1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh

112 697 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 746,38 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TƯƠI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ HUY ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 2014 1 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 7 4.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại 7 4.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp 7 4.3. Phƣơng pháp lịch sử 7 4.4. Phƣơng pháp loại hình 7 5. Những đóng góp mới của luân văn 8 6. Cấu trúc luận văn 8 PHẦN II. NỘI DUNG 9 CHƢƠNG 1. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA VŨ HUY ANH 9 1.1. Khái niệm “cảm hứng nghệ thuật” 9 1.2. Những cảm hứng nghệ thuật cơ bản trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh 10 1.2.1. Đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Vũ Huy Anh 10 1.2.2. Những cảm hứng nghệ thuật cơ bản 12 1.2.2.1. Cảm hứng bi kịch 12 1.2.2.2. Cảm hứng ngợi ca đan xen cảm hứng phê phán 23 1.2.2.3. Cảm hứng khám phá con người bản năng 33 CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ HUY ANH 38 2.1. Khái niệm “nhân vật” 38 2.2. Các kiểu nhân vật và phƣơng thức biểu hiện nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Huy Anh 38 2 2.2.1. Nhân vật nữ tu sĩ 39 2.2.2. Những vị cha xứ 51 2.2.3. Những người giáo dân 54 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU 65 3.1. Cốt truyện 65 3.1.1. Cốt truyện kép 66 3.1.2. Cốt truyện tâm lý 70 3.2. Không gian – thời gian nghệ thuật 72 3.2.1. Không gian nghệ thuật 72 3.2.1.1. Không gian thực 73 3.2.1.2. Không gian ảo 79 3.2.2. Thời gian nghệ thuật 81 3.2.2.1 Thời gian hiện thực 83 3.2.2.2. Thời gian tâm lý 85 3.3. Giọng điệu 88 3.3.1. Giọng điệu buồn thương – chia sẻ 90 3.3.2. Giọng điệu hài hước, châm biếm 93 3.4. Ngôn từ 96 3.4.1. Ngôn ngữ đậm màu sắc công giáo 96 3.4.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 98 3.4.3. Ngôn ngữ đối thoại 102 PHẦN III: KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. So với lịch sử tiểu thuyết thế giới, tiểu thuyết ở nƣớc ta ra đời muộn hơn nhƣng đây lại là một thể loại văn học có tốc độ phát triển nhanh chóng, có sức thu hút lớn đối với các nhà văn cũng nhƣ đối với độc giả. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ của truyện ngắn, tiểu thuyết vẫn âm thầm tiến những bƣớc vững chắc, khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền văn học dân tộc, đặc biệt là từ thời kỳ Đồi mới (1986). Theo đà phát triển đó, trong những năm gần đây, tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại có những thành tựu vƣợt bậc, bên cạnh những gƣơng mặt tiểu thuyết quen thuộc trƣớc năm 1975 vẫn tiếp tục sáng tác có sự xuất hiện một lớp nhà văn mới mà ở họ có những khả năng khám phá hiện thực cũng nhƣ đổi mới trong thi pháp tiểu thuyết nhƣ: Bảo Ninh, Dƣơng Hƣớng, Bình Phƣơng Trong số đó có tác giả Vũ Huy Anh. Các nhà văn đã không ngừng khám phá các thủ pháp nghệ thuật và sáng tạo các kỹ thuật viết làm cho tiểu thuyết đƣơng đại trở nên mới mẻ từ tƣ tƣởng chủ đề cho tới hình thức nghệ thuật. Vì thế, tìm hiểu những đóng góp nghệ thuật về tiểu thuyết của bất cứ tác giả nào trong giai đoạn văn học này cũng là một cách nhìn nhận để khái quát về diện mạo của cả một giai đoạn văn học. 1.2. Trong văn chƣơng Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết viết về đề tài công giáo đã có những thành công đƣợc khẳng định. Tiểu thuyết Xung đột của Nguyễn Khải đã đánh dấu cột mộc đầu tiên của đề tài khó khăn và phức tạp này. Đặc biệt bộ tiểu thuyết tƣơng đối đồ sộ Bão biển của Chu Văn đã ghi đƣợc thành công lớn. Đây là một hiện thực đƣợc phản ánh khá phong phú, sinh động và sâu sắc, dẫu hoàn cảnh khách quan đã thay đổi nhƣng ý nghĩa của các tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị. Và những tiểu thuyết của Vũ Huy 4 Anh là những thành công tiếp theo của mảng đề tài này. Tuy chƣa gây đƣợc tiếng vang lớn nhƣng những tiểu thuyết viết về đề tài công giáo của ông đã có những thành công riêng, để lại những ấn tƣợng tốt đẹp về ngƣời công giáo trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc. Vũ Huy Anh tập trung viết về đề tài công giáo – một mảng đề tài đặc biệt. Tuy đây không phải là đề tài mới nhƣng đó vẫn là con đƣờng mà không nhiều ngƣời bƣớc chân vào. Hơn ba mƣơi năm sống và làm báo, viết văn tại Hà Nội, ông đã xuất bản 15 cuốn tiểu thuyết và truyện. Đó là một con số đáng kể đối với một đời lao động nghệ thuật. Trong đó, có nhiều cuốn tiểu thuyết đã đƣợc dƣ luận chú ý và đặc biệt tiểu thuyết Cuộc đời bên ngoài đƣợc giải thƣởng chính thức của Hội nhà văn năm 1984. Đó thực sự là những tác phẩm mang thông điệp chính trị và văn hóa sâu sắc. Đi vào khám phá thế giới nghệ thuật của Vũ Huy Anh cũng là để bạn đọc biết thêm, yêu mến thêm một cây bút tiểu thuyết mới tràn đầy lòng nhiệt huyết với nghiệp văn, với cuộc đời đồng thời cũng để khẳng định sự đa dạng của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh. 2. Lịch sử vấn đề Vũ Huy Anh là một gƣơng mặt tiểu thuyết mới nổi trên văn đàn hiện nay, vì vậy những tác phẩm của ông chƣa đƣợc khám phá nhiều. Các cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của ông nhƣ: Cuộc đời bên ngoài, Trăm năm thoáng chốc, Dang dở, Cách trở âm dương đã thu hút đƣợc sự chú ý, bình luận của giới nghiên cứu và một số nhà văn. Song, hầu hết các sáng tác này còn khá mới mẻ với nhiều bạn đọc. Trong số bốn tác phẩm trên, Cuộc đời bên ngoài giành đƣợc nhiều sự quan tâm hơn cả. Viết về tác phẩm này, các nhà nghiên cứu, phê bình đã tập 5 trung vào một số vấn đề chính nhƣ: đề tài nữ tu sĩ, giá trị nhân đạo, cốt truyện, ngôn ngữ, lối kể chuyện và chủ yếu nói đến nhân vật chính nữ tu sĩ Têrêsa Lành. Với dung lƣợng khá ngắn trong khuôn khổ của một bài báo, những vấn đề trên mới chỉ đƣợc đề cập một cách sơ lƣợc. Trong số đó, duy nhất có bài viết Cuộc đời bên ngoài và những cuộc đời bên trong (Ngô Thu Thủy – số 11 năm 2011 tạp chí Khoa học và công nghệ) đi vào tìm hiểu khá sâu về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật chính – Têrêsa Lành trong quá trình đấu tranh giữa hai lựa chọn: giữ mình cả đời trong nhà dòng hay trở về cuộc đời bên ngoài. Bên cạnh đó, ở tiểu thuyết Trăm năm thoáng chốc, nhà văn Sƣơng Nguyệt Minh và nhà nghiên cứu Trần Bảo Hƣng lại bàn đến triết lý nhân sinh sâu sắc trong tác phẩm, về hiện thực đầy biến động ở làng quê xứ Đạo trong gần một thế kỷ (XX) và thân phận con ngƣời trong hoàn cảnh đó. Đồng thời có một số vấn đề cũng đƣợc khám phá đó là vấn đề bản năng gốc của con ngƣời, vòng đời trầm luân và sự luân hồi trong tác phẩm. Các nhà nghiên cứu có nói đến ý thức tìm tòi đổi mới nghệ thuật nhƣng mới chỉ dừng lại ở việc điểm qua về nghệ thuật tả cảnh, tả ngƣời, có nói đến tính cách nhân vật Trƣơng Rô và ông Sóng nhƣng hầu nhƣ chƣa bàn đến phƣơng thức biểu hiện nhân vật. Còn cuốn tiểu thuyết sáng tác gần đây của Vũ Huy Anh, Cách trở âm dương, hai tác giả Phùng Văn Khai và Trần Bảo Hƣng lại bàn luận trên một số phƣơng diện chính: giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, cách đặt ra và giải quyết vấn đề công giáo theo hƣớng nhân bản của tác giả đồng thời chỉ một vài nét