Khi tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ 1986 đến nay chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều bài phê bình, tiểu luận viết về nghệ thuật cũng như nội dung trong tiểu thuyết của
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này chưa được công bố trong luận
văn nào Nếu có tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Người viết
Phạm Thị Mỹ Anh
Trang 4MỤC LỤC
L ỜI CAM ĐOAN 1
M ỤC LỤC 2
M Ở ĐẦU 5
1 Lý do ch ọn đề tài 5
2 L ịch sử vấn đề 8
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 17
4 Ph ương pháp nghiên cứu 18
5 Đóng góp của luận văn 19
6 Kết cấu luận văn 19
CH ƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI VÀ NGH Ệ THUẬT TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 Đ ẾN NAY 21
1.1 Vài nét v ề nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay 21
1.1.1 Nguyên nhân đổi mới tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay 21
1.1.2 Nhận diện tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay 27
1.1.3 Những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay 33
1.2 Khái quát v ề nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái 44
1.2.1.Nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến năm 2000 44
1.2.2 Nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ sau năm 2000 đến nay 55
Trang 5Tiểu kết 60
CH ƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRẦN THU ẬT, KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI 62
2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trần thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái 62 2.1.1.Vài nét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trần thuật tiểu thuyết 62
2.1.2 Xây dựng nhân vật qua tình huống 65
2.1.3 Xây dựng nhân vật qua chi tiết gợi bản chất 73
2.1.4 Tên nhân vật được ký hiệu hoá qua việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách, chức danh 79
2.2 K ết cấu tiểu thuyết Hồ Anh Thái 83
2.2.1 Vài nét về kết cấu tiểu thuyết 83
2.2.2 Kết cấu theo chương 86
2.2.3 Kết cấu đa tuyến 89
2.2.4 Kết cấu liên văn bản 92
2.3 Cốt truyện tiểu thuyết Hồ Anh Thái 96
2.3.1 Vài nét về cốt truyện tiểu thuyết 96
2.3.2 Cốt truyện xâu chuỗi 98
2.3.3 Cốt truyện lồng ghép 101
Ti ểu kết 106
CHƯƠNG 3: THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT, NGÔN NGỮ VÀ GI ỌNG ĐIỆU TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI 108
Trang 63.1 Th ủ pháp nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái 108
3.1.1 Vài nét về thủ pháp nghệ thuật văn xuôi 108
3.1.2 Thủ pháp lạ hoá 110
3.1.3 Thủ pháp dòng ý thức 117
3.1.4 Thủ pháp hiện thực huyền ảo 121
3.2 Ngôn ng ữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái 126
3.2.1 Vài nét về ngôn ngữ tiểu thuyết 126
3.2.2 Ngôn ngữ trữ tình giàu chất thơ 129
3.2.3 Ngôn ngữ đời thường mang tính thị dân 133
3.2.4 Ngôn ngữ mang đậm chất dân gian 137
3.3 Gi ọng điệu tiểu thuyết Hồ Anh Thái 142
3.3.1 Vài nét về giọng điệu tiểu thuyết 142
3.3.2 Giọng điệu triết lý 145
3.3.3 Giọng điệu giễu nhại, trào phúng 151
3.3.4 Giọng điệu vô âm sắc 160
KẾT LUẬN 164
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 169
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
Năm 1986 là dấu mốc quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và trong
văn học nghệ thuật nói riêng Đây là thời kì mà quá trình đổi mới văn học diễn ra
mạnh mẽ và sôi nổi Giai đoạn này văn xuôi Việt Nam phát triển ở tất cả các thể
loại: kịch, lý luận phê bình, văn học dịch, … và đạt được một số thành tựu đáng kể Điều đặc biệt là quá trình đổi mới diễn ra vô cùng phong phú, đa dạng ở thể loại truyện và tiểu thuyết Nhưng tạo nên những dư ba, những chấn động trong cao trào đổi mới của văn học phải nói đến tiểu thuyết Trên văn đàn lúc này xuất hiện đông đảo các nhà văn chuyên viết về tiểu thuyết Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã lý giải
điều này như sau: “Quá trình đổi mới diễn ra sôi động trong lĩnh vực truyện và tiểu
thuy ết là hoàn toàn hợp với quy luật Bởi vì các thể loại văn xuôi là hiện thân của
s ự uyển chuyển, xét về bản chất dường như không có tính qui phạm Truyện và tiểu thuy ết là những thể loại được xây dựng trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với hiện
th ực đang vận động và phát triển” [18, tr.198] Cũng theo sự thống kê của nhà
nghiên cứu Phan Cự Đệ, nếu tính những tác giả viết từ ba cuốn trở lên thì từ năm
1980 đến năm 1996, chỉ riêng Hội Nhà văn Việt Nam, các nhà văn đã cho ra mắt
bạn đọc trên 360 cuốn tiểu thuyết Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong giai
đoạn này như: Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Ông cố vấn của Hữu Mai đoạt
giải thưởng Hội Nhà văn hai năm (1988 – 1989) Bến không chồng của Dương
Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường nhận giải thưởng
của Hội Nhà văn (1990 – 1991), Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai được nhận giải
thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang của Hội Nhà văn (1993), …
Tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay không cắt lìa truyền thống đã có,
nhưng người viết có ý thức hơn trong việc làm mới, làm giàu, làm khác truyền
thống Thời đại thông tin bùng nổ, văn học buộc phải cạnh tranh với các phương
Trang 8tiện giải trí truyền thông và không còn giữ vị trí độc tôn như trước kia Vì vậy người
viết bây giờ phải đối diện với những thử thách nghiệt ngã để giành độc giả về mình Các nhà văn trong mỗi cuốn tiểu thuyết của mình phải sáng tạo ra một hình thức riêng, không tuân theo những hình thức bất biến Mỗi cuốn sách đều phải có những quy luật sản sinh, vận động cũng như diệt vong của riêng mình như lời của Alain Robbe Grillet đã nói
Không nổi bật ngay từ đầu nhưng Hồ Anh Thái đã tạo cho mình một phong cách độc đáo, tinh tế và mang đậm những sắc thái riêng biệt Luôn có xu hướng đổi
mới phong cách, cách tân nghệ thuật, nhà văn dần tạo được chỗ đứng và tiếng nói riêng của mình qua thể loại tiểu thuyết Đến với Hồ Anh Thái ta bắt gặp một giọng điệu tươi mới, trẻ trung, tinh nghịch, hiện đại Tác phẩm của nhà văn tái hiện nhiều
kiếp người, tầng lớp người, trong nhiều thời điểm, nhiều tình huống để từ đó nói lên quan niệm về nhân sinh, những thể nghiệm, những nhận thức mới về xã hội được
thể hiện trong hình thức nghệ thuật độc đáo Gần 30 năm cầm bút nhà văn cho ra đời khoảng 30 tập truyện ngắn,tiểu luận và tiểu thuyết với những tác phẩm như:
Chàng trai ở bến đợi xe (1985), Phía sau vòm trời (1986), Vẫn chưa tới mùa đông
(1986), Ng ười và xe chạy dưới ánh trăng (1987), Người đàn bà trên đảo (1988),
Nh ững cuộc kiếm tìm (1988), Mai phục trong đêm hè (1989), Trong sương hồng
hi ện ra (1990), Mảnh vỡ của đàn ông (1993), Người đứng một chân (1995), Lũ con hoang (1995), Ti ếng thở dài qua rừng kim tước (1998), Họ trở thành nhân vật của tôi (2000), T ự sự 265 ngày (2001), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Bốn lối vào nhà c ười (2005), Đức Phật, nàng Savitri và Tôi (2006), Mười lẻ một đêm
(2006), Namaskar ! Xin chào Ấn Độ (2008), Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009), SBC là s ăn bắt chuột (2011)
Nhà văn đoạt được các giải thưởng như: giải thưởng Truyện ngắn 1983 –
1984 của báo Văn nghệ (truyện Chàng trai ở bến đợi xe), giải thưởng Văn xuôi
1986 – 1990 của Hội nhà văn Việt Nam và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng), giải thưởng Văn học 1995 của Hội liên
Trang 9hiệp Văn học Nghệ Thuật Việt Nam (tập truyện ngắn Người đứng một chân); giải
thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2012 (tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột)
Mỗi tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đều là một tiếng nói riêng, một thái độ đối
với cuộc đời và con người Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn không
chỉ là hiện thực thô sơ mà là hiện thực được nhào nặn lại bằng suy nghĩ và tưởng
tượng của mình Chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái ngoài những lý do trên còn vì:
Các tiểu thuyết của nhà văn hầu hết đều nằm trong giai đoạn từ 1986 đến nay, là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng Đây là thời kỳ mà quá trình đổi mới trong
văn học, đặc biệt là tiểu thuyết diễn ra ở cao trào Đây lại cũng chính là quãng thời gian kết thúc một thế kỉ và lại mở ra một thế kỉ mới Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
gọi giai đoạn này là thời của tiểu thuyết Thời kì này các cây bút tiểu thuyết đều có
ý thức tìm tòi, đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết trên cơ sở gắn nó với nội dung nhân bản
Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái luôn tạo ấn tượng mới với người đọc bởi nhà
văn luôn hướng đến con đường tìm tòi, cách tân nghệ thuật để không ngừng đổi mới
về phong cách Nhà văn không che giấu mong muốn được đọc và viết những tác
phẩm là sản phẩm của sự tưởng tượng phi thường, tạo dựng được những tình huống
khác lạ, những cảm xúc mê đắm, những nhân vật không chịu mặc đồng phục Tiểu thuyết của tác giả luôn được bạn đọc chờ đợi và đón nhận nồng nhiệt
Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn đã góp phần cách tân và hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam, đưa văn học Việt Nam hoà nhập vào dòng chảy của văn
học thế giới
Khi tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ 1986 đến nay chúng tôi
nhận thấy rằng có rất nhiều bài phê bình, tiểu luận viết về nghệ thuật cũng như nội dung trong tiểu thuyết của nhà văn Tuy nhiên, các bài phê bình và tiểu luận này vẫn còn rời rạc, chưa tập trung, chưa làm nổi bật đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết
Trang 10Hồ Anh Thái Vì vậy, khi đến với đề tài: Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ
Anh Thái chúng tôi mong sẽ đưa ra cái nhìn khách quan, tổng hợp về những đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong tiểu thuyết của nhà văn giai đoạn này
2 L ịch sử vấn đề
Đề tài tập trung tìm hiểu tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến nay về
phương diện nghệ thuật Để có cơ sở cho cái nhìn bao quát, sâu sắc, đảm bảo tính khách quan khoa học, chúng tôi xin lược khảo những nghiên cứu, đánh giá về nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến nay
Ý kiến về kết cấu, cốt truyện tiểu thuyết Hồ Anh Thái:
Dan Duffy trên tờ Tạp chí Vietnam Forum của Đại học Tổng hợp Yale, Connecticut, Mĩ, 1996 Đăng lại trên tạp chí Heritage, 1996 có bài viết với nhan đề
Nhà v ăn bẩm sinh mang gương mặt nhà ngoại giao đã nhận xét về nội dung và
nghệ thuật trong truyện ngắn cũng như tiểu thuyết Hồ Anh Thái một cách tinh tế Dan Duffy viết: “Hồ Anh Thái có khả năng phát kiến, khả năng tạo dựng cốt
truy ện, điều mà độc giả Mĩ chờ đợi ở một nhà khoa học viễn tưởng Anh không đồng ý với sự so sánh này, như bất cứ một nhà văn nghiêm túc nào Anh khẳng định
r ằng những truyện kỳ ảo của mình đều có nguồn gốc từ thực tế cuộc sống” [63,
tr.451]
Michael Harris trong bài viết Đặt ra vấn đề cá nhân ở nước Việt Nam mới
trên Thời báo Los Angeles, 18-9-2001 đã nói lên những khát vọng một thời của con
người Việt Nam được phản ánh trong tác phẩm Người đàn bà trên đảo và đặt ra giả
thuyết nếu cuốn tiểu thuyết này là cuốn tiểu thuyết thông thường theo kiểu hiện thực
xã hội chủ nghĩa thì nhân vật Hoà sẽ không có những hành động như những con
người kinh doanh Michael Harris cho rằng Hồ Anh Thái đã thật sự trưởng thành,
đứng về phía những lực lượng đổi mới khi anh viết cuốn tiểu thuyết Trong sương
Trang 11h ồng hiện ra Cấu trúc của tác phẩm chịu sự tác động của xung đột ở trung tâm của
cuốn tiểu thuyết Michael Harris đánh giá tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra
Wayne Karlin, một giáo sư ngôn ngữ và văn chương Mĩ khi viết lời giới thiệu bản in của nhà xuất bản Đại học Washington, 2001 cho tác phẩm Người đàn
bà trên đảo (The Women on the Island) ngoài việc khái quát về tiểu sử Hồ Anh
Thái từ thời thơ ấu đến nay, nhà nghiên cứu đã tóm tắt tác phẩm Người đàn bà trên
đảo và đưa ra những chiêm nghiệm của mình về nghệ thuật cũng như xã hội Việt
Nam phản ánh trong tiểu thuyết này “Hồ Anh Thái mở đầu người đàn bà trên đảo
b ằng một câu chuyện giống như ngụ ngôn về một đoàn nghĩa quân đang đánh Pháp Câu chuy ện này cũng dùng làm đoạn kết tài hoa cho cuốn sách … những câu
h ỏi mà rốt cục tác giả, và cuốn tiểu thuyết, đặt ra cho chúng ta cùng suy ngẫm là làm sao tìm được cách để sống hài hoà với nhau và hài hoà ở trong chính mình -
v ới những uẩn ức phức tạp và trái ngược ngay trong tâm hồn chúng ta ?” [63,
tr.404]
Ngô Thị Kim Cúc trên báo Thanh niên 3-11-2002 có bài viết Cái ác ở phía ít
ng ờ nhất đã nhận định tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế có cốt truyện
mang tính siêu thực Cũng với tiểu thuyết này Hồ Anh Thái đã tiến thêm một bước trong kỹ thuật viết, sử dụng những yếu tố ảo một cách thành công để phục vụ hàm ý
của tác phẩm
Hoài Nam đã bày tỏ thái độ không đồng tình của mình với quyết định khước
từ trao giải thưởng Văn học năm 2003 cho tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế
của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam trong bài viết Từ một giải thưởng không
thành đăng trên Tạp chí Ngày nay, 2004 Theo Hoài Nam thì với tác phẩm này Hồ Anh Thái đã dựng nên một hiện thực mới và hiện thực mới này không thể đo lường
bằng thước đo của hiện thực cũ
Từ Nữ trong bài Tiếng cười trên từng trang đăng trên báo Tin tức cuối tuần,
6-4-2006 đưa ra nhận định kết cấu tiểu thuyết Mười lẻ một đêm gồm có chín phần,
Trang 12mỗi phần là một truyện ngắn, những truyện ngắn được chia bởi nhiều phân đoạn,
giới thiệu những nét riêng của nhân vật Trong bài viết của mình, Từ Nữ đã gọi nhà
văn Hồ Anh Thái là “Thị Mầu” trong làng văn chương đương đại Việt Nam vì biệt
tài góp nhặt tiếng cười độc giả của nhà văn
Nguyễn Đăng Điệp có bài viết Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc in trong
phần dư luận của tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế đã có nhận xét sâu sắc
về nghệ thuật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái Đó là tính là đa cấu trúc, cốt truyện phân mảnh, giọng điệu có khi xót xa, có khi hài hước Nhà nghiên cứu cho
rằng yếu tố giúp tiểu thuyết của nhà văn được mọi người tìm đọc vì “Hồ Anh Thái
lao động cật lực trên từng con chữ đúng kiểu một nhà văn chuyên nghiệp, và với
m ột vốn văn hoá dày dặn, anh không rơi vào tình trạng tự thoả mãn mà luôn tìm cách b ức phá trên cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới mẻ, táo bạo” [65, tr.371]
Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Giấc mơ lạ tặng cho người đọc đăng
trên báo Thể thao và Văn hoá, 26-5-2007 đưa ra những nhận định của mình về tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và Tôi Theo nhà nghiên cứu thì trong tiểu thuyết này
Hồ Anh Thái đã thể hiện một cái nhìn tiểu thuyết “vừa hiền minh vừa suồng sã”,
tác giả rất thành công qua việc xây dựng bộ ba nhân vật Tuy đặt nhân vật Đức Phật
ở vị thế trung tâm nhưng Hồ Anh Thái không tập trung chiếu rọi chỉ vào Đức Phật
mà luôn di chuyển điểm nhìn Với cách viết như vậy theo Nguyễn Thị Minh Thái thì tác giả đã đặt người đọc vào vị trí dân chủ
Võ Anh Minh trong bài Chiêm nghi ệm theo con lắc thời gian đăng trên báo
V ăn hoá Phật giáo số 36, 1-7-2007 cho rằng tác giả Hồ Anh Thái chứng thực chân
lý đạo Phật qua số phận dày dạn của nhân vật trong một cấu trúc mới và trong một
luồng sáng mới Để làm được điều này, Hồ Anh Thái đã di chuyển điểm nhìn, di chuyển thời gian không gian nghệ thuật giữa hai cực hiện đại và cổ đại, hiện tại và quá khứ một cách sinh động và linh hoạt để người đọc đối chiếu và suy nghĩ Điều thành công của Hồ Anh Thái là sáng tạo ra nhân vật Savitri “ nhân vật 2 trong 1”
Savitri là nhân vật được xây dựng trong hai kiếp “Tiền kiếp (cách đây hơn 2500
Trang 13n ăm) là công chúa Savitri, một đời yêu thương và theo đuổi Đức Phật theo cách của riêng mình và hi ện kiếp là Nữ thần Đồng trinh đã giải nghệ Savitri với nghề hướng
d ẫn viên du lịch như một nghệ nhân kể chuyện đời Đức Phật (và cả chuyện đời mình) V ấn đề tác giả đặt ra với Savitri được lồng trong hai quãng thời gian đó”
[66, tr.498]
Ý kiến về ngôn ngữ, giọng điệu tiểu thuyết Hồ Anh Thái:
Dina Shilo trên Tạp chí Bưu điện Jerusalem, 26-2-1999 có bài Xuyên qua
màn s ương hồng của quá khứ cho rằng người Isreal sẽ tìm thấy rất nhiều đồng điệu
khi đọc tiểu thuyết Trong Sương hồng hiện ra Dina Shilo nhận rõ được những điều
Hồ Anh Thái muốn nói về thế hệ hậu chiến ở Việt Nam cần phải tìm ra những giá
trị mới, có sự nhận định, đánh giá mới về gia đình và quá khứ Trong bài viết này, tác giả nói về bút pháp của Hồ Anh Thái như sau: “Tác giả đã viết với sự hài hước
tinh t ế, khiến cho cuốn sách này hấp dẫn và mang đầy tính thưởng thức Hồ Anh Thái là m ột tác giả văn học nổi tiếng ở Việt Nam – tác giả 11 cuốn tiểu thuyết và truy ện ngắn, đã đoạt một số giải thưởng văn học, uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà
v ăn Hà Nội Nhưng đối với những người thuộc giới văn học bảo thủ thì anh có một
gi ọng văn phê phán đáng ngạc nhiên” [63, tr.443]
Nhà văn Lê Minh Khuê viết bài Người còn đi dài với văn chương đăng trên
Tạp chí Số1, 3 – 2003 cho rằng tiểu thuyết có kết cấu từ ý tưởng hôm nay, mạch
truyện “liền tù tì” Ngôn ngữ trong truyện là ngôn ngữ của người Việt hôm nay
“Không lôi thôi lòng thòng” Chi tiết trong truyện cô đặc và đắt, ám ảnh người đọc ngay từ dòng mở đầu Lê Minh Khuê đưa ra nhận xét rằng Hồ Anh Thái là người sẽ còn có những con đường đi dài với văn chương
Trong bài V ẫn là nỗi đau truyền kiếp đăng trên báo Sức khoẻ và đời sống,
22-3-2003 Vũ Bão đưa ra nhận định của mình về tiểu thuyết Cõi người rung chuông
