Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass

66 750 5
Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** VŨ THỊ DUNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS PHÙNG GIA THẾ HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, người thân, bạn bè. Trong quá trình nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài của mình, tôi đã nhận được sự định hướng, hướng dẫn nhiệt tình, nghiêm túc của TS Phùng Gia Thế. Vì lẽ đó, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận của mình. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo Phùng Gia Thế, người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này, mở ra cho tôi những vấn đề khoa học lý thú và hướng tôi vào lĩnh vực nghiên cứu thiết thực và bổ ích! Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014 Tác giả khóa luận Vũ Thị Dung LỜI CAM ĐOAN Người viết khóa luận xin cam đoan: 1. Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên hướng dẫn. 2. Khóa luận không sao chép của ai, không trùng lặp đề tài. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình ! Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014 Tác giả khóa luận Vũ Thị Dung MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Đóng góp của khóa luận 3 8. Bố cục của khóa luận 4 NỘI DUNG 5 Chƣơng 1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 5 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật 5 1.1.1. Khái niệm nhân vật 5 1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật 6 1.2. Nhân vật trong Cái trống thiếc- Một thế giới phong phú, đa dạng 7 1.2.1. Nhân vật kỳ ảo 7 1.2.2. Nhân vật bi kịch 12 1.2.3. Nhân vật nắm giữ lòng tin 17 1.2.4. Nhân vật đám đông 19 Chƣơng 2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 22 2.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 22 2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 23 2.1.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 25 2.1.2.1. Không gian hiện thực 26 2.1.2.2. Không gian kỳ ảo 31 2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 33 2.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 33 2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 36 2.2.2.1. Thời gian hiện thực 36 2.2.2.2. Thời gian kỳ ảo 38 Chƣơng 3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 41 3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 41 3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 41 3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 42 3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 45 3.2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật 45 3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 47 3.2.2.1. Giọng giễu nhại, hài hước 48 3.2.2.2. Giọng cảm thương, xót xa 51 3.2.2.3. Giọng bàn luận, triết lý 53 3.2.2.4. Giọng suồng sã, tự nhiên 55 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể toàn vẹn sinh động được tạo nên bởi những nguyên tắc tư tưởng và chịu sự tác động, chi phối của quan niệm nghệ thuật của nhà văn là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thế giới nghệ thuật có cấu trúc và quy luật nội tại riêng, mang đậm dấu ấn phong cách và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhà văn sáng tạo tác phẩm xét đến cùng là tái tạo lại thế giới hiện thực một cách nghệ thuật, đặt nó trong một mô hình không gian thời gian nghệ thuật riêng và một hình thức ngôn ngữ tương ứng. Cho nên, có thể nói thế giới nghệ thuật bộc lộ cái nhìn trong đó chứa đựng toàn bộ nhân sinh quan của nhà văn về cuộc sống con người. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật, vì thế, một mặt giúp chúng ta nhận diện được phong cách nhà văn, mặt khác, con đường đi vào khám phá những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học cũng có thể được mở ra từ hướng tiếp cận này. 1.2. Gunter Grass là một trong những nhà tiểu thuyết xuất sắc của nền văn học Đức. Với khuynh hướng dân chủ, đấu tranh khắc phục những hậu quả do chiến tranh phát xít để lại, ông phát ngôn cho một thế hệ bị bầm dập ê chề đến mất phẩm giá bởi chủ nghĩa quốc xã. Gunter Grass biết rất rõ những chấn thương tinh thần cùng những di hại bệnh ly - xã hội, không tiệt nọc với sự cáo chung của chủ nghĩa quốc xã. Với tinh thần đó, ông đã viết nên nhiều kiệt tác và được độc giả trong và ngoài nước biết đến như một nhà ngụ ngôn quái kiệt của thế kỉ XX. Đặc biệt, năm 1999, Gunter Grass được Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao tặng giải thưởng Nobel với tiểu thuyết Cái trống thiếc. 1.3. Cái trống thiếc là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Đức gốc Ba Lan Gunter Grass, xuất bản năm 1959. Một năm sau khi ra đời, cuốn tiểu 2 thuyết được tặng Giải thưởng Phê bình Đức. Năm 1962, đoạt Giải sách nước ngoài hay nhất ở Pháp. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, là cuốn sách chủ chốt góp phần đưa tác giả của nó tới Giải thưởng Nobel văn học danh giá. Đặc biệt, tác phẩm đã được chuyển thể thành kịch bản phim và đạt nhiều giải thưởng lớn của điện ảnh Đức và thế giới. Với những thành công đáng kể như vậy, tiểu thuyết Cái trống thiếc đã được giới phê bình văn học và bạn đọc quan tâm chú ý. Nhiều nhà phê bình đã đánh giá sự xuất hiện của Cái trống thiếc như một lần khai sinh thứ hai cho nền tiểu thuyết Đức thế kỉ XX. Ngoài ra, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu đề cập đến tác phẩm, nhìn chung, những công trình này chỉ mang tính chất giới thiệu, chưa có công trình chuyên biệt nào đi sâu nghiên cứu hoàn chỉnh về thế giới nghệ thuật của cuốn sách thú vị và hấp dẫn này. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài : Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về Cái trống thiếc cũng như tác giả Gunter Grass chỉ mang tính chất giới thiệu. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này. Tiêu biểu trong số đó là: Luận văn thạc sĩ của với đề tài “Huyền thoại trong Cái trống thiếc của Gunter Grass” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2012). Luận văn này tập trung phân tích các yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc như: biểu tượng, mô típ, huyền thoại hóa trong xây dựng nhân vật. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu một số đặc điểm của thi pháp huyền thoại hóa như: sự lặp lại, không gian độc thoại nội tâm, kỹ thuật dòng ý thức, những ẩn dụ và chất hài hước đen trong tiểu thuyết Cái trống thiếc. 