đặc sắc trong bút pháp. Ngoài ra, Dang dở - một cuốn tiểu thuyết khá hấp dẫn của Vũ Huy Anh nhƣng đáng tiếc lại hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm, tìm hiểu. 6 Nhìn chung, số lƣợng bài viết về tác phẩm của ông hiện nay còn khá ít ỏi và chủ yếu mang tính khái quát, đƣa ra đôi điều cảm nhận về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật trong từng tác phẩm, chƣa có sự liên hệ giữa các tiểu thuyết trong chuỗi tác phẩm viết về đề tài tôn giáo của Vũ Huy Anh. Các bài viết mới chỉ dừng lại ở những bài báo lẻ tẻ, không mang tính chất chuyên sâu. Nhƣ vậy, cho đến nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, những đóng góp nghệ thuật của Vũ Huy Anh trong lĩnh vực tiểu thuyết. Đa số các nhà phê bình đều chỉ đi vào một khía cạnh hoặc một tác phẩm cụ thể mà mà chƣa hề có một công trình nghiên cứu nào hệ thống lại những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Vũ Huy Anh. Và đây chính là khoảng trống để chúng tôi lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu là Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh nhằm giúp bạn đọc có nhiều cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và yêu mến cây bút này hơn. Đồng thời, đây cũng là cách tiếp cận những đặc trƣng cơ bản của tiểu thuyết và văn học đƣơng đại. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là khám phá nội dung và một số phƣơng diện nghệ thuật đặc sắc tạo nên thế giới nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh. Qua đó chỉ ra những nét đặc sắc của nhà văn, góp phần tạo nên sự đa dạng của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Từ đó, chúng ta có cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. b. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng khảo sát chính là thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Huy Anh bao gồm: Cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật, Các phƣơng diện nghệ thuật đặc sắc. c. Phạm vi nghiên cứu 7 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết Vũ Huy Anh. Ông có tất cả 9 tiểu thuyết, nhƣng chúng tôi chỉ nghiên cứu những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu nhất và đƣợc nhà văn tâm đắc nhất gồm bốn cuốn: Cuộc đời bên ngoài, Dang dở, Cách trở âm dương, Trăm năm thoáng chốc. Đó là những tác phẩm làm nên phong cách tiểu thuyết và tên tuổi của nhà văn Vũ Huy Anh. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặt tiểu thuyết của ông trong sự đối sánh với sáng tác cùng đề tài của các nhà văn khác (Nguyễn Khải, Chu Văn) để thấy đƣợc những đóng góp của tiểu thuyết Vũ Huy Anh với văn học Việt Nam đƣơng đại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là: phƣơng pháp thống kê, phân loại: 4.1.Phương pháp thống kê, phân loại Phƣơng pháp thống kê, phân loại giúp cho việc tìm hiểu, phân loại các kiểu nhân vật, mô hình cốt truyện khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Huy Anh. 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp giúp cho việc nghiên cứu, phân tích, cắt nghĩa, lý giải các vấn đề, các chi tiết nghệ thuật Từ đó khái quát lên đặc điểm chung về hình thức nghệ thuật trong toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn. 4.3. Phương pháp lịch sử Phƣơng pháp lịch sử xem xét đặc trƣng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh trong sự kế thừa của văn học truyền thống nhƣng cũng có cách tân tạo dấu ấn riêng của ông trên văn đàn. 4.4. Phương pháp loại hình 8 Phƣơng pháp loại hình đi sâu vào tìm hiểu những đặc trƣng của thể loại tiểu thuyết nhằm khu biệt, so sánh nó với những thể loại văn xuôi khác để từ đó nhận thấy những nét độc đáo của tiểu thuyết. 