t ận thế của Hồ Anh Thái Theo Vũ Bão, triết lý nhân sinh về nỗi đau của con người
trong cõi người được nhà văn thể hiện bằng giọng văn giản dị Tiểu thuyết kết thúc
Trang 14không phải theo môtíp của các tiểu thuyết hình sự thông thường khác Nhà văn luôn
dẫn dắt người đọc vào một miền đất gần gũi nhưng mang đậm tính chất huyền ảo khiến cho người ta lúc nào cũng ở trong tình thế đón chờ những cái bất ngờ xảy ra Đọc mỗi chương của tiểu thuyết, người đọc như đi trên con đường kẹp giữa hai vách núi dựng đứng với con đường chạy thẳng về phía trước, lúc nào cũng cứ ngỡ con đường sắp đâm sầm vào vách núi, nhưng cứ sau mỗi bước chân, vách núi cứ dãn dần ra
Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Giọng tiểu thuyết đa thanh đăng trên
Tạp chí Thế giới mới, 529, 31-3-2003 đưa ra nhận xét về giọng điệu trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế Đó là một giọng tiểu thuyết đa thanh với “Sự
chuy ển giọng, thay giọng kể luôn luôn đầy bất ngờ, khiến người đọc có thể đọc Cõi
ng ười rung chuông tận thế viết một mạch không nghỉ Và càng đọc, càng khắc kho ải đi theo hai nhân vật Tôi và Mai Trừng, càng cảm thấy chất phương Tây duy
lý đã nhạt phai dần, đã dịch chuyển tinh tế về phía của phương Đông đẫm đầy tình
c ảm” [65, tr.203] Đây là một cuốn tiểu thuyết được nén chặt và bung ra trong kết
thúc và phát sáng nhờ tư tưởng
Nhà văn Ma Văn Kháng đã bày tỏ sự thích thú của mình khi đọc tác phẩm
của Hồ Anh Thái Trong bài Cái mà văn chương ta còn thiếu đăng trên tạp chí Sách
và đời sống, 7-2003 Ma Văn Kháng viết:“Nghệ thuật thật sự luôn làm nên cái bất
ng ờ Truyện ngắn, tiểu thuyết Hồ Anh Thái, nhất là những cái gần đây, thú vị trước
h ết ở chỗ đó; ở từng con chữ có đời sống là lạ; ở mỗi tình tiết giàu sức khám phá, ở các m ối liên tưởng lạ lùng và gần gũi; ở tổng thể câu chuyện, nó mở ra một góc nhìn nhân sinh, nó cho ta th ấy đa tầng, những thực tại nhìn thấy và không nhìn
th ấy, những ấn tượng đặc sắc thông qua chủ đề của nó ở chính cuộc đời này, hôm nay…,” [65, tr.298] Bên cạnh đó, Ma Văn Kháng cũng bày tỏ sự e ngại của mình khi nói về chi tiết trong tác phẩm của Hồ Anh Thái: “Có điều này thuộc về nghề
nghi ệp: tốn chi tiết quá ! Ông Nguyễn Công Hoan nói: nên ăn dè ! truyện nào của
Trang 15H ồ Anh Thái cũng ăm ắp chi tiết, đọc vừa sướng vừa lo: phải mình khéo kiệt sức
m ất ! Có lẽ đó là tâm lý của tuổi già ?” [65, tr.298]
Phạm Chí Dũng trong bài viết Ám ảnh và dự cảm đăng trên báo Văn nghệ,
22-11-2003 đã có sự đối chiếu giữa một vài tiểu thuyết ngày nay với tiểu thuyết Cõi
ng ười rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái Nhà nghiên cứu cho rằng ngày nay có
vài cuốn tiểu thuyết mang hơi hướng hiện thực và tâm linh Những cuốn tiểu thuyết này tuy có phơi bày mặt trái của xã hội nhưng lại gợi lên cho người đọc, nhất là
những người đọc trẻ tuổi cảm thấy ngột ngạt, trần trụi đến không có lối thoát
Nhưng ngược lại khi đến với Cõi người rung chuông tận thế , người đọc lại có thể
tiếp nhận được tinh thần ám ảnh và dự cảm Sự thành công của tiểu thuyết này
ngoài yếu tố mạch truyện chuyển động nhanh, hiện đại, đi thẳng vào vấn đề cá nhân hôm nay thì còn có bút pháp châm biếm với một kho ngôn ngữ dân gian ẩn dụ rất phong phú, cùng với điểm nhìn khách quan và thái độ giễu cợt của nhà văn đối với
mặt trái của xã hội hôm nay đã tạo nên sức cuốn hút của tiểu thuyết
Thuý Nga qua bài Đời cười trong mười lẻ một đêm đăng trên báo Tuổi trẻ
Tp.HCM, 1-3-2006 rất tâm đắc với cách mở đầu câu chuyện của tiểu thuyết Mười lẻ
m ột đêm Theo nhà nghiên cứu, với cách bắt đầu như thế Hồ Anh Thái đã làm cho
tình huống trong truyện trở nên trớ trêu Ngay từ lúc bắt đầu của tiểu thuyết, nhà
văn sử dụng giọng điệu bỡn cợt và hài hước Giọng điệu này theo suốt chiều dài của
cuốn tiểu thuyết
Trong bài viết Ngả nghiêng trần thế đăng trên báo Thanh niên, 11-4-2006 tác
giả Sông Thương xếp tiểu thuyết Mười lẻ một đêm vào dòng “hậu Ấn Độ” Sông
Thương đưa ra nhận định về giọng điệu và kết cấu trong tiểu thuyết này như sau:
“M ười lẻ một đêm được viết bằng giọng hài hước chủ đạo Thậm chí có đoạn được
l ồng vào cả “Truyện cười dân gian” Câu văn thụt thò, dài ngắn, có chủ đích
Ch ương một, chương hai, cái nghiêng ngả còn liu riu, rồi cái sự ngả nghiêng cứ
t ăng dần Đến chương bảy - Chuyện về nhà văn hoá lớn, nó trở nên “căng nhức”
Trang 16Nhi ều độc giả cảm thấy ngột ngạt Thế là đủ Vào chương tám, bầu trời câu chuyện
b ắt đầu kéo mây” [69, tr.337]
Nguyễn Thị Minh Thái trong bài Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt sáng từ phía
sau trên báo v ăn nghệ,10-6-2006 nhận định Hồ Anh Thái là nhà văn mà với quan
niệm tiểu thuyết là một giấc mơ dài, bằng những điều mà đời thực không có, và không chỉ dùng một phương pháp hiện thực thuần tuý đã đạt tới giấc mơ dài của mình Suốt thập kỉ qua, tác giả đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lao động viết
tiểu thuyết nhọc nhằn của một nhà văn thực sự coi viết là một nghề Từ góc nhìn
của một người đọc tiểu thuyết, nhà nghiên cứu cho rằng “cái viết” của Hồ Anh
Thái được tạo lập không chỉ thành một giấc mơ dài, mà là một chuỗi giấc mơ tiểu thuyết Mỗi cuốn tiểu thuyết ra đời là giấc mộng con độc đáo, là một nấc thang đi lên trong cả quá trình vận động thẩm mỹ về ý thức viết tiểu thuyết Từ đó, Nguyễn
Thị Minh Thái đã đúc rút ra rằng quan niệm viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái được
kiến trúc trên sự đồng hành của sự tự ý thức triết học về cái viết và hành động nhằm đổi mới tư duy, giọng điệu và cách ứng xử ngày càng hiện đại hơn với tiếng Việt, trên cơ sở hội tụ đầy đủ về văn hoá sống và văn hoá viết
Vân Long trong bài viết Một thành tựu đáng kể đăng trên báo sức khoẻ và
đời sống, 10-6-2007 nhận định Hồ Anh Thái là một trong số ít nhà văn viết khoẻ và
năm nào cũng có sách mới xuất bản Từ cuốn tự sự 265 ngày (NXB Hội nhà văn
2001)trở đi, nhà văn viết với một giọng văn hoàn toàn khác thời kỳ đầu “Giễu nhại,
châm bi ếm sắc sảo những thói tật trong xã hội Với thủ pháp sử dụng thành ngữ,
kh ẩu ngữ đời thường, lối viết tràn câu, tràn dòng, bỏ dấu…anh đang muốn thể hiện
m ột xã hội đang sôi động đổi mới nhưng vẫn đan xen những cái lố lăng bất
c ập…Phải dùng sự hài hước thông minh để phê phán một cách hữu hiệu” [66,
tr.483] Theo Vân Long thì thành công của tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và
Tôi chính là việc dựng lại lịch sử Phật giáo một cách chân thực và sáng tạo
Văn Thị Thu Hà tiếp cận tiểu thuyết Đức Phật nàng Savitri và Tôi dưới góc
độ văn hoá Trong bài viết Một vẻ đẹp trong suốt đăng trên báo Lao động cuối tuần,
Trang 1722-6-2007 chị đã giải mã các biểu tượng văn hoá có trong tiểu thuyết này: “Lấp
lánh bi ểu tượng Biểu tượng khất thực - khơi ngợi lòng trắc ẩn và tinh thần bình đẳng Biểu tượng máu và nước - giải hoà tranh chấp giữa hai bộ tộc Biểu tượng ăn chay - tuyên b ố tình thương với mọi sinh linh Với tôi, bộ ba biểu tượng này thể hiện
r ất tuyệt, rất hình tượng quan điểm bình đẳng tuyệt đối chỉ có ở Đức Phật” [66,
tr.489]
Hoàng Công Danh tiếp cận tiểu thuyết Đức Phật nàng Savitri và Tôi dưới
góc độ thi pháp học Nhà nghiên cứu có nhận xét tinh tế và sâu sắc về các thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết này của Hồ Anh Thái Trong bài viết Tái hiện Phật sử,
đồng hiện nghệ thuật, tương hợp đạo và đời in trên tạp chí Nhà văn, 5-2008 Theo
tác giả, cái mới của cuốn sách ngoài việc dựng lại hình ảnh Đức Phật từ lúc sơ sinh đến khi xuất gia thành đạo và nhập diệt còn thể hiện ở góc nhìn mới thông qua lối
kể chuyện Cái khó của văn bản là tất cả các địa danh, tên nhân vật, danh từ riêng đều không được tác giả phiên âm từ tiếng Phạn sang tiếng Việt Điều này làm cho độc giả khó nhớ hết tên nhân vật.Theo Hoàng Công Danh thì chính nghệ thuật trong
tiểu thuyết là yếu tố làm nên phong cách riêng của Hồ Anh Thái Nhà nghiên cứu
viết: “Ngh ệ thuật tiểu thuyết trong cuốn sách như đã có nói là một phong cách riêng, phong cách H ồ Anh Thái Chuyện cổ đại được tạo nên từ ngòi bút hiện đại,
th ậm chí hậu hiện đại Những mảng miếng được phân vụn để rồi được ghép nối lại thành m ột tổng hoà Phương pháp đồng hiện, phục hiện nối liền mạch quá khứ và
hi ện tại Những câu đơn ngắn ngủn như thể làm minh bạch mọi thứ, dễ lĩnh hội như tri ết lý của Đức Bổn Sư Anh không dùng những câu phức dài dòng vì không muốn độc giả phải sa vào ngổn ngang rối rắm” [66, tr.518]
Trần Thị Hải Vân với bài viết Một chiêm nghiệm “Cõi người” đăng trên báo
Văn nghệ, số 16, 18-4-2009 nêu lên những thành công về nghệ thuật trong một số
tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn như: “Những trang viết của Hồ Anh Thái đã đến
v ới bạn đọc từ những năm tám mươi của thế kỷ trước Ngày đó, cách viết của Hồ Anh Thái th ật trữ tình, sâu lắng, không gây “shock”, không ồn ào Theo thời gian,
Trang 18H ồ Anh Thái lại thật sự gây xôn xao dư luận bạn đọc với tự sự 265 ngày (tập truyện