3 Bên cạnh công trình nghiên cứu trên, bạn đọc có thể biết đến tiểu thuyết Cái trống thiếc thông qua phần giới thiệu của dịch giả Dương Tường ngay ở lời tựa của tác phẩm. 3. Mục đích nghiên cứu Khóa luận vận dụng những kiến thức lí luận về thế giới nghệ thuật, tiếp cận, khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass trên một số phương diện nổi bật. Qua đó, khẳng định tài năng và những đóng góp của Gunter Grass trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Đức thế kỉ XX. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên cơ sở lí thuyết thi pháp học về thế giới nghệ thuật, khoá luận sẽ tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống những biểu hiện đặc sắc trong thế giới nghệ thuật trong Cái trống thiếc của Gunter Grass. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Cái trống thiếc - NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2002 (có so sánh với một số tác phẩm của các nhà văn khác). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khóa luận, chúng tôi phối hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu văn học chính sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp loại hình 7. Đóng góp của khoá luận - Làm rõ những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc. 4 - Khẳng định tài năng, vị trí và những đóng góp của Gunter Grass trong nền văn học Đức thế kỉ XX, đồng thời, giúp người đọc có những kiến giải sâu hơn về tiểu thuyết Cái trống thiếc của ông. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc Chương 2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật 1.1.1. Khái niệm nhân vật Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học là: “Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha) [ ] có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào cả. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người” [8, tr.202]. Trong cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, nhân vật văn học được xác định là: “một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, đặc điểm, tính cách và cần lưu ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người” [6, tr.102]. Mỗi nhà văn, nhà nghiên cứu lí luận văn học đều có cách định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học, nhưng nhìn chung, ở họ vẫn có sự thống nhất ở một số điểm như: Nhân vật văn học là một hiện tượng thẩm mĩ có tính ước lệ, hiện ra trong tác phẩm vô cùng sinh động, phong phú và đa dạng. Có khi đó là hình tượng con người, nhưng cũng có khi là cả nhân vật phi người như nhân vật thần trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, hoặc là con vật trong [...]... THIẾC 2.1 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc Trong thế giới khách quan, không có bất kỳ một sự vật hiện tượng nào tồn tại bên ngoài quĩ đạo của không gian và thời gian Đối với nghệ thuật, không gian, thời gian là một trong những phương diện quan trọng nhất tạo nên chỉnh thể của thế giới nghệ thuật Không gian và thời gian là hai phạm trù của vũ trụ Nó là khái niệm của triết học và khoa... trí và số phận của mình ở đó Cũng như thời gian, không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là phạm trù thuộc hình thức nghệ thuật nhưng là hình thức mang tính nội dung Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ... tại Trong văn học thế giới tiêu biểu phải kể đến các tác phẩm như: Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Thằng gù nhà thờ Đức Bà của Vich-to-Huy-go, Cái trống thiếc của Gunter Grass, … Các tiểu thuyết này đã xây dựng thành công loại nhân vật kỳ ảo hoặc mang dáng dấp kỳ ảo Trong Cái trống thiếc tồn tại một thế giới nhân vật đa dạng song ám ảnh người đọc nhất vẫn là nhân vật kỳ ảo Có thể xem đó là dụng ý nghệ thuật. .. và hiện thực cuộc sống Trong đó, tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass thể hiện đầy đủ những nét chung đó 2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật Có nhiều quan niệm khác nhau về không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học, nhưng các quan điểm đều có sự thống nhất chung là không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực Nó là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang... lại, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc phong phú, đa dạng, phức tạp Ở đó có đủ hạng người tốt – xấu, thật – giả lẫn lộn Với dụng ý nghệ thuật trong mỗi loại nhân vật, tác giả cho người đọc nhận thấy thực trạng của nước Đức thời bấy giờ đã đặt ra những vấn đề nóng bỏng, gay gắt và nhạy cảm nhất của cuộc sống 21 CHƯƠNG 2 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC... Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của. .. nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm Nó cho phép tác phẩm vượt ra ngoài sự rõ ràng của mô hình phản ánh hiện thực thông thường để khám phá hiện thực ở tầng sâu hơn, tạo nên chiều sâu triết lí và sức sống lâu bền của tác phẩm Như vậy, với tư cách là một trong những công cụ tạo nên thế giới nghệ thuật, nhân vật kỳ ảo là yếu tố đầu tiên được xem xét đến khi muốn tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết. .. của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và phát triển của thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn” [22, tr.31] Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian vật chất bên ngoài Nó thể hiện tính chất của một thế giới tinh thần, trong đó sự vật có cách biểu hiện và tổ chức theo một ý nghĩa riêng... Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người Nó được coi là không quyển tinh thần bao bọc cảm thức con người, là một hiện tượng tâm linh nội cảm chứ không phải là một hiện tượng địa lí hay vật lí Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy 2.1.2 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc Trong Cái trống thiếc, không... (nhóm nhân vật) dựa vào căn cứ và tiêu chí nhất định Trong lịch sử văn học, mỗi tác gia văn học có thế giới nhân vật riêng, mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với qui luật riêng của nó 1.2 Nhân vật trong Cái trống thiếc – một thế giới phong phú, đa dạng Ở mỗi trào lưu, mỗi giai đoạn, do sự chi phối của nhiều yếu tố, thế giới nhân vật trong các sáng tác lại mang tính đặc thù thể hiện những . tiểu thuyết Cái trống thiếc 41 3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 41 3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 41 3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc. gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 22 2.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 22 2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 23 2.1.2. Không gian nghệ thuật trong. trong thế giới nghệ thuật trong Cái trống thiếc của Gunter Grass. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc. 5.2.

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan