Cốt truyện tâm lý

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 71)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Cốt truyện tâm lý

Xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, thịnh hành trong nửa đầu thế kỷ XX và sang thế kỷ XXI có nhiều hình thức biến tƣớng, đây là kiểu cốt truyện “đƣợc triển khai dựa trên tâm lý của nhân vật với những bức xúc, dằn vặt nội tâm. Sự vận động nội tâm là cơ sở thúc đẩy truyện phát triển” [7]. Chất “truyện” khó nắm bắt, mờ nhạt và khó để lại, vì kiểu cốt truyện này thƣờng đi sâu vào diễn biến tâm lý nhân vật hơn là miêu tả những hành động bên ngoài. Các yếu tố sự kiện, nhân vật, tình tiết đƣợc triển khai theo mạch suy nghĩ là chủ yếu. Xung đột tâm lý có thể xuật hiện hoặc không, nhƣng tính cách và số phận nhân vật vẫn đƣợc đảm bảo.

Đây là cốt truyện khá phổ biến trong văn học hiện đại. Khi văn học hƣớng tới xu thế phản ánh hiện thực từ góc độ đời tƣ, các nhà văn thƣờng coi diễn biến tâm trạng, tình cảm con ngƣời là một thế giới bí ẩn, vô tận để khám phá. Giờ đây con ngƣời không chỉ có nhu cầu ý thức về xã hội xung quanh nữa, mà còn có khát vọng muốn đƣợc giãi bày, muốn tự ý thức về mình. Việc đi sâu vào thế giới tâm hồn mở ra cho văn học chiều sâu nhân bản và chiều rộng nội dung, giúp văn học thời kỳ này trở nên phong phú hơn.

Khám phá thế giới bí ẩn bên trong đời sống nội tâm con ngƣời, các nhà văn thƣờng không chú ý nhiều đến yếu tố cốt truyện mà chủ yếu phân tích diễn biến tình cảm của nhân vật, vì thế chất truyện trong các tác phẩm này không đƣợc coi là yếu tố hàng đầu.

Truyện đi sâu vào diễn biến tâm lý nhân vật và ở đó sự vận động nội tâm làm cơ sở cho sự phát triển cốt truyện. Nhà văn thƣờng sử dụng kỹ thuật dòng ý thức để triển khai cốt truyện. Nhờ thế, độc giả có thể thâm nhập vào góc khuất tâm hồn của nhân vật.

71

Tiểu thuyết Cuộc đời bên ngoài chủ yếu đƣợc dựng bằng cốt truyện tâm lý. Mỗi nhân vật đều có chuyện riêng của mình; họ kể ra khi dòng suy tƣ đƣợc khơi nguồn. Khi ý thức cuộc sống trong nhà dòng thật tẻ nhạt và cảm nhận đƣợc sức hấp dẫn tự nhiên của thế giới bên ngoài, không ít lần Lành đã suy tƣ, cô nhớ lại cảnh sinh hoạt của gia đình mình khi cả nhà quây quần bên mâm cơm, cô nhớ những tháng ngày hồn nhiên đi tắm sông cùng bạn bè. Không ít lần, cô nữ tu xinh đẹp ấy xao xuyến nhớ tiếng sáo bồi hồi của anh thanh niên trẻ. Rồi khi đã gặp nhau, hình ảnh ngƣời trai trẻ ấy lại ám ảnh tâm trí cô, làm trái tim cô thổn thức những tiếng lòng thƣơng nhớ. Cốt truyện cứ phát triển dần theo mạch diễn biến tâm lý của nhân vật. Bên cạnh đó còn có câu chuyện của chị giáo Gọn. Khi gặp đƣợc những ngƣời chị em thân thiết, hiểu rõ và cảm thông với số phận của mình, chị đã chia sẻ những hồi ức đau buồn của mình đầy cảm động trong những ngày chị rời khỏi nhà dòng trở về cuộc đời bên ngoài.

Ở ba tiểu thuyết còn lại, kiểu cốt truyện này cũng xuất hiện nhƣng không nổi bật mà chủ yêu tác giả vẫn tập trung vào sự kiện, biến cố, hành động là chính. Kiểu cốt truyện tâm lý của Vũ Huy Anh nhìn con ngƣời với diễn biến của dòng suy nghĩ nhằm phát hiện tối đa chiều sâu, góc khuất của cuộc sống. Đây là biểu hiện cho quan niệm nghệ thuật về con ngƣời “động” của văn học, khác hẳn với quan niệm nghệ thuật về con ngƣời tĩnh của văn học truyền thống.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)