ng ắn), Cõi người rung chuông tận thế (tiểu thuyết), Mười lẻ một đêm (tiểu thuyết)
và m ới đây nhất là cuốn tiểu thuyết về Ấn Độ, Đức Phật, nàng Savitri và Tôi Qua
nh ững tác phẩm này, thấy Hồ Anh Thái sắc sảo hơn, châm biếm, giễu nhại cũng sâu cay h ơn Anh đã có những bứt phá trên hành trình nghệ thuật mặc dù có nhiều
ng ười vẫn thích một Hồ Anh Thái của thời kỳ trước đây, thời kỳ tiền Ấn Độ như có
ng ười từng gọi Hồ Anh Thái đã có những cách tân mạnh mẽ về mặt nghệ thuật và
đã tạo ra những hiệu quả nghệ thuật rất đáng ghi nhận trong tác phẩm của mình Đồng thời trong giới nhà văn Việt Nam hiện nay, anh cũng được xem là một nhà
v ăn cấp tiến về mặt tư tưởng” [65, tr.339]
Luận văn
Nguyễn Quang Nghiêm qua luận văn thạc sĩ “Môtip “tội ác và trừng phạt”
trong ti ểu thuyết Hồ Anh Thái”(2010) nghiên cứu những môtip về cái ác và sự
trừng phạt cái ác thường xuất hiện trong tiểu thuyết nhà văn Nguyễn Quang Nghiêm nhìn nhận các môtip này xuất hiện dưới các góc độ triết lý; từ hệ chủ đề, nhân vật; từ phương thức thể hiện
Nguyễn Thanh Tâm với luận văn “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái”(2011) nghiên cứu về nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Hồ Anh Thái qua những
phương diện như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện và
kết cấu, nghệ thuật trần thuật
Nguyễn Thị Kim Thanh tìm hiểu vấn đề văn hoá Ấn Độ qua ba tác phẩm
Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Đức Phật, nàng Savitri và Tôi, Namasar! Xin chào
Ấn Độ của Hồ Anh Thái Nguyễn Thị Kim Thanh đưa ra nhận định cảm hứng Phật giáo chi phối sáng tác nhà văn trong các tác phẩm này Theo tác giả luận văn
phương thức tiếp cận nổi bật được nhà văn vận dụng đó là chất liệu kì ảo, sự linh
hoạt trong người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu đa thanh sinh động
Trang 19Có rất nhiều bài viết, phê bình cũng như luận văn về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến nay Trên đây chúng tôi chỉ nêu
một số bài viết tiêu biểu Qua những tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái Xuất phát
từ thực tế đó, việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là
một hướng nghiên cứu hợp lý, có ý nghĩa khoa học và có giá trị thực tiễn Từ công trình này chúng tôi hy vọng góp một cái nhìn sâu để từ đó thấy được ý nghĩa thẩm
mỹ, đậm chất nhân văn trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn Hồ Anh Thái
3 Đ ối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tiểu thuyết của nhà
văn Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến nay Bao gồm các tiểu thuyết:
Vẫn chưa tới mùa đông (1986)
Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987)
Người đàn bà trên đảo (1988)
Trong sương hồng hiện ra (1990)
Cõi người rung chuông tận thế (2003)
Trang 204 Ph ương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu vấn đề nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Ph ương pháp nghiên cứu thi pháp học: Vân dụng các lý thuyết, quan niệm
trong thi pháp học để tìm hiểu, nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái
Ph ương pháp thống kê, miêu tả: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê,
miêu tả để thống kê và miêu tả các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cũng như các công trình nghiên cứu đánh giá, nhận xét, phê bình về bút pháp xây dựng tiểu thuyết của
Hồ Anh Thái Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ có cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về
vấn đề nghiên cứu
Ph ương pháp phân tích: Trên cơ sở nắm vững đặc trưng, phân tích thể loại
tiểu thuyết từ năm 1986 đến nay, chúng tôi có thể tìm ra và phân tích những nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
Ph ương pháp lịch sử: Trên quan điểm lịch sử cụ thể, chúng tôi xem xét sự
vận động và cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết từ năm 1986 đến nay để từ đó tiếp
cận và tìm ra con đường hoàn thiện nghệ thuật viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái
Ph ương pháp so sánh, đối chiếu: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để
so sánh nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay với các tiểu thuyết ở
những thời kỳ trước So sánh đối chiếu giữa nghệ thuật viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái với nghệ thuật viết tiểu thuyết của một số nhà văn khác Từ phương pháp so sánh, đối chiếu này chúng tôi sẽ tìm ra những ưu điểm cũng như những nhược điểm trong bút pháp viết tiểu thuyết của nhà văn
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tham khảo những ý kiến, nhận xét, phê bình về nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn.Với tất cả những phương pháp nói
Trang 21trên, chúng tôi hy vọng sẽ có những phát hiện sâu và sát về những đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái qua luận văn của mình
5 Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, chúng tôi mong có một số đóng góp như sau:
Đưa ra một cái nhìn khách quan, tổng thể về nghệ thuật viết tiểu thuyết của
Hồ Anh Thái, vạch ra xu hướng vận động trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của tác
giả từ năm 1986 đến nay và tìm ra một số thi pháp tiểu thuyết độc đáo của Hồ Anh Thái
Bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm ra những ưu điểm đồng thời vạch ra những
hạn chế trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn
Từ đó chúng tôi mong muốn sẽ giúp cho người đọc nhận định được phong cách viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái Người đọc sẽ có phương pháp tiếp cận tốt
hơn khi đến với tiểu thuyết của nhà văn Qua luận văn của mình, chúng tôi sẽ khẳng đinh sự đa dạng, phong phú trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn Hồ Anh Thái nói riêng và sự đa dạng, phong phú trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của các nhà văn từ năm 1986 đến nay nói chung
6 K ết cấu luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái và nghệ thuật tiểu thuyết
Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trần thuật, kết cấu và cốt truyện
tiểu thuyết Hồ Anh Thái
Trang 22Chương 3: Thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết Hồ Anh Thái
Trang 23CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI
VÀ NGH Ệ THUẬT TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ NĂM 1986
Đ ẾN NAY
Năm 1986 là dấu mốc quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong lĩnh
vực văn học nghệ thuật Đại hội VI và nghị quyết 05 của Đảng mở ra một không khí
tự do dân chủ trong sáng tác văn học nghệ thuật Văn học giai đoạn này phát triển
mạnh mẽ đặc biệt là tiểu thuyết Đây là một thể loại gặt hái được rất nhiều thành công trong việc đổi mới về nội dung và cách tân về mặt nghệ thuật
Hồ Anh Thái là nhà văn thuộc thế hệ hậu chiến Góp mặt vào văn đàn Việt Nam từ sau năm 1975, nhà văn nổi lên như một hiện tượng Tác giả tham gia viết ở
rất nhiều thể loại nhưng thành công nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết Hầu hết các
tiểu thuyết của nhà văn đều xuất hiện từ sau năm 1986 và tạo được dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc bởi nội dung tư tưởng của tác phẩm phản ánh được vấn đề của
thời đại cùng với những bước đột phá trên con đường hoàn thiện về mặt hình thức
1.1 Vài nét v ề nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay
1.1.1 Nguyên nhân đ ổi mới tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Từ sau năm 1975, đất nước ta chuyển từ chiến tranh sang hoà bình, chuyển
từ cuộc sống với những bất trắc trong chiến tranh sang một cuộc sống tự do, người dân làm chủ đất nước và làm chủ chính mình.Trong vòng ba mươi năm của cuộc đấu tranh giành lấy độc lập ấy, hoà vào dòng chảy của văn học kháng chiến, tiểu thuyết để lại cho chúng ta những tác phẩm xuất sắc Đấy là những tác phẩm đã dựng lên hình tượng và thế đứng của con người Việt Nam trong cuộc chiến Chúng tôi có
thể kể đến một vài tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong thể loại tiểu thuyết như Vũ Tú
Nam (Nhân dân ti ến lên), Nguyễn Đình Thi (Xung kích), Võ Huy Tâm (Vùng mỏ),
Nguyễn Văn Bổng (Con trâu), … Không theo một quy phạm cứng nhắc nào,
Trang 24nhưng các tiểu thuyết giai đoạn này dựng lên những mảng lớn của cuộc sống, những chiến trường ác liệt, những đám đông nhân vật luôn vận động và chuyển đổi Hình
tượng nhân vật trong các tác phẩm này là những con người anh dũng gắn liền những chiến công lừng lẫy cùng với vẻ đẹp tinh thần yêu nước đã mang đến một không khí sôi động, lạc quan cho tiểu thuyết thời kì kháng chiến Tuy nhiên, nền văn học trong chiến tranh nói chung và tiểu thuyết nói riêng bao giờ cũng có những hạn chế nhất định Hầu hết các tiểu thuyết thời kì 1945 – 1975 đều viết theo khuynh hướng sử thi Các nhà văn đều xây dựng tác phẩm của mình theo xu hướng ngợi ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Các tác giả chưa phản ánh được một cách toàn diện cái