5. Những đóng góp mới của luận văn Tìm hiểu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của Vũ Huy Anh: Cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật, Các phƣơng diện nghệ thuật tiêu biểu để khẳng định vai trò, vị trí, tên tuổi, những đóng góp về sự cách tân nghệ thuật của Vũ Huy Anh đối với văn học Việt nam thời kỳ Đổi mới về đề tài ngƣời công giáo. Tử đó, có cái nhìn khái quát, đa diện về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chƣơng: Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật Chương 2: Thế giới nhân vật Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu 9 PHẦN II: NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA VŨ HUY ANH 1.1. Khái niệm “cảm hứng nghệ thuật” Từ trƣớc đến nay, có nhiều cách hiểu về khái niệm “cảm hứng nghệ thuật”, song hầu hết các nhận định đều khẳng định vai trò quan trọng của cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đƣa ra khái niệm về cảm hứng nghệ thuật là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tƣ tƣởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những ngƣời tiếp nhận tác phẩm” [17 ; tr.44 - 45]. Ở phƣơng diện rộng hơn, cảm hứng nghệ thuật còn là một hiện tƣợng độc đáo không lặp lại, thể hiện thế giới quan và phong cách riêng của mỗi tác giả. Cảm hứng nghệ thuật không phải là tình cảm đƣợc xƣớng lên thành một phát ngôn trong tác phẩm, nó là tình cảm mà ngƣời đọc cảm nhận đƣợc từ tình huống, khung cảnh, chất liệu từ không khí chung của tác phẩm. Lý luận văn học coi cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuât, của thái độ tƣ tƣởng xúc cảm của nhà văn với thế giới nghệ thuật đƣợc mô tả. Cảm hứng nghệ thuật còn thể hiện đƣợc thế giới quan của nhà văn, bộc lộ đƣợc quan điểm của nhà văn trƣớc mọi vấn đề của cuộc sống. Đối với tiểu thuyết, sự hiện diện của cảm hứng nghệ thuật đƣợc trải theo chiều dài, bề rộng và chiều sâu “Tiểu thuyết biết đến tiềm thức sớm hơn Freud, biết đến đấu tranh giai cấp sớm hơn Marx, nghiên cứu hiện tƣợng học sớm hơn các nhà hiện tƣợng học” [47]. Cảm hứng của tiểu thuyết là cuộc sống nhìn từ góc độ đời tƣ. Theo từng thời kỳ, cái nhìn đời tƣ đƣợc kết hợp với chủ đề thế sự hoặc lịch sử. Tiểu thuyết còn miêu tả tƣ duy của nhân vật về thế giới, phân tích tình cảm, chi tiết về cảnh vật Do đó, cảm hứng nghệ [...]... tỡnh cm sõu sc 1.2 Nhng cm hng ngh thut c bn trong tiu thuyt ca V Huy Anh 1.2.1 ụi nột v tiu s v s nghip vn hc ca V Huy Anh Nh vn cũn cú cỏc bỳt danh khỏc: Huy Anh, Trung V, sinh ngy 29 thỏng 3 nm 1944 ti th trn Phỏt Dim, huyn Kim Sn, tnh Ninh Bỡnh Quờ gc huyn V Bn, tnh Nam nh Học xong phổ thông, Vũ Huy Anh làm kế toán tr-ởng cho hợp tác xã nông nghiệp ở quê Trong thời gian này, ông bắt đầu viết bài cho... cỏch k chuyn khỏch quan ca tỏc gi vit v nhng mt ỏng bun trong cuc sng Mt ni dung ch o trong cm hng phờ phỏn ca tiu thuyt V Huy Anh l phờ phỏn tớnh ớch k, hỏo danh Nhõn vt Tho trong Dang d ó nhiu ln õn hn, day dt v li lm ca mỡnh: Bõy gi nh li, tụi t thy xu h cho thúi c hi, hỏm danh ca tụi Tụi ó sn sng mt lũng ngi yờu tụi, min l ngi n ụng cú chc cú quyn l Khụi khụng mt lũng [2 ; 29 tr.498], Chuyn tan... ỏng phờ phỏn Cn bnh hỏo danh y ó khin khụng ớt ngi sng th on, ỏnh mt o c, nhõn phm ca mỡnh Cú nhng cỏn b ó õm mu tranh ginh quyn lc, vu oan cho ngi ngay thng Chỳng ta cũn nh ú l trng hp ca Tuõn trong Cỏch tr õm dng anh ó b mt ngi cỏn b huyn ci by khi mt cụ gỏi nm sn trờn ging anh ri cho ngi vo bt qu tang kt ti Kt cc, anh b k lut, cỏch chc Bờn cnh ú, nhng tiu thuyt ca V Huy Anh cũn phn ỏnh chõn thc... ng (tiu thuyt, NXB Ph