trạng ngữ có vai trò giống như mốc đánh dấu những phát hiện quan trọng trong từng khâu thực hiện hành động của nhân vật. Có thể thấy, Hồ Anh Thái miêu tả quá trình phát giác tiếng động lạ của nhân vật Nàng rất logic, phù hợp với tâm lý nhân vật và tiến trình sự việc đúng theo cách nó cần phải diễn ra. Thi đua lập thành tích chào mừng ba mươi năm thành lập đoàn, mỗi đoàn viên thanh niên đào ba mươi hố trồng cây. Tất nhiên không chỉ có hố. Sau đó người ta sẽ trồng cây vào. Ba mươi hố. Câu tách biệt trạng ngữ chỉ thời gian trong ba ngày vốn là trạng ngữ của câu đầu tiên, nhưng được tách ra và chuyển ra phía sau cách câu cơ sở ba câu khác nữa. Nó được đặt cạnh câu tách biệt bổ ngữ ba mươi hố nhằm nhấn mạnh khoảng thời gian cho phép để thực hiện nhiệm vụ khẩn trương, quan. Hơn nữa, tác giả nhấn mạnh và lưu ý với độc giả khoảng thời gian trong ba ngày này để sau đó tác giả nêu bật thành tích của anh chàng Cốp: chỉ đào trong một ngày một đêm mà được hơn ba mươi hố. Như vậy, câu văn của Hồ Anh Thái không dài, không có nhiều thành phần câu móc nối, xoắn bện vào nhau nhưng giữa chúng luôn có sự hô ứng về ngữ nghĩa và ngữ pháp từ câu này đến câu khác, từ đoạn văn trước đến đoạn văn sau. Điều này chứng tỏ Hồ Anh Thái không chỉ là một người kể chuyện có duyên mà còn là một người kể chuyện uyên bác và trí tuệ. Lần ấy Đại Gia về xã bàn việc xây dựng quỹ hỗ trợ nghề cá. Câu tách biệt trạng ngữ chỉ mục đích nhằm nhấn mạnh đối tượng mà hành động hướng đến: những hộ nghèo. Sau đó, tác giả vạch ra thực trạng rằng những hộ nghèo cần được hỗ trợ này đang trong tình trạng nghiện ngập, nhà nào cũng có ết có hát. Qua đây, tác giả phản ánh bi kịch của một bộ phận cư dân miền biển: người dân đổ xô vượt biên ra nước ngoài, làm ăn vất vả, dành dụm, chắt bóp từng đồng tiền gửi về cho người thân ở quê nhà, nhưng người ở nhà thì dùng số tiền đó nằm dài ăn chơi, hút chích nghiện ngập. c) Câu tách biệt định ngữ. Thành phần định ngữ được tác giả tách thành câu riêng biệt nhằm nhấn mạnh tính chất của sự việc đã được nêu ở câu trước:. Nhưng dân ở đây kể chuyện con Chuột Trùm khét tiếng một vùng với một vẻ khác. Như là rất gờm. Như là cung kính. Nếu thay dấu chấm bằng dấu phẩy thì ba câu tách biệt này là định ngữ của câu cơ sở đứng trước. Tuy nhiên, khi đó câu cơ sở sẽ kéo dài và không diễn tả được sắc vẻ, thái độ vừa sợ hãi vừa kính nể của người dân ở đây đối với Chuột Trùm như khi tách riêng thành câu tách biệt định ngữ. Tìm mãi mới thấy một thứ. Trong trường hợp này, tác giả tách định ngữ của câu cơ sở thành câu đặc biệt tách biệt nhằm mục đích gây bất ngờ, thú vị đối với độc giả. Bởi phương tiện di chuyển tối tân trong hoàn cảnh ngập lụt mà Chàng và Nàng tìm mãi mới thấy không phải là cái gì khác mà là chiếc phao bơi đồ chơi cho trẻ con. Có thể nói, Hồ Anh Thái tạo ra và tận dụng mọi cơ hội để tự cười và chọc cười độc giả của mình. Tiếng cười khi thì nhẹ nhàng như cái nhếch mép thoảng qua, khi thì rôm rả, sảng khoái đầy hưng phấn, nhưng đằng sau đó là cả một bản lĩnh vượt thoát khỏi cái tầm thường, một bản lĩnh viết, bản lĩnh sống mang tên Hồ Anh Thái. d) Câu tách biệt bổ ngữ.
Trong phần khảo sát và phân tích câu đơn ở trên, chúng tôi cũng đã nhận thấy đặc điểm nổi bật của Hồ Anh Thái trong việc sử dụng liên ngữ để nối kết các câu đó là ông dùng nhiều liên ngữ chỉ quan hệ ngược hướng, đặc biệt từ nhưng với vai trò liên ngữ được ông sử dụng rất nhiều lần trong tác phẩm. Trong câu ghép chính phụ, Hồ Anh Thái không sử dụng cặp quan hệ từ liên kết mà chỉ sử dụng từ thì để liên kết các vế câu với nhau, vế câu thứ nhất chỉ điều kiện hoặc sự việc xảy ra, vế câu thứ hai nêu lên kết quả của điều kiện hoặc sự việc đó.
Có thể thấy, câu thứ nhất làm đòn bẩy cho sự nhấn mạnh ý ở câu thứ ba còn câu thứ hai và câu thứ bốn có vai trò củng cố ý nghĩa khẳng định của hai câu đi trước chúng giống như viên gạch chèn sau bánh xe mỗi khi đẩy chiếc xe lên được một đoạn đường dốc nhất định. Tìm hiểu câu văn trong tác phẩm SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái, chúng tôi thấy cách tổ chức câu văn của Hồ Anh Thái xét từ phương diện ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật có điểm đáng chú ý đó là trong toàn bộ tác phẩm không có ngôn ngữ nhân vật mà chỉ có ngôn ngữ trần thuật của tác giả.