hiện thực phức tạp và khốc liệt của chiến tranh, chưa đi sâu vào những mâu thuẫn nhân dân, những vấn đề xã hội trong cuộc sống đời thường hằng ngày của con
người Cái mà văn học phản ánh là con người lịch sử, con người tập thể Trong giai đoạn này, cái tôi cá nhân, những số phận cá nhân, hạnh phúc cá nhân hầu như bị lãng quên
Sau năm 1975, lịch sử dân tộc Việt Nam đã bước sang trang mới Với những thay đổi của cuộc sống thì truyện ngắn là thể loại nhạy bén trong vấn đề phản ánh
hiện thực Nhưng có thể gây chấn động, tạo nên cao trào trong văn học, để lại nhiều
ấn tượng sâu sắc trên văn đàn thì phải kể đến tiểu thuyết Tiểu thuyết từ lâu được
xem là “máy cái” của văn học hiện đại vì nó có khả năng phản ánh lịch sử, hiện tại
và cả tương lai trong cùng một tác phẩm Nếu đọc một truyện ngắn người đọc chỉ ở
tư thế đi từ dốc đồi lên đến đỉnh đồi rồi dừng lại, phóng tầm mắt ra xa để quan sát
cảnh quan bên ngoài Nhưng đọc một cuốn tiểu thuyết, người đọc sẽ đi từ dưới chân đồi đi lên đến đỉnh đồi, rồi lại đổ dốc xuống chân đồi Và như vậy, khi đến với tiểu thuyết, người đọc có khả năng bị lôi cuốn tham gia từ đầu đến cuối câu chuyện
Tiểu thuyết sau 1975 không cắt lìa với truyền thống nhưng nó lại làm mới, làm giàu
về nội dung cũng như về nghệ thuật trên cái nền truyền thống đã có đó
Sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam thật ra đã có mầm mống từ sau năm
1975 Tín hiệu đổi mới được dự báo trong các tiểu thuyết Miền cháy (1977), Lửa từ
Trang 25nh ững ngôi nhà (1977) của Nguyễn Minh Châu, Cha và Con và … (1979) của
Nguyễn Khải, Đất trắng (tập I – 1979) của Nguyễn Trọng Oánh, Năm 75 họ đã
s ống như thế (1979) của Nguyễn Trí Huân, Trong cơn gió lốc (1980) của Khuất
Quang Thuỵ Những tác phẩm này có ý thức khắc phục cái nhìn một chiều về hiện
thực, đó là cái nhìn mà Nguyễn Minh Châu gọi là cái “lớp men trữ tình hơi dày”
mà các nhà văn thường “tráng lên” hiện thực Qua tiểu thuyết Đất trắng, Nguyễn
Trọng Oánh chỉ ra đỉnh điểm của chiến tranh chính là lúc con người ta trở nên biến
chất, dao động, niềm tin về chiến thắng của cách mạng bị sút giảm Qua tiểu thuyết
L ửa từ những ngôi nhà, nhà văn Nguyễn Minh Châu dựng nên bi kịch của người
lính khi trở về với cuộc sống thời bình Họ sống quá lâu trong chiến tranh, quen với
cuộc sống của những người nơi chiến trường để rồi khi trở về với cuộc sống thời
hậu chiến họ trở nên lạc lõng, xa lạ với thực tại Nguyễn Khải trong tiểu thuyết Cha
và Con và … có s ự “lưỡng lự” trước vấn đề nhìn nhận nhu cầu tôn giáo và tâm linh
của con người
Trong bất kì thời đại nào của lịch sử, văn học bao giờ cũng là phương tiện,
vũ khí đắc lực tác động đến tư duy của con người Và ngược lại, văn học cũng chịu
sự chi phối của thời cuộc Nguyên nhân dẫn đến đỉnh điểm đổi mới của văn học từ
năm 1986 cũng phải kể đến ảnh hưởng của công cuộc đổi mới tư duy Văn học song hành với cuộc đấu tranh dân chủ và công bằng xã hội Những cuộc tranh luận và trao đổi về dân chủ, tự do giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa văn học
và chính trị, giữa văn học và cuộc sống Từ đó những trường phái, những quan niệm nghệ thuật không sáng tác theo con đường chủ nghĩa hiện thực như chủ nghĩa lãng
mạn, chủ nghĩa tượng trưng, khoa học viễn tưởng, … được đón nhận với thái độ cởi
mở và nồng nhiệt hơn Đại hội các nhà văn Việt Nam lần thứ III (1983) diễn ra trong hoàn cảnh mới của đất nước Ông Phạm Văn Đồng gửi đến Đại hội bức thư, trong đó có đoạn: “Là người chiến sĩ cách mạng, nhà văn phải đi sâu vào cuộc sống
xã h ội chủ nghĩa, tìm hiểu khám phá và sáng tạo với tầm nhìn khoáng đạt, thấy rõ ánh sáng, bóng t ối, quá khứ và tương lai, Việt Nam và thế giới Trong cuộc sống cũng như tác phẩm nhà văn không tránh khỏi bóng đen, có thể viết rất đậm về bóng
Trang 26đen, nhưng chính là để làm nổi bật ánh sáng, viết về cái hư hỏng, cái lạc hậu chính
là để làm nổi bật lên cái đúng, cái hay, cái đẹp” (1)
Từ năm 1983 tiểu thuyết mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, cố giảm đi
sức ảnh hưởng của tư duy sử thi, gia tăng chất đời tư và thế sự Nhân vật được phản ánh trong mối quan hệ đa chiều của nó với hiện thực cuộc sống Nguyễn Khải trong
tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm có cuộc đối thoại của nhiều luồng tư tưởng, những
quan điểm cách mạng được tôn vinh bị đặt dưới sự phán xét của người “bên kia
chi ến tuyến” Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng (1985) chỉ ra cái lạc hậu,
lỗi thời của cơ chế quan liêu bao cấp, dựng nên những bất ổn của con người và gia đình trong thời điểm chuyển giao giữa cái cũ và cái mới Đa phần các tiểu thuyết giai đoạn này nghiêng về phản ánh thế sự, đời tư như: giáo dục gia đình, bản lĩnh cá nhân, phản ứng của con người trước thời thế đổi thay … Nhân vật bắt đầu sống trong kiểu nhân vật tiểu thuyết
Khi nói về nguyên nhân dẫn đến sự đổi mới trong văn học từ năm 1986 đến nay, phải kể đến nguyên nhân bắt nguồn từ lịch sử dân tộc Trước năm 1975 nước ta
có rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, chính những cuộc khởi nghĩa này là tiền
đề để đưa hai cuộc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đi đến
thắng lợi hoàn toàn Chúng ta cũng có rất nhiều cuộc cải cách xã hội to lớn (cải cách
ruộng đất, hợp tác hoá, …) nhưng chưa toàn diện, chưa triệt để và đôi khi để lại
những vấn đề nghiêm trọng Sau năm 1975, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong
cả nước đặt ra hàng loạt vấn đề về xã hội Những vấn đề này thật ra đã tồn đọng qua nhiều thời kỳ lịch sử dân tộc và đòi hỏi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa phải có trách nhiệm giải quyết Đó là vấn đề về phụ nữ, hôn nhân và gia đình, về gia tộc và dòng họ, về số phận của cá nhân Hạnh phúc cá nhân được đặt trong mối quan hệ
giữa con người cá nhân và cộng đồng, giữa cái truyền thống và cái hiện đại, giữa
những bất đồng của các thế hệ trong một gia đình truyền thống Văn học và đặc biệt
là tiểu thuyết không thể không tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội này Chính vì vậy đổi mới trong văn học nói chung và đổi mới trong tiểu thuyết nói riêng
(1) Trích theo Nguyễn Văn Kha (2006), Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam
1975 – 2000, NXB Đại học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh, tr.21
Trang 27là vấn đề tất yếu phải xảy ra
Năm 1986, Đại hội Đảng lần VI đã đáp ứng những đòi hỏi, bức xúc của văn
chương, nghệ thuật Đại hội yêu cầu các nhà văn, nghệ sĩ phải không ngừng trau
dồi, nâng cao trình độ sáng tạo của mình Người nghệ sĩ phải có ý thức trong việc
bồi dưỡng tài năng của mình để từ đó tạo ra những tác phẩm có giá trị Đại hội vạch
ra phương hướng phát triển văn học, nghệ thuật như sau: “Tiếp tục phát triển và
nâng cao ch ất lượng các hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật; xây dựng một nền
v ăn hoá, văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc” (1)
Đảng khẳng định:
“Không hình thái t ư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong
vi ệc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc và việc đổi mới nét nghĩ, nếp
s ống của con người” (2)
Đại hội nhấn mạnh đến việc động viên, khuyến khích các tài năng trẻ sáng tạo nghệ thuật Nghị quyết của Đại hội cũng đưa ra yêu cầu: “Đẩy
m ạnh công tác phê bình văn học, nghệ thuật với tình thần xây dựng, dũng cảm và
vô t ư, khắc phục thói nể nang và khuynh hướng lệch lạc, loại trừ các biểu hiện thô thi ển” (3)
Dưới ánh sáng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật, phát huy khả năng sáng tạo của nhà văn cùng với phát triển văn hoá, văn học, nghệ thuật lên một bước mới được đưa ra hội thảo Ngày 28–11–1987, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá VI chính thức được ban hành Nghị quyết chỉ ra những nhược điểm của văn hoá, văn nghệ trong thời gian qua như thái
độ nhìn thẳng vào sự thật, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động văn hoá văn nghệ còn thấp Giá trị của các tác phẩm văn học còn ít, chưa phát huy được khả
năng sáng tạo của nhà văn Nghị quyết đặt ra yêu cầu văn nghệ phải là tiếng nói của trách nhiệm, trung thực, tự do, của lương tri, của sự thật, của “tinh thần nhân đạo
c ộng sản chủ nghĩa”, … Nghị quyết chỉ rõ: “Tự do sáng tác là đều kiện sống còn
để tạo nên giá trị đích thực trong văn hoá, văn nghệ, để phát triển tài năng, …
C ần tạo một không khí hồ hởi trong sáng tác, khơi gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cao đẹp trong các văn nghệ sĩ … khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến
(1),(2),(3) Trích theo Phạm Quang Trung (2005), “Khởi đầu công cuộc đổi mới văn chương ở nước ta”, Văn
h ọc Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.100
Trang 28khích và yêu c ầu có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thu ật”(1).