n, 1986); ng qua bin (tiu thuyt, NXB Thanh niờn, 1988); Ai bn giỏo hong (truyn di t liu, NXB Cụng an Nhõn dõn, 1988); Bn l b xa (tiu thuyt, NXB Lao ng, 1989); Mt th Phatima (truyn di t liu, NXb Cụng an nhõn dõn, 1989); Tỡm li tỡnh yờu (tiu thuyt, NXB Qung Ninh,1990); Sa ngó (tiu thuyt, NXB Thanh 10 niờn,1992); Ngi p trc nh (tiu thuyt, NXB Ph n, 1992); Dang d (B tiu thuyt tuyn... nhng khong ti trong i sng cỏ nhõn Khỏm phỏ tn cựng tõm t, tỡnh cm con ngi, nhiu bi kch cỏ nhõn c th hin mt cỏch chõn thnh v sõu sc Hũa trong cm hng bi kch ca vn hc thi k ny, tiu thuyt V Huy Anh cng xut hin khỏ nhiu bi kch cỏ nhõn Phn ln ú l bi kch tỡnh yờu ca nhng ngi ph n cú nhan sc, cú ti nng Cú khi trong mt tiu thuyt li xut hin khỏ nhiu bi kch khin ngi c khụng khi xút xa, trn tr Tiu thuyt Cuc i bờn... ngoan o Thu mi ln, ch ó thm thng trm nh mt anh cỏn b Vit Minh v lng ch hot ng ú l s rung ng tht trong sỏng, t nhiờn ca ngi thiu n Ngy anh ra i, ch vụ cựng bun bó V tỡnh yờu chm n y ó tr thnh ng lc thụi thỳc ch i anh bao nm, chụn vựi i tui thanh xuõn ca ch Trong trỏi tim mónh lit ca cụ thụn n, hỡnh nh anh lỳc no cng au ỏu, khc khoi v ch luụn 14 mong i c hi ng cựng anh S phn dng nh khụng n chia cỏch h Tng... o, tri qua bao bin thiờn ca thi cuc vn ng hnh cựng dõn tc Trong t duy ngh thut ca mỡnh, V Huy Anh luụn au ỏu mt ni nim: phn ỏnh v lý gii s tn ti v phỏt trin ca cụng giỏo trong lũng dõn tc T tiu thuyt Cuc i bờn ngoi, ng tr v, Dang d, Trm ngm thoỏng chc n Cỏch tr õm dng, ngũi bỳt ca V Huy Anh u hng ti cuc sng ớch thc ca mi con ngi tri qua mt vũng i vi nhng gp khỳc, ộo le, vi nhng au thng mt mỏt kha... bn cựng anh phi i n trm lỳa trong ờm Nhng vi bn tớnh hỏch dch, cụ khụng thụng cm m trỏi li tc gin, hụ hoỏn ngi n bt anh v xỳc phm anh mt cỏch quỏ ỏng, gi anh l lu manh Cú l, chng ai n i x vi ngi mỡnh thng yờu mt cỏch vụ tỡnh nh th Kt cc, anh b i phc viờn ú nh phi ngm ngựi b lng ra i vỡ quỏ nhc nhó Khụng ch dng li ú, cỏch c x quỏ qut ca cụ ó khin ngi c thc s bt bỡnh tr thnh cỏn b gng mu trong ch... tinh thn hon ton mi trong tiu thuyt chin tranh sau 1975, nht l sau 1986 nh n lc i mi v dõn ch húa i sng vn húa vn ngh Cm hng bi kch trong tiu thuyt hu chin cú th c ỏnh du t Thi xa vng (1986) ca Lờ Lu, mt hin tng ni bt ca vn hc Vit Nam by gi Tip sau ú, cm hng bi kch vn c tp trung th hin sõu m hn c trong b phn tiu thuyt hu chin Ct ngha, lớ gii, nhn thc li hin thc bng cm hng bi kch, tiu thuyt hu chin ó thc... sõu vo con ngi cỏ nhõn v mt trong nhng yu t thc s mi m y ú chớnh l vic khỏm phỏ bn nng ca con ngi t nhiờn, coi õy l mt nột cn c chỳ ý hon chnh bc chõn dung con ngi Vi cỏi nhỡn mi m v con ngi ca vn hc ng i, V Huy Anh cng ó hng ngũi bỳt n gúc khut trong i sng con ngi khỏm phỏ phn bn nng ca con ngi Yu t tớnh dc trong tiu thuyt ca ụng c miờu t ht sc t nhiờn 33 Trong s bn tiu thuyt m ti tp trung nghiờn . nổi bật trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Vũ Huy Anh. Và đây chính là khoảng trống để chúng tôi lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu là Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh nhằm. chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh. 2. Lịch sử vấn đề Vũ Huy Anh là một gƣơng mặt tiểu thuyết mới nổi trên văn đàn hiện nay, vì vậy những tác phẩm của ông chƣa. khái quát về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. b. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng khảo sát chính là thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Huy Anh bao gồm: Cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật,

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w