Như vậy Đại hội VI của Đảng, Nghị quyết 05 ngày 28-11-1987 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá VI đã mở đường cho văn nghệ sĩ, đáp ứng nhiều đòi hỏi của văn chương nghệ thuật và có ảnh hưởng lâu dài đến đời sống
văn học nghệ thuật Từ đây, nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật được khẳng định lại giá trị của mình Điều này tạo nên sự phấn khởi, niềm tin của các văn nghệ sĩ vào Đảng và nhà nước
Văn xuôi quốc ngữ Việt Nam (nhất là tiểu thuyết hiện đại) thực sự phát triển
từ năm 1925 với những tác giả như Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy
Tốn, … Có thể nói vào thời kì này, văn xuôi Việt Nam Việt Nam nói chung và tiểu thuyết nói riêng còn nghèo nàn, không phản ánh được bản chất của các vấn đề xã
hội, tính cách của con người Việt Nam còn rất mờ nhạt Tuy vậy, văn xuôi giai đoạn này cũng đóng vai trò là tiền đề thúc đẩy quá trình đổi mới văn xuôi vào năm 1986
Nguyên nhân dẫn đến quá trình đổi mới văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết không thê không kể đến vấn đề thời đại và tư thế tiếp nhận các tác phẩm văn học
của người đọc thời đại hôm nay Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa, có một thực tế mà con người Việt Nam cần phải đối diện Chiến tranh diễn ra
ác liệt, biến đổi khôn lường nhưng các mối quan hể của con người lại trở nên đơn
giản Mọi mối quan hệ xã hội của con người ta lúc bấy giờ chỉ thu hẹp trong quan
hệ giữa: bạn - thù; sống - chết Mối quan hệ bạn và thù được xác lập rất rõ ràng giữa
người bên đây chiến tuyến và người bên kia chiến tuyến Quyết định mối quan hệ
sống - chết giữa người bên đây chiến tuyến và người bên kia chiến tuyến được đặt trong chiến trường bom đạn Những cái ác liệt, tàn khốc trong chiến tranh lại là
ngọn lửa thiêu rụi những cái nhỏ nhen, ích kỉ, lọc lừa của con người Người ta sống
rất thanh thản với những ước mơ bình dị về một ngày tự do Vào thời bình, con
người lại đối diện với những cái đời thường rất bình thường nhưng lạ thay nó lại
biến ảo muôn hình muôn vẻ Những vấn đề đời thường tuy không dồn con người
(1) Trích theo Phạm Quang Trung (2005), “Khởi đầu công cuộc đổi mới văn chương ở nước ta”,
V ăn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.103
Trang 29vào sự lựa chọn giữa sống và chết nhưng lại vây lấy con người từng giây từng phút, làm cho con người luôn nằm trên lằn ranh giữa vấn đề đạo đức và phi đạo đức Văn
học thời kì này cũng lại chỉ với một giọng anh hùng ca Giọng điệu này trở nên không còn phù hợp Người đọc bắt đầu quay lưng lại với văn học Thêm vào đó, trong bối cánh mở rộng giao lưu và hội nhập với thế giới, công nghệ thông tin cùng
với nhu cầu của con người trong thời đại mới khiến những quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau, mở cửa giao lưu hợp tác với nhau Tác phẩm văn học nói chung
và tiểu thuyết nói riêng chỉ có thể giành lại độc giả của mình từ các bộ môn nghệ thuật khác bằng cách đổi mới tư duy nghệ thuật và bút pháp sáng tạo của mình Từ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến quá trình đổi mới văn học từ năm 1986
Những nguyên nhân nói trên góp phần lý giải sự ra đời và phát triển của văn học từ
năm 1986 đến nay, cắt nghĩa vì sao những tác phẩm văn học, nhất là tiểu thuyết thời
kì này đi sâu vào vấn đề tâm lý con người, diễn tả từng cung bật ngổn ngang trong tâm trạng của mỗi con người Nó giúp cho người đọc thức tỉnh, tự vấn lương tâm trong cuộc sống hôm nay, một cuộc sống mà như Nguyễn Khải đã nói trong Gặp gỡ
cu ối năm (1984) là ngổn ngang bề bộn, lẫn lộn giữa bóng tối và ánh sáng, màu đỏ
và màu đen, “đầy rẫy những biến động, những bất ngờ” Bên cạnh đó, văn học đổi
mới từ năm 1986 đến nay cũng giúp cho người đọc có thể đối diện với chính mình,
tự vấn con người bên trong mình, tìm được tiếng nói đồng cảm với mình để từ đó hoàn thiện đạo đức và nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa
1.1.2 Nh ận diện tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam thực chất bắt đầu từ sau 1975 nhưng lúc này chỉ diễn ra một cách thầm lặng Đỉnh điểm của đổi mới là năm 1986 Tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã có những thành công đáng kể Giai đoạn này tiểu thuyết nở rộ, đội ngũ người viết tiểu thuyết ngày càng đông đúc Trên văn đàn xuất hiện những nhà văn chuyên viết về tiểu thuyết như: Chu Lai tính đến năm
2004 đã viết 11 tiểu thuyết và rất thành công với tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng (1992)
Trang 30Tác phẩm nổi bật lên với thủ pháp đồng hiện và sự đối lập giữa những năm tháng chiến đấu chống Mĩ anh hùng của những người lính ở phân khu miền Đông ven đô Sài Gòn với cuộc sống thời bình trong nền kinh tế thị trường Những con người này
đã có sự thay đổi đến bất ngờ và kì lạ trong tính cách và cuộc sống ở thời buổi làm
ăn “chụp giật” Tiểu thuyết là một lời nhắn nhủ cho những con người sống thời hậu chiến rằng chiến tranh vẫn mới đó, vẫn đi qua chưa lâu vậy mà sao ngay cả những
người trong cuộc và những người ngoài cuộc đều lãng quên một cách nhanh chóng;
Lê Lựu tính đến năm 2000 đã viết 7 tiểu thuyết trong đó nổi bật là tiểu thuyết Thời
xa v ắng (1986) Tiểu thuyết là một bước đột phá mới trong cái nhìn đời thường của
con người Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám Giang Minh Sài là một con người bình thường, xuất thân từ một gia đình nông thôn Anh là người không chấp nhận
tảo hôn nhưng lại là nạn nhân của tảo hôn Giang Minh Sài được rèn luyện và
trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến Anh luôn là người nhận lấy khổ đau và cay đắng trên con đường tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc của mình Từ số phận của Giang Minh Sài, tiểu thuyết đã để nhân vật chính uỷ Đỗ Mạnh nói lên khát vọng cá nhân của mỗi con người: “Hãy đòi hỏi mỗi con người sự cống hiến cao nhất khi xã
h ội cần, tập thể cần Đến khi tập thể quan tâm đến người ta thì cũng phải quan tâm đến cái người ta cần, chính người ta đòi, người ta khát chứ không phải mình quan tâm đến cái mình muốn ở người” [45, tr.134]; Nguyễn Khải tính đến năm 2003 đã
có 7 tiểu thuyết, tiểu thuyết Thượng đế thì cười nổi bật lên với cách viết khá độc
đáo theo xu hướng tiểu thuyết - tự thuật; Ma Văn Kháng hiện nay có 8 tiểu thuyết,
có những tác phẩm nổi bật như Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có
gi ấy giá thú (1889), Ngược dòng nước lũ (1999) in đậm phong cách của nhà văn bởi
lối viết triết luận - trữ tình; Hồ Anh Thái tính từ năm 1986 đến năm 2011 đã có 8
tiểu thuyết trong đó có 2 tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế (2003) và Mười
l ẻ một đêm (2006) với giọng điệu giễu nhại, châm biếm đã tạo nên “thương hiệu”
Hồ Anh Thái trong lĩnh vực tiểu thuyết
Trang 31Song hành với đội ngũ người viết tiểu thuyết hùng hậu là số lượng tác phẩm
dồi dào Có một số cuốn nhận được giải thưởng thường niên của Hội nhà văn, có
cuốn không nhận được giải nhưng tạo nên sự xôn xao dư luận như: Thời xa vắng
(Lê Lựu), Bên kia bờ ảo vọng (Dương Thu Hương), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài),
Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Côi cút giữa cảnh đời (Ma
Văn Kháng), Một cõi nhân gian bé tý (Nguyễn Khải), Ông cố vấn - hồ sơ một điệp
viên (H ữu Mai), Sao đổi ngôi (Chu Văn), Những ngày thường đã cháy lên (Xuân
Cang), Ác mộng (Ngô Ngọc Bội), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Mảnh đất tình
yêu (Nguy ễn Minh Châu), Quãng đời xưa in bóng (Dũng Hà), Cuốn gia phả để lại
(Đoàn Lê), Phố, Ăn mài dĩ vãng (Chu Lai), Bến không chồng (Dương Hướng),
M ảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo
Ninh), L ời nguyền hai trăm năm (Khôi Vũ), Miền hoang tưởng (Đào Nguyễn), Ngo ại tình, Nền móng (Nguyễn Mạnh Tuấn), , …
Có rất nhiều cuộc thi viết tiểu thuyết được tổ chức như: cuộc thi viết tiểu thuyết do Hội nhà văn tổ chức trong hai năm (1998-2000) có hơn 200 bản thảo gửi tham dự; cuộc thi tiểu thuyết và ký do Bộ công an và Hội nhà văn tổ chức trong ba
năm (1999-2002) có hơn 100 bản thảo gửi tham dự Cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn tổ chức trong hai năm (2002-2004) với hơn 300 bản thảo tham dự Trong các giải thưởng văn học của Hội nhà văn, Bộ quốc phòng, Bộ công An tiểu thuyết
vẫn chiếm tỉ lệ cao: Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 trao cho sáu tác phẩm trong
đó có ba tiểu thuyết: Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường,
Thân ph ận tình yêu của Bảo Ninh và Bến không chồng của Dương Hướng, …
Làm nên diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam cũng phải kể đến sáng tác của các cây bút hải ngoại Trong quá trình giao lưu và hội nhập văn hoá quốc tế, các tác
giả, tác phẩm ở hải ngoại được giới thiệu và được bạn đọc trong nước đón đọc nồng nhiệt: Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Phố Tầu,
Paris 11 tháng 8 (Thu ận), Tìm trong nỗi nhớ, Trên đỉnh dốc (Lê Ngọc Mai), Thảo
Trang 32(Võ Hoàng Hoa), Và khi tro b ụi (Đoàn Minh Phương), Gió từ thời khuất mặt (Lê
Minh Hà), …
Trong xu hướng mở rộng quan hệ quốc tế, văn học Việt Nam hoà mình vào
nền văn học của thế giới Các tác giả Việt Nam có dịp giới thiệu tác phẩm của mình
với bạn bè trên thế giới và thông qua những đứa con tinh thần của mình họ đã khẳng định vị trí của con người và đất nước Việt Nam trong thời đại mới Một số quyển
tiểu thuyết được dịch ra tiếng nước ngoài như: Hồ Anh Thái (1997),Trong sương
hi ện ra, NXB Curbstone Press, Mỹ; Ma Văn Kháng (2000), Ngược dòng nước lũ,
NXB Curbstone Press, Mỹ; Nguyễn Khải (2002), Thời gian của người, NXB
Curbstone Press, Mỹ; Lê Lựu (2000), Thời xa vắng, NXB Massachusetts; Bảo Ninh (1997), N ỗi buồn chiến tranh, NXB Secker & Warburg; Phạm Thị Hoài (1997), Thiên s ứ, NXB Hyland House; Hồ Anh Thái (2003), Người đàn bà trên đảo, NXB
Silkworm, Thái Lan; Ph ố của Chu Lai được dịch giả Alain Clanet chuyển ngữ sang
tiếng Pháp và được NXB L’aube ấn hành tháng 1 năm 2003 với cái tên Rusdes
soladats,… Chúng tôi nhận thấy rằng số lượng tác phẩm của Việt Nam được dịch
ra tiếng nước ngoài vẫn còn chưa nhiều so với số lượng tác phẩm ra mắt bạn đọc hàng năm ở Việt Nam Tuy vậy, với con số khiêm nhường kể trên, các nhà văn Việt Nam đã giúp cho độc giả trên thế giới nhận rõ diện mạo văn học Việt Nam, khẳng định thế đứng của con người và đất nước Việt Nam trong thời kì đổi mới Đây cũng
là một cố gắng rất lớn của các nhà văn Việt Nam và cũng là một tín hiệu đáng mừng cho văn học Việt Nam Wayne Karlin, một giáo sư ngôn ngữ và văn chương Mỹ đã
nói: “ Điều mà đổi mới thật sự cho phép là xuất bản những tác phẩm trước đây không được công bố ở các nhà xuất bản của nhà nước Chính sách này xoá bỏ bao
c ấp và khuyến khích nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Một trong những kết quả kèm theo c ủa nó là cho phép nhà văn tạo dựng nên một nền văn học phá vỡ hình
th ức và nội dung của phương pháp hiện thực cũ, cho phép phê phán sự yếu kém và tham nhũng của những quan chức cấp cao, miêu tả những mất mát do chiến tranh cũng như chủ nghĩa anh hùng và sự hy sinh, tạo nên những nhân vật hoà trộn phức
t ạp cả cái xấu và cái tốt, cho dù là Đảng viên đi nữa, được viết về cá nhân cũng
Trang 33nh ư về xã hội” [63, tr.426] Trên cơ sở đó Wayne Karlin nói về nhà văn Việt Nam:
“H ồ Anh Thái và những người đương thời Việt Nam đang tiên phong cho nền văn
h ọc của các nước đang phát triển, nền văn học không còn bị định nghĩa bằng
nh ững thông số của cuộc đấu tranh giữa hai bên tư bản và cộng sản Đó là nền văn
h ọc toàn châu Á, thực tế là toàn cầu, chỉ quan tâm tới sự căng thẳng giữa một bên
là s ự ức chế và một bên là khát vọng tự do, giữa khát vọng được đảm bảo về kinh tế
và s ự xói mòn về văn hoá cùng mối quan hệ giữa người với người, khi mà cuộc sống
ch ỉ còn bị thôi thúc bởi khao khát tiền bạc và tài sản - những mối quan hệ căng
th ẳng in dấu trong cuộc đấu tranh quyết liệt trên hầu khắp thế giới đang chuyển mình sang th ế kỉ XXI” [63, tr.433]
Tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay viết về mọi đề tài nhưng hệ quy chiếu chủ yếu là các giá trị nhân bản Con người cá nhân luôn là trung tâm của tiểu thuyết Các cây bút tiểu thuyết đi sâu khám phá thế giới tâm linh, vô thức, tiềm
thức, giấc mơ Các nhà văn đã cố gắng thoát khỏi kiểu phản ánh một chiều để
hướng đến một hiện thực đa chiều, hiện thực vừa có tính ổn định vừa có tính bất định, vừa hữu lý vừa phi lý, vừa trật tự vừa hỗn độn, vừa thuộc về lý trí vừa thuộc
về cõi siêu linh và bí ẩn như Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Gốc tăm tối (Khuất
Quang Thuỵ), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương),
Ng ược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh
Thái), Thiên s ứ (Phạm Thị Hoài), Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh)
Khi nói về tiểu thuyết đương đại, không thể không nhắc đến các tiểu thuyết gây tiếng vang trong dư luận một thời Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong bài
Tính s ổ văn học năm 2004 cho rằng hiện tượng văn học đáng chú ý nhất năm 2004
là tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng Tác giả Đào Thắng đã viết cuốn tiểu
thuyết này trong hàng chục năm trời Tiểu thuyết được viết theo lối kể chuyện thông
thường kết hợp với thủ pháp của văn học “huyền ảo” Phạm Thị Hoài với tiểu
thuyết Thiên sứ đã tạo ra được bước ngoặc trong thể loại tiểu thuyết Tác phẩm có ý
nghĩa quan trọng trong vấn đề đề xuất một tinh thần thẩm mỹ mới, mô hình tiểu
Trang 34thuyết mới Tiếp sau Thiên sứ là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
Với tiểu thuyết này, nhà văn Bảo Ninh làm dậy lên những làn sóng tranh cãi gay gắt
về vấn đề “có thể viết về chiến tranh như thế nào ?” Nhưng việc trả lời câu hỏi “có
th ể viết tiểu thuyết như thế nào ?” của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh lại làm cho
tác phẩm trở thành một trong những tác phẩm có sức đột phá về tư duy thể loại
Tiếp sau đó là một số tiểu thuyết được dư luận quan tâm như : Chinatown, Paris 11
tháng 8, T m ất tích của Thuận, Người sông mê của Châu Diên, Trí nhớ suy tàn,
Ng ười đi vắng, Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Khải huyền muộn
của Nguyễn Việt Hà, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, Chuyện của thiên tài của
Nguyễn Thế Hoàng Linh, … Cái khác và lạ của những cuốn tiểu thuyết này chính
là việc không tuân theo mô hình tiểu thuyết truyền thống, có xu hướng dịch chuyển đến mô hình tiểu thuyết hậu hiện đại
Khi nói về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhiều người tỏ ra lo lắng vì chúng ta còn thiếu những tác giả trẻ tuổi, viết khoẻ Trên văn đàn Việt Nam vẫn
thường xuất hiện một số cây bút trẻ với một vài tác phẩm xuất sắc Thế nhưng các cây bút này nổi lên như một hiện tượng, gây xôn xao dư luận một thời gian rồi rơi vào tình trạng không viết hoặc viết những cái mờ nhạt Ta có thể nhìn nhận vấn đề này qua nhà văn trẻ viết tiểu thuyết Nguyễn Thế Hoàng Linh Hiện nay chúng ta có khoảng 800 nhà văn, trong đó có một nửa chuyên viết văn xuôi và chỉ có khoảng 50
người chuyên viết tiểu thuyết Đây cũng là vấn đề nan giải cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới đã đi qua một chặng đường khá dài Trong quá trình đó không tránh khỏi những hiện tượng vấp váp, sai lầm, cực đoan
hoặc chệch hướng Nhưng bên cạnh đó tiểu thuyết cũng đạt được những thành tựu đáng kể Chính những thành tựu này góp phần thúc đẩy văn học Việt Nam phát triển, có chỗ đứng trong dòng văn học thế giới So với các loại hình văn xuôi khác thì những hạn chế và những thành công của tiểu thuyết luôn là vấn đề gây tranh cãi trên văn đàn Những ý kiến, những băn khoăn về sự dẫm chân tại chỗ của tiểu
Trang 35thuyết hiện nay cũng là một vấn đề đáng lưu ý và cần phải sớm vạch ra phương
hướng giải quyết để tạo lối thoát và lối đi riêng cho tiểu thuyết Việt Nam Và một điều đáng ghi nhận là những lo lắng, những quan tâm này đều bắt nguồn từ khát
vọng của công chúng về sự đổi mới tư duy tiểu thuyết và sự hoàn thiện về nội dung
cũng như về nghệ thuật tiểu thuyết để tiểu thuyết Việt Nam không chỉ được đón
nhận ở trong nước mà còn được đón nhận nồng nhiệt ở nước ngoài, hoà nhập vào dòng chảy của văn chương thế giới
1.1.3 Nh ững cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Như một quy luật tất yếu, trước những thay đổi của lịch sử dân tộc thì văn
học cũng thay đổi chủ đề và nội dung phản ánh Sự thay đổi này tất yếu sẽ dẫn đến
những cách tân về mặt nghệ thuật Tiểu thuyết không nằm ngoài quy luật trên Bước vào thời kì đổi mới, sống trong không khí dân chủ và “cởi trói”, tiểu thuyết Việt
Nam đã đứng trước nhu cầu “đổi mới tư duy” Các nhà văn ý thức sâu sắc hơn về tư
cách của người nghệ sĩ, cố gắng vượt lên trên những quy định, những khuôn khổ truyền thống đã trở thành lối mòn trong ngòi bút lâu nay Nhiều nhà tiểu thuyết có
ý thức cách tân trong cái nhìn và lối viết, có những tác phẩm thành công hoặc đang trên đường tìm tòi, thể nghiệm để làm mới và tạo sức hấp dẫn hơn trong tiểu thuyết Đây là một nổ lực đáng ghi nhận của các nhà văn viết tiểu thuyết đương đại
Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết từ năm 1986 đến nay chính là xu hướng dồn nén dung lượng tiểu thuyết Tiểu thuyết ngắn đang ngày càng chiếm ưu thế và áp
đảo loại tiểu thuyết trường thiên hàng nghìn trang Điều này có nguồn gốc từ nền kinh tế thị trường Trong cuộc sống hiện đại, con người trở nên hối hả và sống theo
kiểu chạy đua với thời gian Những cuốn tiểu thuyết nhiều tập, dài hàng nghìn trang
trở nên “sa sỉ” trong quỹ thời gian hạn hẹp của con người hiện đại Thêm vào đó trong nền kinh tế ngày nay có khái niệm “phát triển kinh tế theo chiều sâu” – nghĩa
là chú ý đến năng suất và hiệu quả sản xuất Trong cuộc sống ngày nay, con người
Trang 36phấn đấu cho cuộc sống của mình ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng Chính vì
vậy tiểu thuyết ngắn là thể loại đáp ứng được nhu cầu của con người thời đại
Trên văn đàn Việt Nam, có rất nhiều nhà văn rất ưa thích lối viết tiểu thuyết
ngắn như Nguyễn Khải, Tạ Duy Anh, Trần Chiến, Võ Thị Xuân Hà, Hồ Anh Thái,
… Tạ Duy Anh là nhà văn rất tâm đắc với thể loại tiểu thuyết ngắn Nhà văn cho
rằng tiểu thuyết hôm nay có xu hướng ngắn, thu hẹp về bề ngang, sâu theo chiều
dọc, sự đối thoại được đa thanh hoá, nhiều vỉa ý nghĩa, bi kịch thời đại được dồn nén trong một cuộc đời bình thường, không áp đặt chân lý là điều dễ thấy Tiểu thuyết có dung lượng ngắn chú ý đến việc tạo ra một thế giới theo cách của nó hơn
là mô tả nó như là nó vốn có Con người có thể chiêm ngưỡng mình từ nhiều chiều
hơn là “chỉ thấy cái bóng của mình đổ dài xuống lịch sử”
Một lý do khác làm cho dung lượng tiểu thuyết Việt Nam trở nên dồn nén, co
lại bởi vì áp lực văn hoá – nghe nhìn buộc các nhà văn phải tính toán và lựa chọn lối
viết cho phù hợp với sản phẩm của mình Điều này có nghĩa là nhà văn phải tính
đến nhu cầu của “người mua” như nhà văn Nguyễn Huy thiệp từng nói rằng trong
thời đại văn minh, kinh tế thị trường phát triển, sách cũng là một thứ hàng hoá tiêu dùng Người xuất bản và phát hành sách cần phải tính đến “sự tiện lợi, dễ chịu và
ch ất lượng” của người tiêu dùng
Xu hướng viết tiểu thuyết ngắn cũng bởi vì các nhà văn bao giờ phấn đấu để
“vi ết nội dung” chứ không phải “kể lại nội dung” Tiểu thuyết Thân phận tình yêu
của Bảo Ninh, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Thoạt kì thuỷ của Nguyễn Bình
Phương, Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông
t ận thế của Hồ Anh Thái chính là những quyển tiểu thuyết ngắn, được sáng tác theo
kiểu viết nội dung
Khuynh hướng viết tiểu thuyết ngắn thực chất đã xuất hiện từ những năm 60
và được thể nghiệm bởi các tác giả với những tác phẩm như: Nguyễn Thế Phương trong Đi bước nữa, Văn Linh với Mùa hoa dẻ, Trần Dần với Người người lớp lớp,
Trang 37Lê Khâm với Trước giờ nổ súng, … Và như trên đã nói, tiểu thuyết ngắn chỉ thực
sự phát triển trong thời đại ngày nay Vấn đề cần phải đặt ra là liệu tiểu thuyết ngắn
là dấu hiệu tốt hay ngược lại ? Theo chúng tôi tiểu thuyết ngắn rất thích hợp với
người đọc ngày hôm nay bởi vì bên cạnh quỹ thời gian hẹp của mỗi người thì khán
giả ngày hôm nay đã trở nên mệt mỏi và chán nản với những bộ phim Trung Quốc, Hàn Quốc dài lê thê với những tình tiết lòng vòng theo những môtíp quen thuộc đến
gần như là nhàm chán Cái mà người đọc tìm đến tiểu thuyết ngắn ngày hôm nay chính là nó có khả năng bộc lộ thẳng tâm tư, ước vọng của người đọc mà không mất
đi nét đẹp cũng như vẻ phong nhã của con người thời đại Tuy nhiên chúng tôi có
thể khẳng định rằng dài hay ngắn không phải là vấn đề cốt yếu của tiểu thuyết Điều làm cho tiểu thuyết “tồn tại” hay không “tồn tại”, tiểu thuyết có thể chạm được dấu
ấn gì trong lòng bạn đọc sau khi gấp sách lại chính là vấn đề hay hoặc dở của tác
phẩm Và điều này được quyết định bởi năng lực của mỗi nhà văn Năng lực, tài
năng của mỗi nhà văn một phần là do thiên phú và phải được nhà văn không ngừng
bồi dưỡng, học hỏi và tôi luyện mà thành Chính vì vậy mỗi nhà viết tiểu thuyết
trước khi đặt bút viết ngoài việc phải định hướng cho mình một giải pháp xử lý dung lượng tiểu thuyết còn phải có sự chuyên tâm và trăn trở, “vật vã” với những
đó Từ sự xâu kết này, chủ đề tư tưởng của tác phẩm đã được bộc lộ
Ở giai đoạn văn học 1932 - 1945 tiểu thuyết có cốt truyện rõ ràng, những xung đột, diễn biến hành động xảy ra tuần tự theo thi pháp truyền thống Tiêu biểu
Trang 38cho cốt truyện kiểu này có tiểu thuyết Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng),
B ước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), … Nam Cao là một trong những nhà văn
đương thời xây dựng tiểu thuyết với dạng cốt truyện tâm lý Tiểu thuyết Sống mòn
của ông đã vượt qua khuôn khổ truyền thống khi tác giả miêu tả một chuỗi tâm
trạng và suy nghĩ của nhân vật, không có sự kiện đặc biệt nào xảy ra trong truyện
Giai đoạn 1945 - 1975, cốt truyện là phương tiện để nhà văn thể hiện cuộc
sống và tính cách của nhân vật Cốt truyện tiểu thuyết lúc này mang âm hưởng “anh
hùng ca”, được xây dựng dựa trên hai tuyến đối lập địch - ta; tốt - xấu
Thời kì đổi mới, văn học theo sự chi phối của quy luật cuộc sống, nghiêng về
thể tài thế sự, đời tư Cốt truyện trong tiểu thuyết hướng về những câu chuyện bình
thường, nhỏ nhặt, gây cảm giác như là không có chuyện Yếu tố thúc đẩy sự hình thành của cốt truyện là trạng thái tâm linh, những xung đột cá nhân Sau thời kì đổi
mới, tiểu thuyết đa dạng hơn trong nội dung phản ánh, tự do hơn trong hình thức
diễn đạt Bên cạnh những cốt truyện đầy kịch tính là những cốt truyện diễn tả sự xung đột trong tâm trạng con người Tiểu thuyết có những cốt truyện rõ ràng, mạch
lạc, có mở đầu, có kết thúc, nhưng cũng có những cuốn tiểu thuyết có cấu trúc lỏng
lẻo, lắp ghép, kết thúc mở Có những cuốn tiểu thuyết dựa trên cốt truyện truyền
thống như: Thời xa vắng (Lê Lựu), Dấn thân (Xuân Cang), Mảnh đất lắm người
nhi ều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Tư thiên
(Xuân Thiều), Người trong ống (Vi Hồng), Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tường),
Hành lang phía Đông (Bùi Bình Thi), Vầng lửa ngũ sắc (Ngô Văn Phú), Cỏ thiêng
(Hồng Phi), … Ở những quyển tiểu thuyết này đều có mở đầu, diễn biến, kết thúc
Cốt truyện có những sự kiện, biến cố chi phối tính cách và hành động của nhân vật Bên cạnh đó cũng có những cuốn tiểu thuyết dựa trên thi pháp hiện đại Tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng, Lê Văn Thảo, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Xuân Khánh, Khôi
Vũ, Bảo Ninh, Khuất Quang Thuỵ, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, … có sự cố gắng rất lớn trong việc đổi mới tư duy tiểu thuyết
Cốt truyện trong tiểu thuyết của các nhà văn này thường lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn,
Trang 39khó tóm tắt, khó kể lại Các sự kiện, sự xuất hiện của từng nhân vật được triển khai theo mạch cảm xúc, suy nghĩ Tiểu thuyết của các nhà văn này còn là những “pha” xen kẽ nhau giữa ý thức, tiềm thức, giấc mơ, thực tại, …
Một trong những nỗ lực sáng tạo đáng ghi nhận của các nhà viết tiểu thuyết
đó là sử dụng dòng thời gian như là một yếu tố của cốt truyện Ở một số tiểu thuyết
như: Chim én bay, Ăn mày dĩ vãng, Cuộc đời dài lắm, Nỗi buồn chiến tranh, Một
ngày và m ột đời, … sử dụng rất thành công thủ pháp đồng hiện trong cấu trúc tác
phẩm Lê Văn Thảo trong tiểu thuyết Một ngày và một đời bằng cách lắp ghép
những mảnh vụn của quá khứ qua lời kể của các nhân vật để tái tạo kí ức, làm sống
dậy cuộc đời của một nữ chiến sĩ biệt động vô danh.Với Chim én bay, Nguyễn Trí
Huân để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bằng cách xây dựng dòng thời gian luôn chuyển động, thay đổi theo hồi ức Và theo sự biến chuyển này của thời gian, nhà văn đi sâu vào khám phá diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật Nỗi bu ồn chi ến tranh của Bảo Ninh có cốt truyện theo dòng tâm trạng của nhân vật, bao gồm
cả ý thức lẫn vô thức, nhân vật Kiên trong tiểu thuyết luôn sáng tạo trong trạng thái
vô định của ý thức
Một trong những yếu tố không thể thiếu trong thi pháp cốt truyện tiểu thuyết
hiện đại đó là xu hướng lắp ghép liên văn bản Theo Trần Đình Sử, trong kết cấu
của tiểu thuyết hiện đại, văn bản trần thuật được tổ chức như một tập hợp siêu văn
bản, liên văn bản, nhân vật trong các tiểu thuyết này trở thành cái bóng, cái mặt nạ
Tiểu thuyết có kết cấu liên văn bản được tạo nên từ các chuỗi sự kiện bị cắt rời, nhiều khi trùng lặp, mâu thuẫn Người trần thuật luôn dịch chuyển điểm nhìn, trần thuật từ nhiều góc độ Như vậy, với kiểu kết cấu liên văn bản này, tiểu thuyết được hình thành bằng cách lắp ghép các mảnh cốt truyện, các mảnh tâm trạng không theo
một trình tự hay dòng thời gian nào Từ đây, những tình huống, những biến cố,
những nhân vật như không quan hệ xích lại với nhau Cùng với sự lắp ghép này là
sự dịch chuyển điểm nhìn của người trần thuật, là khả năng sáng tạo nghệ thuật của
người nghệ sĩ trong những quy định vừa chặt chẽ vừa co giãn của cấu trúc thể loại
Trang 40Một số tiểu thuyết như Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Nỗi buồn
chi ến tranh của Bảo Ninh, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, … rất thành công với
kiểu kết cấu liên văn bản
Ở mức độ đơn giản, tiểu thuyết có kết cấu liên văn bản thường sử dụng các
yếu tố ngoài cốt truyện như một dụng ý nghệ thuật Nó bao gồm tiêu đề, tiêu đề
phụ, lời mở đầu, lời đề tặng, lời bạt, chú thích, thông báo, … Đây là những cái bên
lề văn bản, chúng không phải là trọng tâm của nội dung tác phẩm nhưng chúng vẫn
có quan hệ mật thiết với cốt truyện, giúp lí giải, làm sáng tỏ cốt truyện, mở rộng biên độ của chuyện được kể Đọc tiểu thuyết từ sau năm 1986 ta dễ dàng tìm thấy nhiều tác phẩm có sự tham gia của các yếu tố này Đấy là lời đề từ hàm súc, mượn
từ các siêu mẫu (Đi tìm nhân vật, Và khi tro bụi ); lời bài hát, trích đoạn thơ mang
vai trò bổ nghĩa, ẩn dụ hoá (Cõi người rung chuông tận thế, Thoạt kì thuỷ ); là đơn
từ, các mẫu tin ngắn gọn và cả truyện ngắn (Đàn bà xấu thì không có quà), hoặc có
thể là chát, comment, blog, entry của thế giới mạng (Blogger, Nháp) … Cũng có
trường hợp, yếu tố ngoài cốt truyện này lắng dưới phần sâu văn bản Tiểu thuyết
Ng ồi của Nguyễn Bình Phương ở cuối mỗi chương truyện luôn có tiếng mõ được
lặp đi lặp lại tạo nên một thế giới đầy huyền bí với thời gian sự kiện bị nhạt đi, đời
sống hiện tại vô định vẫn không ngừng tiếp diễn
Tính liên văn bản trong tiểu thuyết còn thể hiện qua sự thâm nhập các thể
loại khác vào trong văn bản, đây cũng là một trong những yếu tố làm co giãn cốt truyện Tiểu thuyết có thể chứa trong chính nó: nhật ký, truyện, thơ, kí sự, thư từ, tham luận khoa học, huyền thoại, cổ tích, điển tích, … Tiểu thuyết còn chứa trong
nó một tiểu thuyết khác, đó là hình thức tiểu thuyết trong tiểu thuyết Những hình
thức liên văn bản này sẽ góp phần làm cho tiểu thuyết xuất hiện nhiều tiếng nói khác nhau, mở rộng tầm nhìn, không gian và thời gian sự kiện không còn xuất hiện theo trình tự của hiện thực mà lúc này chúng xuất hiện như những mảng cắt trong trí
nhớ của con người Hình thức tiểu thuyết dung nạp trong mình nhiều thể loại có thể tìm thấy qua nhiều tác phẩm như: Đức Phật, nàng Savitri và Tôi là dạng tiểu thuyết